Bối Cảnh Kinh Tế 2001-2010 Và Sự Phát Triển Của Kinh Tế Tư Nhân Ở Nước Ta


trường chứng khoán. Đây cũng là kinh nghiệm của Malaysia, Trung Quốc và Hàn Quốc.

+ Xây dựng các chính sách cho phép hợp tác giữa nhà nước và tư nhân dưới các hình thức khác nhau trong các công trình, dự án hạ tầng, các dự án xã hội hóa trong giáo dục, y tế, … sao cho đảm bảo quyền lợi của nhà nước, tư nhân và xã hội.

- Bên cạnh khung pháp lý, việc huy động nguồn lực tài chính cần phải dựa trên cơ sở môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, đặc biệt là duy trì được sự ổn định của giá cả và tỷ giá hối đoái. Đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế và tăng trưởng thu nhập cao, tạo được niềm tin của khu vực tư nhân. Chỉ khi đó thì khu vực tư nhân mới có nguồn lực tài chính tích lũy, và mới tin tưởng đầu tư, gửi tiết kiệm. Kinh nghiệm thu hút tiết kiệm của Malaysia cho thấy nếu duy trì kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát thấp thì sẽ tạo điều kiện cho người dân tin tưởng vào đồng nội tệ và mạnh dạn gửi tiết kiệm

- Hệ thống tài chính phải phát triển với độ tin cậy và thuận tiện cao, nhiều sản phẩm tài chính khác nhau để có thể thu hút nguồn lực tài chính trong khu vực tư nhân, với đặc tính đa dạng, phân tán, khó đo lường. Có các chính sách khuyến khích tiết kiệm và gửi tiết kiệm. Phát triển hợp lý thị trường trái phiếu, bên cạnh thị trường cổ phiếu để thu hút nguồn lực tài chính trực tiếp từ kinh tế tư nhân. Đây cũng là kinh nghiệm rút ra từ sự phát triển của hệ thống tài chính Malaysia

Các dự án hợp tác công tư cần phải được chuẩn bị kỹ càng, chu đáo, với cam kết mạnh mẽ của chính phủ và phải đảm bảo khả năng sinh lợi cho khu vực tư nhân. Đây chính là kinh nghiệm từ các nước đã thành công với các dự án hợp tác công tư, BT, BOT,…


KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Qua phân tích, có thể thấy vốn đầu tư phát triển có vai trò quan trọng đối với tất cả các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển, khi nguồn vốn và lao động là hai nhân tố sản xuất đóng góp chính vào tăng trưởng. Trong đó, nguồn lực tài chính từ khu vực tư nhân có ý nghĩa rất lớn trong việc cung cấp vốn, trong bối cảnh ngân sách nhà nước chỉ có thể đảm bảo một phần nhỏ nhu cầu đầu tư. Hơn nữa, đầu tư công thường kém hiệu quả và chỉ nên tập trung vào những lĩnh vực mà tư nhân không thể và không muốn tham gia. Huy động nguồn lực tài chính từ khu vực tư nhân vào đầu tư phát triển do vậy là bài toán của mọi quốc gia, đặc biệt các quốc gia đang phát triển.

Nguồn lực này có thể thu hút theo nhiều kênh. Trước hết, khu vực tư nhân có thể tham gia trực tiếp đầu tư vào sản xuất kinh doanh, dưới hình thức doanh nghiệp tư nhân hoặc cổ phần. Tư nhân cũng có thể gián tiếp đầu tư qua hệ thống tài chính, thông qua tiền gửi tiết kiệm hoặc mua trái phiếu. Khoản tiền này sẽ được các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất kinh doanh hoặc xây dựng cơ sở hạ tầng. Tư nhân có thể mua cổ phiếu của doanh nghiệp, từ đó cung cấp thêm vốn cho doanh nghiệp. Hay khu vực tư nhân có thể tham gia trực tiếp đầu tư toàn bộ hoặc hợp tác đầu tư với nhà nước trong cung cấp dịch vụ công và đầu tư cơ sở hạ tầng công cộng.

Kinh nghiệm các nước cho thấy, nếu phân tích kỹ lưỡng, có chính sách khuyến khích, đảm bảo được môi trường kinh tế vĩ mô thuận lợi thì hoàn toàn có thể huy động có hiệu quả nguồn lực tài chính từ khu vực tư nhân vào đầu tư phát triển kinh tế xã hội.


Chương 3

THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH TỪ KINH TẾ TƯ NHÂN CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI Ở VIỆT NAM


3.1. BỐI CẢNH KINH TẾ 2001-2010 VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KINH TẾ TƯ NHÂN Ở NƯỚC TA

3.1.1 Khái quát bối cảnh kinh tế thế giới và nước ta giai đoạn 2001-2010

3.1.1.1. Bối cảnh kinh tế thế giới

Thập kỷ 2001 - 2010 là thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21 và cũng là thập kỷ tiếp theo sự bùng nổ của công nghệ và internet những năm 1990. Mặc dù có nhiều thăng trầm gắn với hai cuộc khủng hoảng kinh tế, trong đó có cuộc khủng hoảng kinh tế lớn từ 2008 đến nay. Tuy nhiên, đây cũng là thập kỷ kinh tế thế giới vẫn có sự tăng trưởng mạnh mẽ. Xét về qui mô, GDP kinh tế thế giới cho tới năm 2009 đã đạt 57,94 nghìn tỷ đô la, tăng 85% so với mức 31,3 nghìn tỷ đô la năm 2001 và qui mô này tiếp tục tăng 4,8% trong năm 2010. Tính chung trong 10 năm, tốc độ tăng trưởng bình quân của thế giới không thay đổi so với thập kỷ trước. Về thương mại quốc tế, qui mô trao đổi thương mại đã tăng gấp đôi tính từ 2001 đến 2009 và tốc độ tăng trưởng của thương mại lên tới 11,4% chỉ tính năm 2010. Cùng với sự phát triển kinh tế, thương mại, hoạt động đầu tư nước ngoài cũng có bước phát triển giúp các nước đang phát triển có vốn đầu tư vào máy móc thiết bị, xóa đói giảm nghèo và chuyển giao công nghệ. Theo UNCTAD, tỷ trọng vốn đầu tư nước ngoài trong các nền kinh tế đang phát triển đã tăng gấp đôi trong một thập kỷ qua.

Tuy nhiên, chất lượng tăng trưởng chung của thế giới có chiều hướng giảm sút qua các năm do tăng trưởng thời kỳ này ở các nước phát triển, đặc biệt là Mỹ, dựa nhiều vào chính sách nới lỏng tiền tệ, buông lỏng thị trường


tài chính, vào chính sách tài khóa mở rộng. Tăng trưởng không còn ổn định khi bên cạnh những năm kinh tế tăng trưởng cao (5.2% năm 2007) là những năm tăng trưởng thấp (2,2% năm 2001), thậm chí tăng trưởng âm (-1,3% năm 2009). Điều đó cho thấy tính bền vững của tăng trưởng bị suy giảm, rủi ro tăng lên. Kinh tế thế giới ngày càng khó dự báo và khó kiểm soát. Sau những năm tăng trưởng nhanh, thế giới dường như hả hê với thành tích và coi nhẹ các nguy cơ. Tăng trưởng được thúc đẩy bằng chính sách tiền tệ và tài khóa mở rộng, lãi suất thấp kéo theo các bong bóng trên thị trường nhà đất và tài chính, chi tiêu chính phủ tăng kéo theo thâm hụt ngân sách và nợ công chồng chất. Kết quả không tránh khỏi là khủng hoảng tài chính nổ ra ở Mỹ, khủng hoảng nợ công nổ ra ở châu Âu, gây suy thoái kinh tế trên toàn thế giới.


2001

2006

2007

2008

2009

2010

Ước

2011

Mỹ

1,1

2,7

1,8

0

-2,7

2,9

1,7

Anh

2,5

2,8

2,7

-0,1

-4,9

1,3

0,9

Nhật

0,2

2,0

2,4

-1,2

-6,3

5,1

-0,4

Ý

1,8

2,0

1,5

-1,3

-5,2

1,3

0,5

Đức

1,2

3,4

2,7

1,0

-4,7

3,6

3,0

Pháp

1,8

2,5

2,3

-0,1

-2,7

1,5

1,7

Trung

Quốc

8,3

12,7

14,2

9,6

9,2

10,3

9,1

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 239 trang tài liệu này.

Huy động nguồn lực tài chính từ kinh tế tư nhân nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam - 12

Bảng 3.1: Tăng trưởng kinh tế thế giới trong một thập kỷ qua (2001 - 2011)


Nguồn: Số liệu 2001-2010 lấy từ WorldBank World Development Indicators; Số liệu ước

tính 2011 lấy từ Global Forecast Update (3/1/2012)

Bảng 3.1 cho thấy tăng trưởng của một số nền kinh tế lớn trong giai đoạn 2001 - 2011. Ngoại trừ Trung Quốc duy trì được tốc độ tăng trưởng cao ngay cả trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế từ 2008 đến nay, các nền kinh tế


lớn đều gặp khó khăn và tăng trưởng âm trong năm 2008 và 2009. Mặc dù kinh tế thế giới đã phục hồi một phần từ năm 2010 cho tới nay, quá trình hồi phục vẫn rất gian nan và nguy cơ rơi vào suy thoái kép vẫn luôn hiện hữu khi các gói kích thích không vực được kinh tế Mỹ còn châu Âu vẫn đang sa lầy trong khủng hoảng nợ công có nguy cơ lan rộng.

Nguồn vốn FDI quốc tế cũng có sự sụt giảm mạnh kể từ cuộc khủng hoảng 2008-2009 và chạm đáy vào cuối năm 2009. Bảng 3.2 cho thấy rõ năm 2008, FDI toàn cầu sụt giảm 16%. Năm 2009, FDI giảm tiếp 37%, xuống chỉ còn khoảng 1,1 nghìn tỷ USD. Từ năm 2010 đến nay, luồng vốn FDI đã có sự phục hồi nhẹ, đạt 1,2 nghìn tỷ USD năm 2010 và 1,3-1,5 nghìn tỷ USD năm 2011, dự báo 1,6-2 nghìn tỷ USD năm 2012. Tuy nhiên, triển vọng hồi phục nguồn vốn FDI cũng còn mong manh, phụ thuộc vào đà phục hồi của kinh tế thế giới. Nguồn FDI sụt giảm ảnh hưởng đến nguồn vốn đầu tư vào các nước đang phát triển. Để duy trì tốc độ tăng trưởng, các nước này buộc phải dựa nhiều hơn vào các nguồn vốn trong nước, đặc biệt là nguồn vốn đầu tư từ khu vực tư nhân.

Bảng 3.2: Tăng trưởng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI toàn cầu qua các giai đoạn (%)


1991-

1995

1996-

2000

2001-

2005

2008

2009

2010

Vốn FDI

22,5

40

5,2

-15,7

-37,1

5

Số lao động FDI

5,5

9,8

6,7

-3,7

-1,1

2,3

Giá trị sản lượng

doanh nghiệp FDI

6,8

7,0

13,9

-4,3

-5,7

8,6

Nguồn: UNCTAD (2010) World Investment Report 2010: Investing in a Low-Carbon Economy


3.1.1.2. Bối cảnh kinh tế trong nước.

Trong bối cảnh biến động của kinh tế thế giới, kinh tế Việt Nam kể từ năm 2001 cho đến hết năm 2010 đã có được sự tăng trưởng khá tốt, đạt 7,02%


bình quân năm, tương đương tốc độ tăng trưởng bình quân thời kỳ 10 năm trước đó. Ngay cả giai đoạn chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế bên ngoài và những khó khăn nội tại, kinh tế nước ta vẫn đạt tốc độ tăng trưởng khá (từ 5,3% đến 6,8%). Nếu loại trừ ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính, kinh tế toàn cầu thì chắc chắn tốc độ tăng trưởng bình quân còn cao hơn. Như vậy, trong gần 20 năm qua, Việt Nam luôn đạt tốc độ bình quân trên 7%/ năm, nằm trong số những nước có mức tăng trưởng cao của khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Bảng 3.3 : Tăng trưởng kinh tế và lạm phát nước ta 1999 - 2010


Năm

Tốc độ tăng trưởng GDP

(%)

Tốc độ lạm phát (%)

1999

4,8

0,1

2000

6,8

-0,6

2001

6,9

0,8

2002

7,1

4,9

2003

7,3

3,0

2004

7,8

9,5

2005

8,4

8,4

2006

8,2

6,6

2007

8,5

12,6

2008

6,3

19,9

2009

5,3

6,5

2010

6,8

11,8

Bình quân

7,02%

7%

2011 (sơ bộ)

5,89%

18,13%

Nguồn: Tổng cục thống kê

Đi kèm với tăng trưởng kinh tế là sự chuyển dịch về cơ cấu của nền kinh tế theo chiều hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá khi tỷ trọng của ngành nông nghiệp có chiều hướng giảm dần từ 24,5% năm 2000 xuống 20,6% năm 2010. Tỷ trọng dịch vụ gần như không có sự thay đổi nhiều qua các năm, xoanh quanh 37-40%. Trong khi đó, tỷ trọng của ngành công nghiệp

- xây dựng tăng từ 36,7% nă 2001 lên 41,1% năm 2010. Như vậy, tỷ trọng


ngành phi nông nghiệp của Việt Nam đã gần vượt mức 80% trong khi tỷ trọng ngành sản xuất vẫn chiếm cao.

Tăng trưởng kinh tế cao kéo theo thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam tính theo USD được cải thiện đáng kể. Năm 2008, GDP/người lần đầu tiên vượt mức trên 1.000 USD, đạt 1.061 USD, gấp gần 2,65 lần so năm 2000. GDP/người tăng làm cho tỷ lệ nghèo đói tính theo chuẩn quốc tế giảm xuống nhanh chóng, từ khoảng 35% năm 2000 xuống dưới 25% năm 2008, và đi theo đúng hướng lịch trình về mục tiêu của phát triển Thiên niên kỷ. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên hàng năm cũng có chiều hướng giảm dần với tốc độ 1,31% trong thời kỳ 2001-2010 (thời kỳ 1996-2001 là 1,52%) sau khi có những quy định chặt chẽ hơn về phát triển dân số. Các thành tựu về giáo dục, y tế, và thể thao của người dân cũng được cải thiện một bậc khi các chỉ số phát triển con người HDI của Liên Hiệp quốc về Việt Nam có sự cải thiện về vị trí, xếp hạng 105/177 nền kinh tế.

Bảng 3.4: Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam qua các năm (theo giá hiện tại)

Năm

Thu nhập bình quân

(USD/người)

Tốc độ tăng (%)

2001

413


2002

441

7

2003

491

11

2004

558

14

2005

642

15

2006

731

14

2007

844

15

2008

1061

26

2009

1129

6

2010

1191

5

2011

1300

9

Bình quân


12,2%

Nguồn: World Bank World Development Indicators và Số liệu của Bộ Công Thương


Tuy nhiên, kể từ cuối năm 2007 đến nay, kinh tế nước ta gặp phải những khó khăn nhất định. Lạm phát đã có dấu hiệu tăng nhanh từ cuối năm 2007 và còn dai dẳng đến nay. Cuộc khủng hoảng tài chính, kinh tế thế giới nổ ra năm 2008 - 2009 cũng tác động mạnh đến nền kinh tế nước ta. Thông qua tác động vào hai kênh chính là xuất nhập khẩu và đầu tư nước ngoài, tổng cầu của nền kinh tế bị suy giảm mạnh, kéo theo sự suy giảm chung của toàn bộ nền kinh tế. Bảng 3.5 cho thấy, xuất khẩu năm 2009 giảm 9%, nhập khẩu giảm 13%.Tốc độ tăng trưởng năm 2008 đã giảm mạnh so với năm 2007, từ mức 8,5% xuống chỉ còn 6,3%. Tuy nhiên, năm 2009 mới là năm khủng khoảng tác động mạnh nhất. Ngay quý 1 năm 2009, tăng trưởng kinh tế nước ta đạt mức thấp kỉ lục trong nhiều năm, chỉ 3,1%. Kết quả thực tế đạt được năm 2009 cho thấy, tăng trưởng tuy có sụt giảm, nhưng vẫn đạt khá, cao hơn tăng trưởng của nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Năm 2010 và 2011, kinh tế tiếp tục gặp khó khăn.

Mặt khác, do ảnh hưởng của chính sách tăng trưởng nóng thông qua mở rộng tín dụng, tiền tệ và tài chính trong các năm trước, kết hợp với cơn sốt giá dầu và các loại nguyên liệu năm 2008, lạm phát năm 2008 đã tăng vọt lên gần 20% sau khi đã vượt mốc 10% vào năm 2007. Trước tình hình đó, vào cuối năm 2008 chính phủ đã phải thi hành chính sách thắt chặt tiền tệ và đầu tư, kiềm chế lạm phát. Chính sách này cùng với sự suy thoái kinh tế thế giới khiến cho giá dầu và giá nguyên liệu hạ đã góp phần hạ nhiệt lạm phát, lạm phát đã được khống chế ở mức dưới 7% trong năm 2009. Sau khi hạ nhiệt lạm phát, nền kinh tế lại có nguy cơ suy thoái do ảnh hưởng của suy thoái thế giới. Chính sách kích cầu được đưa ra nhằm kích thích kinh tế. Chính sách kích cầu của năm 2009 trong khi giúp nền kinh tế chống đỡ lại cú sốc suy thoái lại là nguồn cơn gây ra lạm phát năm 2010 và 2011. Ngay từ cuối 2010, lạm phát đã tăng rất cao và trong năm 2011 lạm đã tăng gần 20%. Cùng với lạm phát là tình trạng nhập siêu không được cải thiện và giá đô la tăng vọt từ cuối 2010, gây áp lực lớn nền kinh tế. Để đối phó với lạm phát và tỷ giá, chính phủ phải

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/10/2022