Hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao trong các dự án về giao thông đường bộ theo pháp luật Việt Nam hiện nay - 20

4.2.2.4 Bồi dưỡng nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ công chức nhà nước trong thực hiện pháp luật hợp đồng BOT giao thông đường bộ ở Việt Nam

Ý thức pháp luật nghề nghiệp là ý thức pháp luật của các luật gia, của các nhà chức trách, của các CBCC mà nghề nghiệp của họ có liên quan đến việc hoạch định chính sách pháp luật, xây dựng và tổ chức thực hiện cũng như áp dụng pháp luật. Ý thức pháp luật nghề nghiệp là sự kết hợp hài hòa của những yếu tố thuộc hệ tư tưởng pháp luật mà và tâm lý pháp luật. Nó không chỉ biểu hiện ở trình độ hiểu biết cao về pháp luật mà còn phản ánh trình độ nghiệp vụ, kỹ năng sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật vào giải quyết công việc tực tiễn của mỗi người. Có thể coi, ý thức pháp luật nghề nghiệp là cầu nối giữa ý thức pháp luật lý luận và ý thức pháp luật thông thường.

Để đạt tới ý thức pháp luật nghề nghiệp ở trình độ cao, đòi hỏi mỗi CBCC nhà nước có thẩm quyền áp dụng pháp luật phải nỗ lực, phấn đầu. Ý thưc pháp luật nghề nghiệp biểu hiện trình độ hiểu biết cao về pháp luật nên các CBCC nhà nước tham gia hoạt động áp dụng pháp luật cần phải được đào tạo chính quy, bài bản, được trang bị tri thức, hiểu biết pháp luật ở trình độ cử nhân hoặt trỉnh độ cao hơn. Mặt khác, ý thức pháp luật nghề nghiệp phản ánh trình độ nghiệp vụ, kỹ năng sử dụng và áp dụng pháp luật vào việc giải quyết các công việc của thực tiễn hoạt động nghiệp vụ, do đó mỗi cán bộ, công chức cần thường xuyên tích cực trau dồi năng lực chuyên môn, chủ động nâng cao kiến thức, tự học hỏi tìm ra những biện pháp tốt nhất để áp dụng pháp luật một cách có hiệu quả, luôn khẳng định được tính công bằng, nghiêm minh của hoạt động áp dụng pháp luật nói chung và pháp luật BOT nói riêng.

4.2.2.5 Công khai kết quả thực hiện pháp luật hợp đồng BOT trong các dự án giao thông đường bộ trên các phương tiện thông tin đại chúng

Sự nỗ lực phấn đấu của các cơ quan nhà nước hay nhà chức trách có thẩm quyền thông qua hoạt động áp dụng pháp luật của đội ngũ CBCC nhà nước được thể hiện ở kết quả của hoạt động áp dụng pháp luật. Yêu cầu tiếp theo là cần thông báo công khai, rộng rãi kết quả hoạt động áp dụng pháp luật để các tầng lớp nhân dân được biết. Trong tiến trình dân chủ hóa các lĩnh vực của đời sống, xã hội ở nước ta hiện nay, việc thông báo công khai kết quả áp dụng pháp luật là một việc không thể thiếu được. Có công khai thì mới có dân chủ, vì công khai là điều kiện để thực hiện quyền làm chủ của người dân. Bản chất của nhà nước ta là nhà nước dân chủ, nên công khai là một yêu cầu tất yếu, là một biểu hiện quan trọng của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Yếu tố công khai trong hoạt động áp dụng pháp luật đòi hỏi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng pháp luật phải thông báo đầy đủ, chính xác, cụ thể và rộng rãi cho các tầng lớp nhân dân về các vụ việc vi phạm pháp chế xã hội chủ nghĩa, các hành vi phạm pháp, phạm tội cũng như kết quả áp dụng pháp luật mà các cơ quan này đã thực hiện đối với các loại vi phạm đó. Các phương

tiện thông tin đại chúng có vai trò hết sức quan trọng trong vấn đề này nhờ vào tính cập nhật, sự phổ biến rộng rãi, nhanh chóng thông tin trong xã hội. Một trong những nhiệm vụ của các phương tiện thông tin đại chúng là phát hiện và phê phán các thói hư tật xấu, tệ nạn, hiện tượng tiêu cực, tha hóa ảnh hưởng đến sự phát triển của các dự án giao thông đường bộ. Những điều bất cập về vấn đề pháp luật điều chỉnh hợp đồng BOT, dự án đường bộ gây hoang mang trong dự luận, làm giảm lòng tin của nhà đầu tư cũng như của người dân. Các phương tiện thông tin đại chúng gần đây đã phát hiện, phản ánh và phê phán những hiện tượng, sai phạm trong các dự án BOT giao thông đường bộ. Sự phát triển và phê phán của phương tiện đại chúng đã giúp các cơ quan chức năng nhận thức rõ hơn hiện trạng, hậu quả của các bất cập đang tồn tại từ đó đưa ra các biện pháp cải thiện, khắc phục.

Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, cần thông báo công khai kết quả đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật. Việc công khai, minh bạch thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng có vai trò, ý nghĩa hết sức quan trọng.

Một là, việc công khai, minh bạch thông tin có tác dụng trấn an dự luận xã hội, dẹp bỏ các băn khoăn, hoài nghi, thắc mắc trong dư luận về tính công bằng, nghiêm minh của pháp luật và về hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan có thẩm quyền áp dụng pháp luật. Đánh tan những hoài nghi, thắc mắc trong dư luận quần chúng nhân dân về tính công bằng, nghiêm minh của pháp luật về hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan có thẩm quyền áp dụng pháp luật. Nếu ai đó còn hoài nghi về việc về việc các hành vi phạm pháp, phạm tội được bao che, dung túng bởi các cơ quan có thẩm quyề áp dụng pháp luật thì việc thông báo công khai về quả xủ lý các sự việc, sự kiện pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng sẽ giúp họ giải tỏa sự hoài nghi đó, tránh được sự lan truyền những tin đồn thất thiệt.

Hai là, việc thông báo công khai thông tin về kết quả áp dụng pháp luật hợp đồng BOT trong các dự án về giao thông đường bộ trên các phương tiện thông tin đại chúng có tác dụng khích lệ, cổ vũ các chủ thể pháp luật tích cực hơn nữa trong việc phát hiện các hành vi phạm pháp, phạm tội vì nó mang lại những kết quả cụ thể thiết thực. Nó cũng có tác dụng củng cố niềm tin của các tầng lớp nhân dân và hiệu lực của bộ máy nhà nước và hiệu quả của các cơ quan thực thi, bảo vệ pháp luật, góp phần gia tăng niềm tin của nhân dân đối với pháp luật nói chung.

4.2.2.6 Nghiên cứu, tổng kết, đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về hợp đồng BOT nói chung và hợp đồng BOT trong giao thông đường bộ nói riêng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 168 trang tài liệu này.

Việc thường xuyên nghiên cứu, tổng kết, đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về hợp đồng BOT là vô cùng cần thiết. Vì trên cơ sở nghiên cứu, tổng kết, đánh giá thực trạng pháp luật sẽ phát hiện những mâu thuẫn, chồng chéo, không phù hợp, những vấn đề pháp luật còn thiếu để từ đó kịp thời sửa

đổi, bổ sung phù hợp với thực tiễn, tránh nóng vội, chủ quan, duy ý chí vì “việc sửa đổi, bổ sung các văn bản là cần thiết để khắc phục sự lạc hậu của pháp luật về hợp đồng BOT so với yêu cầu của thực tiễn nhưng nếu sửa đổi, bổ sung quá nhanh và quá nhiều lần sẽ làm cho pháp luật mất tính ổn định cần thiết, khó dự đoán, từ đó gây khó khăn cho kêu gọi nguồn vốn tư nhân đầu tư vào hạ tầng giao thông. Mặt khác, nghiên cứu, đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật sẽ tìm ra những ưu điểm và hạn chế trong quá trình thực thi pháp luật hợp đồng BOT, từ đó có cơ sở để hoàn thiện pháp luật, kiện toàn cơ chế thực hiện về các phương diện: tổ chức bộ máy; sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước; hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật về BOT.

Hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao trong các dự án về giao thông đường bộ theo pháp luật Việt Nam hiện nay - 20

4.2.2.7 Thành lập cơ quan chuyên trách đầu mối gọi là Trung tâm BOT trực thuộc Chính phủ

Ngoài các giải pháp chính được nêu cụ thể ở các mục trên, cần thực hiện một số giải pháp hỗ trợ khác một cách đồng bộ.

Chính phủ cần cân nhắc tiến tới thành lập một cơ quan chuyên trách nghiên cứu chính sách cũng như làm đầu mối quản lý nhà nước, đào tạo nhân lực và tư vấn, hỗ trợ các bên trong quá trình thực hiện các dự án BOT. Cơ quan này có thể gọi là Trung tâm BOT với nhiệm vụ chính là nghiên cứu chính sách liên quan đến BOT, tiêu chuẩn hóa và cung cấp các tài liệu hướng dẫn cho các dự án thực hiện theo hình thức BOT, xúc tiến các dự án đầu tư theo hình thức đầu tư BOT, đào tạo nhân lực tham gia và quản lý các dự án BOT... Đồng thời cơ quan này độc lập, chịu trách nhiệm giám sát quá trình thẩm định, phê duyệt dự án BOT.

Trên cơ sở đó, Chính phủ cần xem xét, nghiên cứu xây dựng và áp dụng cơ chế Quỹ bình ổn giá phí để đảm bảo hài hòa lợi ích cho cả nhà đầu tư và người sử dụng dịch vụ.

Chính phủ cần tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT để thu hút vốn đầu tư tư nhân. Cụ thể:

Hỗ trợ chính phủ đủ lớn để hấp dẫn khu vực tư nhân tham gia;

Tích lũy khiến thức và kinh nghiệm để tổ chức hợp đồng BOT thành công;

Phát triển mối quan hệ với các bên tham gia BOT như các nhà tư vấn, các nhà tài trợ và các cơ quan đa phương để tránh xung đột trong quá trình hợp tác;

Giám sát và đánh giá hợp đồng BOT thường xuyên, liên tục để nâng cao hiệu quả đầu tư;

Xây dựng bộ tiêu chuẩn khoa học để đánh giá chính xác các dự án BOT; Cam kết của chính phủ phải đảm bảo hiệu lực thực thi.

Kết luận chương 4

Trong chương 4 của luận án, tác giả đã nghiên cứu nguyên tắc, mục tiêu, quan điểm và phương hướng hoàn thiện pháp luật về hợp đồng BOT, xác định rõ

khung pháp luật về PPP cần được xây dựng, hoàn thiện theo hướng thể chế hóa các định hướng chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và Chính phủ về việc phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng quốc gia nói chung và huy động nguồn lực tư nhân thông qua phương thức đầu tư PPP nói riêng, xây dựng luật với giá trị pháp lý cao, rõ ràng, khoa học cho việc thực hiện dự án PPP.

Trên cơ sở hạn chế và nguyên nhân hạn chế của pháp luật và thực hiện pháp luật, tác giả luận án đã đề xuất hai nhóm giải pháp bao gồm nhóm giải pháp về hoàn thiện pháp luật và nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật hợp đồng BOT trong các dự án giao thông đường bộ ở Việt Nam với các giải pháp cụ thể như sửa đổi, bổ sung hệ thống văn bản hiện hành; Bổ sung, ban hành mới các văn bản dưới luật quy định chi tiết để đồng bộ với quy định của Luật đối tác công tư; Rà soát, sửa đổi, bổ sung một số luật, văn bản dưới luật liên quan đến hoạt động đầu tư bằng hợp đồng BOT trong các dự án về giao thông đường bộ để giải quyết các vấn đề còn khúc mắc và tránh chồng chéo, mâu thuẫn giữa các văn bản pháp luật, tăng khả năng phối kết hợp của Đảng và chính quyền; Tăng cường giáo dục pháp luật, bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức có nhiệm vụ, thẩm quyền áp dụng pháp luật; Công khai kết quả thực hiện pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng,...

Các giải pháp đề xuất của tác giả luận án là có tính thực tiễn, thời sự và khả thi để gợi mở cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét điều chỉnh và áp dụng nhằm thực hiện và phát triển hình thức đầu tư theo hợp đồng BOT trong các dự án về giao thông đường bộ ở Việt Nam ngày càng nhiều hơn, góp phần hoàn thiện hệ thống giao thông đường bộ ở Việt Nam.

KẾT LUẬN LUẬN ÁN


Qua nghiên cứu đề tài luận án “Hợp đồng xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao trong các dự án về giao thông đường bộ theo pháp luật Việt nam hiện nay” tác giả luận án đã tập trung giải quyết những vấn đề cơ bản sau:

Thứ nhất: Luận án trình bày tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài luận án, để từ đó tìm ra khoảng trống nghiên cứu cho luận án của tác giả. Trên cơ sở đó tác giả đã xây dựng mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu.

Thứ hai: Luận án đã hệ thống hóa và làm rõ hơn những vấn đề lý luận về hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT) ở Việt Nam.

Thứ 3: Luận án đã nghiên cứu tổng hợp kinh nghiệm quốc tế về pháp luật hợp đồng BOT trong các dự án giao thông đường bộ của một số nước trên thế giới, từ đó rút ra bài học vận dụng cho Việt Nam.

Thứ 4: Luận án đã làm rõ thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT) trong các dự án về giao thông đường bộ ở Việt Nam hiện nay, từ đó có những đánh giá nhận xét kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân để làm căn cứ cho những giải pháp hoàn thiện của luận án.

Thứ 5: Luận án làm rõ quan điểm, nguyên tắc, mục tiêu, phương hướng hoàn thiện pháp luật và thực hiện pháp luật về hợp đồng BOT trong các dự án về giao thông đường bộ ở Việt Nam hiện nay.

Thứ 6: Luận án đề xuất hai nhóm giải pháp hoàn thiện đó là

- Nhóm giải pháp hoàn thiện pháp luật hợp đồng BOT trong các dự án giao thông đường bộ.

- Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về hợp đồng BOT trong các dự án giao thông đường bộ ở Việt Nam hiện nay, các giải pháp hiện có tính thực tiễn và tính khả thi cao.

Qua kết quả nghiên cứu về lý luận và thực tiễn thực hiện pháp luật Hợp đồng BOT trong các dự án về giao thông đường bộ theo pháp luật Việt Nam hiện nay, tác giả luận án đã cung cấp cho các nhà nghiên cứu, nhà quản lý, nhà đầu tư, nhà quản trị… những thông tin toàn diện, chi tiết để phục vụ quá trình nghiên cứu và làm việc. Những giải pháp mà luận án đưa ra sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho quá trình hoàn thiện pháp luật Hợp đồng BOT trong các dự án về giao thông đường bộ nói riêng, hoàn thiện pháp luật đầu tư nói chung ở Việt Nam. Bên cạnh đó, luận án có thể dùng làm nguồn tài liệu có giá trị đối với các nhà quản lý, nhà đầu tư, doanh nghiệp, cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học trong quá trình giảng dạy, học tập, nghiên cứu, tìm hiểu pháp luật về đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT./.

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ

1. Đinh Văn Tuấn (2020), Bàn về một số nét đặc biệt của chủ thể là “cơ quan nhà nước có thẩm quyền” trong hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT), Tạp chí Nhân lực khoa học xã hội - số 5/2020

2. Đinh Văn Tuấn (2021), Thực trạng pháp luật và giải pháp hoàn thiện pháp luật về hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao trong giao thông đường bộ ở Việt Nam, Tạp chí Nhân lực khoa học xã hội - số 7/2021.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

A. Tài liệu tiếng Việt:

1. Ban Chấp hành Trung ương Đảng. 2012. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 về xây dựng hệ thống kết cầu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020, ban hành ngày 16/01/2012, Hà Nội.

2. Bộ Chính trị. 2019. Nghị quyết số 50-NQ/TW về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030, ban hành ngày 20/08/2019, Hà Nội.

3. Bộ Giao thông vận tải. 2015. “Vì sao năng lực hạ tầng giao thông Việt Nam thăng hạng nhanh”. <http://www.mt.gov.vn/moitruong/quy-chuan-chat-luong/38398/vi- sao-nang-luc-ha-tang-giao-thong-vn-thang-hangnhanh.aspx>, (23/02/2010).

4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư. 2018. Dự thảo Luật Đầu tư theo hình thức đối tác công tư. ban hành 4/2018, Hà Nội.

5. Bộ Kế hoạch và Đầu tư. 2018. Thông tư số 09/2018/TT-BKHĐT hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 63/2018/NĐ-CP ngày 04/05/2018 của Chính phủ quy định về đầu tư theo hình thức đối tác công tư, ban hành ngày 28/12/2018, Hà Nội.

6. Bộ Kế hoạch và Đầu tư. 2019. Dự án Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư”. http://www.mpi.gov.vn/_layouts/MPIPortalCMS/InChiTietTin. aspx?idTin=44506>, (11/11/2019).

7. Bộ Tài chính. 2018. Thông tư số 88/2018/TT-BTC quy định một số nội dung về quản lý tài chính đối với dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư và chi phí lựa chọn nhà đầu tư, ban hành ngày 28/09/2018, Hà Nội.

8. Bộ Tư pháp. 2019. Báo cáo thẩm định đề nghị xây dựng Luật Đầu tư theo hình thức đối tác công tư, ban hành ngày 17/04/2018, Hà Nội.

9. Cao Thị Thùy Như. 2020. “Quyền khởi kiện của người sử dụng dịch vụ từ dự án đối tác công tư”. <https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/quyen-khoi-kien-cua-nguoi-su- dung-dich-vu-tu-du-an-doi-tac-cong-tu-69581.htm>, (06/01/2022).

10. Chính phủ. 1977. Nghị định số 77/CP ban hành quy chế đầu tư theo hình thức Hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT) áp dụng cho đầu tư trong nước, ban hành ngày 18/06/1997, Hà Nội.

11. Chính phủ. 1998. Nghị định số 62/1998/NĐ-CP ban hành Quy chế đầu tư theo Hợp đồng xây dựng - kinh doanh- chuyển giao, Hợp đồng xây dựng - chuyển

giao - kinh doanh và hợp đồng xây dựng - chuyển giao áp dụng cho đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, ban hành ngày 15/08/1998, Hà Nội.

12. Chính phủ. 1999. Nghị định số 02/1999/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số Điều của quy chế đầu tư theo Hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT), xây dựng - chuyển giao - kinh doanh (BTO), xây dựng - chuyển giao (BT) áp dụng cho đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, ban hành ngày 27/01/1999, Hà Nội.

13. Chính phủ. 2007. Nghị định số 78/2007/NĐ-CP về đầu tư theo hình thức hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao, hợp đồng xây dựng - chuyển giao, ban hành ngày 11/05/2007, Hà Nội.

14. Chính phủ. 2009. Nghị định số 108/2009/NĐ-CP về đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT, hợp đồng BTO và hợp đồng BT, ban hành ngày 27/11/2009, Hà Nội.

15. Chính phủ. 2011. Nghị định số 24/2011/NĐ-CP sửa đổi một số điều của Nghị định số 108/2009/NĐ-CP về đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT, hợp đồng BTO và hợp đồng BT, ban hành ngày 05/04/2011, Hà Nội.

16. Chính phủ. 2015. Nghị định số 59/2015/NĐ- về quản lý dự án đầu tư xây dựng, ban hành ngày 18/06/2015, Hà Nội.

17. Chính phủ. 2015. Nghị định số 15/2015/NĐ-CP về đầu tư theo hình thức đối tác công tư, ban hành ngày 14/02/2015, Hà Nội.

18. Chính phủ. 2018. Nghị định số số 63/2018/NĐ-CP về đầu tư theo hình thức đối tác công tư, ban hành ngày 04/05/2018, Hà Nội.

19. Chính phủ. 2018. Nghị định số 63/2018/NĐ-CP quy định về đầu tư theo hình thức đối tác công tư, ban hành ngày 04/05/2018, Hà Nội.

20. Chính phủ. 2019. Báo cáo số 25/BC-CP về tổng kết tình hình thực hiện dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP), ban hành ngày 30/01/2019, Hà Nội.

21. Chính phủ. 2019. Báo cáo số 355/BC-CP đánh giá tác động Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP), ban hành ngày 27/08/2019, Hà Nội.

22. Chính phủ. 2019. Tờ trình số 446/TTr-CP về dự án Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, ban hành ngày 07/10/2019, Hà Nội.

23. Công ước Viên. 2019. “Quan hệ ngoại giao năm 1961”.

<https://thuvienphapluat.vn/-ban/linh-vuc-khac/Cong-uoc-Vien-ve-quan-he- ngoai-giao-1961-46281>, (20/12/2019).

Xem tất cả 168 trang.

Ngày đăng: 11/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí