Mô Hình Mối Quan Hệ Của Các Chủ Thể Trong Cụm Du Lịch Của


Như vậy, có thể hiểu, cụm du lịch địa phương là hợp tác liên kết giữa các địa phương trong lĩnh vực du lịch dựa trên cơ sở tận dụng các thế mạnh du lịch tổng hợp và sự độc đáo riêng biệt của từng địa phương, nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh chung của cả cụm. Việc hợp tác cũng cần dựa trên cơ sở bình đẳng, cân bằng về mặt lợi ích và nghĩa vụ giữa các thành viên trong liên kết.

* Mô hình liên kết cụm

Có nhiều mô hình liên kết cụm du lịch ở nhiều góc độ khác nhau. như mô hình theo chuỗi giá trị du lịch. Du lịch là một tập hợp phức tạp của các dịch vụ phụ trợ, bao gồm có lưu trú, vận tải, ăn uống, vui chơi, di sản văn hóa và mua sắm. Bởi vì các dịch vụ không thể được lưu trữ, sản xuất và tiêu dùng dịch vụ thường là đồng thời và xảy ra ở một vị trí địa lý nhất định - điểm du lịch. Trong du lịch, thị trường (khách du lịch) di chuyển tới sản phẩm (điểm du lịch) - khác với các loại hình sản xuất khác (Ashley & Mitchell, 2009a). Cụm du lịch địa phương là một tổng thể liên quan đến nhiều chủ thể liên kết với nhau, trong đó các bên liên quan chính bao gồm chính quyền các địa phương, các chủ thể doanh nghiệp liên quan đến cung cấp dịch vụ khách sạn, nhà hàng, điều hành tour, quản lý điểm đến du lịch, hướng dẫn viên, các hiệp hội du lịch, v.v. Các thành viên tự nguyện gặp gỡ và duy trì một liên kết để đảm bảo hoạt động cộng tác trong mạng lưới được thực hiện liên tục, thông suốt và hiệu quả.

Nhiều mô hình về cụm du lịch được đề cập đến như cụm du lịch vùng Tây Nam Oltenia tại Romania được gọi là mô hình “bốn chiếc lá” theo đó 4 trụ cột chính được đề cập đến là: các công ty kinh doanh du lịch, cơ sở giáo dục và nghiên cứu, chính quyền địa phương và các nhà xúc tiến.

Mô hình về cụm du lịch của Buhalis (2000) lại nhấn mạnh mối quan hệ cộng tác công tư trong phát triển du lịch ở khu vực. Mối quan hệ giữa các chủ thể này hình thành một mô hình phát triển cụm du lịch bền vững.


Hình 2 1 Mô hình mối quan hệ của các chủ thể trong cụm du lịch của Buhalis 1

Hình 2.1. Mô hình mối quan hệ của các chủ thể trong cụm du lịch của

Buhalis

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.

Nguồn: Buhalis (2000,p.99)

Trong mô hình trên, chính quyền địa phương cũng chỉ là một tác nhân tác động đến sự hình thành và phát triển của cụm du lịch. Để cụm có thể tồn tại và phát triển một cách bền vững thì những hạt nhân trong cụm phải là các doanh nghiệp điều hành hoặc các đại lý du lịch. Du khách cũng được coi là một thành tố để giúp thúc đẩy các hoạt động của cụm du lịch. Các chủ thể này dựa trên cơ sở các lợi ích, mối quan tâm và nhiệm vụ cụ thể để điều chỉnh mối quan hệ với nhau. Các tác nhân về yếu tố bên ngoài như điều kiện tự nhiên cũng sẽ ảnh hưởng chung tới các chủ thể trong hoạt động của cụm du lịch.

* Cơ sở hình thành cụm

Liên kết cụm du lịch được xây dựng dưạ trên cơ sở đánh giá về lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh của vùng. Khái niệm lợi thế so sánh được đưa ra bởi David Ricardo năm 1817. Theo David Recardo, mỗi quốc gia, vùng có thể không có lợi thế tuyệt đối so với quốc gia, vùng khác song vẫn có thể có lợi thế trong chuyên môn hoá sản xuất những sản phẩm cụ thể. Ứng dụng quan điểm này, trong lĩnh vực phát triển du lịch, người ta khai thác tối đa tiềm năng của quốc gia/vùng lãnh thổ thông qua tập trung chuyên môn hoá vào những nhóm du khách, dịch vụ, điểm đến tạo nên những đặc trưng riêng của vùng trong thu hút các nguồn lực phát triển du lịch. Mỗi quốc gia/vùng lãnh thổ có thể đánh giá các các yếu tố tạo nên giá trị của ngành du lịch trong tương quan so sánh với các quốc gia/vùng lãnh thổ khác từ đó hoạch định chiến


lược phát triển du lịch vùng lãnh thổ. Để thực hiện chiến lược phát triển du lịch, quốc gia/vùng lãnh thổ một mặt cần cải thiện vùng lãnh thổ (về quy hoạch phát triển, cơ sở hạ tầng, đầu tư, cơ chế, chính sách…) để thu hút các nguồn lực cho phát triển cũng như du khách một mặt cần liên kết với các quốc gia/vùng lãnh thổ khác để nâng cao giá trị và hiệu quả của ngành du lịch. Sự xuất hiện của các cụm như vậy bị ảnh hưởng bởi các yếu tố và điều kiện như: các yếu tố tài nguyên (tài nguyên thiên nhiên, văn hóa, lịch sử, con người, tài chính và đất đai, cơ sở hạ tầng) - tiềm năng phát triển các loại hình chuyên môn hóa du lịch cụ thể, cung cấp các đặc thù của các doanh nghiệp bổ sung (cụm du lịch nông nghiệp, cụm y tế, cụm thể thao dưới nước và những người khác).

Việc hình thành cụm du lịch dựa trên nhiều yếu tố, trong đó thường tập trung vào những vùng có giao lưu văn hóa, giao lưu ngôn ngữ, thường xuyên trao đổi hàng hóa, có hệ thống mạng lưới giao thông thuận tiện và cùng chung một đặc điểm về thị trường du lịch (Gao Tian, 2019).

- Cụm du lịch địa phương thường là có địa hình hoặc đặc điểm khí hậu, văn hóa tương đồng nhau, bổ sung cho nhau, tạo nên một đặc trưng chung của vùng. Đây cũng là những đặc điểm riêng có tạo nên sức hấp dẫn của cụm du lịch đối với du khách. Việc giao lưu văn hóa gần gũi đã tạo nên những nét tương đồng trong các tập quán sinh hoạt của các địa phương trong liên kết cụm du lịch.

- Sự phát triển tương đồng về mặt kinh tế - xã hội. Mặc dù mỗi thành viên trong cụm du lịch địa phương có thể có mức độ phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ khác nhau, song phần lớn các cụm muốn tồn tại được lâu bền thì thường phải có sự tương đồng về sự phát triển kinh tế - xã hội giữa các thành viên trong cụm.

- Sự sẵn sàng làm việc cùng nhau giữa các thành phố và sự tin tưởng chia sẻ các hoạt động, nguồn lực và mục tiêu là điểm chính của việc hình thành cụm du lịch. Việc các địa phương cùng có chung và cùng chia sẻ một tầm nhìn thương hiệu giữa các thành phố (Lemmetyinen và Go, 2009) liên quan đến giá trị tích hợp là một yếu tố quan trọng để thành công. Khả năng phát triển tất cả các nguồn lực như tài năng giữa các cá nhân, các công cụ thông tin và quyết định của người quản lý toàn diện trong các khu vực công hoặc công nghiệp đạt được mô hình bền vững cho sự hợp tác và phối hợp giữa các thành phố cho mô hình tích hợp


- Kết nối về cơ sở hạ tầng giao thông sẽ tạo ra sự thuận lợi và là cơ sở để hình thành nên cụm du lịch. Trường hợp của Khu vực Vịnh lớn (Greater Bay Area) cho thấy liên kết Chu Hải – Hồng Kong – Ma cao đã được tạo ra nhờ việc hình thành cầu HMZ, cầu xuyên biển được đánh giá là lớn nhất trên thế giới. Hệ thống giao thông đồng bộ giữa các địa phương trong cụm sẽ giúp giao thông thông suốt, tiết kiệm thời gian, làm tăng lợi ích cho khách du lịch (Nguyễn Thị Cúc, 2017).

* Các đặc trưng cụm

Để tạo thành cụm du lịch hoàn chỉnh, các thành phần trong cụm cần có sự liên kết với nhau, nhằm một mục tiêu thống nhất là tạo ra sự hài lòng và thuận tiện nhất cho khách hàng.

- Cụm du lịch là một phương thức phát triển điểm đến du lịch, đóng vai trò tạo động lực mới và cải cách xã hội trong việc quản lý điểm đến du lịch và hội nhập khu vực (Zhang Xianchun, 2018)

- Cụm du lịch tích hợp các dịch vụ du lịch (Zhang Xianchun, 2018), các sản phẩm du lịch của cụm cần được thiết kế theo hướng nhấn mạnh vào sự đa dạng trong thống nhất, tập trung vào khai thác các điểm mạnh, lợi thế so sánh chung của cụm, song vẫn cần bố trí sao cho kích thích được những điểm riêng có của từng thành viên trong cụm du lịch.

- Cụm du lịch tích hợp các chiến lược xúc tiến du lịch (Zhang Xianchun, 2018) và chia sẻ ngân sách xúc tiến và kết quả du lịch. Để tạo ra một hiệu quả thống nhất trong các hoạt động của cụm, cần có một nguyên tắc và chiến lược hoạt động chung làm cơ sở để tiến hành các hoạt động xúc tiến du lịch. Cụm du lịch cũng cần xây dựng một ngân sách riêng, tách khỏi ngân sách của từng địa phương trong cụm đảm bảo nguồn lực cho các hoạt động chung của cụm.

- Cụm du lịch liên kết cơ sở hạ tầng phần cứng và phần mềm. Việc liên kết các hạ tầng cơ sở thông tin liên lạc, hạ tầng về dịch vụ như khách sạn, nhà hàng, y tế, thư tín, đổi tiền, giao thông vận tải, thông tin về các điểm vui chơi giải trí, v.v sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các chính sách xúc tiến chung của cụm. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ du lịch vô cùng quan trọng trong việc hấp dẫn du khách. Việc đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch để đảm bảo các dịch vụ và sản phẩm du lịch được cung cấp một cách thông suốt trong cả hành trình du


lịch của khách hàng, góp phần thỏa mãn tốt nhất các nhu cầu của khách du lịch. Các địa phương trong cụm du lịch cần tạo ra tính liên kết và đồng bộ về yếu tố cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, tạo thành một hệ thống vừa hài hòa, cân đối song vẫn mang những nét đặc trưng riêng của từng địa phương trong cụm du lịch. Bên cạnh nguồn lực về cơ sở hạ tầng, cụm du lịch cần có các chính sách phát triển nguồn nhân lực chung để đảm bảo cung cấp dịch vụ một cách có chất lượng đồng đều giữa các thành viên trong cụm.

2.1.2. Các vấn đề chung về thu hút khách du lịch quốc tế

* Khách du lịch quốc tế:

Trước hết, có thể hiểu khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến.

Căn cứ vào quốc tịch, có thể chia khách du lịch thành khách du lịch quốc tế và khách du lịch nội địa. Theo đó, khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, kiều dân định cư ở nước ngoài vào du lịch tại một quốc gia. Khách du lịch trong nước là công dân của một nước đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ của quốc gia đó.

Căn cứ vào chiều di chuyển của du khách quốc tế có thể chia thành khách quốc tế đến (inbound tourism) và khách du lịch quốc tế ra nước ngoài (outbound tourism). Theo đó khách du lịch quốc tế đến là người nước ngoài, người của một quốc gia nào đó định cư ở nước khác vào quốc gia đó đi du lịch. Khách du lịch quốc tế ra nước ngoài là công dân của một quốc gia và người nước ngoài đang cư trú tại quốc gia đó đi nước ngoài du lịch.

* Đặc điểm của khách du lịch quốc tế

Muốn thu hút khách du lịch quốc tế cần xem xét đặc trưng của họ. Bởi sự khác biệt từ đặc trưng về thói quen, văn hóa, tập quán và những yếu tố khác sẽ dẫn tới sự khác biệt trong các chính sách xúc tiến du lịch của các điểm đến.

Năm 1937 Ủy ban thống kê của liên hiệp quốc đưa ra khái niệm về khách quốc tế như sau: “Du khách quốc tế là những người thăm viếng một quốc gia ngoài quốc gia cư trú thường xuyên của mình trong thời gian ít nhất là 24h”

Những người được coi là khách quốc tế bao gồm: (i) Những người đi vì lý do giải trí, lý do sức khỏe, gia đình..., (ii) Những người tham gia các hội nghị, hội thảo của các tổ chức quốc tế, các đại hội thể thao olimpic….


Mỗi khách hoặc nhóm khách du lịch sẽ có những đặc điểm khác nhau, cần nghiên cứu để xem xét động cơ của chuyến đi, các lợi ích mà khách du lịch quan tâm, mức độ sẵn sàng mua sản phẩm du lịch, mức độ trung thành của khách hàng đối với dịch vụ của cụm cung cấp, tình trạng sử dụng dịch vụ. Trên cơ sở khác biệt đó để cung cấp các sản phẩm phù hợp.

Khách du lịch quốc tế sẽ có những đặc trưng khác biệt với khách du lịch trong

nước.

Một là, do du khách quốc tế có thể không am hiểu các văn hóa, phong tục,

ngôn ngữ của điểm đến du lịch nên họ có thể bị hấp dẫn bởi những gì khác biệt. Điều này đòi hỏi các điểm đến du lịch cần khai thác và làm nổi bật những sự khác biệt này để thu hút du khách quốc tế.

Hai là, đặc điểm cá nhân của du khách ở các vùng miền cũng như quốc gia khác nhau có thể tác động đến việc lựa chọn các sản phẩm dịch vụ khác nhau, tác động đến thời gian lưu trú và khả năng chi tiêu của du khách tại một điểm đến nhất định. Với các du khách nước ngoài, đa số họ sẽ sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn so với dân bản địa nếu có nhiều dịch vụ được cung cấp..

Ba là, du khách quốc tế phải thực hiện những dịch vụ mà không quy định đối với du khách nội địa. Có thể lấy ví dụ về dịch vụ đổi tiền, du khách nội địa có thể sử dụng đồng tiền nội địa để chi tiêu khi đi du lịch, song đối với du khách quốc tế, thông thường họ phải đổi tiền sang đồng tiền của nước đến để mua sắm hoặc chi trả các phí dịch vụ liên quan. Chính vì vậy, với các điểm đến du lịch, cần phải có các hệ thống hoặc dịch vụ đổi tiền, thanh toán và các dịch vụ hỗ trợ pháp lý khác (như visa, xuất nhập cảnh, tư vấn pháp lý,..) để thuận tiện cho du khách nước ngoài. Các điểm đến cũng cần phổ biến, tuyên truyền về các tiện ích này để du khách quốc tế khi đến một điểm đến có thể dễ dàng tiếp cận được với các dịch vụ hỗ trợ trên.

* Các yếu tố thu hút khách du lịch quốc tế

Có nhiều yếu tố tác động đến việc thu hút khách du lịch quốc tế đến một điểm đến nhất định. Các yếu tố bao gồm:

+ Động cơ của khách du lịch.

Khi nghiên cứu vấn đề về thu hút khách du lịch, việc nghiên cứu động cơ, đặc điểm hoặc sự hài lòng của khách hàng là vô cùng quan trọng. Dựa trên những động


cơ của khách hàng để các điểm du lịch có thể xác định các phương pháp xúc tiến du lịch nhằm thu hút khách du lịch nước ngoài một cách có hiệu quả. Không phải tất cả khách du lịch đều đại diện cho hành vi du lịch giống nhau. Cùng với sự phát triển của xã hội loài người, động cơ đi du lịch của con người ngày càng đa dạng (Richards, 2001). Krippendorf (1987) tin rằng động cơ đi du lịch của khách du lịch là tự định hướng và được xác định bởi động cơ “đi khỏi” thay vì “hướng tới một điều gì đó ”. Swarbrooke và Horner (2001) đã phát triển một mô hình phân loại động lực, đã tìm cách làm rõ các động cơ thành sáu loại: (1). Động lực thể chất: bao gồm thư giãn, chống nắng, tập thể dục và sức khỏe; 2). Động lực cảm xúc: bao gồm hoài cổ, lãng mạn, phiêu lưu, thoát ly, tưởng tượng và sự hoàn thành tâm linh; (3). Động lực cá nhân: bao gồm thăm bạn bè và người thân, kết bạn mới, cần phải làm hài lòng người khác, và tìm kiếm kinh tế nếu có thu nhập rất hạn chế; (4). Động lực phát triển cá nhân: bao gồm tăng cường kiến thức và học hỏi kĩ năng mới. (5). Động lực thúc đẩy địa vị: bao gồm độc quyền, hợp thời trang, đạt được một hợp đồng tốt và phô trương cơ hội chi tiêu; 6). Động lực văn hóa: bao gồm tham quan và trải nghiệm nền văn hóa mới.

Động cơ du lịch của mỗi nhóm du khách cũng có thể khác nhau do các yếu tố về đặc điểm của khách du lịch. Thông thường, khách du lịch quốc tế thường bị thu hút bởi những gì khác lạ, bởi vậy, trong chiến lược xúc tiến du lịch của mỗi điểm đến cần nhấn mạnh những điểm khác biệt để tạo ra động lực thu hút khách du lịch quốc tế đến với cụm du lịch.

+ Đặc điểm của khách du lịch quôc tế:

Các loại khách du lịch khác nhau cũng lựa chọn các đặc điểm khác nhau của một điểm đến nhất định. Kết quả là, thị trường du lịch ngày càng phân khúc. Điều này gây khó khăn cho các nhà xúc tiến du lịch để xác định được động cơ hoặc hành vi chung của tất cả các khách du lịch trong một thị trường du lịch đại chúng. Do đó, mỗi điểm đến cần khám phá những khác biệt của mình, từ đó đưa ra các quyết định phân khúc và định vị và để phát triển các chiến lược quảng bá và sản phẩm hiệu quả (Klenosky, 2002). Phân khúc thị trường được nhiều người coi là một trong những yếu tố quan trọng của hiện đại tiếp thị. Tiền đề cơ bản của việc phân khúc thị trường là không phải tất cả các khách hàng có nhu cầu về sản phẩm hoặc dịch vụ giống nhau. Do đó, hiếm khi thích


hợp để sử dụng chương trình bán hàng và tiếp thị đơn lẻ để thu hút tất cả khách hàng tiềm năng (Dibb và Simkin, 1996). Mục đích của kỹ thuật phân đoạn là xác định các nhóm người mua phản hồi theo cách tương tự với bất kỳ kích thích tiếp thị nào (Adrian, 2000). Khách hàng trong một phân khúc thị trường sẽ có xu hướng tiêu dùng đồng nhất các mẫu và thái độ sản phẩm, khác với các mẫu trong các phân khúc khác (Dibb và Simkin, 1996). Do đó, phân khúc thị trường có thể giúp các nhà xúc tiến du lịch hình thành các chiến lược và chương trình xúc tiến phù hợp hơn để cải thiện sự hài lòng của khách hàng trong một nhóm cụ thể.

Có nhiều cách để phân khúc khách du lịch thành các nhóm khác nhau. Theo nguồn khách du lịch, ví dụ, khách du lịch có thể được phân thành khách du lịch quốc gia và đoàn khách du lịch quốc tế. Dựa trên giới tính, khách du lịch có thể được phân thành nam và các nhóm nữ, v.v.

Các đặc điểm của khách du lịch sẽ quyết định động cơ của hành khách khi lựa chọn một điểm đến, bởi vậy, khi thiết kế một chương trình xúc tiến du lịch để thu hút khách du lịch, các điểm đến cần thiết phải nghiên cứu thị trường một cách cụ thể. Chính vì nhóm khách du lịch quốc tế có những đặc điểm khác biệt với khách du lịch trong nước, qua đó ảnh hưởng đến các chiến lược xúc tiến du lịch của các điểm đến du lịch. Bởi vậy việc nghiên cứu các đặc trưng của khách du lịch quốc tế sẽ giúp các hoạt động xúc tiến du lịch tại điểm đến du lịch có hiệu quả hơn.

+ Các yếu tố thuộc đặc tính của điểm đến

Dann (1977) cho rằng, để thu hút khách du lịch cần dựa trên cơ sở các yếu tố kéo và đẩy, trong đó các đặc tính của điểm đến (như cảnh quan, văn hóa, giá cả, dịch vụ, khí hậu v.v) có thể kéo du khách đến các điểm đến. Nói cách khác, các 'yếu tố kéo' có thể khiến từng khách du lịch lựa chọn một điểm đến khác sau khi quyết định đi du lịch đã được thực hiện. Các yếu tố kéo có thể được coi là lực lượng ngoại sinh, được đặc trưng bởi thuộc tính của một điểm đến (Klenosky, 2002). Dann cũng kiểm tra các lực nội sinh, mà ông đặt tên là 'các yếu tố đẩy'. Các yếu tố đẩy được xem là liên quan đến nhu cầu và mong muốn của khách du lịch, chẳng hạn như mong muốn để thoát khỏi môi trường gia đình trần tục của họ, thư giãn, hoài cổ, nghỉ ngơi, uy tín, kiến thức, kinh nghiệm và tương tác xã hội. Mô hình kéo – đẩy của Dann cung cấp một cách tiếp cận đơn giản và trực quan để hiểu động cơ của du khách du lịch và giải

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/04/2023