Những Kết Quả Đạt Được Về Mặt Lý Thuyết Và Thực Tiễn Của Các Công Trình Nghiên Cứu Liên Quan Đến Hợp Đồng Bot

- Báo cáo giám sát của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội năm 2017 với chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về đầu tư và khai thác các công trình giao thông theo hình thức hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT)” đã chỉ ra hàng loạt những bất cập của các dự án BOT giao thông, từ công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự án đến công tác đấu thầu lựa chọn nhà thầu của nhà đầu tư, công tác thi công xây dựng dự án,...

- Ủy ban Kinh tế của Quốc hội (2013) với nghiên cứu: “Phương thức đối tác công tư (PPP): kinh nghiệm quốc tế và khuôn khổ thể chế về PPP và hợp đồng BOT tại Việt Nam”.

Nghiên cứu này giới thiệu bản chất, đặc điểm của hình thức PPP nói chung và hợp đồng BOT nói riêng, xem xét thực tiễn áp dụng hình thức hợp đồng BOT ở một số nước (trong các dự án cụ thể) và bài học rút ra cho Việt Nam. Công trình chủ yếu tập trung nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT. Công trình chưa làm rõ các vấn đề lý luận liên quan đến pháp luật đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT ở Việt Nam. Đây là một trong những vấn đề mà tác giả của luận án sẽ tập trung nghiên cứu và luận giải trong công trình của mình.

- Bài báo có tiêu đề: Đầu tư theo hình thức đối tác công tư nhìn từ góc độ pháp lý của ThS. Đặng Hoàng Mai, đăng trên Tạp chí Nghề Luật số 5 - 2014. Công trình này đã đề cập đến những quan điểm về BOT và các đặc trưng pháp lý của BOT cũng như thực trạng các quy định pháp luật hiện hành về BOT. Trên cơ sở đó, công trình đưa ra những kiến nghị góp phần xây dựng một khung pháp lý đồng bộ, minh bạch để áp dụng rộng rãi loại hợp đồng BOT tại Việt Nam.

- Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Thị Láng (2008) với đề tài: “Hợp đồng BOT trong pháp luật hiện hành và thực tiễn áp dụng tại Việt Nam”. Trong công trình này, tác giả đã phân tích các vấn đề lý luận cơ bản của hợp đồng BOT; nghiên cứu thực trạng pháp luật, kết hợp việc phân tích những khó khăn bất cập trong việc áp dụng các quy định đó trong thực tiễn để từ đó đưa ra phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật của Việt Nam về vấn đề này.

Luận án đã tập trung nghiên cứu và giải quyết các vấn đề cụ thể về hợp đồng BOT, qua đó chuyển tải đến người đọc thông điệp về tính đặc thù của loại hợp đồng này và các khía cạnh chủ yếu của hợp đồng BOT. Luận án đã đưa ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hợp đồng BOT. Kết quả nghiên cứu, đề xuất của luận án có ý nghĩa quan trọng đối với tác giả luận án khi nghiên cứu về các hình thức tồn tại của hợp đồng PPP.

1.2. Đánh giá tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án

Qua khảo sát tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án, tác giả rút ra một số nhận định và đánh giá sau đây:

1.2.1. Những kết quả đạt được về mặt lý thuyết và thực tiễn của các công trình nghiên cứu liên quan đến hợp đồng BOT

Về phương diện lý thuyết: Các công trình nghiên cứu đã đề cập, phân tích và làm rõ nhiều vấn đề lý luận về đầu tư theo hình thức đối tác công tư như khái niệm, đặc điểm và vai trò của hình thức đầu tư này trong việc thu hút nguồn vốn đầu tư vào kết cấu hạ tầng và cung cấp dịch vụ công. Đây là cơ sở, tiền đề về mặt lý luận để tác giả luận án tiếp tục kế thừa và phát triển khi phân tích, luận giải về cơ sở lý luận của đầu tư theo phương thức này trong điều kiện của Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 168 trang tài liệu này.

Về phương diện thực tiễn: Các công trình nghiên cứu đã đề cập tới thực tiễn về đầu tư theo hình thức đối tác công tư của các quốc gia điển hình trên thế giới, các kết quả nghiên cứu này có ý nghĩa rất quan trọng đối với tác giả và đối với luận án là đã khái quát được một cách đầy đủ thực trạng đầu tư theo hình thức này trên thế giới được quy định như thế nào, từ đó giúp cho tác giả có cơ sở để nghiên cứu so sánh và nghiên cứu thực trạng pháp luật Việt Nam và có thể đưa đến một số câu hỏi nghiên cứu và giải pháp xây dựng Luật Đầu tư theo hình thức đối tác công tư ở Việt Nam. Ngoài ra, các công trình nghiên cứu đã đề cập tới thực tiễn về đầu tư theo hình thức đối tác công tư ở Việt Nam nói chung và ở một số tỉnh thành cụ thể nói riêng, trong đó, các công trình nghiên cứu chủ yếu xem xét khía cạnh quản lý rủi ro và thiết kế Hợp đồng đối tác công tư, quản lý dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư. Đồng thời nghiên cứu về việc thực hiện các dự án đó trong xây dựng kết cấu hạ tầng đã đạt được những thành tựu như thế nào, góp phần thu hút nguồn vốn đầu tư ra sao. Đồng thời các công trình cũng chỉ ra những ưu và nhược điểm khi thực hiện đầu tư theo phương thức này như thế nào.

1.2.2. Những kết quả về mặt lý thuyết và thực tiễn của các công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề pháp luật điểu chỉnh hợp đồng BOT

Hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao trong các dự án về giao thông đường bộ theo pháp luật Việt Nam hiện nay - 4

Về mặt lý luận: Các công trình nghiên cứu của các học giả nước ngoài về pháp luật đầu tư thực hiện dưới dạng hợp đồng BOT đã đề cập và phân tích về thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật tại một số quốc gia điển hình. Không chỉ có vậy, các học giả còn chỉ ra những bài học kinh nghiệm về điều chỉnh pháp luật đối với hợp đồng BOT tại các quốc gia này. Đây là nguồn tư liệu quý giá để giúp nghiên cứu sinh kế thừa và phát triển trong quá trình giải quyết các yêu cầu đặt ra của luận án. Mặt khác, các công trình nghiên cứu trong nước về pháp luật điều chỉnh hợp đồng BOT cũng đã bước đầu tiếp cận và phân tích dưới góc độ lý luận và thực tiễn. Trong đó chủ yếu các công trình tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận về pháp luật điều chỉnh hợp đồng BOT như bản chất, đặc điểm và vai trò của pháp luật về hợp đồng BOT. Các phân tích này sẽ tiếp tục được tác giả luận án nghiên

cứu, đánh giá, bình luận và đưa ra nhận định riêng của bản thân về cơ sở lý luận và thực trạng pháp luật điều chỉnh hợp đồng BOT tại Việt Nam.

Về mặt thực tiễn: Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài có tính thực nghiệm về hợp đồng BOT trên thế giới rất phong phú, nhiều kết quả quan trọng đã được công bố và có thể thấy mỗi nước đều có chiến lược riêng khi áp dụng hợp đồng BOT tùy thuộc bối cảnh, thể chế, nguồn tài trợ. Các công trình của các học giả đã nghiên cứu cách thức mà luật pháp quốc gia, luật pháp EU và luật pháp quốc tế có thể hỗ trợ các ý tưởng kinh tế khi thực hiện hợp đồng BOT và nhu cầu về các giải pháp hiệu quả và có hiệu lực kinh tế để xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông mà đa phần là giao thông đường bộ. Cụ thể các công trình đã phân tích quy định của hợp đồng BOT, cho các dịch vụ kết cấu hạ tầng, công trình cũng nghiên cứu những thiết kế hợp đồng thất bại, đồng thời trình bày các khuyến nghị để hoàn thiện các quy định về hợp đồng.

Phân tích quy định về vấn đề rủi ro và phân bổ rủi ro có thể xảy ra khi thực hiện hợp đồng BOT để từ đó đưa các các kiến nghị hoàn thiện các quy định về vấn đề này. Các kết quả nghiên cứu này có ý nghĩa rất quan trọng đối với nghiên cứu sinh và đối với luận án là đã khái quát được một cách đầy đủ thực trạng đầu tư theo hình thức PPP nói chung và hợp đồng BOT nói riêng trên thế giới được quy định như thế nào, từ đó giúp cho tác giả có cơ sở để nghiên cứu so sánh và nghiên cứu thực trạng pháp luật Việt Nam và đưa đến một số câu hỏi nghiên cứu và giải pháp xây dựng, hoàn thiện pháp luật về hợp đồng BOT giao thông đường bộ. Bên cạnh đó, các công trình nghiên cứu ở trong nước về thực tiễn thực hiện pháp luật đầu tư theo hình thức đối tác công tư ở Việt Nam đã đặt trọng tâm nghiên cứu thực tiễn thực hiện pháp luật về hợp đồng BOT. Qua đó các công trình đã phân tích, đánh giá có hệ thống các quy định pháp luật về hợp đồng BOT, chỉ ra những điểm phù hợp, những điểm còn hạn chế, bất cập để từ đó đưa các các kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về hợp đồng BOT ở Việt Nam.

1.2.3. Những vấn đề liên quan đến đề tài luận án chưa được các công trình đã công bố nghiên cứu hoặc đã nghiên cứu nhưng chưa có giải pháp phù hợp

- Về phương diện lý thuyết, đã có nhiều nghiên cứu về bản chất của quan hệ đầu tư giữa các chủ thể hợp đồng BOT nhưng chủ yếu dưới góc độ kinh tế, dưới góc độ pháp lý đã có nghiên cứu nhưng chưa nghiên cứu toàn diện, đặc biệt trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền, hội nhập quốc tế.

- Về phương diện thực tiễn, đã có các công trình nghiên cứu về thực trạng pháp luật điều chỉnh hợp đồng BOT nhưng chưa có nghiên cứu và đánh giá toàn diện về BOT giao thông đường bộ và đặc biệt là chưa chỉ ra và phân tích một cách đầy đủ, sâu sắc về những hạn chế, bất cập của pháp luật hiện hành về hợp đồng

BOT trong giao thông đường bộ ở Việt Nam để trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện khung pháp lý cho hợp đồng BOT ở Việt Nam hiện nay.

Tóm lại, các công trình nghiên cứu đã cung cấp bức tranh tổng quát về BOT, PPP trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ, phân tích lý thuyết về khái niệm, đặc điểm, các yếu tố tác động, đánh giá những thành công và thất bại trong quá trình thực hiện mô hình PPP và dự án BOT. Các nghiên cứu cũng đã cho thấy sự không rõ ràng về sở hữu và hạn chế trong hệ thống pháp luật là nguồn gốc của rủi ro, do vậy các nền kinh tế chuyển đổi cần xây dựng một thể chế kinh tế minh bạch. Tuy nhiên có rất ít nghiên cứu cân nhắc đầy đủ các yếu tố trong hệ thống pháp lý (quy hoạch dự án, thiết lập khung chính sách, bộ máy quản lý, giám sát, đánh giá) cũng như tác động nhiều chiều của hệ thông pháp luật đối với các dự án BOT trong giao thông đường bộ.

Từ tổng quan nghiên cứu ở trên, mỗi công trình đều có những đóng góp tích cực cả về lý thuyết và thực tiễn trên các giác độ tiếp cận khác nhau, với đối tượng, phạm vị và thời điểm nghiên cứu khác nhau. Đây là những thông tin hữu ích, làm cơ sở quan trọng cho việc thực hiện hướng nghiên cứu của luận án. Tuy nhiên trong các công trình nghiên cứu này chưa có công trình nào nghiên cứu cụ thể về hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao trong các dự án về giao thông đường bộ theo pháp luật Việt Nam. Đây là khoảng trống nghiên cứu mà tác giả luận án cho rằng nhiệm vụ của tác giả là phải tiếp tục nghiên cứu, làm rõ các vấn đề sau đây:

- Tiếp tục nghiên cứu, làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến dự án đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ theo hình thức hợp đồng BOT;

- Tổng thể quá trình quản lý theo quy định của pháp luật đối với dự án đầu tư dưới dạng hợp đồng BOT trong xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ;

- Tiếp tục nghiên cứu xây dựng hệ thống hóa các giải pháp hoàn thiện thể chế pháp lý điều chỉnh hợp đồng BOT trong xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ (giải pháp về cơ chế tài chính, về giá và trạm thu giá, về huy động vốn chủ sở hữu vào doanh nghiệp dự án, về cơ chế chia sẻ rủi ro của Nhà nước, về nâng cao tính hiệu quả của các dự án BOT đường bộ, về lựa chọn nhà đầu tư, quản lý các dự án BOT, đánh giá và giám sát dự án, bảo đảm ưu đãi đầu tư đối với dự án BOT đường bộ...).

- Phân tích, đánh giá và làm rõ thực trạng pháp luật điều chỉnh hợp đồng BOT giao thông đường bộ ở Việt Nam, trong đó tập trung vào việc phân tích, đánh giá một cách toàn diện, sâu sắc về những hạn chế, bất cập, các khó khăn, vướng mắc của pháp luật hiện hành về BOT giao thông đường bộ nước ta hiện nay.

- Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện khung pháp lý về hợp đồng BOT trong giao thông đường bộ ở Việt Nam hiện nay.

Đây là những khoảng trống nghiên cứu cần được tiếp tục bổ sung, làm rõ và hoàn thiện ở cả phương diện lý luận và thực tiễn, đặc biệt là đối với các dự án đầu tư theo dạng hợp đồng BOT trong xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ trong điều kiện của Việt Nam.

1.3. Lý thuyết nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu

1.3.1 Cơ sở lý thuyết

Các tổ chức tài chính quốc tế ADB, WB và IMF đã khuyến nghị về vai trò quan trọng của đầu tư cơ sở hạ tầng đối với phát triển bền vững và công cuộc chống đói nghèo ở Việt Nam. Mặc dù ngân sách nhà nước đã phân bổ trung bình khoảng 9%-10% GDP cho đầu tư CSHT hàng năm, tuy nhiên, việc cân đối vốn cho đầu tư phát triển hạ tầng ngày càng khó khăn và vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của phát triển đề ra. Tổ chức Ngân hàng thế giới (WB) chỉ ra rằng Việt Nam cần tăng đầu tư vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng lên khoảng 11%-12% thì mới có thể duy trì được tốc độ tăng trưởng hiện tại. Vì vậy, thông qua bài học kinh nghiệm về đầu tư hạ tầng giao thông đường bộ của các quốc gia trong khu vực và thế giới, đầu tư thực hiện dự án dưới dạng hợp đồng BOT đã và đang được quan tâm cả về lý luận, thực tiễn và được triển khai mạnh mẽ.

Tuy nhiên, thực tế việc phát triển dự án BOT trong đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ đang phải đối mặt với những khó khăn cả trên khía cạnh lý luận khoa học, khuôn khổ pháp lý, chính sách và năng lực triển khai dự án.

Tính đến thời điển này, nhiều nghị định, thông tư đã ra đời để điều chỉnh hợp đồng BOT, tuy nhiên hệ thống pháp lý của chúng ta vẫn còn nhiều bất cập. Có thể nói, hệ thống pháp lý điều chỉnh hợp đồng BOT hiện nay chưa phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội và chính trị ở Việt Nam. Do đó cần phải có những đánh giá, phân tích một cách tổng hợp, bao quát pháp luật Việt Nam hiện đang điều chỉnh hợp đồng BOT với những nghiên cứu sâu, rộng về khung chính sách hiện tại, thực trạng và đặt ra những vấn đề cần giải quyết để hoàn thiện hệ thống chính sách đó.

Các kinh nghiệm quốc tế thành công cũng như thất bại trong phát triển dự án BOT trong đầu tư CSHT giao thông đường bộ sẽ mang lại những bài học quý báu cho VN. Qua luận án này, tác giả mong muốn có thể hệ thống hóa một cách khoa học nhất để đúc rút ra những bài học thực tiễn áp dụng trong điều kiện của VN.

Thời gian gần đây, những điểm nóng về BOT được các cơ quan truyền thông đề cập khá nhiều, các dự án vấp phải sự phản đối của người dân gây thiệt hại về kinh tế và bất ổn xã hội. Mặt khác, hiện chúng ta cũng chưa có nhiều công trình khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng của các dự án BOT nhằm làm cơ sở thực tiễn cho ban hành chính sách và bổ sung văn bản pháp lý. Chính vì vậy việc đánh giá, phân tích thực trạng dự án BOT giao thông đường bộ tại Việt Nam được tác giả

đặc biệt chú trọng, với mục đích làm rõ vai trò, thực trạng, nguồn lực và các hoạt động của dự án làm tiền đề đề xuất những giải pháp điều chỉnh chính sách hữu hiệu.

Trên cơ sở tổng quan nghiên cứu các công trình liên quan tới hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao trong các dự án về giao thông đường bộ theo pháp luật Việt Nam kết hợp với khảo sát chuyên gia, luận án đưa ra khung lý thuyết nghiên cứu như sau:

Khung lý thuyết nghiên cứu:

Pháp luật Việt Nam điều chỉnh hợp đồng BOT giao thông đường bộ

- Khung chính sách, pháp luật đối với dự án BOT

- Thực trạng thể chế pháp lý về BOT giao BOT giao thông đường bộ thông đường bộ

- Những vấn đề đặt ra để hoàn thiện thể chế pháp lý điều chỉnh dự án

Dự án BOT giao thông đường bộ

- Vai trò của dự án BOT giao thông đường bộ

- Thực trạng dự án BOT giao thông đường bộ

- Quy trình thực hiện dự án BOT

- Nguồn lực và các hoạt động của dự án BOT

đường bộ

Thực hiện mục tiêu phát triển dự án BOT giao thông đường bộ

- Tăng cường sự tham gia của khu vực tư nhân vào dự án BOT GTĐB

- Tăng hiệu quả thực hiện các dự án BOT GTĐB

- Đảm bảo dự án BOT giao thông đường bộ hoạt động đúng định hướng, đúng pháp luật, được sự đồng thuận từ mọi phía (nhà nước, chủ đầu tư, người dân).

Quy trình nghiên cứu: để đạt được mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, quy trình nghiên cứu của luận án được tiến hành như sau:

Nghiên cứu văn bản quy phạm pháp luật và các tài liệu trong nước

Đánh giá thực trạng thể chế pháp lý điều chỉnh dự án BOT giao thông đường bộ

Nghiên cứu tài liệu, kinh nghiệm nước ngoài về dự án BOT giao thông đường bộ

Đề xuất giải pháp hoàn thiện thể chế pháp lý điều chỉnh dự án BOT giao thông đường bộ

Lấy ý kiến tham vấn của các chuyên gia

- Phân tích thực trạng các dự

án BOT giao thông đường bộ

- Đánh giá những tồn tại và hạn chế của thể chế pháp lý ảnh hưởng đến dự án BOT

giao thông đường bộ

1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu

* Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu thứ nhất:

- Câu hỏi: Thực trạng các dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT trong xây dựng công trình giao thông đường bộ ở Việt Nam hiện nay ?

- Giả thuyết: Để hoàn thiện các quy định pháp luật điều chỉnh hợp đồng BOT trong các dự án giao thông đường bộ tại Việt Nam, các quy định pháp luật được ban hành hướng tới bảo đảm quyền và lợi ích hài hòa giữa nhà đầu tư/doanh nghiệp dự án, Nhà nước và người dân để đảm bảo mục tiêu quản lý, phát triển hệ thống giao thông đường bộ, phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước, phục vụ an sinh xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, đảm bảo lợi nhuận cho nhà đầu tư. Các quy định pháp luật ban hành cẩn phải chú trọng đến cả 03 đối tượng có liên quan và bị ảnh hưởng bới dự án BOT giao thông đường bộ, cần quy định rõ về cơ

chế tham vấn cộng đồng, bổ sung các quy định nhằm bảo đảm lợi ích của những người sử dụng dịch vụ, các quy định về đảm bảo chất lượng công trình, thanh tra kiểm tra đảm bảo an toàn giao thông đường bộ, đồng thời cần phải quy định các biện pháp bảo đảm của nhà nước để bù đắp những rủi ro mà nhà đầu tư có thể phải gánh chịu; các chế tài được áp dụng phải đủ mạnh để có thể ngăn ngừa vi phạm xảy ra, đồng thời trừng phạt nghiêm khắc đối với chủ thể vi phạm.

* Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu thứ hai:

- Câu hỏi: Hệ thống pháp luật hiện tại của Việt Nam ảnh hưởng đến việc thực hiện các hợp đồng BOT như thế nào ?

- Giả thuyết: Để hoàn thiện các quy định pháp luật về hợp đồng BOT trong các dự án giao thông đường bộ tại Việt Nam, các quy định pháp luật được ban hành hướng tới bảo đảm quyền và lợi ích cho các chủ thể nào? Trong quan hệ hợp đồng này Nhà nước có quyền can thiệp bằng các mệnh lệnh hành chính hay không? Nhà đầu tư cần đáp ứng điều kiện theo quy định là có thể tham gia dự thầu dự án BOT giao thông; Nhà nước có cần hỗ trợ về mặt tài chính cũng như các biện pháp bảo đảm đầu tư để chia sẻ rủi ro với nhà đầu tư không, để nhà đầu tư không phải gánh chịu mọi rủi ro; Có cần các quy định pháp luật nhằm bảo đảm lợi ích của người sử dụng dịch vụ hay không vì đây là quan hệ được xác lập thông qua hình thức pháp lý là hợp đồng giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư.

* Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu thứ ba:

- Câu hỏi: Những vấn đề đặt ra của pháp luật điều chỉnh hợp đồng BOT trong xây dựng công trình giao thông đường bộ ?

- Giả thuyết: Để hoàn thiện các quy định pháp luật về đầu tư dưới dạng hợp đồng BOT trong các dự án về giao thông đường bộ ở Việt Nam, các quy định pháp luật được ban hành cần phản ánh đúng bản chất của quan hệ đầu tư công - tư; Quy định rõ ràng về địa vị pháp lý của các chủ thể tham gia quan hệ này, cụ thể hóa cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký kết, thực hiện hợp đồng là cơ quan nào, nhà đầu tư trong quan hệ này phải thỏa mãn những điều kiện nào để được tham gia; Quy định chi tiết về quyền hạn, trách nhiệm, năng lực của các bên khi liên quan đến dạng hợp đồng.

* Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu thứ tư:

- Câu hỏi: Kinh nghiệm quốc tế nào về hợp đồng BOT phù hợp để áp dụng tại Việt Nam ?

- Giả thuyết: Để áp dụng kinh nghiệm quốc tế về hợp đồng BOT vào Việt Nam cần xác định rõ kinh nghiệm của các nước bao gồm cả kinh nghiệm của các nước thành công cũng như kinh nghiệm của các nước chưa đạt được thành quả như mong đợi, xem xét tổng thể trên khía cạnh pháp luật cũng như khía cạnh về bối cảnh, thực trạng thực hiện hợp đồng BOT của từng quốc gia, so sánh, đối chiếu với

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/02/2023