Sự Cần Thiết Và Yêu Cầu Của Việc Hoàn Thiện Kế Toán Doanh Thu, Chi Phí Và Xác Định Kết Quả Kinh Doanh


chứng từ về Ban Tài chính - Kế toán để hạch toán. Do đó, trong quá trình luân chuyển chứng từ về Ban Tài chính - Kế toán có thể bị mất hoặc thất lạc chứng từ. Mặt khác, giữa các phòng ban không có biên bản giao nhận chứng từ nên khi xảy ra mất chứng từ không biết quy trách nhiệm cho ai để xử lý.

- Về hệ thống tài khoản kế toán: hiện nay Tổng công ty chưa sử dụng hệ thống tài khoản kế toán theo Thông tư số 200/2014/TT – BTC, mà Tổng công ty đang phối hợp cùng vụ chế độ kế toán của Bộ tài chính để ra quyết định về kế toán riêng cho Tổng công ty, đối với những tài khoản không được quy định tài khoản cấp 2 trong Thông tư, Tổng công ty lên đưa vào tài khoản chi tiết của nó để phục vụ theo dõi và quản lý thuận tiện hơn.

- Về hạch toán doanh thu, chi phí:

- Các trường hợp chỉ được chia cổ tức bằng cổ phiếu, kế toán tại SCIC cũng ghi nhận doanh thu cổ tức như bình thường căn cứ vào mệnh giá của cổ phiếu nhận được và số lượng cổ phiếu.

- Việc hạch toán cổ tức tại SCIC chưa được thống nhất, một số trường hợp cổ tức được hạch toán ngay khi nhận được thông báo của doanh nghiệp có vốn Nhà nước, một số trường hợp kế toán chỉ ghi nhận cổ tức khi nhận được thông báo tiền cổ tức đã được chuyển về tài khoản thanh toán của SCIC, điều này chưa đúng với nguyên tắc cơ sở dồn tích.

- Ghi nhận doanh thu tài chính: Hàng năm vào ngày 31/12 căn cứ vào tỷ giá ngoại tệ của Ngân hàng giao dịch nơi SCIC mở tài khoản để đánh giá lại các khoản ngoại tệ cho phù hợp tại ngày 31/12sau khi tiến hành đánh giá lại bộ phận kế toán hạch toán khoản chênh lệch tỷ giá vào TK 413, cuối kỳ không kết chuyển sang TK 635, 515 nên chưa tuân thủ những qui định về hạch toán chênh lệch tỷ giá của Bộ Tài chính

- Ghi nhận thu nhập khác: Hiện nay tòa nhà chi nhánh phía nam của Tổng công ty do được sắp xếp một cách hợp lý nên có một sàn của tòa nhà


không dùng đến, để tăng khoản thu nhập, Tổng công ty CN phía nam đã giúp SCIC tìm bên đối tác để cho thuê, sau đó SCIC trực tiếp ký hợp đồng với bên thuê, bên thuê chi trả trực tiếp tiền thuê cho SCIC, tại SCIC kế toán đã hạch toán vào TK 1368: Phải thu nội bộ là chưa phù hợp vì SCIC ký hợp đồng và nhận tiền trực tiếp từ bên đi thuê

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 147 trang tài liệu này.

- Ngoài ra, đối với khoản chi mua bảo hiểm thân thể của cán bộ nhân viên thuộc SCIC được kế toán hạch toán vào TK 631 là chưa phù hợp

Qua khảo sát thực tế tại Tổng công ty thì tác giả thấy còn một số vướng mắc mà SCIC cũng đã gặp phải nó ảnh hưởng một cách gián tiếp đến doanh thu, chi phí và kết quả tại Tổng công ty. Cụ thể như:

Kế toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh tại Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước SCIC - 12

Một là, công tác tiếp nhận chuyển giao. DN thuộc đối tượng chuyển giao về SCIC chủ yếu là DN quy mô nhỏ, lại nằm rải rác trên 63 tỉnh, thành còn nhiều tồn tại vướng mắc về công tác tài chính, trước khi sắp xếp chuyển đổi chưa được xử lý, nên trong giai đoạn đầu tổng công ty mất nhiều thời gian và nhân lực, để giải quyết tồn tại và thực hiện cơ cấu lại DN.

Hai là, công tác tiếp nhận DN sau cổ phần hóa. Công tác tiếp nhận chuyển giao các DN cổ phần hóa tại các bộ/UBND còn chậm, chưa có khung pháp lý, để yêu cầu UBND tỉnh các bộ chuyển giao về SCIC thực hiện thống nhất đầu mối đại diện chủ sở hữu.

Ba là, việc thực hiện vai trò đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước thông qua ủy quyền người đại diện. Trách nhiệm, quyền lợi, địa vị pháp lý người đại diện phần vốn nhà nước tại DN chưa được rõ ràng, quyền lợi quyền lợi nghĩa vụ của người đại diện chưa thực sự gắn kết với sự phát triển của DN. Tại một số DN, việc phối hợp của người đại diện trong thực hiện quyền cổ đông Nhà nước chưa tốt.

Bốn là, tính chủ động trong hoạt động đầu tư, kinh doanh vốn nhà nước. Vốn của SCIC phần lớn là vốn tiếp nhận từ các DN, nên vốn hoạt động bằng tiền có thể sử dụng cho đầu tư không nhiều, trong khi các dự án mà SCIC nghiên cứu đầu


tư chủ yếu thuộc các lĩnh vực chiến lược quan trọng trong nền kinh tế, lại đòi hỏi nguồn vốn rất lớn.

Cơ chế tài chính cho SCIC vẫn đang được áp dụng như những DNNN khác, chưa phù hợp với đặc thù hoạt động của SCIC. Thêm vào đó, thay vì có thời gian tập trung vào việc áp dụng cơ chế quản lý mới, tiến hành cơ cấu lại DN, triển khai đầu tư các dự án mới, thì SCIC phải mất rất nhiều công sức và thời gian xử lý các vấn đề hậu cổ phần hóa; các vấn đề tồn tại với quá nhiều DN nhỏ, kinh doanh kém hiệu quả do do các sở, ban ngành địa phương và các bộ chuyển về.

Năm là, công tác bán vốn nhà nước còn chậm, số lượng DN tiếp nhận đến nay có 80% là DN quy mô nhỏ, nằm dải rác ở nhiều địa phương, tỷ lệ sở hữu SCIC thấp, làm ăn không có hiệu quả, nhiều tồn tại về tài chính, quản trị… do vậy không thu hút các nhà đầu tư quan tâm.

Sáu là, công tác hoạt động đầu tư. Hoạt động đầu tư mới triển khai còn rất chậm và chưa chủ động, số vốn giải ngân thực tế chưa nhiều. Các dự án đầu tư hiện nay của SCIC chủ yếu do Chính phủ chỉ định.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 2


Qua nghiên cứu thực tế tại Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước cho thấy công tác kế toán được tổ chức khá chặt chẽ, đảm bảo các nguyên tắc kế toán và pháp luật nhà nước, luận văn đã đưa ra những đánh giá về những mặt đã đạt được và chưa đạt được về tổ chức công tác kế toán doanh thu, chi phí và kết quả tại Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước Thực tế cho thấy,Tổng công ty chưa lập dự toán về doanh thu và dự toán chi phí hoạt động kinh doanh hàng tháng, chỉ dừng lại ở những số liệu sơ cấp. Sổ sách được sử dụng trong kế toán toán, doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Tổng công ty là sổ sách chung với kế toán tài chính. Những mặt hạn chế này của Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước cần có những biện pháp để hoàn thiện hơn công tác kế toán của đơn vị, phát huy vai trò, chức năng, nhiệm vụ bộ phận kế toán. Từ đây, Luận văn lấy làm căn cứ để đưa ra các giải pháp hoàn thiện về nội dung, chính sách quản lý và tổ chức công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả tại Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước. Cuối cùng, Luận văn đưa ra các điều kiện để thực hiện các giải pháp trên.


CHƯƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ KẾT QUẢ TẠI TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ VÀ KINH DOANH VỐN NHÀ NƯỚC


3.1 Sự cần thiết và yêu cầu của việc hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh

3.1.1 Sự cần thiết của việc hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả tại SCIC

10 năm qua đã giúp SCIC tích lũy những kinh nghiệm nhất định trong công tác đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp và đầu tư kinh doanh vốn. Từ 2006 đến 2016, SCIC đã tiếp nhận quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại gần 1.000 doanh nghiệp.

Với nhiệm vụ tái cơ cấu vốn nhà nước tại các doanh nghiệp, chúng tôi đã cổ phần hóa thành công 22 trong tổng số 26 công ty TNHH một thành viên tiếp nhận; triển khai bán phần vốn nhà nước tại hơn 600 công ty cổ phần hoạt động trong những ngành, lĩnh vực mà Nhà nước không cần nắm giữ hoặc chi phối, thu về cho Nhà nước gần 4.000 tỷ đồng. So với giá trị sổ sách, khoản tiền thu được gấp hơn 2 lần với trên 2.000 tỷ đồng giá trị thặng dư. Điều này cho thấy đồng vốn nhà nước thay vì phân tán đã được tích tụ một cách hiệu quả và gia tăng đáng kể về giá trị.

Bằng nguồn tiền thu được từ bán vốn và lợi nhuận tích lũy qua các năm, SCIC đã đầu tư trở lại vào các ngành nghề, lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế với tổng số tiền đầu tư trên 11.000 tỷ đồng dưới nhiều hình thức như: Mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp; góp vốn thành lập doanh nghiệp mới; đầu tư tăng vốn tại các doanh nghiệp có lợi thế trong sản xuất kinh doanh; đầu tư dự án trong các lĩnh vực như năng lượng, cơ


sở hạ tầng, công nghệ cao…; hợp tác với các nhà đầu tư trong nước và quốc tế triển khai các dự án trọng điểm.

Quy mô vốn chủ sở hữu, tổng tài sản, các chỉ tiêu về doanh thu, lợi nhuận của Tổng công ty đều đạt mức tăng trưởng khá qua các năm. Tính đến 30/6/2016, tổng tài sản của SCIC đã tăng gấp 13 lần so với thời điểm thành lập năm 2006 (từ 6.009 tỷ đồng lên gần 70.000 tỷ đồng), tổng nguồn vốn chủ sở hữu tăng hơn 12 lần (từ khoảng 3.700 tỷ đồng lên hơn 50.000 tỷ đồng, trong đó tăng từ nguồn lợi nhuận hàng năm hơn 13.000 tỷ đồng). Nguồn thời báo tài chính

Tốc độ tăng trưởng doanh thu hàng năm là 56% (tăng 55 lần so với năm 2006), vốn chủ sở hữu tăng bình quân 31%/năm, tổng tài sản tăng bình quân 36%/năm, lợi nhuận sau thuế tăng bình quân đạt 56%/năm, nộp ngân sách nhà nước tăng bình quân 99%/năm, các chỉ số ROE tăng bình quân 19% và ROA tăng bình quân 15%/năm.

Trong triển khai tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, SCIC là một trong những Tổng công ty đi đầu với hiệu quả bán vốn tại các doanh nghiệp nhà nước không cần nắm giữ hoặc chi phối đạt hiệu quả cao.

Đặc biệt, SCIC đã bước đầu triển khai thành công hoạt động đầu tư, kinh doanh vốn nhà nước với tổng vốn đã giải ngân tới thời điểm hiện nay là trên

24.336 tỷ đồng, tập trung vào các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế, gắn với thị trường và đạt hiệu quả khá cao. Đặc biệt trong 2 năm qua, SCIC đã giải ngân đầu tư gần 8.500 tỷ đồng (chiếm hơn 30% tổng số vốn đã giải ngân trong 10 năm qua) khi thực hiện Đề án tái cơ cấu do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Việc thành lập SCIC là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, đã đổi mới phương thức quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp từ cơ chế mệnh lệnh hành chính sang cơ chế đầu tư, kinh doanh vốn; góp phần bảo toàn và phát triển nguồn vốn nhà nước qua các hoạt động đầu tư tài chính.


trong thời gian tới tiếp tục rà soát, hoàn thiện Chiến lược phát triển SCIC giai đoạn 2016- 2020 tầm nhìn tới năm 2030 để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định, làm cơ sở đẩy mạnh thực hiện Đề án tái cơ cấu và thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Đi liền với đó, SCIC chủ động đề xuất để Bộ Tài chính trình Chính phủ, Thủ tướng tướng Chính phủ Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 151/2013/NĐ-CP của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của SCIC và Nghị định thay thế Nghị định số 57/2014/NĐ-CP về Điều lệ tổ chức và hoạt động của SCIC phù hợp với các luật mới được ban hành.

Về chủ trương thoái vốn tại các doanh nghiệp có vốn nhà nước đang hoạt động hiệu quả, SCIC bám sát các nghị quyết của Trung ương và quyết định của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới, phát triển doanh nghiệp nhà nước để đạt lợi ích cao nhất cho nhà nước và xã hội, phù hợp với mục tiêu, định hướng hoạt động đầu tư kinh doanh vốn của SCIC.

Chính phủ yêu cầu với SCIC phải là một Tổng công ty mạnh của nhà nước, gương mẫu trong quản lý, sử dụng hiệu quả tài sản, vốn của nhà nước không chỉ trong khối doanh nghiệp nhà nước mà cả các thành phần doanh nghiệp khác.

Để đạt được mục tiêu này, SCIC phải tăng cường kiện toàn mô hình tổ chức và hoạt động; áp dụng quản trị doanh nghiệp tiên tiến theo chuẩn mực quốc tế, công khai, minh bạch; kiện toàn đội ngũ lãnh đạo, quản lý và cán bộ nghiệp vụ chất lượng cao. Chú trọng công tác kiểm soát, kiểm tra nội bộ, đảm bảo hoạt động có hiệu quả và bền vững.

Chiến lược phát triển SCIC tập trung vào 5 định hướng lớn sau:

- Định hướng tiếp nhận quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp:Đẩy nhanh việc thực hiện tiếp nhận quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước tại các loại hình doanh nghiệp thuộc diện bàn giao cho Tổng công ty theo Nghị định số 151/2013/NĐ-CP ngày 01/11/2013 và các văn bản khác có


liên quan; bao gồm các tập đoàn kinh tế, tổng công ty, ngân hàng thương mại nhà nước đã hoàn thành cổ phần hóa theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

- Định hướng quản trị: Áp dụng các chuẩn mực quản trị doanh nghiệp tiên tiến theo tiêu chuẩn quốc tế; thực hiện vai trò đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại các doanh nghiệp theo qui định của pháp luật.Nâng cao hiệu quả quản trị doanh nghiệp thông qua thực hiện các biện pháp phù hợp theo loại hình doanh nghiệp; phân loại doanh nghiệp thành 2 nhóm: A (giữ lại) và B (linh hoạt).

- Tái cơ cấu danh mục đầu tư:

+ Đến năm 2015: Đẩy mạnh việc bán vốn tại các doanh nghiệp Nhà nước không cần nắm giữ vốn để tích tụ vốn đầu tư vào ngành, lĩnh vực then chốt, giảm danh mục đầu tư vốn và doanh nghiệp tiếp nhận thêm xuống còn khoảng 100 doanh nghiệp.

+ Giai đoạn từ năm 2015-2020: Tiếp tục đẩy mạnh thoái vốn các doanh nghiệp Nhà nước không cần nắm giữ vốn theo lộ trình của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Tổng công ty tập trung duy trì vốn tại một số doanh nghiệp quy mô lớn, quan trọng thuộc các ngành nghề lĩnh vực kinh doanh hiệu quả hoặc Nhà nước cần chi phối.

+ Tập trung nắm giữ và đầu tư dài hạn vào 5 ngành, lĩnh vực có hiệu quả trong danh mục hiện hữu, bao gồm: Thực phẩm – đồ uống, Viễn thông, Dược phẩm, Nhựa, Ngân hàng - Bảo hiểm.

- Định hướng đầu tư:

+ Đầu tư với tỷ lệ 70% vào các dự án, Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước hoặc công ty mẹ hoạt động trong lĩnh vực then chốt của nền kinh tế mà Nhà nước cần nắm giữ quyền chi phối; đầu tư vào những lĩnh vực trọng yếu theo nhiệm vụ của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao bằng nguồn vốn kinh doanh hoặc nguồn vốn của Chính phủ; đầu tư bổ sung vốn vào các doanh

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/02/2023