Tiểu kết chương 3
Trên cơ sở những phân tích, đánh giá thực trạng, từ đó khái quát những điểm mạnh, điểm yếu đối với hoạt động xúc tiến tại 03 doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn Hà Nội trong chương 2, tác giả đã căn cứ vào Chiến lược marketing du lịch đến năm 2020 và cơ sở lý luận về xúc tiến của doanh nghiệp du lịch để đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xúc tiến tại các doanh nghiệp lữ hành trong thời gian tới.
Các giải pháp chung tập trung chủ yếu vào việc: nâng cao nhận thức về hoạt động xúc tiến du lịch; xây dựng chiến lược xúc tiến; đầu tư về tổ chức; xây dựng các công cụ xúc tiến; tăng cường liên kết và hợp tác. Các giải pháp riêng cho từng doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp muốn thực hiện tốt hoạt động xúc tiến cần nâng cao năng lực dựa trên chiến lược xúc tiến quảng bá và cần đa dạng hoá sản phẩm, đào tạo thêm kỹ năng cho nhân viên, thiết kế tờ rơi, xây dựng slogan, bổ sung kênh xúc tiến bán hàng, bán hàng trực tiếp…
KẾT LUẬN
Xúc tiến du lịch có vai trò ngày càng quan trọng trong hoạt động kinh doanh lữ hành bởi hoạt động lữ hành là trung gian cầu nối giữa cung và cầu du lịch. Trước sự thay đổi nhanh chóng của môi trường kinh tế, xã hội và sức ép cạnh tranh ngày càng khốc liệt trên thị trường, doanh nghiệp muốn thu hút được khách càng cần phải có những thay đổi về hoạt động xúc tiến nhằm thu hút khách du lịch.
Hoạt động xúc tiến của doanh nghiệp có vai trò vô cùng quan trọng và sống còn đối với doanh nghiệp. Hoạt động xúc tiến của doanh nghiệp bao gồm các bước: xác định khách hàng mục tiêu, xác định mục tiêu truyền thông, thiết kế thông điệp, lựa chọn kênh truyền thông, xây dựng chính sách cho truyền thông, đánh giá và quản lý hoạt động truyền thông. Để thực hiện tốt chiến lược xúc tiến, các doanh nghiệp cần sử dụng đủ các công cụ xúc tiến như: quảng cáo, quan hệ công chúng, marketing trực tiếp, internet, bán hàng trực tiếp, xúc tiến bán hàng.
Hiện tại các doanh nghiệp đã tiến hành đủ 06 bước như trong lý thuyết xây dựng chương trình xúc tiến nêu trên. Tuy nhiên, đối với việc sử dụng công cụ xúc tiến thì có sự khác nhau giữa các doanh nghiệp. Đối với Công ty lữ hành Hanoitourist đã và đang sử dụng cả 06 công cụ là: quảng cáo, quan hệ công chúng, marketing trực tiếp, internet, bán hàng trực tiếp, xúc tiến bán hàng. Công ty TNHH Du lịch Việt Đan đã và đang sử dụng 05 công cụ là: quảng cáo, marketing trực tiếp, internet, bán hàng trực tiếp, xúc tiến bán hàng. Công ty TNHH Du lịch và truyền thông Giải pháp cho Giới trẻ - PYS Travel chỉ sử dụng 04 công cụ là quảng cáo, quan hệ công chúng, marketing trực tiếp, internet.
Trên cơ sở khảo sát thực trạng, đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu của hoạt động xúc tiến du lịch tại Công ty lữ hành Hanoitourist, Công ty TNHH Du lịch Việt Đan, Công ty TNHH Du lịch và truyền thông Giải pháp cho Giới trẻ - PYS Travel trong thời gian từ năm 2013 đến 2015, tác giả đã căn
cứ vào Chiến lược marketing du lịch Việt Nam đến năm 2020, thực trạng hoạt động xúc tiến của các doanh nghiệp lữ hành và cơ sở lý luận về xúc tiến của doanh nghiệp du lịch để đề xuất một số giải pháp chung và giải pháp riêng nhằm đẩy mạnh hoạt động xúc tiến tại các doanh nghiệp lữ hành trong thời gian tới.
Có thể bạn quan tâm!
- Hoạt động xúc tiến của một số doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn Hà Nội - 11
- Giải Pháp Riêng Cho Từng Doanh Nghiệp
- Công Ty Tnhh Du Lịch Và Truyền Thông Giải Pháp Cho Giới Trẻ - Pys Travel
- Hoạt động xúc tiến của một số doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn Hà Nội - 15
- Hoạt động xúc tiến của một số doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn Hà Nội - 16
Xem toàn bộ 131 trang tài liệu này.
Hi vọng rằng nếu các công ty này ngày càng phát triển mạnh mẽ thì Việt Nam ngày càng có điều kiện để giới thiệu những vẻ đẹp của đất nước, con người với bạn bè quốc tế.
Do hạn chế về khả năng cũng như kinh nghiệm trong nghiên cứu khoa học nên trong quá trình thực hiện luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả mong muốn sẽ nhận được những nhận xét, góp ý bổ sung của các thầy cô để luận văn được hoàn thiện hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh lữ hành, hồ sơ pháp nhân và hồ sơ nhân sự Công ty lữ hành Hanoitourist (2007).
2. Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch (2014), Chiến lược phát triển marketing du lịch đến năm 2020
3. Trương Đình Chiến (2012), Quản trị Marketing, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.
4. Nguyễn Văn Đảng (2005), Chiến lược xúc tiến hỗn hợp trong một số công ty lữ hành quốc tế tại Hà Nội (lấy Vinatour làm ví dụ), Luận văn thạc sỹ, Đại học Kinh tế Quốc dân.
5. Trần Minh Đạo (2002), Giáo trình Marketing căn bản, NXB Giáo dục.
6. Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hoà (2004), Giáo trình Kinh tế Du lịch, NXB Lao động xã hội.
7. Nguyễn Văn Dung (2009), Chiến lược và chiến thuật quảng bá marketing du lịch, NXB Giao thông Vận tải , thành phố Hồ Chí Minh.
8. Trịnh Xuân Dũng (2009), “Tuyên truyền quảng cáo và xúc tiến du lịch”, Trung tâm thông tin du lịch
9. Phan Thị Thái Hà (2013), Phát triển hoạt động tuyên truyền quảng bá du lịch của các trung tâm xúc tiến du lịch tại các địa phương. Nghiên cứu trường hợp tại Hà Nội, Luận văn Thạc sỹ Du lịch, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn.
10. Đỗ Thanh Hoa (2006), Nghiên cứu đề xuất các giải pháp đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền quảng bá du lịch Việt Nam tại một số thị trường quốc tế trọng điểm, đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Viện Nghiên cứu phát triển Du lịch, Tổng cục Du lịch.
11. Hoàng Văn Hoàn (2004), Đẩy mạnh quảng bá du lịch Việt Nam vào một số thị trường trọng điểm thuộc liên minh Châu Âu (EU), Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học Thương Mại Hà Nội.
12. Đào Thị Ngọc Lan (2011), Nghiên cứu hoạt động xúc tiến du lịch Hải Dương giai đoạn 2005 – 2010, Luận văn Thạc sỹ Du lịch, Trường Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn.
13. Nguyễn Thị Hạnh (2015), Hoạt động xúc tiến trong marketing điện tử tại Công ty du lịch Vietravel, Luận văn Thạc sỹ Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
14. Nguyễn Văn Lưu (2008), Thị trường du lịch, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.
15. Nguyễn Văn Mạnh, Nguyễn Đình Hoà (2009), Giáo trình Marketing du lịch, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.
16. Nguyễn Văn Mạnh, Phạm Hồng Chương (2009), Quản trị kinh doanh lữ hành, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.
17. Bùi Văn Mạnh (2010), Nghiên cứu hoạt động xúc tiến du lịch Ninh Bình giai đoạn 2003 – 2009, Luận văn Thạc sỹ Du lịch, Trường Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn.
18. Lê Tuấn Minh (2008), Nghiên cứu hoạt động tuyên truyền quảng bá du lịch của hàng không Việt Nam (giai đoạn từ năm 2005 đến nay), Luận văn Thạc sỹ Du lịch, Trường Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn.
19. Vũ Nam, Phạm Hồng Long (2005), Xúc tiến du lịch Việt Nam nhìn từ góc độ quản lý nhà nước, Tạp chí Quản lý nhà nước, số 2 (109) - tr 15-19.
20. Philip Kotler & Amstrong (2002), Những nguyên lý tiếp thị (tập 2), NXB Thống kê.
21. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khoá 11, kỳ họp thứ 7 (2008), Luật Du lịch năm 2005, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội.
22. Vũ Thị Minh Tâm (2014), Thực trạng và các giải pháp đẩy mạnh hoạt động quảng bá, xúc tiến của du lịch Việt Nam vào thị trường Nga, Luận văn Thạc sỹ Du lịch, Trường Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn.
23. Trần Đức Thanh (2008), Nhập môn Khoa học Du lịch, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
24. Tổng cục Du lịch Việt Nam, Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Tiếng Anh
25. UNWTO (2006), Tourism Highlights 2006 Edition, Madrid.
26. Philip Kotler, John Bowen, James Makens, Marketing for Hospitality and Tourism.
27. Francois Vellas and Lionel Becherel, The International marketing of travel and tourism – a strategic approach.
28. Middleton, Victor with Clarke Jackie R (2000), Marketing in travel and tourism.
29. Briggs S. (1997), Successful Tourism Marketing, Kogan, Page Ltd., London – UK.
30. Eric Law (2002), Tourisim Marketing, Quality and Service managegment perspective, Continuum, New York, USA.
31. Briggs S. (2001), Successful Web Marketing for the Tourism and Leisure sectors, Kogan Page limited, Loandon, UK.
32. Ernie H. & Geofray W, (1992), Marketing Tourism Destination, John Wiley & Sons Inc, USA.
33. Sue Beeton (2006), Community Development through Tourim.
34. Davidson R. and Maitland R. (1997), Tourism destination, Bath Press, London, UK.
35. Lawton, L & Weaver, D (2005), Tourism Management, John Wily & Sons, Australia.
36. Simon Hudson (2008), Tourisim and Hospitality Marketing, a global perspective, Sage Publication Ltd, London, UK.
Website: www.dulich.dantri.com.vn www.chinhphu.vn; www.tourism.gov.vn; www.hanoitourist.com; www.pystravel.vn; www.vietdantravel.com; www.voer.edu.vn
PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Một số chương trình xúc tiến, quảng bá của Công ty lữ hành Hanoitourist .
1. Du lịch Nhật Bản – Hàn Quốc
2. Du lịch Cô Tô 3 ngày, 2 đêm