thêm vào chi phí thuế TNDN hiện hành. Trường hợp số thuế TNDN tạm phải nộp trong năm lớn hơn số phải nộp của năm đó, kế toán phải ghi giảm chi phí thuế TNDN hiện hành là số chênh lệch giữa số thuế TNDN tạm phải nộp trong năm lớn hơn số phải nộp.
- Trường hợp phát hiện sai sót không trọng yếu liên quan đến khoản thuế TNDN phải nộp của các năm trước, doanh nghiệp được hạch toán tăng hoặc giảm số thuế TNDN phải nộp của các năm trước vào chi phí thuế TNDN hiện hành của năm phát hiện sai sót
- Đối với các khoản sai sót trọng yếu, kế toán điều chỉnh hồi tố theo quy định của chuẩn mực kế toán “ thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và các sai sót”
- Khi lập báo cáo tài chính, kế toán phải kết chuyển chi phí thuế TNDN hiện hành phát sinh vào tài khoản 911 “xác định kết quả kinh doanh” để xác định lợi nhuận sau thuế trong kỳ kế toán.
Nguyên tắc kế toán chi phí thuế TNDN hoãn lại
- Khi lập báo cáo tài chính, kế toán phải xác định chi phí thuế TN hoãn lại theo quy định của chuẩn mực kế toán “ Thuế thu nhập doanh nghiệp”
- Kế toán không được phản ánh vào tài khoản này tài sản thuế thu nhập hoãn lại hoặc thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh từ các giao dịch được ghi nhận trực tiếp vào vốn chủ sở hữu.
- Cuối kỳ kế toán phải kết chuyển số chênh lệch giữa số phát sinh bên nợ và số phát sinh bên có TK 8212 “ Chi phí thuế TNDN hoãn lại” vào tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”.
b. Kế toán kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp
Có thể bạn quan tâm!
- Một Số Khái Niệm, Định Nghĩa Liên Quan Đến Kế Toán Chi Phí, Doanh Thu Và Kết Quả Kinh Doanh Trong Doang Nghiệp
- Kế Toán Chi Phí, Doanh Thu Kết Quả Theo Qui Định Của Chế Độ Kế Toán Hiện Hành
- Kế Toán Doanh Thu Bán Hàng Nội Bộ
- Cơ Cấu Tổ Chức Quản Lý Của Tổng Công Ty Đầu Tư Và Kinh Doanh
- Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Tổng Công Ty Đầu Tư Và Kinh Doanh Vốn Nhà Nước
- Kế toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh tại Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước SCIC - 9
Xem toàn bộ 147 trang tài liệu này.
Tài khoản này dùng để xác định và phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán năm. Kết
quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm: kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, kết quả hoạt động tài chính và kết quả hoạt động khác.
+ Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh: Là số chênh lệch giữa doanh thu thuần và trị giá vốn hàng bán ( gồm cả sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư và dịch vụ, giá thành sản xuất của sản phẩm xây lắp, chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh bất động sản đầu tư, như chi phí khấu hao, chi phí sửa chữa, nâng cấp, chi phí thuê hoạt động, chi phí thanh lý, nhượng bán bất động sản đầu tư), chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp.
+ Kết quả hoạt động tài chính: Là số chênh lệch giữu thu nhập cuả hoạt động tài chính và chi phí hoạt động tài chính.
+ Kết quả hoạt động khác: Là số chênh lệch giữa các khoản thu nhập khác và các khoản chi phí khác và chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp.
Hạch toán tài khoản này cần tôn trọng một số quy định sau:
+ Tài khoản này phán ánh đầy đủ chính xác các khoản kết quả hoạt động kinh doanh của kỳ kế toán theo đúng quy định của chính sách tài chính hiện hành.
+ Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh phải được hạch toán chi tiết theo từng loại hoạt động (hoạt động sản xuất, chế biến, hoạt động kinh doanh thương mại, dịch vụ, hoạt động tài chính…). Trong từng loại hoạt động kinh doanh có thể cần hạch toán chi tiết cho từng loại sản phẩm, từng ngành hàng, từng loại dịch vụ.
+ Các khoản doanh thu và thu nhập được kết chuyển vào tài khoản này là số doanh thu thuần và thu nhập thuần.
1.3 Kế toán chi phí, doanh thu, kết quả kinh doanh theo quyết định số 45/2008/QĐ/BTC ngày 27/06/2008.
Do tính chất đặc thù của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước, lên Bộ Tài chính đã ban hành quyết định số 45/2008/QĐ/BTC ngày
27/06/2008: Ban hành kèm theo Quyết định này "Quy định Chế độ kế toán áp dụng cho Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước". Quy định Chế độ kế toán áp dụng cho Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước bao gồm các quy định vận dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp (Ban hành kèm theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính nay là Thông tư 200 ngày 22 tháng 12 năm 2014) và những quy định đặc thù đối với loại hình Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước.
1.3.1 Kế toán doanh thu
- Tài khoản sử dụng: TK511- Doanh thu hoạt động đầu tư kinh doanh
vốn
- Các khoản doanh thu được phản ánh vào tài khoản này bao gồm:
+Cổ tức, lợi nhuận được chia;
+Doanh thu bán, thoái các khoản đầu tư tài chính;
+Doanh thu lãi tiền gửi;
+Doanh thu hỗ trợ từ nhà nước;
+Doanh thu khác.
Hạch toán tài khoản này cần tôn trọng một số quy định sau:
- Doanh thu hoạt động đầu tư và kinh doanh vốn được ghi nhận trong kỳ
khi thỏa mãn đồng thời hai (2) điều kiện sau:
+ Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch đó;
+ Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn.
- Doanh thu tiền lãi, cổ tức, lợi nhuận được chia được ghi nhận trên cơ sở:
+Tiền lãi được ghi nhận trên cơ sở thời gian và lãi suất thực tế trong kỳ;
+Cổ tức và lợi nhuận được chia được ghi nhận khi SCIC có quyền nhận cổ tức hoặc có quyền nhận lợi nhuận từ việc góp vốn.
- Đối với khoản tiền lãi đầu tư nhận được bao gồm cả khoản lãi đầu tư dồn tích trước khi mua lại khoản đầu tư đó thì phải phân bổ khoản lãi đó vào các kỳ trước khi nó được mua. Chỉ ghi nhận doanh thu tiền lãi của các kỳ sau khi SCIC mua khoản đầu tư đó. Phần tiền lãi của các kỳ trước khi khoản đầu tư được SCIC mua được ghi giảm giá trị của chính khoản đầu tư đó.
- Đối với các khoản doanh thu từ hoạt động bán, thoái các khoản đầu tư được ghi nhận theo giá bán khoản đầu tư đó.
- Đối với khoản doanh thu từ hoạt động mua, bán ngoại tệ, doanh thu được ghi nhận là số chênh lệch lãi giữa giá trị ngoại tệ bán ra và giá ngoại tệ mua vào.
- Doanh thu được ghi nhận khi đảm bảo là SCIC nhận được lợi ích kinh tế từ giao dịch. Khi không thể thu hồi một khoản mà trước đó đã ghi vào doanh thu thì khoản không có khả năng không thu hồi được hoặc không chắc chắn thu hồi được đó phải lập dự phòng nợ phải thu khó đòi mà không được ghi giảm doanh thu.
-Trường hợp SCIC đã ghi nhận doanh thu nhưng vì lý do có sự thỏa thuận giảm trừ doanh thu (giảm giá các dịch vụ đã cung cấp) thì được theo dõi riêng trên Tài khoản 532 “Giảm trừ doanh thu”, cuối kỳ kế toán kết chuyển vào TK 511 để xác định doanh thu thuần.
-Trường hợp SCIC nhận trước tiền lãi của các khoản đầu tư nhiều kỳ thì doanh thu của từng kỳ là toàn bộ số tiền nhận trước chia cho số kỳ nhận trước.
-Không hạch toán vào tài khoản này các trường hợp sau:
+Thu về thanh lý, nhượng bán TSCĐ;
+Nợ đã xoá nay thu hồi được;
+Khoản được phạt;
+Chênh lệch tỷ giá hối đoái;
+ Các khoản thu khác.
1.3.2 Kế toán chi phí:
Theo Quyết định số 45/2008/QĐ/BTC ngày 27/06/2008 kế toán chi phí sử dụng tài khoản 631.
Tài khoản sử dụng: TK 631- Chi phí hoạt động đầu tư kinh doanh vốn Tài khoản này dùng để phản ánh các chi phí hoạt động đầu tư và kinh
doanh vốn của SCIC phát sinh trong kỳ, gồm: Chi phí tư vấn, hoa hồng, môi giới, giá gốc các khoản đầu tư bán, thoái phát sinh trong kỳ, chi phí đi vay, chi phí tiền lương, khấu hao TSCĐ và các khoản chi phí dịch vụ, bằng tiền khác.
Tài khoản 631 chỉ phản ánh các khoản chi phí thực tế phát sinh có liên quan trực tiếp đến hoạt động đầu tư và kinh doanh vốn và được mở chi tiết theo từng nội dung chi phí theo quy định.
Tuỳ theo yêu cầu quản trị nội bộ SCIC có thể mở các tài khoản cấp 3 để phản ánh chi phí theo từng nội dung hoạt động.
1.3.2 Kế toán kết quả kinh doanh
Cuối kỳ kế toán, thực hiện việc kết chuyển số doanh thu hoạt động đầu tư và kinh doanh vốn vào tài khoản Xác định kết quả kinh doanh
Cuối kỳ, kết chuyển chi phí hoạt động đầu tư kinh doanh vốn trong kỳ vào tài khoản Xác định kết quả kinh doanh
Cuối kỳ, kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác trong kỳ vào tài khoản Xác định kết quả kinh doanh
Cuối kỳ, kết chuyển chi phí hoạt động tài chính và chi phí khác trong kỳ vào tài khoản Xác định kết quả kinh doanh
Cuối kỳ, kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp trong kỳ vào tài khoản Xác định kết quả kinh doanh
Cuối kỳ, kết chuyển chi phí thuế TNDN hiện hành vào tài khoản Xác định kết quả kinh doanh
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Các thông tin kế toán về doanh thu, chi phí luôn được xem là các thông tin quan trọng, cần thiết trong mỗi một DN. Sự chính xác, đầy đủ, kịp thời của các thông tin doanh thu, chi phí ảnh hưởng trực tiếp tới các quyết định kinh doanh, đầu tư... của các đối tượng sử dụng thông tin. Tuy nhiên việc vận dụng thực tế kế toán doanh thu, chi phí và kết quả vào các doanh nghiệp với những đặc thù riêng về hoạt động kinh doanh đòi hỏi phải được nghiên cứu đầy đủ và vận dụng một cách khoa học.
Trong chương 1, luận văn đã phân tích, làm rõ những vấn đề lý luận chung về chi phí, doanh thu, kết quả kinh doanh tại doanh nghiệp, làm cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu thực trạng chi phí, doanh thu, kết quả kinh doanh tại Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước. Tác giả đã hệ thống hóa và phát triển lý luận về kế toán chi phí, doanh thu, kết quả kinh doanh trong DN.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ VÀ KINH DOANH VỐN NHÀ NƯỚC (SCIC).
2.1 Tổng quan về Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước
2.1.1 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước
a/ Đặc điểm hoạt động kinh doanh
Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) được thành lập theo Quyết định số 151/2005/QĐ-TTg ngày 20/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ.
Với chức năng quản lý, đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước, sự ra đời của SCIC nằm trong tiến trình cải cách kinh tế nói chung và cải cách doanh nghiệp nhà nước nói riêng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhà nước. SCIC là đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại các doanh nghiệp, thực hiện đầu tư vào các ngành, lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế nhằm tăng cường vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước trên cơ sở tôn trọng những nguyên tắc thị trường.
Chính thức đi vào hoạt động từ tháng 8 năm 2006, SCIC quản lý danh mục đầu tư gồm các doanh nghiệp hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế như: dịch vụ tài chính, năng lượng, công nghiệp, viễn thông, xây dựng, vận tải, hàng tiêu dùng, y tế, công nghệ thông tin…
SCIC được Thủ tướng Chính phủ quyết định chuyển sang mô hình Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu theo quyết định số 992/QĐ-TTg ngày 10 tháng 6 năm 2010.
Ngày 1 tháng 11 năm 2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 151/2013/NĐ-CP về chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của SCIC:
- Tiếp nhận quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước tại các doanh nghiệp theo quy định tại Khoản 1 Điều 7 Nghị định này.
- Thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với doanh nghiệp và phần vốn do Tổng công ty tiếp nhận và trực tiếp đầu tư.
- Tiếp tục thực hiện các hoạt động sắp xếp, cổ phần hóa, bán vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp được chuyển giao theo quy định hiện hành.
- Đầu tư vốn vào các tập đoàn, tổng công ty, hoặc công ty mẹ hoạt động trong lĩnh vực, ngành nghề nhà nước nắm giữ quyền chi phối.
- Đầu tư vốn vào các dự án theo chỉ định của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.
- Đầu tư và kinh doanh vốn vào ngành, lĩnh vực, dự án đem lại hiệu quả kinh tế theo quy định của pháp luật.
- Cung cấp các dịch vụ tư vấn đầu tư, tư vấn tài chính, tư vấn cổ phần hóa, tư vấn quản trị doanh nghiệp, tư vấn chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp, tư vấn mua bán sáp nhập doanh nghiệp, các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp khác theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện một số nhiệm vụ liên quan đến Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
- Các nhiệm vụ khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Ngày 2 tháng 12 năm 2013, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quyết định 2344/QĐ-TTg ngày 2/12/2013 đề án tái cơ cấu SCIC giai đoạn đến 2015.
Ngày 16 tháng 06 năm 2014, Chính phủ ban hành Nghị định số 57/2014/NĐ-CP về Điều lệ tổ chức và hoạt động của SCIC.
b/ Đặc điểm cơ cấu tổ chức, quản lý
Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước mà tác giả tiến hành nghiên cứu là Tổng công ty tuy có lịch sử hình thành, phát triển còn non trẻ nhưng do đặc thù là tiếp nhận và quản lý vốn nhà nước tại các doanh nghiệp,