Kế toán doanh nghiệp 4 Nghề Kế toán - Trình độ Cao đẳng - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Bạc Liêu - 10

Có TK 611 – Mua hàng

- Tính trị giá NVL xuất dùng chế biến trong kỳ, kế toán ghi: Nợ TK 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Có TK 611 – Mua hàng

* Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất giá thành

a. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất giá thành sản phẩm chế biến theo phương pháp kê khai thường xuyên

- Cuối kỳ, tập hợp chi phí để tính giá thành sản phẩm chế biến, căn cứ bảng tổng hợp chi phí SX kế toán ghi:

Nợ TK 154 – Chi phí SXKD dở dang

Có TK 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Có TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp

Có TK 627 – Chi phí sản xuất chung

- Giá thành sản phẩm chế biến cung cấp cho khách hàng, căn cứ phiếu tính giá thành kế toán ghi:

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán

Có TK 154 – Chi phí SXKD dở dang

b. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất giá thành sản phẩm chế biến theo phương pháp kiểm kê định kỳ

- Cuối kỳ, tập hợp chi phí để tính giá thành sản phẩm chế biến, căn cứ bảng tổng hợp chi phí SX kế toán ghi:

Nợ TK 631 – Giá thành sản xuất

Có TK 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Có TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp

Có TK 627 – Chi phí sản xuất chung

- Giá thành sản phẩm chế biến cung cấp cho khách hàng, căn cứ phiếu tính giá thành kế toán ghi:

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán

Có TK 631 – Giá thành sản xuất

Ví dụ: DNTN Hoàng An kinh doanh nhà hàng, hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.

Đầu tháng 01/2019, nguyên liệu chế biến còn tồn kho 6.000.000 đ. Trong tháng 01/2019 có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh:

1. Ngày 2/01 Mua nguyên vật liệu từ siêu thị về nhập kho, giá mua chưa thuế GTGT 20.000.000 đ, thuế GTGT 2.000.000 đ, đã trả bằng chuyển khoản ngân hàng.

2. Ngày 2/01 Xuất kho nguyên vật liệu chế biến.

3. Ngày 10/01 Tiền lương phải trả cho bộ phận chế biến là 10.000.000 đ. Trích BHXH, BHYT, BHTN và KPCĐ theo chế độ qui định hiện hành.

4. Ngày 10/01 dịch vụ mua ngoài dùng cho chế biến chưa thanh toán là giá chưa thuế 700.000 đ, thuế GTGT 70.000đ.

5. Ngày 12/01 Công cụ xuất dùng cho bộ phận chế biến phân bổ 1 lần là 200.000đ.

6. Ngày 15/01 Phân bổ chi phí công cụ xuất dùng ở các kỳ trước cho chế biến tháng này là 1.100.000đ.

6. Ngày 18/01 Các chi phí khác trả bằng tiền mặt cho chế biến là 500.000 đ.

7. Ngày 25/01 Khấu hao TSCĐ phân bổ cho bộ phận chế biến 1.500.000 đ.

8. Cuối tháng ngày 31/01 kiểm kê nguyên vật liệu tồn kho bộ phận chế biến

400.000 đ.

9. Trong tháng 01/2019 đã chế biến hoàn thành:

- Vịt tiềm thuốc bắc 200 thố. Giá thành định mức 100.000đ/thố.

- Cá lóc nướng 100 con. Giá thành định mức 80.000đ/con.

- Lẩu 160 cái. Giá thành định mức 70.000đ/lẩu. Yêu cầu:

1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

2. Tính giá thành từng loại sản phẩm chế biến.

2.1.2. Lập chứng từ‌

2.1.2.1. Tập hợp và kiểm tra chứng từ gốc‌

Khách đặt dịch vụ ăn uống, hội nghị, tiệc …. Phòng kinh doanh ghi nhận lập phiếu xác nhận dịch vụ hoặc hợp đồng kinh tế trên hợp đồng hoặc phiếu đặt dịch vụ ghi rõ các thực đơn của khách sạn = > phòng kinh doanh sẽ giao cho bộ phận bếp = > bếp trưởng căn cứ thực đơn và định lượng của món ăn sẽ lập Phiếu Đề Xuất Mua hàng, kẹp cùng thông tin menu chọn món ăn mà khách đã chọn.

* Nhà cung cấp, người bán mang sản phẩm hàng hóa, nguyên vật liệu… được giao trực tiếp tại công ty tại cổng bảo vệ

- Bước 01: Bộ phận bếp căn cứ Menu khách đặt lập “Giấy đề nghị, đề xuất, dự trù mua hàng hóa vật tư”. Kèm theo Phiếu xác nhận dịch vụ hoặc hợp đồng cung ứng dịch ăn uống

+ Giấy đề nghị của đơn vị phải do Trưởng đơn vị, trưởng bộ phận ký chính, người đề xuất sẽ ký nháy

+ Trong trường hợp phó trưởng đơn vị ký cần có “Giấy ủy quyền” theo mẫu của phòng Tổ chức Hành chính. Hoặc trưởng bộ phận phải có thông báo xác nhận ủy quyền miệng cho phó trưởng đơn vị ký thay bằng công cụ: email, skype, bộ đàm, điện thoại…

- Bước 02: Bộ phận bếp mang “Giấy đề nghị + phiếu xác nhận dịch vụ hoặc hợp đồng đặt dịch vụ” gửi phòng kế toán người trực tiếp nhận là Nhân viên tiếp phẩm trực tiếp đi thu mua xem xét các góc độ nghiệp vụ: nhà cung cấp, đầu mối thu mua, giá cả thị trường…

Phòng Kế toán nhân viên thu mua sau khi đã xem xét kỹ càng tính hợp lệ và khả năng cung ứng = > ghi ngày nhận giấy đề nghị và ký nháy vào giấy đề nghị góc trái hoặc bên phải của mục kế toán trưởng bộ phận phòng kế toán, nếu cần thiết thì có thể photocopy trả lại cho người gửi 01 bản photo giấy đề nghị (giấy này làm cơ sở để xem xét trách nhiệm, chất lượng phục vụ của phòng QTTB). => nhân viên tiếp phẩm thu mua trình kế toán trưởng ký chính xác lập việc thu mua để tiến hành đi thu mua kịp thời.

- Bước 03: Kế toán trưởng ký chính giao lại Nhân viên tiếp phẩm thu mua trình “Giấy đề nghị mua hàng” và làm tờ trình (kèm bảng báo giá – nếu có) trình Giám đốc xem xét chỉ đạo hướng giải quyết (nếu giấy đề nghị hợp lệ)

Nếu là tài sản có giá trị lớn thì nhân viên liên hệ Nhà cung cấp lấy báo giá tài sản (Ít nhất 03 bảng báo giá cạnh tranh của 03 Nhà cung cấp).

- Bước 04: Giám đốc ký duyệt giao lại nhân viên tiếp phẩm tiến hành thông báo và làm việc với Nhà cung cấp được lựa chọn để đặt hàng.

- Bước 05: Nhân viên thu mua hàng hoá điện thoại, fax hoặc email đơn đặt hàng cho nhà cung cấp yêu cầu cung cấp hàng, xác định thời gian giao hàng cụ thể.

Nhân viên tiếp phẩm Ký nhận Biên bản bàn giao, hóa đơn chứng từ và nghiệm thu tài sản: hóa đơn lẻ, hóa đơn, bảng kê…

Người bán ký xác nhận và bàn giao tài sản chuyển quyền sở hữu vào chứng từ: hóa đơn lẻ, hóa đơn, bảng kê…

Nhân viên bảo vệ sẽ đứng bên tham gia kiểm định với vai trò là người giám sát và ghi sổ theo dõi xác nhận việc bàn giao trên vào sổ lưu.

- Bước 06: Nhân viên tiếp phẩm liên hệ phòng ban có nhu cầu sử dụng và đề xuất xuống nhận và bàn giao và chuyển chứng từ cho kế toán kho tiếp nhận theo dõi nhập xuất tồn kho nguyên vật liệu và phân theo dõi các phòng ban.

- Bước 07: Tiến hành làm thủ tục thanh toán, quyết toán theo đầy đủ thủ tục trên.

Sau khi được duyệt, Phòng TC – KT lập phiếu chi tiền lập Ủy Nhiệm chi hoặc chứng từ ngân hàng khác cho người đề nghị thanh toán, thủ qũy chi tiền hoặc kế toán ngân hàng làm các thủ tục chuyển khoản, người nhận tiền phải ký, ghi rõ họ tên đầy đủ..

Nếu mua Nợ thì chuyển chứng từ cho kế toán Nhập liệu đầu vào kiêm kế toán công nợ tổng hợp để theo dõi.

* Nhân viên tiếp phẩm trực tiếp đi thu mua ngoài

- Bước 01: Đơn vị có nhu cần mua sắm tài sản, vật tư hàng hóa, nguyên vật liệu làm “Giấy đề nghị, đề xuất, dự trù mua hàng hóa vật tư”.

Giấy đề nghị của đơn vị phải do Trưởng đơn vị, trưởng bộ phận ký chính, người đề xuất sẽ ký nháy

Trong trường hợp phó trưởng đơn vị ký cần có “Giấy ủy quyền” theo mẫu của phòng Tổ chức Hành chính. Hoặc trưởng bộ phận phải có thông báo xác nhận ủy quyền miệng cho phó trưởng đơn vị ký thay bằng công cụ: email, sky, bộ đàm, điện thoại…

- Bước 02: Đơn vị mang “Giấy đề nghị“ gửi phòng kế toán người trực tiếp nhận là Nhân viên tiếp phẩm trực tiếp đi thu mua xem xét các góc độ nghiệp vụ: nhà cung cấp, đầu mối thu mua, giá cả thị trường…

- Bước 03: Phòng Kế toán nhân viên thu mua sau khi đã xem xét kỹ càng tính hợp lệ và khả năng cung ứng = > ghi ngày nhận giấy đề nghị và ký nháy vào giấy đề nghị góc trái hoặc bên phải của mục kế toán trưởng bộ phận phòng kế toán, nếu cần thiết thì có thể photocopy trả lại cho người gửi 01 bản photo giấy đề nghị (giấy này làm cơ sở để xem xét trách nhiệm, chất lượng phục vụ của phòng QTT.

Nhân viên tiếp phẩm lập giấy đề nghị tạm ứng theo mẫu : căn cứ nghiệp vụ chuyên môn và ước lượng giá cả thị trường cho các món hàng sẽ mua sẽ ước lập số tiền TẠM ỨNG = > Nhân viên tiếp phẩm thu mua trình kế toán trưởng ký chính.

- Bước 04: Kế toán trưởng ký chính giao lại Nhân viên tiếp phẩm thu mua trình “Giấy đề nghị, đề xuất mua hàng, công cụ dụng cụ, nguyên vật liệu” và Giấy đề nghị tạm ưng (kèm bảng báo giá – nếu có) trình Giám đốc xem xét chỉ đạo hướng giải quyết (nếu giấy đề nghị hợp lệ).

- Bước 05: Giám đốc ký duyệt giao lại nhân viên tiếp phẩm tiến hành = > trực tiếp đi thu mua ở các đầu mối chợ, siêu thị, nguồn hàng khác để cung cấp kịp thời đầu vào phục vụ sản xuất kinh doanh.

- Bước 06: Nhân viên tiếp phẩm Ký nhận Biên bản bàn giao, hóa đơn chứng từ: hóa đơn lẻ, hóa đơn, bảng kê…và mang sản phẩm hàng hóa về công ty, Người bán ký tá xác nhận đầy đủ vào: hóa đơn lẻ, hóa đơn, bảng kê…

Hàng về công ty Nhân viên bảo vệ kiểm định với vai trò là người giám sát và ghi sổ theo dõi xác nhận việc bàn giao trên vào sổ lưu.

- Bước 07: Nhân viên tiếp phẩm liên hệ phòng ban có nhu cầu sử dụng và đề xuất xuống nhận và bàn giao và chuyển chứng từ cho kế toán kho tiếp nhận theo dõi nhập xuất tồn kho nguyên vật liệu và phân theo dõi chi tiết cho các phòng ban sử dụng.

- Bước 08: Tiến hành làm thủ tục thanh toán, quyết toán theo đầy đủ thủ tục

Sau khi được duyệt, Phòng TC – KT lập phiếu chi lập Ủy Nhiệm chi hoặc chứng từ ngân hàng khác cho người đề nghị thanh toán, thủ qũy chi tiền hoặc kế toán ngân hàng làm các thủ tục chuyển khoản, người nhận tiền phải ký, ghi rõ họ tên đầy đủ..

Nếu mua Nợ thì chuyển chứng từ cho kế toán Nhập liệu đầu vào kiêm kế toán công nợ tổng hợp để theo dõi.

* Mua hàng nhập kho

- Căn cứ nhu cầu hàng hóa tiêu dùng hàng tháng (bình quân), bộ phận kế toán (Kế toán hàng hóa + Kế toán trưởng) dự kiến số lượng và chủng loại hàng hóa đủ dùng trong tháng đề nghị Giám đốc phê duyệt. Đề xuất mua hàng rồi tiến hành mua về nhập kho (Theo mẫu công ty: Phiếu đề nghị mua vật dụng hàng hóa).Bao gồm các loại như sau: bia, nước ngọt, đậu phộng…………Tiến hành nhập kho theo đầy đủ thủ tục như trên+ Đề xuất, dự trù hoặc bảng kê mua hàng hóa sản phẩm do các trưởng bộ phận ký xác nhận.

+ Đề nghị tạm ứng tiền đi thu mua ngoài

+ Giấy đề nghị thanh toán (theo mẫu 05-TT).

+ Phiếu chi tiền nếu là tiền mặt.

+ Bảng kê chi tiết từng khoản chi phí mua nếu là hàng mua ngoài chợ, nếu là hàng siêu thị ko cần thiếp lập bảng kê vì hàng siêu thị đã có hóa đơn GTGT đầy đủ tính

pháp lý, nếu hàng mua chợ của cá nhân lập bảng kê theo mẫu cuối, tuần, tháng hoặc định kỳ khi thanh toán nhờ người bán ký tá xác nhận trên bảng kê ghi rõ địa điểm thu mua và có thông tin đầy đủ của người bán: chứng minh thư nhân dân, địa chỉ…..đầy đủ và rõ ràng.

+ Sổ theo dõi hoặc bảng kê đối chiếu quyết toán thu mua so với tạm ứng hàng ngày của nhân viên thu mua.

+ Hoá đơn tài chính (Bản gốc: Hóa đơn thông thường, hoặc hóa đơn GTGT + bản copy nếu có).

Nếu vượt khung cho phép của công tác mua sắm thì căn cứ tình hình thực tế và các chứng từ hợp lý hợp lệ công ty chi tiền trả lại người đi thu mua trực tiếp, nếu thừa so với dự trù kế hoạch, đề xuất tạm ứng thì phải hoàn nhập lại quỹ do các nguyên nhân: giá chợ, hoặc tìm kiếm được các đầu mối có giá rẻ hơn.

- Đối với thực đơn cho nhà hàng ăn uống:

+ Phòng kinh doanh nhận phiếu đặt dịch vụ, hợp đồng, booking… = > Phòng kinh doanh báo số lượng người, tiệc lên bộ phận Bếp để Bếp trưởng căn cứ thực đơn + Định mức món ăn = > Lập bảng kê đề nghị mua hàng = > chuyển cho Nhân viên thu mua đầu vào.

+ Bếp trưởng: Lập công thức về thành phần thực phẩm, định lượng và giá gốc cho tất cả các món ăn. Thực đơn chọn sẵn (Set Menu), Thực đơn tự chọn , Thực đơn tiệc (Buffet, Banquet …). Định mức đầu vào nguyên vât liệu khống chế theo tỷ lệ 30%/ doanh thu bán ra. Cập nhật giá thành thực phẩm và doanh thu hàng ngày => dựa trên bảng giá thu mua đầu vào mà phòng kế toán cung cấp.

Kết hợp nhân viên Thu Mua: nếu thấy đầu vào đắt: thông báo với ban giám đốc đồng thời đề xuất phương án đề xuất thu mua để giảm thiểu chi phí đầu vào cho rẻ.

Căn cứ bill, hợp đồng, booking…căn cứ số lượng thực khách = > bếp trưởng lập bảng kê chi tiết các nguyên liệu đầu vào: thịt, cá, rau, củ, quả….chuyển qua cho nhân viên tiếp phẩm tổ chức thu mua cung ứng kịp thời.

+ Nhân viên tiếp phẩm:

Lập Chi tiết bảng kê đầu vào số lượng, chủng loại, chất lượng, thành tiền tổng là bao nhiêu theo phượng pháp ước lượng ? = > Lập giấy đề nghị tạm ứng + Đơn đề nghị mua hàng = > trình kế toán trưởng ký duyệt = > tiến hành trực tiếp đi thu mua: tự liên hệ các đầu mối: chợ, siêu thị, người dân, các tụ điểm thu mua sao cho giá mua thấp nhất có thể = > Theo dõi công nợ đến kỳ thanh toán sẽ xử lý theo yêu cầu, kết hợp kế toán nội bộ Đầu vào để kiểm soát công nợ được chi tiết theo từng đối tượng: số công nợ, thời gian thanh toán.

Lập bảng kê chi tiết hàng hoá đầu vào khi thu mua: số lượng? đơn giá? Thanh tiền? chủng loại? hình thức thanh toán? => lập bảng kê chi tiết theo ngày, trung bình giữa tháng hoặc cuối tháng sẽ phải tổng hợp làm báo cáo kèm theo chi tiết để làm căn cứ thanh toán cho nhà cung cấp.

Mọi hóa đơn chứng từ, bảng kê, giấy tờ khác được chuyển sang cho kế toán nội bộ Đầu vào nhập liệu: phiếu nhập kho nội bộ, phiếu chi tiền nội bộ…..

Các văn bản giấy từ thủ tục cần: Giấy đề nghị cấp hàng, giấy đề nghị thanh toán, bảng kê hàng hóa vật tư, hóa đơn bán lẻ…= > mọi chứng từ hàng hóa chuyển cho kế toán nội bộ Đầu vào (Kế toán) lưu trữ bảo quản.

Liên hệ đối chiếu với các kho và đầu bếp trưởng để phục vụ kịp thời việc cung cấp vật liệu đầu vào làm món ăn và khác.

Tổ chức công tác tìm nguồn nguyên vật liệu đầu vào có chất lượng để đảm bảo cung cấp kịp thời: tìm kiếm hàng ngoài Chợ để tìm nguồn đầu vào cho giá thật rẻ càng tốt => giảm thiểu chi phí yếu tố đâu vào.

+ Chi phí của doanh nghiệp mua hàng hoá, dịch vụ không có hoá đơn, được phép lập Bảng kê thu mua hàng hoá, dịch vụ mua vào (theo mẫu số 01/TNDN) nhưng không lập Bảng kê kèm theo chứng từ thanh toán cho người bán hàng, cung cấp dịch vụ trong các trường hợp: mua hàng hoá là nông sản, lâm sản, thủy sản của người sản xuất, đánh bắt trực tiếp bán ra; mua sản phẩm thủ công làm bằng đay, cói, tre, nứa, lá, song, mây, rơm, vỏ dừa, sọ dừa hoặc nguyên liệu tận dụng từ sản phẩm nông nghiệp của người sản xuất thủ công không kinh doanh trực tiếp bán ra; mua đất, đá, cát, sỏi của người dân tự khai thác trực tiếp bán ra; mua phế liệu của người trực tiếp thu nhặt; mua đồ dùng, tài sản của hộ gia đình, cá nhân đã qua sử dụng trực tiếp bán ra và một số dịch vụ mua của cá nhân không kinh doanh.

Bảng kê thu mua hàng hoá, dịch vụ do người đại diện theo pháp luật hoặc người được uỷ quyền của doanh nghiệp ký và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực. Trường hợp giá mua hàng hoá, dịch vụ trên bảng kê cao hơn giá thị trường tại thời điểm mua hàng thì cơ quan thuế căn cứ vào giá thị trường tại thời điểm mua hàng, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự trên thị trường xác định lại mức giá để tính lại chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Hóa đơn đầu vào:

+ Đầu vào nguồn siêu thị: = > Đầu vào thì lớn mà đầu ra thì ít do đó với mặt hàng hóa bán ra không qua chế biến như: rượu, bia, nước ngọt, và những mặt hàng mà ở ngoài không có bắt buộc phải lấy ở siêu thị, hoặc công ty để có hóa đơn chứng từ……có tính chất bảo quản lâu dài thì lấy hóa đơn siêu thị để bù đắp chi phí về thuế GTGT.

+ Đầu vào nguồn mua ở chợ: Những mặt hàng phải qua chế biến: rau , củ quả, thịt cá…là những mặt hàng chế biến trong ngày trong ngày ko để lâu được và những mặt hàng này có thể lấy ngoài chợ của tư nhân luật cho phép chỉ cần lập bảng kê kèm chứng mình thư của người bán là đủ nên những mặt hàng này sẽ không lấy hóa đơn trong siêu thị để tiết giảm chi phí = > về mặt thuế vẫn đảm bảo thủ tục , doanh nghiệp sẽ tiết giảm được chi phí hóa đơn không cần thiết.

* Chứng từ lập:

- Bảng kê thu mua hàng hoá, dịch vụ mua vào

- Phiếu nhập kho

- Phiếu xuất kho

- Chứng từ thanh toán như Phiếu chi, UNC,…

2.1.2.2. Ghi chứng từ‌

- Bảng kê thu mua hàng hoá, dịch vụ mua vào (theo mẫu số 01/TNDN): Tham khảo phụ lục Thông tư 78/2014/TT-BTC

- Phiếu nhập kho: Tham khảo phụ lục 3 Thông tư 200/2014/TT-BTC.

- Phiếu xuất kho: Tham khảo phụ lục 3 Thông tư 200/2014/TT-BTC.

- Chứng từ thanh toán như Phiếu chi, UNC,…:Tham khảo phụ lục 3 Thông tư 200/2014/TT-BTC.

2.1.2.3. Hoàn thiện chứng từ‌

Kiểm tra và hoàn thiện các nội dung ghi trên các mục trên chứng từ: chính xác, đầy đủ, đúng theo quy định.

Lưu ý định khoản trên chứng từ và chữ ký của các đối tượng có liên quan.

2.1.3. Ghi sổ sách kế toán‌

2.1.3.1. Ghi sổ kế toán tổng hợp‌

- Sổ nhật ký chung - hình thức nhật ký chung; sổ đăng ký chứng từ ghi sổ - hình thức chứng từ ghi sổ; sổ nhật ký chứng từ - hình thức nhật ký chứng từ (tham khảo phụ lục 4 Thông tư 200/2014/TT-BTC).

- Sổ cái các tài khoản (tham khảo phụ lục 4 Thông tư 200/2014/TT-BTC).

2.1.3.2. Ghi sổ chi tiết‌

- Sổ chi tiết vật liệu, sản phẩm, hàng hoá (Tham khảo phụ lục 4 Thông tư 200/2014/TT-BTC).

- Sổ chi phí sản xuất kinh doanh (tham khảo phụ lục 4 Thông tư 200/2014/TT-

BTC).

Ví dụ: Lấy lại ví dụ trên. Yêu cầu:

1. Ghi vào sổ nhật ký chung các nghiệp vụ trên.

2. Ghi vào sổ cái các TK 152, 611, 621, 622, 627, 631. Giải

1. Ghi vào sổ nhật ký chung

SỔ NHẬT KÝ CHUNG Năm 2019

Đơn vị tính: đồng



Ngày, tháng ghi sổ

Chứng từ


Diễn giải


Đã ghi

Sổ Cái


STT

dòng


Số hiệu

TK

đối ứng

Số phát sinh


Số hiệu

Ng ày, thá ng


Nợ


A

B

C

D

E

G

H

1

2




Số trang trước chuyển sang


1




1/1/19



Kết chuyển NVL tồn đầu ký


2

611

6.000.000







3

152


6.000.000


2/1/19


NK001

2/0

1


Mua NL từ siêu thị nhập kho



4


611


20.000.000





Thuế GTGT đầu vào


5

1331

2.000.000





Trả bằng TGNH


6

1121


22.000.000


10/1/19


BL01

10/

01


Tiền lương phải trả BPCB



7


622


10.000.000







8

334


10.000.000


10/1/19


BL01

10/

01

Các khoản đóng góp tính vào CP



9


622


2.350.000





Các khoản đóng góp trừ lương


10

334

1.050.000





Trích các khoản đóng góp


11

338


3.400.000


10/1/19


HĐ123

10/

01

Dịch vụ mua dùng cho chế biến



12


627


700.000




10/

01

Thuế GTGT


13

1331

70.000




10/

01

Phải trả người bán


14

331


770.000

12/1/19


XC001

12/

01


Chi phí công cụ cho BPCB



15


627


200.000





Xuất công cụ PB 1 lần


16

153


200.000

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 212 trang tài liệu này.

Kế toán doanh nghiệp 4 Nghề Kế toán - Trình độ Cao đẳng - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Bạc Liêu - 10


PB01

15/

01


Chi phí công cụ cho BPCB



17


627


1.100.000





Chi phí trả trước


18

242


1.100.000

18/1/19


PC001

18/

01


Chi phí khác cho BPCB



19


627


500.000





Tiền mặt


20

1111


500.000

25/1/19

KH01

25/

01

Chí phí khấu hao TSCĐ cho BPCB


21

627

1.500.000





Hao mòn TSCĐ


22

214


1.500.000

31/1/19

TC01

31/

01

Kết chuyển NL BPCB tồn cuối


23

152

400.000







24

611


400.000


KCP01

31/

01

Chi phí NL chế biến trong tháng


25

621

25.600.000







26

611


25.600.000


HT01

31/

01

Tập hợp chi phí BPCB tháng 01


27

631

41.950.000





Chi phí NVLTT


28

621


25.600.000




Chi phí NCTT


29

622


12.350.000




Chi Phí SXC


30

627


4.000.000



31/

01

Giá thành tháng 01/19


31

632

41.950.000







32

631


41.950.000




Cộng chuyển sang trang sau






Xem tất cả 212 trang.

Ngày đăng: 04/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí