Cơ Cấu Tổ Chức Quản Lý Của Tổng Công Ty Đầu Tư Và Kinh Doanh


chình vì vậy Tổng công ty có đội ngũ quản lý nhiều kinh nghiệm, năng động và nhạy bén. Ngoài ra, đội ngũ nhân viên trong công ty còn là những người có trình độ chuyên môn cao, trong đó tỷ lệ thạc sỹ và được đào tạo ở nước ngoài chiếm tỷ trọng rất cao, marketing chuyên nghiệp. Chính điều đó, đã tạo ra những thành công nhất định cho Tổng công ty. Do Tổng công ty mà tác giả khảo sát là Tổng công ty thuộc loại hình công ty TNHH MTV. Bộ máy quản lý của Tổng công ty bao gồm: Hội đổng thành viên, Kiểm soát viên,Tổng Giám đốc, Các phó tổng giám đốc, Ban tài chính kế toán, Các ban đầu tư, Ban tổ chức cán bộ, Ban pháp chế, Ban đảng đoàn, Ban quản lý rủi ro Văn phòng điều hành, Ban kế hoặch tổng hợp, Ban tin học thống kê. Cơ cấu tổ chức của Tổng công ty cổ phần đang áp dụng theo cơ cấu tổ chức trực tuyến - chức năng (Sơ đồ 2.1). Theo cơ cấu tổ chức trực tuyến – chức năng. bộ phận trực tuyến là quan hệ giữa Hội đồng thành viên và Ban Tổng giám đốc, Các phó Tổng giám đốc với các ban, Chi nhánh trong Tổng công ty. Bộ phận chức năng là quan hệ giữa các lãnh đạo ở các bộ phận chức năng (các phòng ban) với các nhân viên cấp dưới. Mô hình này kết hợp được sự thống nhất giữa chỉ huy và chuyên môn hóa, quản lý bằng các chức năng và thừa hành. Chính điều này, đã giúp các công ty có cách quản lý tốt và đem lại hiệu quả hoạt động cao.


Kiểm Soát

Viên

Hội đồng Thành

Viên

Ban Giám Đốc

Ban quản lý

vốn đầu tư tại doanh nghiệp 1

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 147 trang tài liệu này.

Chi nhánh phía

nam

Kế toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh tại Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước SCIC - 7

Ban kÕ hoỈch

tỉng hỵp

Ban tài chính kế toán

Ban quản lý

vốn đầu tư tại doanh nghiệp 2

Chi nhánh miền

trung

Ban Pháp chế

Văn phòng Điều

hành

Ban quản lý

vốn đầu tư tại doanh nghiệp 3

Ban quản lý rủi

ro

Ban tổ chức cán

Ban quản lý

vốn đầu tư tại doanh nghiệp 4

Ban tin học thống

Ban Đầu tư

kinh doanh

Công ty Đầu tư SCIC

Văn phòng điều hành


Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức quản lý của Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh

vốn nhà nước.


-Kiểm soát viên:

+ SCIC có ba (03) Kiểm soát viên do Bộ trưởng Bộ Tài chính bổ nhiệm với nhiệm kỳ không quá (03) năm. Kiểm soát viên có thể được bổ nhiệm lại. Việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật và đánh giá hoạt động của Kiểm soát viên thực hiện theo quy định của pháp luật và Điều lệ này.

+ Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Quy chế hoạt động của Kiểm soát viên tại SCIC trên cơ sở đề nghị của Kiểm soát viên.

+ Kiểm soát viên làm việc theo chế độ chuyên trách hoặc không chuyên trách. Bộ Tài chính giao cho một (01) Kiểm soát viên phụ trách chung để lập kế hoạch công tác, phân công, điều phối công việc của các Kiểm soát viên. Kiểm soát viên phụ trách chung làm việc theo chế độ chuyên trách.

-Hội đồng thành viên:

+Hội đồng thành viên là cơ quan đại diện trực tiếp chủ sở hữu nhà nước tại SCIC, quyết định các vấn đề liên quan đến việc xác định và thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ và quyền lợi của SCIC theo phân cấp quy định tại Điều lệ này trừ các vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính và các cơ quan quản lý nhà nước theo phân cấp quản lý.

+ Hội đồng thành viên chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính và trước pháp luật về mọi hoạt động và sự phát triển của SCIC.

+Hội đồng thành viên của SCIC có bảy (07) thành viên, trong đó có thành viên chuyên trách và thành viên không chuyên trách. Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng thành viên không quá (05) năm và có thể được bổ nhiệm lại.

-Ban Tổng Giám Đốc: điều hành hoạt động hàng ngày của SCIC theo mục tiêu, kế hoạch và các nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên, phù hợp với Điều lệ này và quy định của pháp luật có liên quan; chịu trách


nhiệm trước Hội đồng thành viên và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.

- Ban quản lý vốn đầu tư tại doanh nghiệp 1:


Ban QLVĐT 1 là đơn vị thuộc Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước, có chức năng tham mưu và tổ chức thực hiện các quyết định của Lãnh đạo Tổng công ty về công tác quản lý vốn đầu tư tại doanh nghiệp; thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu tại doanh nghiệp có vốn đầu tư của Tổng công ty thuộc lĩnh vực tài chính, ngân hàng và một số ngành khác theo phân công của Lãnh đạo Tổng công ty.

Ban QLVĐT 1 có nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thuộc Tổng công ty tham mưu cho Lãnh đạo Tổng công ty thực hiện các công việc sau:

Chủ trì xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện các quy chế, qui trình về đầu tư và các quy định liên quan khác theo chỉ đạo của Lãnh đạo Tổng công ty.

Chủ trì xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đầu tư thêm, bán vốn nhà nước tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư của Tổng công ty thuộc ngành, lĩnh vực được phân công.

Phối hợp với Ban Kế hoạch - Tổng hợp xây dựng kế hoạch kinh doanh của Tổng công ty theo lĩnh vực phụ trách và nhiệm vụ được phân công.

Phối hợp với Ban Kế hoạch – Tổng hợp lập kế hoạch nhận bàn giao, đôn đốc hướng dẫn các doanh nghiệp chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp về Tổng công ty.


Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan thẩm định hồ sơ tiếp nhận, chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực được sự phân công.

Chủ trì tham mưu cho Lãnh đạo Tổng công ty trong việc thực hiện các quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước, quyền cổ đông, thành viên góp vốn tại doanh nghiệp thuộc các ngành, lĩnh vực được phân công theo quy định của pháp luật và Điều lệ doanh nghiệp, Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty.

Nghiên cứu, đề xuất các phương án quản trị doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng trưởng vốn đầu tư của Tổng công ty tại doanh nghiệp.

Tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp có vốn đầu tư của Tổng công ty trong việc tìm kiếm đối tác, cơ hội đầu tư, mở rộng thị trường, đổi mới công nghệ,... nhằm không ngừng nâng cao giá trị doanh nghiệp và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Thường xuyên cập nhật, theo dõi, đánh giá hiệu quả hoạt động, hiệu quả tài chính, quản trị doanh nghiệp theo từng doanh nghiệp thuộc nhóm ngành, lĩnh vực được phân công.

Chủ trì, phối hợp với Ban Tài chính Kế toán đôn đốc các khoản nợ của doanh nghiệp đối với Tổng công ty hoặc các khoản nợ Tổng công ty có trách nhiệm đôn đốc, thu hồi.

Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan đề xuất phương án tái cơ cấu lại danh mục đầu tư thuộc ngành, lĩnh vực được phân công theo dõi, quản lý nhằm bảo toàn và tối đa hóa giá trị vốn đầu tư của Tổng công ty.


Xây dựng và trình Lãnh đạo Tổng công ty quyết định phương án đầu tư thêm, bán một phần hoặc bán hết phần vốn của Tổng công ty tại các doanh nghiệp được phân công quản lý. Trên cơ sở phương án đã được Lãnh đạo Tổng công ty phê duyệt chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức triển khai phương án đầu tư thêm vốn, bán một phần vốn hoặc bán hết phần vốn của Tổng công ty tại doanh nghiệp.

Chủ trì và phối hợp với các đơn vị có liên quan trong Tổng công ty trong việc lựa chọn, đàm phán với tổ chức cung cấp dịch vụ cổ phần hóa, định giá, tổ chức bán đấu giá cổ phần và các dịch vụ tài chính khác.

Tham mưu cho Lãnh đạo Tổng công ty và phối hợp với đơn vị liên quan trong việc xác định giá trị cổ phần, giá trị doanh nghiệp.

Phối hợp với các đơn vị có liên quan đề xuất phương án tham gia góp vốn đầu tư, liên doanh, liên kết, mua cổ phần, mua một phần hoặc toàn bộ tài sản của doanh nghiệp khác thuộc ngành, lĩnh vực được phân công quản lý.

Chủ trì, phối hợp các đơn vị có liên quan tham gia ý kiến với doanh nghiệp có vốn đầu tư của Tổng công ty về việc đánh giá hiệu quả các dự án đầu tư để lựa chọn phương án đầu tư hoặc không đầu tư thêm vốn cho dự án của doanh nghiệp.

Chủ động tìm kiếm và liên hệ với đối tác giao dịch và hợp tác đầu tư trên cơ sở tuân thủ quy định về bảo mật thông tin.

Là đầu mối liên hệ, tiếp xúc làm việc với người đại diện vốn nhà nước tại doanh nghiệp trong việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Ban QLVĐT 1. Theo dõi, đôn đốc và phối hợp với Người đại diện trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của Người đại diện và quan hệ giữa Tổng công ty và Người đại diện theo đúng Quy chế Người đại diện của Tổng công ty.


Chủ trì và phối hợp với Ban Tổ chức cán bộ trong việc đề nghị lựa chọn, cử, ủy quyền, chấm dứt, thôi ủy quyền đại diện vốn; đánh giá, khen thưởng, kỷ luật người đại diện tại doanh nghiệp thuộc ngành, lĩnh vực được phân công.

Phối hợp với Ban Tổ chức cán bộ trong việc thiết kế nội dung, tổ chức triển khai các khoá đào tạo bồi dưỡng cho người đại diện.

- Ban quản lý vốn đầu tư tại doanh nghiệp 2:


Ban QLVĐT 2 là đơn vị thuộc Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước, có chức năng tham mưu và tổ chức thực hiện các quyết định của Lãnh đạo Tổng công ty về công tác quản lý vốn đầu tư tại doanh nghiệp; thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu tại doanh nghiệp có vốn đầu tư của Tổng công ty thuộc lĩnh vực năng lượng, xây dựng, giao thông vận tải và một số ngành khác theo phân công của Lãnh đạo Tổng công ty.

Là đầu mối liên hệ, tiếp xúc làm việc với người đại diện vốn nhà nước tại doanh nghiệp trong việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Ban QLVĐT 2. Theo dõi, đôn đốc và phối hợp với Người đại diện trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của Người đại diện và quan hệ giữa Tổng công ty và Người đại diện theo đúng Quy chế Người đại diện của Tổng công ty.

- Ban quản lý vốn đầu tư tại doanh nghiệp 3:


Ban QLVĐT 3 là đơn vị thuộc Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước, có chức năng tham mưu và tổ chức thực hiện các quyết định của Lãnh đạo Tổng công ty về công tác quản lý vốn đầu tư tại doanh nghiệp; thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu tại doanh nghiệp có vốn đầu tư của Tổng công ty thuộc lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp và một số ngành khác theo phân công của Lãnh đạo Tổng công ty.


- Ban quản lý vốn đầu tư tại doanh nghiệp 4:


Ban QLVĐT 4 là đơn vị thuộc Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước, có chức năng tham mưu và tổ chức thực hiện các quyết định của Lãnh đạo Tổng công ty về công tác quản lý vốn đầu tư tại doanh nghiệp; thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu tại doanh nghiệp có vốn đầu tư của Tổng công ty thuộc lĩnh vực thương mại, dịch vụ và một số ngành khác theo phân công của Lãnh đạo Tổng công ty.

- Tiếp nhận quyền đại diện chủ sở hữu đối với các công ty TNHH một thành viên (TNHH MTV) từ các Bộ, ngành, địa phương về Tổng công ty theo quy định.

- Thực hiện các chức năng chủ sở hữu đối với các công ty TNHH MTV thuộc Tổng công ty.

- Giải quyết, xử lý các nghiệp vụ phát sinh khác giữa Tổng công ty và các Công ty TNHH MTV.

- Báo cáo tình hình hoạt động các công ty TNHH MTV định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của Lãnh đạo Tổng công ty; Thường xuyên theo dõi, nắm bắt tình hình hoạt động của các doanh nghiệp, đề xuất giải pháp tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn của doanh nghiệp trình Lãnh đạo Tổng công ty xem xét, quyết định.

- Ban đầu tư kinh doanh:


Ban Đầu tư kinh doanh là đơn vị có chức năng tham mưu cho Lãnh đạo Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (Tổng công ty) các vấn đề liên quan đến công tác đầu tư dự án; đầu tư tài chính trên thị trường vốn (đầu tư cổ phần/góp vốn trung và dài hạn, đầu tư cổ phiếu ngắn hạn, trái phiếu); ủy thác đầu tư của Tổng công ty.

Xem tất cả 147 trang.

Ngày đăng: 26/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí