Sử Dụng Phương Pháp Thực Để Đo Lường Mức Độ Hội Nhập Tài Chính


5.2.2.3 Tăng cường hợp tác khu vực và quốc tế


Kinh nghiệm từ cuộc khủng hoảng tài chính châu Á, khủng hoảng tài chính toàn cầu và cuộc khủng hoảng tài chính khu vực đồng tiền chung châu Âu cho thấy rằng những cuộc khủng hoảng như vậy có thể lây lan, truyền dẫn tác động thông qua dòng chu chuyển vốn giữa các quốc gia. Do đó, các quy định liên quan đến rủi ro hệ thống ở cấp độ khu vực cũng cần được thiết lập. Điều này càng quan trọng khi tổ chức tài chính ngày càng có mối liên kết trên toàn cầu.

Ngoài lợi ích trong giám sát, đánh giá rủi ro dẫn đến sự phối hợp hành động để giảm thiểu rủi ro hệ thống, hợp tác tài chính ở khu vực và quốc tế còn giúp các quốc gia thành viên có được hỗ trợ ngoại hối cần thiết khi gặp căng thẳng hay trong giai đoạn khủng hoảng cán cân thanh toán. Qua đó, hạn chế nhu cầu dự trữ ngoại hối đối với một quốc gia riêng lẻ, làm giảm tác động tiềm tàng của việc tích lũy dự trữ đó đối với tình trạng mất cân bằng tài khoản vãng lai và tài chính toàn cầu. Tuy nhiên, việc cung cấp các khoản hỗ trợ như vậy thường đi kèm với nhiều điều kiện và ở một mức giới hạn nhất định. Do đó, trước khi có được những lợi ích từ hợp tác quốc tế và khu vực, Việt Nam vẫn cần dựa vào dự trữ ngoại hối trong nước như là tuyến phòng thủ đầu tiên cho rủi ro đảo ngược hay sự bốc hơi của các dòng vốn quốc tế trong tiến trình HNTC gia tăng hơn nữa trong tương lai.

5.2.3 Đối với hội nhập tài chính Việt Nam

Dựa trên kết quả nghiên cứu tác động của HNTC đến độc lập CSTT nhận thấy, HNTC không tác động tiêu cực đến độc lập CSTT Việt Nam trong dài hạn như lo ngại. Điều này có thể do mức độ HNTC có thể chưa đến mức ngưỡng, đồng thời quy mô và việc kiểm soát hai thành phần dòng vốn dễ biến động khá chặt chẽ. Bên cạnh đó, khi xem xét trung gian truyền dẫn là lãi suất dài hạn cho thấy, mặc dù các nhân tố bên ngoài đã có ảnh hưởng tăng dần đến lãi suất dài hạn Việt Nam, tuy nhiên tỷ trọng vẫn còn khá nhỏ, chưa đến 15%. Với thực trạng của một nền kinh tế đang phát triển, nhu cầu vốn hiện vẫn rất cao cùng với kết quả thực nghiệm chưa đáng lo ngại về tác động tiêu


cực lên độc lập CSTT và truyền dẫn CSTT, luận án có một số đề xuất cho quá trình HNTC của Việt Nam trong tương lai.

5.2.3.1 Sử dụng phương pháp thực để đo lường mức độ hội nhập tài chính

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 256 trang tài liệu này.


Từ phân tích quá trình HNTC với số liệu đo lường mức độ HNTC thực thì HNTC Việt Nam đã tăng liên tục qua các năm so với quy mô nền kinh tế. Trong khi đó, đo lường mức độ HNTC dựa trên các quy định pháp lý đối với các dòng chu chuyển vốn quốc tế theo chỉ số được sử dụng phổ biến là chỉ số KAOPEN thì độ mở vốn của Việt Nam trong suốt giai đoạn 2009 – 2019 không có sự thay đổi nào. Chỉ số đo lường HNTC dựa trên quy định pháp lý thường được sử dụng để xem xét mức độ sẵn sàng của một quốc gia đối với các dòng di chuyển vốn quốc tế. Thước đo này không phản ánh mức độ các quy định được thực thi như thế nào trong thực tế và như nghiên cứu Aricca & ctg (2008) nhận thấy, những quốc gia có tài khoản vốn tương đối đóng vẫn có mức HNTC khá cao qua nhiều năm. Do đó, để kiểm soát rủi ro biến động trên thị trường cần thiết phải sử dụng các chỉ số độ mở thực để lượng hóa được quy mô các dòng vốn, những biến động dòng vốn có thể xuất hiện trong những giai đoạn thị trường thế giới bất ổn, để từ đó đánh giá những rủi ro phát sinh và có biện pháp phòng vệ đủ mạnh tương ứng. Đo lường mức độ HNTC thực dựa trên quy mô tích lũy của các thành phần dòng vốn còn giúp các cơ quan điều hành chính sách nhìn nhận thực tế về kết quả đạt được trong quá trính điều chỉnh quy định pháp lý trong nước cũng như những chính sách có liên quan. Đây là cơ sở cần thiết để có những thiết kế chính sách phù hợp, khuyến khích dòng vốn với nhiều lợi ích cho phát triển kinh tế nếu quy mô chưa tương xứng với những ưu đãi trong nước hay quản lý dòng vốn nhiều rủi ro với những phát triển chưa phù hợp.

Hội nhập tài chính và chính sách tiền tệ tại Việt Nam 1674801841 - 26

5.2.3.2 Điều chỉnh thành phần dòng vốn theo hướng an toàn và phát huy hiệu quả đối với phát triển kinh tế

Đối với vốn FDI

Theo kết quả nghiên cứu, mức độ hội nhập thực đối với vốn FDI tại Việt Nam tương đối ổn định theo chiều hướng tăng dần và hiện đạt cao nhất so với hai thành phần


dòng vốn còn lại là vốn FPI và vốn đầu tư khác. Đặc biệt vốn FDI từ nước ngoài vào Việt Nam chiếm chủ yếu. Đây là dòng vốn được đánh giá cao với những tác động tích cực đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế trong nước, rất quan trọng đối với một nước đang phát triển có nhu cầu vốn lớn và cần trang thiết bị hiện đại cũng như nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong nước. Với những lợi ích mà vốn FDI mang lại, và với mức độ HNTC so với khu vực vẫn còn khá khiêm tốn thì Việt Nam vẫn nên tạo điều kiện để thu hút hơn nữa dòng vốn này trong tương lai, kết hợp cùng với gia tăng hiệu quả sử dụng vốn và đánh giá tác động bền vững đối với môi trường.

Đối với vốn FPI

Đối với vốn FPI, trong thời gian qua Việt Nam đã có rất nhiều nỗ lực để cải thiện môi trường pháp lý cũng như môi trường đầu tư để thu hút các dòng vốn FPI từ bên ngoài, tuy nhiên mức độ hội nhập thực đối với dòng vốn này vẫn rất thấp. Với thực trạng nền kinh tế có nhu cầu vốn lớn thì quy mô vốn FPI nhỏ bé sẽ là hạn chế rất lớn cho việc thúc đẩy phát triển kinh tế trong nước. Dòng vốn FPI được phân tách với hai thành phần phụ là dòng vốn chủ sở hữu và dòng vốn nợ. Dòng vốn chủ sở hữu (vốn cổ phần) là dòng vốn FPI của nhà đầu tư nước ngoài mua chứng khoán vốn của doanh nghiệp trong nước. Với hình thức này, doanh nghiệp trong nước có được nguồn vốn để đầu tư phát triển mà không có áp lực trả nợ hay thanh toán lãi như dòng vốn nợ. Tầm quan trọng của dòng vốn chủ sở hữu đối với các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi đã được đánh giá trong nhiều nghiên cứu về tác động tích cực của nó đối với tăng trưởng kinh tế (Kose & ctg 2006). Chính vì vậy, Việt Nam cần xem xét nguyên nhân chưa thu hút được dòng vốn FPI đối với thành phần dòng vốn này và tìm cách thúc đẩy hơn nữa để tăng quy mô dòng vốn FPI đối với vốn chủ sở hữu để hỗ trợ tăng trưởng trong tương lai. Bên cạnh đó, về lâu dài vẫn cần tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trái phiếu nhằm tạo điều kiện thu hút dòng vốn dài hạn cho phát triển kinh tế.


Đối với vốn đầu tư khác

Bên cạnh dòng vốn FPI nợ là khoản nợ vay trong vốn đầu tư khác, đây là những dòng chảy nợ được xem là những dòng vốn quốc tế có rủi ro lớn nhất đối với quá trình HNTC, mở cửa dòng vốn qua biên giới (Kose & ctg 2006). Những dòng vốn vay, mặc dù sẽ hỗ trợ cho các chủ thể giải quyết nhu cầu vốn trong giai đoạn khó khăn nhưng sẽ tạo nên áp lực trả nợ và lãi vay trong tương lai. Ngoài ra, nếu sử dụng nguồn vốn này không hợp lý hay thiếu quản lý, giám sát sẽ gây nên rủi ro. Bên cạnh đó, một vấn đề cũng cần được quan tâm là tính thuận chu kỳ của các khoản vay ngân hàng ngắn hạn đến những nền kinh tế đang phát triển, dòng vốn này thường tăng lên trong giai đoạn nền kinh tế tăng trưởng cao và lại sụt giảm nhanh chóng trong giai đoạn nền kinh tế gặp khó khăn. Chính vì vậy dòng vốn vay ngắn hạn được đánh giá là sẽ không có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế và có thể dẫn đến rủi ro nếu không được phân bổ hợp lý hay được giám sát chặt chẽ. Thực tế tại Việt Nam, các khoản vay nước ngoài đang được quản lý khá chặt chẽ và trong tương lai nên tiếp tục có sự giám sát quá trình phân bổ, sử dụng vốn vay với quy mô hợp lý trong từng thời kỳ.

5.3 HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU

Trong quá trình thực hiện nghiên cứu, tác giả nhận thấy còn một số hạn chế nhất định. Tác giả đề cập đến hạn chế với mong muốn gợi mở hướng nghiên cứu tiếp theo để khắc phục và có được đánh giá đa chiều hơn xoay quanh nội dung của đề tài.

Thứ nhất, nghiên cứu chỉ tập trung sau giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 – 2009 để tránh điểm gãy cấu trúc ảnh hưởng lên kết quả đo lường. Điều này mặt khác làm hạn chế khả năng đánh giá sự thay đổi về tác động của HNTC ở hai giai đoạn trước và sau khủng hoảng cũng như trước và sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Nghiên cứu trong tương lai có thể kéo dài thêm với giai đoạn trước khủng hoảng hoặc trước khi gia nhập WTO để có thể so sánh kết quả điều hành chính sách và tác động giữa hai giai đoạn, từ đó có góc nhìn tổng quát hơn.


Thứ hai, nghiên cứu mới chỉ cho thấy được kết quả có ý nghĩa thống kê trong ngằn hạn của HNTC đến độc lập CSTT. Nghiên cứu tương lai có thể kéo dài thêm giai đoạn nghiên cứu để có thể điều tra được kết quả tác động này trong dài hạn.

Thứ ba, nghiên cứu chỉ mới làm rõ tác động một chiều từ HNTC đến CSTT Việt Nam mà chưa xem xét chiều ngược lại. Trong tương lai, các nghiên có thể đưa thêm vào phân tích và đo lường tác động của CSTT Việt Nam đến mức độ HNTC để có đánh giá toàn diện hơn về mối quan hệ này.

Thứ tư, các ước lượng dựa trên mô hình ARDL và SVAR vẫn là phương pháp xử lý dữ liệu dựa trên giá trị p (xác suất) để đưa ra kết luận. Có một số quan điểm đang theo hướng không ủng hộ cho các kỹ thuật đưa ra kết luận dựa trên giá trị p này. Nghiên cứu tiếp theo có thể kết hợp sử dụng phương pháp ước lượng không sử dụng giá trị p để có thể so sánh và đánh giá chính sách toàn diện hơn.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 5


Chương 5 đã tóm lược lại mục tiêu thực hiện nghiên cứu, phương pháp và kết quả nghiên cứu đạt được. Với kết quả nghiên cứu từ chương 4, một số hàm ý chính sách được đề cập để áp dụng tại Việt Nam. Thứ nhất, đối với độc lập CSTT, cần điều hành linh hoạt tỷ giá để tăng tính chủ động trong điều hành CSTT, giảm áp lực đối với dự trữ ngoại hối khi dòng vốn biến động. Quy mô dự trữ ngoại hối cần tăng hơn nữa đáp ứng nhu cầu phòng ngừa cho những giai đoạn bất ổn thị trường dẫn đến sự bốc hơi hoặc dừng đột ngột của dòng vốn quốc tế. Thứ hai, đối với vấn đề truyền dẫn CSTT, Việt Nam nên thiết kế khung CSTT bổ sung nhiệm vụ ổn định tài chính nhằm tăng tính khả thi đạt được mục tiêu cuối cùng trong mối quan hệ bền vững với các mục tiêu khác. CSTT riêng lẻ không có đủ sức mạnh và công cụ đối với mục tiêu ổn định tài chính nên cần có sự phối hợp giữa CSTT với các biện pháp an toàn vĩ mô, đồng thời tăng cường hợp tác khu vực và quốc tế. Thứ ba, đối với tiến trình HNTC Việt Nam, trước hết cần sử dụng phương pháp thực trong đo lường mức độ HNTC để lượng hóa được quy mô tích lũy các dòng vốn, kiểm soát rủi ro biến động dòng vốn có thể xuất hiện trong những giai đoạn thị trường thế giới bất ổn. Quá trình HNTC cần điều chỉnh thành phần dòng vốn theo hướng an toàn và phát huy hiệu quả đối với phát triển kinh tế, tăng cường thu hút vốn FDI có chất lượng, cải thiện môi trường để thu hút hơn nữa vốn FPI và quản lý chặt chẽ vốn đầu tư khác. Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo cũng được đề cập ở cuối chương.


KẾT LUẬN


Bối cảnh toàn cầu hóa tài chính đặt ra thách thức cho điều hành CSTT của các quốc gia. Lý thuyết Bộ ba bất khả thi trong kinh tế vĩ mô quốc tế cho thấy, một quốc gia chỉ có thể theo đuổi hai trong ba lựa chọn là cố định tỷ giá, độc lập CSTT trong nước và sự di chuyển tự do của dòng vốn quốc tế hay HNTC. Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu cũng nhận thấy, thông qua các dòng chảy vốn quốc tế, HNTC toàn cầu làm cho điều kiện tài chính trong nước trở nên biến động hơn với những thay đổi của thị trường vốn bên ngoài. Thị trường tài chính trong nước cũng nhạy cảm hơn với những nhân tố toàn cầu làm cho lãi suất ngắn hạn và dài hạn ngày càng tách rời nhau. Bởi vì lãi suất dài hạn tác động lên cả hoạt động tài chính và kinh tế thực nên sự không gắn kết giữa lãi suất ngắn hạn và dài hạn sẽ gây khó khăn trong quản lý ổn định tài chính và kinh tế vĩ mô.

Mục tiêu của luận án là làm rõ tác động và những ảnh hưởng của HNTC đến CSTT tại Việt Nam để từ đó đề xuất giải pháp cho tiến trình HNTC và điều hành CSTT tại Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa tài chính gia tăng như một xu thế tất yếu. Các mục tiêu cụ thể được xác định bao gồm (i) làm rõ tác động của HNTC đến độc lập CSTT thông qua đo lường tác động của HNTC đến độc lập CSTT Việt Nam; (ii) làm rõ vai trò của các nhân tố bên ngoài trong truyền dẫn CSTT trong điều kiện HNTC thông qua đo lường phản ứng của lãi suất dài hạn Việt Nam đối với rủi ro toàn cầu, lãi suất dài hạn Mỹ cùng với các nhân tố trong nước và (iii) gợi ý chính sách cho tiến trình HNTC và điều hành CSTT Việt Nam trong bối cảnh gia tăng toàn cầu hóa tài chính.

Luận án đã trình bày lý thuyết về HNTC, CSTT, tác động và những ảnh hưởng của HNTC đến điều hành CSTT trong một nền kinh tế mở. Các nghiên cứu thực nghiệm có liên quan cũng được tổng hợp xem xét làm cơ sở lựa chọn phương pháp, mô hình nghiên cứu phù hợp.

Sử dụng phương pháp đồng liên kết với mô hình Phân phối trễ tự hồi quy (ARDL) để đo lường tác động của HNTC đến độc lập CSTT trong mối quan hệ với ổn định tỷ


giá và dự trữ ngoại hối, kết quả nhận thấy (i) HNTC tác động đến độc lập CSTT trong ngắn hạn, gia tăng HNTC tại Việt Nam làm giảm độc lập CSTT ở ngay quý đầu tiên với mức (-)1.8649, (ii) ổn định tỷ giá tăng làm giảm độc lập CSTT trong dài hạn ở mức (-) 1.6302, trong ngắn hạn, ổn định tỷ giá giúp tăng độc lập CSTT sau một quý với hệ số tác động là 0.9884 và (iii) dự trữ ngoại hối có tác động cùng chiều giúp hỗ trợ tăng độc lập CSTT nhưng kết quả không có ý nghĩa thống kê trong dài hạn.

Phân tích phản ứng đẩy từ mô hình véc tơ tự hồi quy dạng cấu trúc (SVAR) cho thấy lãi suất dài hạn Việt Nam có phản ứng rất nhanh, cùng chiều và thời gian phản ứng kéo dài với các nhân tố bên là rủi ro toàn cầu và lãi suất dài hạn Mỹ (có độ trễ một tháng). Đối với các nhân tố trong nước, lãi suất dài hạn Việt Nam hầu như không phản ứng với những thay đổi của tăng trưởng sản lượng, trong khi phản ứng rất mạnh với thay đổi lạm phát và ít phản ứng do với lãi suất ngắn hạn. Lạm phát trong nước tăng không có tác động ngay đến lãi suất dài hạn mà chỉ làm tăng mạnh lãi suất dài hạn vào tháng thứ hai. Tuy phản ứng dù mạnh hơn các nhân tố bên ngoài nhưng phản ứng giảm rất nhanh ngay sau đó. Phân rã phương sai cho thấy lãi suất dài hạn Việt Nam được giải thích phần lớn bởi những thay đổi của chính nó trong quá khứ, kế tiếp là tỷ lệ lạm phát trong nước. Rủi ro toàn cầu và lãi suất dài hạn Mỹ càng tăng dần vai trò giải thích những biến động của lãi suất dài hạn Việt Nam.

Trên cơ sở đánh giá thực trạng quá trình HNTC và điều hành CSTT Việt Nam thời gian qua, cùng với kết quả thực nghiệm thu được, luận án gợi ý điều hành chính sách ở Việt Nam cần tiếp cận với ba nhóm giải pháp. Thứ nhất, đối với độc lập CSTT, cần điều hành linh hoạt tỷ giá để tăng tính chủ động trong điều hành CSTT, giảm áp lực đối với dự trữ ngoại hối khi dòng vốn biến động. Quy mô dự trữ ngoại hối cần tăng hơn nữa đáp ứng nhu cầu phòng ngừa cho những giai đoạn bất ổn thị trường dẫn đến sự bốc hơi hoặc dừng đột ngột của dòng vốn quốc tế. Thứ hai, đối với vấn đề truyền dẫn CSTT, Việt Nam nên thiết kế khung CSTT bổ sung nhiệm vụ ổn định tài chính nhằm tăng tính khả thi đạt được mục tiêu cuối cùng trong mối quan hệ bền vững với các mục tiêu khác. CSTT riêng lẻ không có đủ sức mạnh và công cụ đối với mục tiêu ổn định tài chính nên cần có sự phối hợp giữa CSTT với các biện pháp an toàn vĩ mô,

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/01/2023