SXKD. Các DNNVV gặp khó khăn được chủ động vay vốn trực tiếp từ “Quỹ trợ cấp” có nguồn hình thành từ ngân sách Trung ương trợ giúp cho DNNVV khi nền kinh tế thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt. Mặt khác, các DNNVV hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu chủ động nắm bắt thông tin để hưởng ưu đãi từ việc hoàn thuế giá trị gia tăng (VAT) cho các DN xuất khẩu (chính sách hoàn thuế giá trị gia tăng - VAT cho các DN xuất khẩu được thực hiện từ tháng 11/2010 đến nay) [26]
Nhờ tích cực đổi mới từ bên trong mỗi DN mà DNNVV Trung Quốc đã tăng khả năng huy động vốn, mở rộng quy mô nguồn vốn để phát triển. Như vây, các DNNVV Trung Quốc đã tích cực khai thác nguồn vốn từ trái phiếu DN, TTCK, chính sách “bảo lãnh qua liên kết”, các Quỹ hỗ trợ tín dụng, cho vay trực tiếp DNNVV và thông qua chính sách thuế, Quỹ trợ cấp của Chính phủ nhằm tăng quy mô nguồn vốn để hoạt động và phát triển.
1.3.1.2. Kinh nghiệm huy động vốn để phát triển DNNVV ở Nhật Bản
Nhật Bản được mệnh danh là “Vương quốc của các DN” trong đó, DNNVV được coi là “Vua của vương quốc”. Ở Nhật bản, DNNVV chiếm 99% tổng số DN đang hoạt động và giữ vị trí đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế, ổn định xã hội. Đa phần các DNNVV Nhật Bản đều hoạt động như những DN vệ tinh, nhận thầu công việc của DN lớn. Để tăng nguồn vốn, DNNVV Nhật Bản tích cực áp dụng công nghệ mới nhằm tăng khả năng huy động các nguồn vốn, cụ thể:
- Các DNNVV tích cực phát hành cổ phiếu và các giấy tờ có giá ra công chúng nhằm tăng quy mô vốn để phát triển. Từ năm 1996, Chính phủ Nhật Bản đã thành lập quỹ ĐTMH để hỗ trợ vốn cho các DN kinh doanh mạo hiểm phát hành trái phiếu, thậm chí trực tiếp tài trợ cho trái phiếu của các DN dưới danh nghĩa Chính phủ. Các DNNVV chủ động khai thác chính sách ưu đãi của Chính phủ để tăng quy mô vốn bằng phát hành cổ phiếu, các giấy tờ có giá ra công chúng.
- Các DNNVV Nhật Bản chủ động huy động vốn trên TTCK qua sàn giao dịch thứ cấp. Đây là sàn giao dịch do Chính phủ thành lập để quản lý các giao dịch phi chính thức (OTC) nhằm đáp ứng nhu cầu về các dịch vụ tài chính và chuyển nhượng của các DNNVV. Các điều kiện niêm yết trên thị trường thứ cấp “rất lỏng
lẻo” với mục đích tạo cơ hội cho các DN gặp khó khăn tạm thời nhưng có tiềm năng phát triển được niêm yết trên sàn giao dịch OTC để tăng quy mô vốn [21].
- DNNVV Nhật Bản tích cực đổi mới kỹ thuật, ứng dụng công nghệ tiên tiến, tăng năng lực sản xuất và sức cạnh tranh nhằm tăng cơ hội tiếp cận vốn từ các "Chính sách trợ cấp tài chính của Chính phủ tài trợ trực tiếp cho đầu tư đổi mới công nghệ để khuyến khích các DNNVV áp dụng công nghệ mới”; hoăc vay được các khoản vay dài hạn không có lãi hoặc lãi suất rất thấp để nâng cao trình độ công nghệ, trang thiết bị hiện đại mà Chính phủ dành cho DNNVV. Với đặc điểm là một quốc gia “không giàu tài nguyên tự nhiên”, Chính phủ Nhật Bản xác định “nguồn tài nguyên quan trọng nhất cho phát triển kinh tế Nhật Bản là con người”. Bởi vậy, Chính phủ Nhật Bản luôn dành mọi ưu đãi khuyến khích DN đầu tư, đổi mới, ứng dụng công nghệ tiên tiến. Để khai thác cơ hội từ chính sách ưu đãi của Chính phủ, các DNNVV tích cực đầu tư đổi mới công nghệ, mua sắm trang thiết bị để tiếp cận vốn từ “Quỹ phát triển công nghệ mới” của các tổ chức tài chính phục vụ cho chính sách của Nhà nước (State- owned and policy-based financial institutions) và các tổ chức tài chính phi chính phủ.
- Các DNNVV chủ động tiếp cận kênh tài trợ vốn trực tiếp dành cho phát triển DNNVV của Chính phủ. Bởi, Luật các công ty Xúc tiến đầu tư phục vụ phát triển DNNVV Nhật Bản được xây dựng với mục tiêu tăng cường nguồn vốn cho các DN mở rộng kinh doanh, giúp các DNNVV trong việc niêm yết chứng khoán và gia tăng nguồn vốn sở hữu nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh trên trường quốc tế. Như vậy, DNNVV Nhật Bản đã chủ động khai thác nguồn vốn từ TTCK (phát hành cổ phiếu và các giấy tờ có giá ra công chúng, huy động vốn trên TTCK qua sàn giao dịch thứ cấp), tiếp cận các kênh tài trợ vốn cho phát triển DNNVV của Chính phủ, từ “Quỹ phát triển công nghệ mới” của các tổ chức tài chính phục vụ
cho chính sách của Nhà nước nhằm tăng quy mô vốn để phát triển.
Có thể bạn quan tâm!
- Huy Động Nợ Phải Trả Để Phát Triển Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa
- Nguyên Tắc Huy Động Vốn Để Phát Triển Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa [85]
- Chỉ Tiêu Phản Ánh Phát Triển Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa
- Tổng Quan Về Tình Hình Phát Triển Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa Trên Địa Bàn Thành Phố Hà Nội.
- Số Lượng Dnnvv Trên Địa Bàn Hà Nội Phân Theo Quy Mô
- Cơ Cấu Vốn Chủ Sở Hữu Của Dnnvv Khu Vực Ngoài Nn
Xem toàn bộ 240 trang tài liệu này.
Cùng với việc chủ động huy động vốn từ mỗi DNNVV, Chính phủ Nhật bản đã tích cực thành lập các tổ chức tài chính chuyên doanh hỗ trợ cho tổ chức taì chính công nhằm hỗ trợ vốn cho DNNVV. Cụ thể, Nhật bản đã thành lập hơn 862
tổ chức tài chính chuyên cung ứng vốn cho DNNVV và 4.517 tổ chức tài chính chuyên trách phục vụ cho DNNVV trong lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp [21].
1.3.1.3. Kinh nghiệm huy động vốn để phát triển DNNVV của Malaysia
Từ tháng 1/2014 Malaysia áp dụng quy định mới về số lượng lao động, doanh thu đối với DNNVV nhằm mở rộng hơn phạm vi và quy mô của các DNNVV để thích ứng với cạnh tranh từ các DN nước ngoài và đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Các nhân tố quyết định phát triển nhanh và bền vững DNNVV Malaysia thể hiện trên hai khía cạnh: lợi ích từ cơ chế quản lý nhà nước một đầu mối và lợi ích từ các chính sách hỗ trợ DN, mà tiêu biểu là một hệ thống các chính sách tín dụng đa dạng, linh hoạt và hiệu quả. Để nâng cao cơ hội tiếp cận và thụ hưởng các chính sách ưu đãi của Chính phủ, các DNNVV Malaysia đã áp dụng biện pháp:
- DNNVV Malaysia chú trọng thu hút vốn thông qua phát hành trái phiếu DN để tăng quy mô nguồn vốn. Mặt khác, DN tích cực đổi mới công nghệ, nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả sử dụng vốn, tăng lợi nhuận để tăng quy mô vốn.
- DNNVV Malaysia tích cực tham gia vào các Hiệp hội và Hiệp hội DNNVV để được vay vốn từ chính sách bảo lãnh tín dụng của Chính phủ. Đây là chính sách quan trọng hàng đầu trong các chính sách phát triển kinh tế nhằm duy trì sự phát triển bền vững ở mức độ cao của cộng đồng DNNVV Malaysia. Nhờ tích cực tham gia các tổ chức Hiệp hội, DNNVV có thể tiếp cận vốn vay từ 4 quỹ bảo lãnh tín dụng để tăng nguồn vốn của DN, đó là: Hệ thống bảo lãnh tín dụng chung - General Guarantee Scheme (CGC), Hệ thống bảo lãnh các khoản vay đặc biệt - Special Loan Scheme, Hệ thống bảo lãnh tín dụng cơ bản - Principal Guarantee Scheme. Hệ thống bảo lãnh tín dụng chủ yếu - New Principal Guarantee Scheme [21].
Như vậy, các DNNVV Malaysia đã chú trọng huy động tăng vốn chủ sở hữu, tích cực huy động vốn từ kênh phát hành trái phiếu DN, tiếp cận vốn từ chính sách bảo lãnh tín dụng của Chính phủ nhằm tăng quy mô nguồn vốn để phát triển.
1.3.1.4. Kinh nghiệm huy động vốn để phát triển DNNVV của Thái Lan
DNNVV chiếm 97% tổng số DN hoạt động trong nền kinh tế của Thái Lan. Để nâng cao năng lực huy động vốn nhằm duy trì hoạt động và phát triển, các DNNVV Thái Lan đã thực hiện các biện pháp:
- Các DNNVV Thái Lan tích cực tham gia vào “Các chương trình phát triển DNNVV” của Chính phủ. Đây là chương trình được thực hiện hàng năm với các hoạt động hiệu quả về thành lập và phát triển thị trường vốn cho DNNVV, đào tạo chủ DN và người lao động, hỗ trợ nghiên cứu, tìm kiếm thị trường. Thông qua chương trình phát triển DNNVVcác DN có thể nâng cao năng lực hoạt động, tăng quy mô nguồn vốn để phát triển SXKD [21].
- Các DNNVV tích cực đổi mới phù hợp để thích nghi các quy luật thị trường nhằm khai thác tối ưu các nguồn vốn nhỏ lẻ tiềm tàng trong nền kinh tế để tăng quy mô vốn. Mặt khác, DNNVV luôn chú trọng nâng cao năng lực tiếp cận nguồn vốn của Chính phủ từ Quỹ Phát triển DNNVV và hệ thống các chính sách hỗ trợ tín dụng dành cho DNNVV để bổ sung làm tăng quy mô nguồn vốn.
Vậy, các DNNVV Thái Lan luôn khai thác tối ưu các nguồn vốn nhỏ lẻ tiềm tàng trong nền kinh tế để tăng vốn, chủ động tiếp cận nguồn vốn của Chính phủ từ Quỹ Phát triển DNNVV và các chính sách hỗ trợ tín dụng dành cho DNNVV nhằm tăng quy mô nguồn vốn để phát triển.
Có thể thấy rằng, dù có sự khác nhau về điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội, trình độ và tốc độ phát triển kinh tế, song các DNNVV đều chủ động tăng quy mô nguồn vốn để phát triển đóng góp quan trọng vào thành công của các nền kinh tế Trung Quốc, Nhật Bản, Malaysia, Thái Lan. Các DNNVV tích cực khai thác các nguồn vốn trong nền kinh tế, chủ động đổi mới để tăng cơ hội thụ hưởng chính sách hỗ trợ của Chính phủ từ các nguồn vốn vay dành cho DNNVV để tăng quy mô vốn phục vụ hoạt động SXKD.
1.3.2. Kinh nghiệm huy động vốn để phát triển DNNVV của một số Tỉnh
1.3.2.1. Huy động vốn để phát triển DNNVV ở thành phố Hồ Chí Minh
Những năm qua, DNNVV trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đã phát triển nhanh, đóng góp ngày càng quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế, giải phóng sức sản xuất, huy động các nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố. Tính đến ngày 31/12/2018, trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh có 228.267 DN đang hoạt động, chiếm 31,9% số DN của cả nước, trong đó 96,92% là DNNVV. Như vậy, thành phố Hồ Chí Minh luôn dẫn đầu cả nước về tổng số DN và số
DNNVV hoạt động. Tuy số lượng DN phát triển nhanh nhưng chủ yếu là DN nhỏ và siêu nhỏ. Xét về hiệu quả thông qua chỉ tiêu lợi nhuận thì chỉ có 37,81% DN hoạt động có lãi, số còn lại kinh doanh hòa vốn và thua lỗ[111]. DNNVV đã nâng cao khả năng huy động các nguồn vốn để tăng quy mô vốn bằng biện pháp:
- Các DNNVV thành phố Hồ Chí Minh luôn xác định muốn trụ vững trong nền KTTT phải luôn chủ động tạo nguồn vốn cho DN mình thông qua việc tìm kiếm đối tác, mời gọi đầu tư từ đó tăng quy mô vốn để phát triển.
- DNNVV tích cực thực hiện các quy định về hoạt động quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu TSĐB, xây dựng dự án kinh doanh khả thi, chứng minh hiệu quả SXKD nhằm tạo uy tín để tăng khả năng huy động vốn từ NHTM, TCTC. Đối với đa số DNNVV trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, nguồn vốn cơ bản nhất để phát triển là vay từ NHTM, TCTC. Để huy động vốn từ NHTM, TCTC, DNNVV cần thực hiện nghiêm túc cam kết khi vay vốn, tạo tăng trưởng ổn định, tạo niềm tin và uy tín đối với tổ chức cho vay.
- DNNVV tích cực tham gia chương trình kết nối ngân hàng và DNNVV do NHNN chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh chủ trì nhằm tăng khả năng huy động vốn từ các NHTM hỗ trợ cho phát triển DNNVV để tăng quy mô vốn.
- DNNVV coi trọng đầu tư đổi mới công nghệ nhằm nâng cao cơ hội tiếp cận, thụ hưởng nguồn vốn từ chương trình ưu đãi của Thành phố hỗ trợ DNNVV đầu tư, đổi mới công nghệ. Với chương trình đầu tư đổi mới công nghệ, ngân sách Thành phố dành khoảng 1.000 tỷ đồng để hỗ trợ, bù lãi vay cho các dự án, mở rộng sản xuất, xây dựng nhà xưởng cao tầng để đẩy nhanh phát triển DNNVV.
- Các DNNVV luôn chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm, đổi mới công nghệ, tăng quy mô SXKD để tăng khả năng tiếp cận các nguồn vốn trung và dài hạn từ Quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNNVV, Quỹ phát triển DNNVV, Quỹ hỗ trợ khởi nghiệp của Thành phố và các chương trình trợ giúp DNNVV của Chính phủ.
- Để DNNVV có thể nâng cao khả năng tiếp cận các nguồn vốn đáp ứng nhu cầu vốn cho SXKD, Thành phố ban hành và thực hiện các quy định về hoạt động huy động vốn của DNNVV nhằm giảm các thủ tục vay vốn phiền phức, đa dạng các sản phẩm tín dụng phù hợp với loại hình DNNVV.
Như vậy, DNNVV ở thành phố Hồ Chí Minh đã chủ động huy động vốn từ NHTM, TCTC, từ các Quỹ, tín dụng thương mại của nhà cung cấp, các khoản nợ có tính chu kỳ để tăng quy mô tổng nguồn vốn để hoạt động và phát triển. Ngoài nỗ lực từ chính các DNNVV, UBND thành phố Hồ Chí Minh đẩy mạnh cải cách hành chính, cắt giảm thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi cho DN trong hoạt động SXKD, hỗ trợ DN khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo. Cục thuế Thành phố đã công khai các thủ tục hành chính về thuế, đảm bảo 98% DN khai thuế và nộp thuế điện tử, phối hợp với các bộ ngành liên quan, kiến nghị một số giải pháp hỗ trợ thuế cho DN: giảm thuế suất thuế thu nhập DN cho DNNVV xuống còn 17% trong các năm tới, giảm 50% thuế thu nhập cá nhân phải nộp từ tiền lương, tiền công của nhân lực công nghệ cao[66]. Nhờ nỗ lực cải cách từ chính DNNVV và Thành phố mà DNNVV đã tăng vốn nợ phải trả, tăng quy mô nguồn vốn để phát triển.
2.3.2.2. Kinh nghiệm huy động vốn để phát triển DNNVV ở tỉnh Vĩnh Phúc
Tỉnh Vĩnh Phúc hiện có gần 9.000 DNNVV, chiếm 97% tổng số DN đang hoạt động, đóng góp 10% GDP, 20% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, nộp ngân sách hàng năm gần 4% tổng thu NSNN. Các DNNVV có vai trò lớn trong thu hút, tạo việc làm cho lao động địa phương, lao động nông thôn, giải quyết việc làm cho trên 70 nghìn lao động, chiếm 60% lao động trong khu vực DN. UBND tỉnh Vĩnh Phúc xác định phát triển DNNVV là chiến lược lâu dài, là nhiệm vụ trọng tâm trước mắt để tạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động của tỉnh [21],[47]. Để có đủ nguồn vốn cho phát triển, các DNNVV Vĩnh Phúc đã thực thi biện pháp:
- Các DNNVV chủ động xây dựng phương án SXKD hướng vào các ngành, lĩnh vực phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phát huy lợi thế và tiềm năng của tỉnh, gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới. Nhờ vậy, DNNVV đã huy động được các nguồn vốn nhàn rỗi để tăng quy mô vốn.
- DNNVV mở rộng quy mô gắn với nâng cao năng lực SXKD, tăng chất lượng sản phẩm để gia tăng năng lực cạnh tranh của DN, sản phẩm từ đó khẳng định vị thế, tăng uy tín của DN khi tiếp cận, huy động vốn từ NHTM, TCTC.
- DNNVV tích cực ứng dụng công nghệ tiên tiến vào SXKD với hình thức, bước đi thích hợp. DNNVV chủ động ứng dụng mô hình tổ chức quản lý hiệu quả,
48
cạnh tranh, nâng cao năng lực quản lý, kỹ năng quản trị cho chủ DN gắn với xây dựng thương hiệu sản phẩm và DN từ đó nâng cao khả năng huy động vốn.
- DNNVV tích cực tham gia chuỗi giá trị sản phẩm hàng hóa và dịch vụ từ đó tăng mối liên kết giữa các DNNVV trong và ngoài tỉnh, liên kết giữa DNNVV với DN lớn để tăng cơ hội huy động vốn, tăng quy mô nguồn vốn cho SXKD.
Như vậy, DNNVV tỉnh Vĩnh Phúc đã tích cực khai thác nguồn vốn từ NHTM, TCTC, hướng vào các ngành có lợi thế của tỉnh để tăng huy động nguồn vốn ưu đãi từ các chương trình phát triển của tỉnh nhằm tăng quy mô vốn để phát triển.
2.3.2.3. Kinh nghiệm huy động vốn để phát triển DNNVV của tỉnh Bắc Ninh
Bắc Ninh hiện có hơn 6000 DNNVV, các DN khai thác tiềm năng thế mạnh của địa phương, giải quyết việc làm, tăng thu ngân sách, đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Từ tháng 12/2008 Bắc Ninh đã thực hiện cơ chế một cửa liên thông các thủ tục đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế và con dấu cho DN, áp dụng thống nhất một mã số cho đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế đúng quy định của pháp luật [53]. Để huy động đủ nguồn vốn, DNNVV Bắc Ninh đã thực hiện:
- Các DNNVV chủ động xây dựng kế hoạch SXKD hướng vào ngành, lĩnh vực mà tỉnh tập trung đầu tư vốn để khai thác lợi thế từ nguồn vốn đầu tư của tỉnh, từ đó tăng quy mô vốn cho DN. Đó là các dự án chế biến nông sản thực phẩm, các dự án thu hút nhiều lao động, có hiệu quả kinh tế - xã hội và tác động lớn đến phát triển kinh tế nông thôn, các dự án đầu tư vào vùng khó khăn là các huyện phía nam sông Đuống (Gia Bình, Lương Tài, Thuận Thành).
- Các DNNVV xây dựng kế hoạch huy động, khai thác, sử dụng hiệu quả các nguồn vốn tín dụng, nguồn vốn từ Quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNNVV và các Quỹ hỗ trợ DN của tỉnh để gia tăng quy mô vốn phục vụ hoạt động SXKD của DN.
- Các DNNVV Bắc Ninh tích cực đầu tư đổi mới công nghệ, đẩy nhanh ứng dụng công nghệ thông tin “số hóa” trong hoạt động, nâng cao năng lực sản xuất và sức cạnh tranh của sản phẩm, DN để tăng cơ hội huy động vốn từ các kênh cung ứng vốn cho DN và các Quỹ hỗ trợ của Chính phủ và tỉnh dành cho DNNVV.
Vậy, DNNVV trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đã tích cực khai thác các nguồn vốn tín dụng, nguồn vốn từ Quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNNVV và các Quỹ hỗ trợ DN
nhằm tăng quy mô nguồn vốn để phát triển. Cùng với nỗ lực nâng cao năng lực huy động vốn để phát triển từ chính các DNNVV, UBND tỉnh Bắc Ninh định kỳ tổ chức đối thoại giữa DN và chính quyền để nắm bắt và giải quyết những “ách tắc” cho DNNVV trong huy động vốn để phát triển.
1.3.3. Một số bài học kinh nghiệm về huy động vốn để phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Hà Nội
Kinh nghiệm huy động vốn để phát triển DNNVV từ các nước rất đa dạng không theo một khuôn mẫu định trước. Kinh nghiệm huy động vốn để phát triển DNNVV các tỉnh (thành) ở nước ta cũng rất phong phú. Tuy nhiên, sự thành công trong huy động vốn để phát triển DNNVV các nước và các tỉnh (thành) ở nước ta đều có đặc điểm chung là: hướng vào khai thác tối đa lợi thế so sánh từ các nguồn lực tự nhiên, kinh tế, xã hội cũng như các phong tục tập quán để gia tăng nguồn vốn cho phát triển DN. Từ kinh nghiệm huy động vốn để phát triển DNNVV của các “con rồng” “con hổ” châu Á có đặc điểm tương đồng với Việt Nam và một số địa phương trong nước có nét tương đồng với thành phố Hà Nội, DNNVV trên địa bàn Hà Nội có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:
Thứ nhất, DNNVV chú trọng tăng thêm vốn chủ sở hữu để tăng quy mô vốn.
Thứ hai, DNNVV chủ động nâng cao khả năng huy động vốn từ NHTM, TCTD để tăng nợ phải trả, tăng quy mô vốn để phát triển.
Thứ ba, DNNVV chủ động trong tiếp cận các kênh tài trợ vốn trực tiếp cho phát triển DNNVV của Chính phủ và địa phương nhằm gia tăng nguồn vốn để hoạt động và phát triển.
Thứ tư, DNNVV tích cực đầu tư đổi mới kỹ thuật, ứng dụng công nghệ tiên tiến vào SXKD, gia tăng năng lực sản xuất và sức cạnh tranh nhằm tăng cơ hội tiếp cận, thụ hưởng các chính sách hỗ trợ vốn và nguồn lực của Chính phủ dành cho đổi mới công nghệ để phát triển DNNVV.
Thứ năm, DNNVV chủ động tham gia vào các tổ chức Hiệp hội để tăng cơ hội vay vốn từ Quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNNVV, Quỹ phát triển DNNVV đồng thời tăng cơ hội thụ hưởng các chính sách hỗ trợ của Chính phủ dành cho DNNVV.