Huy động vốn tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh Thanh Oai - 2

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT



STT

Viết tắt

Viết đầy đủ

1

Agribank

Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông

thôn Việt Nam

2

CNH, HĐH

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

3

ĐCTC

Định chế tài chính

4

FTP

Quy chế điều chuyển vốn nội bộ

5

HSC

Hội sở chính

6

NHNN

Ngân hàng nhà nước

7

NHTM

Ngân hàng thương mại

8

ODA

Hỗ trợ phát triển chính thức

9

ROA

Tỷ suất sinh lời trên tài sản

10

ROE

Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu

11

TCTD

Tổ chức tín dụng

12

TGTK

Tiền gửi tiết kiệm

13

TSĐB

Tài sản đảm bảo

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.

Huy động vốn tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh Thanh Oai - 2


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ


DANH MỤC BẢNG BIẺU:

Bảng 2.1. Cơ cấu nguồn vốn huy động 2016 – 2019 của Agribank Thanh Oai

......................................................................................................................... 44

Bảng 2.2. Dư nợ tại Agribank Thanh Oai giai đoạn 2016 - 2019 46

Bảng 2.3. Kết quả kinh doanh của Agribank Thanh Oai 47

Bảng 2.4. Các hình thức tiền gửi tiết kiệm tại Agribank Thanh Oai 48

Bảng 2.5. Cơ cấu nguồn vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm của Agribank Thanh Oai giai đoạn 2016-2019 60

Bảng 2.6. Đặc điểm của khách hàng các ngân hàng được xin ý kiến đánh giá

......................................................................................................................... 65

Biểu đồ 2.1. Quy mô khách hàng cá nhân giai đoạn 2016-2019 51

Biểu đồ 2.2. Tỷ lệ khách hàng cá nhân gửi tiền có kỳ hạn giai đoạn 2016-2019

......................................................................................................................... 52

Biểu đồ 2.3. Số dư huy động vốn tiền gửi tiết kiệm bình quân theo số lượng khách hàng của Agribank Thanh Oai giai đoạn 2016-2019 54

Biểu đồ 2.4. Quy mô tài khoản tiết kiệm giao dịch qua các năm 56

Biểu đồ 2.5. Tốc độ tăng trưởng huy động vốn tiền gửi tiết kiệm của Agribank Thanh Oai giai đoạn 2016 - 2019 Agribank Thanh Oai theo kỳ hạn giai đoạn 2016 - 2019 60

Biểu đồ 2.6. Cơ cấu nguồn vốn huy động tiền gửi tiết kiệm của 60

Biểu đồ 2.7. Cơ cấu huy động vốn tiền gửi tiết kiệm theo dòng sản phẩm tại Agribank trong giai đoạn 2016 - 2019 61

DANH MỤC HÌNH VẼ:

Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức của Agribank chi nhánh Thanh Oai 41


MỞ ĐẦU


1. Lý do lựa chọn đề tài

Trong các hoạt động của ngân hàng thương mại, hoạt động huy động vốn là một trong những nghiệp vụ chủ yếu và quan trọng nhất. Hiện nay, hệ thống NHTM phát triển nhanh về số lượng thì vấn đề cạnh tranh trong huy động nguồn vốn là rất gay gắt, thậm chí mang ý nghĩa sống còn, chính vì vậy việc tăng cường công tác huy động vốn, đảm bảo chất lượng và số lượng vốn luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của bất kỳ một NHTM nào. Do tính chất hoạt động của một trung gian tài chính là đi vay để cho vay và cung cấp các dịch vụ tài chính khác, nên vốn huy động là khâu có tính quyết định đối với hoạt động kinh doanh của các NHTM, vì vậy, các NHTM đều rất chú trọng công tác huy động vốn tiền gửi tiết kiệm. Từ các cuộc “chạy đua” tăng lãi suất huy động những năm trước đây cho thấy một thực tế là các NHTM Việt Nam đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn trong việc mở rộng nguồn vốn huy động đáp ứng yêu cầu kinh doanh tăng lên nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nền kinh tế.

Như vậy, để mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh chung thì các NHTM phải bắt đầu từ việc mở rộng và nâng cao hiệu quả HĐV. Nhưng vốn huy động của NHTM từ nhiều nguồn khác nhau và chúng chịu sự chi phối của rất nhiều nhân tố cả khách quan lẫn chủ quan, do vậy tùy vào từng điều kiện hoạt động các NHTM đề ra các biện pháp nhằm huy động nguồn cho phù hợp. Từ những đặc điểm này nên trong bất cứ thời điểm nào thì HĐV tiền gửi tiết kiệm đều được các NHTM đặt ra như một nhiệm vụ ưu tiên và phải tìm các giải pháp phù hợp để đạt được mục tiêu.

Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh Thanh Oai là ngân hàng thương mại nhà nước đóng trên địa bàn huyện Thanh Oai, đối tượng khách hàng chủ yếu là nông nghiệp, nông dân trong khu vực nông thôn với nhu cầu vay vốn rất lớn và xu hướng ngày càng gia tăng. Thực tế thời gian qua, HĐV tiền gửi tiết kiệm của Agribank Thanh Oai về cơ bản đáp ứng được yêu cầu


kinh doanh trong từng giai đoạn, đồng thời, phục vụ khá tốt chiến lược phát triển của Agribank Thanh Oai trong trung và dài hạn. Bên cạnh những kết quả đạt được, HĐV tiền gửi tiết kiệm của Agribank Thanh Oai cũng đặt ra hàng loạt vấn đề còn tồn tại như: tính bền vững của hoạt động HĐV tiền gửi tiết kiệm, tính hợp pháp hay kiểm soát rủi ro trong hoạt động này, do những năm gần đây, môi trường kinh doanh diễn biến rất phức tạp nên những rủi ro trong kinh doanh tiềm ẩn cao không chỉ ở danh mục các sản phẩm đầu ra mà cả trong các sản phẩm đầu vào là huy động vốn. Tính chất rủi ro diễn biến phức tạp cũng khiến cho Agribank Thanh Oai vừa khó huy động nguồn, vừa làm gia tăng chi phí huy động nguồn vốn so với hầu hết các NHTM khác, đặt ra yêu cầu cấp thiết hiện nay và trong tương lai là phải nâng cao hiệu quả huy động nguồn vốn tiền gửi tiết kiệm, từ đó giúp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Agribank nói chung, Agribank Thanh Oai nói riêng.

Với tất cả những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài: “Huy động vốn tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh Thanh Oai” làm đề tài luận văn thạc sỹ kinh tế, chuyên ngành Tài chính ngân hàng.

2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

Huy động vốn tiền gửi tiết kiệm của ngân hàng thương mại là vấn đề nhận được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Một số công trình nghiên cứu cụ thể:

- Phạm Đình Dương (2010), Vốn huy động tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn để phát triển kinh tế - xã hội ở huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam, luận văn Thạc sĩ, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Tác giả đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về huy động vốn tại ngân hàng thương mại; phân tích và đánh giá thực trạng huy động vốn tại ngân hàng Agribank để phát triển kinh tế - xã hội ở huyện Tiên Phước, Quảng Nam. Trên cơ sở đó, đã đưa ra một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động huy động vốn. Tuy nhiên, khi đề cập giải pháp tác giả lại không đề cập đến nâng cao trình độ công nghệ ngân hàng, vì trong thời đại ngày nay, công nghệ ngân hàng có vai trò rất lớn trong hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại


- Trần Xuân Hòa (2011), Giải pháp mở rộng huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Chi nhánh Thanh Xuân, luận văn thạc sỹ, Học Viện Tài Chính. Luận văn tập trung nghiên cứu về hoạt động huy động vốn và chất lượng huy động vốn của Agribank Thanh Xuân, lấy số liệu từ năm 2009 - 2011 làm cơ sở minh chứng. Kết hợp các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh… Từ đó tìm ra được nguyên nhân và rút ra được những hạn chế vẫn còn tồn tại trong hoạt động huy động vốn tại Chi nhánh. Đưa ra những giải pháp mở rộng huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Chi nhánh Thanh Xuân. Tuy nhiên, tác giả chưa đề cập đến định hướng mở rộng huy động vốn tại Agribank Thanh Xuân, bởi đây chính là căn cứ quan trọng để đề xuất giải pháp trong luận văn.

- Nguyễn Xuân Huỳnh (2011), Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Chi nhánh Nam Hà Nội, luận văn thạc sỹ, Học Viện Tài Chính. Luận văn hệ thống hóa lý luận về hoạt động huy động vốn của NHTM, chỉ ra được thực trạng huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Chi nhánh Nam Hà Nội. Từ đó đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Chi nhánh Nam Hà Nội. Tuy nhiên, khi phân tích thực trạng tác giả lại không đề cập đến yếu tố cơ sở vật chất, công nghệ ngân hàng mà Agribank Nam Hà Nội đang áp dụng.

- Nguyễn Thị Hải (2016), Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Công thương Việt Nam chi nhánh Hoàn Kiếm, luận văn thạc sĩ, Đại học Kinh tế Quốc dân. Luận văn đã hệ thống những vấn đề lý luận về tình hình huy động vốn tại ngân hàng, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Hoàn Kiếm. Nhưng tác giả lại chưa phân tích, so sánh tương quan ngành, so sánh giữa ngân hàng đang nghiên cứu với ngân hàng khác hay với mức trung bình của ngành.


- Trần Phú Cường (2017), Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, luận văn thạc sĩ, Học viện ngân hàng. Luận văn đã chỉ ra được các giải pháp nhằm tăng cường công tác huy động vốn tại ngân hàng. Tuy nhiên các giải pháp đưa ra cũng chưa thật phù hợp với tình hình nghiên cứu, cũng như chưa đánh giá được giải pháp nào là tốt nhất trong hoạt động huy động vốn hoặc giải pháp nào là giảm chi phí mà huy động vốn vẫn đạt hiệu quả cao.

- Nguyễn Thị Ngọc Lan (2017), Giải pháp mở rộng và nâng cao chất lượng huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Chi nhánh Thăng Long, luận văn thạc sỹ, Học Viện Ngân Hàng. Tác giả luận văn đã xây dựng khung khổ lý thuyết và phân tích thực trạng mở rộng và nâng cao chất lượng huy động vốn tại ngân hàng Agribank chi nhánh Thăng Long, đề xuất được một số giải pháp có ý nghĩa nhằm tiếp tục mở rộng và nâng cao chất lượng huy động vốn tại ngân hàng Agribank chi nhánh Thăng Long.

Các công trình nghiên cứu nói trên đã đề cập một cách khái quát cơ sở lý luận của hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại, đã đề xuất nhiều giải pháp có ý nghĩa về lý luận và thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại các ngân hàng thương mại được chọn để nghiên cứu. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu nói trên đều có dữ liệu, số liệu khá cũ, một số giải pháp về ứng dụng công nghệ ngân hàng chưa cập nhật những công nghệ mới, phương thức mới trong hoạt động huy động vốn, cũng chưa có nghiên cứu nào lấy phạm vi là ngân hàng Agribank chi thánh Thanh Oai. Do đó, tác giả lựa chọn đề tài “huy động vốn tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Thanh Oai” là vấn đề mang tính thời sự, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu

Từ lý luận và thực tiễn hoạt động huy động vốn tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Thanh Oai, luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tiền gửi tiết kiệm taị


Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Thanh Oai trong thời gian tới.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về huy động vốn tiền gửi tiết kiệm của ngân hàng thương mại

- Phân tích thực trạng huy động vốn tiền gửi tiết kiệm của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Thanh Oai để tìm ra những kết quả đạt được cũng như hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế trong huy động vốn tiền gửi tiết kiệm của Agribank Thanh Oai.

- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh Thanh Oai.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Huy động vốn tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh Thanh Oai

4.2. Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung: luận văn tập trung nghiên cứu hoạt động huy động vốn tiền gửi tiết kiệm của các khách hàng cá nhân.

- Về không gian: luận văn nghiên cứu hoạt động huy động vốn tiền gửi tiết kiệm khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh Thanh Oai.

- Về thời gian: luận văn nghiên cứu huy động vốn tiền gửi tiết kiệm khách hàng cá nhân tại Agribank Thanh Oai trong giai đoạn 2016-2019, định hướng đến năm 2025.


5. Phương pháp nghiên cứu và thu thập dữ liệu

5.1. Phương pháp thu thập tài liệu, dữ liệu

- Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Phương pháp này tiến hành thu thập ý kiến đánh giá của khách hàng đối với hoạt động huy động vốn tiền gửi tiết kiệm của Agribank Thanh Oai.

Phương pháp đánh giá về chất lượng sản phẩm huy động vốn dựa trên điều tra ý kiến khách hàng thông qua phiếu hỏi. Ý kiến của khách hàng về chất lượng các sản phẩm huy động vốn được thu thập thông qua các hoạt động điều tra trực tiếp từ xã hội, cụ thể đây là khách hàng dân cư đang sử dụng tiền gửi tại Agribank Thanh Oai. Bảng câu hỏi chính thức được xây dựng qua tham khảo ý kiến các chuyên gia trong ngành, lập phiếu điều tra khảo sát và gửi phiếu điều tra khảo sát tới khách hàng, tiếp theo đó tập hợp ý kiến đánh giá của từng khách hàng, sau đó tổng hợp kết quả đánh giá cho điểm bình quân của khách hàng và nhận xét, đánh giá so với thang điểm xây dựng.

Bảng tiêu chí về chất lượng sản phẩm dịch vụ

- Nhóm tiêu chí mức độ tin cậy

- Nhóm tiêu chí mức độ đáp ứng

- Nhóm tiêu chí năng lực phục vụ

- Nhóm tiêu chí mức độ đồng cảm

- Nhóm tiêu chí về cơ sở vật chất, phương tiện hữu hình.

Nghiên cứu sử dụng thang đo LIKERT 5 với số điểm được quy ước từ 1 đến 5 với mức ý nghĩa như sau:

Điểm

1

2

3

4

5

Ý nghĩa

Kém

Trung bình

Khá

Tốt

Rất tốt


Chọn mẫu điều tra: Việc điều tra được tiến hành với lựa chọn ngẫu nhiên với những khách hàng đang sử dụng sản phẩm dịch vụ tiền gửi của Agribank Thanh Oai.

Xem tất cả 122 trang.

Ngày đăng: 03/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí