Giải Pháp Riêng Cho Từng Doanh Nghiệp

doanh nghiệp. Quá trình phân bổ ngân sách được tiến hành tương tự như phần chi phí quảng cáo. Có bốn phương pháp xác định ngân sách truyền thông: Phân tích xác định theo tỷ lệ % doanh số bán; phương pháp cân bằng cạnh tranh; phương pháp “căn cứ vào mục tiêu và nhiệm vụ phải hoàn thành”; phương pháp theo khả năng.

Thứ sáu: Đánh giá và quản lý hoạt động truyền thông

Sau mỗi chương trình truyền thông, những người được giao trách nhiệm về lĩnh vực này như phòng kinh doanh hoặc phòng kế toán tổng hợp phải tổng kết, đánh giá để gửi báo cáo lên cấp trên. Đây được coi là công việc cuối cùng trong chương trình truyền thông. Việc đánh giá này có thể thông qua các tiêu chí như: hiệu quả truyền thông, hiệu quả tiêu thụ.

Doanh nghiệp cần phải biết được có bao nhiêu người trên thị trường biết đến, tiêu dùng và hài lòng với sản phẩm và giới thiệu sản phẩm đến với người khác? Trên cơ sở đó doanh nghiệp sẽ có những điều chỉnh phù hợp. Để làm được điều này, doanh nghiệp cần khảo sát công chúng mục tiêu xem họ có biết và ghi nhớ thông điệp truyền thông của doanh nghiệp không? Đã nhìn thấy bao nhiêu lần? Ở đâu và nhớ được những gì? Nhận xét của họ về thông điệp? …

(3) Đầu tư về tổ chức

Như những phân tích ở trên ta có thể thấy để thực hiện hoạt động xúc tiến tốt hơn trong tương lai, các công ty cần hoàn thiện lại bộ máy tổ chức. Thông thường, các doanh nghiệp lữ hành thường áp dụng mô hình quản lý trực tuyến giản đơn. Hình thức này phù hợp với các doanh nghiệp nhỏ, mới thành lập như Công ty THHH Du lịch Việt Đan. Trong cơ cấu tổ chức trực tuyến, người lãnh đạo ra toàn bộ các quyết định hoạt động của doanh nghiệp. Nhân viên là người trực tiếp thực hiện nhiệm vụ do lãnh đạo doanh nghiệp

giao cho họ. Cơ cấu này có ưu điểm đơn giản, linh hoạt, chi phí quản lý thấp nhưng lại không phát huy được khả năng sáng tạo của toàn doanh nghiệp, khó áp dụng chuyên môn hóa, hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực thấp.

Bên cạnh việc hoàn thiện bộ máy tổ chức, các doanh nghiệp cần xây dựng một chính sách tuyển dụng hợp lý, chi tiết, hiệu quả và tuyển dụng được một đội ngũ nhân viên có kiến thức rộng, trình độ chuyên môn cao, có kỹ năng và nghiệp vụ tư vấn bán hàng tốt.

Song song với đó, doanh nghiệp cũng cần phải đào tạo lại đội ngũ nhân viên làm việc chuyên nghiệp hơn. Hầu hết tại các doanh nghiệp đội ngũ nhân viên đều đáp ứng được yêu cầu công việc nhưng kiến thức chuyên sâu về du lịch và marketing còn thiếu. Vì thế các doanh nghiệp cần tuyển thêm một số chuyên viên marketing cấp cao nhằm quản lý bộ phận này và xây dựng một chiến lược phát triển dài hạn cho hoạt động xúc tiến. Mặt khác, các doanh nghiệp cũng cần lập kế hoạch cho cán bộ chủ chốt tham gia các khoá học ngắn hạn hoặc dài hạn về marketing nếu thấy cần thiết để nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần thường xuyên tổ chức các đợt tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ nhân viên marketing, đặc biệt là kỹ năng giao tiếp và nghệ thuật bán hàng cũng như trình độ ngoại ngữ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 131 trang tài liệu này.

Nhằm nâng cao khả năng làm việc và tinh thần trách nhiệm của đội ngũ nhân viên marketing, doanh nghiệp cần xây dựng cơ chế thưởng doanh thu hợp lý và chi tiết cho các thành viên tham gia dựa trên căn cứ đóng góp cụ thể trong công việc đối với mỗi thành viên. Nếu làm tốt công tác này, doanh nghiệp sẽ khuyến khích nhân viên tích cực, nhiệt tình hơn nữa, cống hiến hết mình cho công việc.

Lãnh đạo các doanh nghiệp cần tăng cường công tác kiểm tra, báo cáo của nhân viên trong công việc hàng ngày và các buổi họp giao ban nhằm nắm bắt thông tin kịp thời, từ đó có những chỉ đạo sát sao để nâng cao hiệu quả công việc.

Hoạt động xúc tiến của một số doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn Hà Nội - 12

(4) Xây dựng các công cụ xúc tiến

Để đạt được hiệu quả trong công tác xúc tiến, các doanh nghiệp cần phải xây dựng và hoàn thiện các công cụ xúc tiến. Các công cụ đó bao gồm:

Thứ nhất: Quảng cáo.

Hầu hết các doanh nghiệp đều cần chú trọng đầu tư vào công cụ này. Với ba chức năng chính là thông tin, thuyết phục, gợi nhớ, công cụ này sẽ giúp ích rất nhiều cho doanh nghiệp.

Để đạt được hiệu quả cao khi sử dụng công cụ quảng cáo, các doanh nghiệp nên áp dụng theo 3 kiểu quảng cáo chính là USP (quảng cáo sản phẩm ưu thế duy nhất), ESP (Ưu thế về mặt tình cảm), lifestyle advertising (lối sống, giá trị cuộc sống). Bên cạnh đó, các doanh nghiệp nên tham khảo áp dụng mô hình quảng cáo AIDA của Mỹ (Tạo sự chú ý, tạo sự quan tâm, thích thú, tạo ra niềm khát khao, mong muốn, thúc đẩy hành động mua sản phẩm).

Song song với việc lựa chọn cách thức, mô hình quảng cáo, các doanh nghiệp cần đặt ra mục tiêu quảng cáo vì hoạt động này sẽ chi phối toàn bộ quá trình hoạt động quảng cáo. Thông thường, mục tiêu quảng cáo của doanh nghiệp sẽ hướng vào một số điểm trọng tâm như việc tăng số lượng sản phẩm tiêu thụ trên thị trường quen thuộc cũng như mở rộng thị trường mới, giới thiệu sản phẩm mới và xây dựng, củng cố uy tín của những nhãn hiệu sản phẩm và uy tín của doanh nghiệp.

Khi đã xác định được mục tiêu quảng cáo, các doanh nghiệp cần tiến hành xây dựng ngân sách quảng cáo cho từng sản phẩm. Nhìn chung việc

quyết định ngân sách quảng cáo sẽ dựa trên 4 phương pháp là căn cứ vào khả năng của doanh nghiệp, dựa trên tỉ lệ phần trăm doanh thu, cân bằng cạnh tranh, căn cứ vào mụcđích và nhiệm vụ.

Việc làm tiếp theo doanh nghiệp cần là quyết định thông điệp quảng cáo. Việc làm này giữ một vai trò rất quan trọng vì nó sẽ quyết định thành công hay thất bại của một chiến dịch quảng cáo. Khâu này bao gồm 3 nội dung chính là hình thành thông điệp, đánh giá và lựa chọn thông điệp, thực hiện thông điệp quảng cáo.

Sau khi thiết kế xong thông điệp, doanh nghiệp cần quyết định quảng cáo trên phương tiện nào. Có thể chọn phương tiện truyền thông đại chúng hoặc phương tiện truyền thông chuyên biệt, phương tiện quảng cáo chính và phương tiện bổ sung…

Khâu cuối cùng của công cụ quảng cáo chính là đánh giá hiệu quả quảng cáo. Công việc này là cần thiết nhưng cũng rất khó để đánh giá được một cách chính xác, chỉ có thể thực hiệnđược tương đối.

Thứ hai: Tuyên truyền/ quan hệ công chúng

Quan hệ công chúng đem lại cho doanh nghiệp nhiều lợi ích thiết thực so với các công cụ khác. Cách làm này không chỉ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí vì không tốn chi phí thuê địa điểm và thời gian mà còn khai thác thông tin có độ tin cậy cao do có sức thuyết phục lớn.

Xây dựng bộ phận quan hệ công chúng để giải đáp và xây dựng hình ảnh tốt đẹp của doanh nghiệp đối với khách. Mặt khác, khi doanh nghiệp gặp rủi ro ngoài ý muốn, ví dụ như trường hợp xe khách gặp tai nạn dẫn đến khách hàng bị thiệt mạng… thì bộ phận quan hệ công chúng sẽ thay mặt doanh nghiệp trực tiếp đưa ra những thông tin chính xác về sự việc cũng như giúp ổn định tình hình trong dư luận…

Trên thực tế hiện nay cũng có nhiều doanh nghiệp sử dụng công cụ này nhưng tuỳ theo cách thức thực hiện mà hiệu quả mang lại đôi khi chưa được như mong muốn. Bên cạnh đó cũng có nhiều doanh nghiệp chưa sử dụng công cụ này. Quan hệ công chúng nhằm tạo ra một ấn tượng tốt, một hình ảnh tốt trong công chúng, làm cho công chúng yêu thích doanh nghiệp, từ đó doanh nghiệp có thể loại bỏ các thông tin sai lệch và đính chính những thông tin nhiễu. Các doanh nghiệp cần đầu tư thực hiện công cụ này thông qua các công cụ như báo cáo, các bài thuyết trình, các hình ảnh, âm thanh, số liệu, tài liệu và những hoạt động dịch vụ khác.

Thứ ba: Xúc tiến bán hàng

Các doanh nghiệp nên sử dụng công cụ này nhằm làm tăng lượng bán trong thời gian ngắn nhờ gia tăng lợi ích cho khách hàng (khuyến mại) hay các kênh phân phối trung gian (khuyến mãi). Khi thực hiện xúc tiến bán, doanh nghiệp cần chú ý về mặt không gian và thời gian. Đặc biệt, doanh nghiệp nên khai thác triệt để các dịch vụ nhằm hạn chế tính mùa vụ.

Thứ tư: Bán hàng trực tiếp

Có nhiều phương thức để thực hiện công cụ này như: trình diễn bán hàng, hội nghị khách hàng, các chương trình khen thưởng, du lịch thử nghiệm, hội chợ, triển lãm… Doanh nghiệp căn cứ vào khả năng thực tế của mình trong từng thời điểm để lựa chọn phương thức cho phù hợp nhằm đạt hiệu quả cao. Ví dụ doanh nghiệp có thể tham gia Hội chợ du lịch quốc tế Việt Nam; Hội chợ Du lịch Quốc tế Đà Nẵng; Hội chợ Du lịch Quốc tế thành phố Hồ Chí Minh…

Thứ năm: Mạng Internet/ Truyền thông tích hợp

Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin như hiện nay, các doanh nghiệp cần đầu tư nhiều hơn cho công cụ này. Vì tính thuận tiện của

mạng internet nên các tổ chức và doanh nghiệp cần đầu tư thiết kế những trang web riêng không chỉ để giới thiệu sản phẩm, dịch vụ mà còn để khách hàng đặt hàng và mua các dịch vụ ngay trên mạng. Bên cạnh việc thiết kế trang web riêng, doanh nghiệp cần chi thêm tiền để quảng cáo trên các trang mạng xã hội. Đây là cách gửi thông tin nhanh nhất tới nhiều khách hàng tiềm năng. Loại hình này ngày càng trở nên phổ biến và gần gũi với khách hàng.

(5) Tăng cường liên kết và hợp tác

Liên kết trong lĩnh vực xúc tiến, quảng bá du lịch là một xu thế tất yếu của mỗi địa phương, mỗi khu vực và của mỗi quốc gia, trong đó có liên kết giữa Trung ương và địa phương; liên kết giữa các địa phương với nhau; liên kết giữa ngành du lịch với các ngành có liên quan; liên kết giữa ngành du lịch với các doanh nghiệp; liên kết giữa các doanh nghiệp với nhau …

Để công tác xúc tiến du lịch của các doanh nghiệp thực sự phát triển sâu rộng và hiệu quả, các doanh nghiệp cần chủ động bám sát kế hoạch xúc tiến của Nhà nước, đặc biệt là kế hoạch xúc tiến của thành phố Hà Nội để quảng bá sản phẩm của doanh nghiệp không bị chồng chéo, thiếu thống nhất, nhằm mang lại hiệu quả cao.

Theo kế hoạch, trong thời gian tới, thành phố Hà Nội sẽ triển khai thực hiện các hoạt động quảng bá du lịch, các sự kiện lớn như:

Duy trì, nâng tầm tổ chức ba sự kiện lớn thường niên mang dấu ấn du lịch Hà Nội gồm: Liên hoan du lịch làng nghề truyền thống Hà Nội 2016 vào dịp kỷ niệm ngày giải phòng Thủ đô 10/10; Hội chợ du lịch quốc tế Việt Nam

- Hà Nội 2016 vào tháng 4/2016 tại Trung tâm hội chợ triển lãm Giảng Võ và tham gia hội chợ du lịch quốc tế JaTa tại Nhật Bản.

Đối với hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch quốc tế, ngành Du lịch Hà Nội chủ động tham gia thường xuyên các hội chợ du lịch tại các quốc gia,

Thủ đô là thị trường nguồn, trọng điểm của ngành du lịch Hà Nội như: tham gia hội chợ du lịch thế giới (WTM) và xúc tiến du lịch tại Vương quốc Anh; tham gia hội chợ và xúc tiến du lịch tại các thành phố lớn của Hoa Kỳ, và tham gia triển lãm du lịch quốc tế tại Bắc Kinh, Trung Quốc.

Song song với các hoạt động trên, thành phố Hà Nội sẽ tích cực tham gia hoạt động của các tổ chức hợp tác du lịch trong khu vực và quốc tế như: TPO (Tổ chức xúc tiến du lịch các thành phố Châu Á - Thái Bình Dương), CPTA (Hội động xúc tiến du lịch châu Á), Diễn đàn du lịch Asean 2016,... Cùng với đó là triển khai một số chương trình, sự kiện du lịch lớn trên địa bàn Thủ đô như: Liên hoan áo dài ba miền; tổ chức Chương trình “Ký ức Hà Nội” và nhiều hoạt động khác.

Để thực hiện hoạt động xúc tiến được tốt, bên cạnh việc bám sát kế hoạch xúc tiến của Thành phố, các doanh nghiệp cần chủ động mở rộng liên kết, hợp tác toàn diện trên các lĩnh vực sau:

Thứ nhất: Các doanh nghiệp cần liên kết với các cơ sở lưu trú, ăn uống, vui chơi có uy tín nhằm đảm bảo cho khách hàng bỏ ra chi phí thấp nhưng vẫn được hưởng những dịch vụ tốt nhất.

Thứ hai: Các doanh nghiệp cần liên kết với các tổ chức lữ hành quốc tế để thực hiện hoạt động trao đổi khách nhằm tiết kiệm thời gian, chi phí mà vẫn đảm bảo dịch vụ tốt cho khách hàng.

Thứ ba: Các doanh nghiệp cần liên kết với các công ty truyền thông bởi đây là một kênh thông tin quan trọng và hữu hiệu để quảng bá hình ảnh điểm đến, sản phẩm và dịch vụ du lịch đồng thời là cầu nối thông tin giữa du khách và doanh nghiệp kinh doanh du lịch, hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc quảng bá và xúc tiến du lịch.

Thứ tư: Doanh nghiệp cần chủ động liên kết với cư dân địa phương trong công tác xúc tiến du lịch để mọi hoạt động được diễn ra thuận lợi, hai bên cùng có lợi, góp phần bảo vệ môi trường.

Thứ năm: Doanh nghiệp cần liên kết với doanh nghiệp, đặc biệt là với các doanh nghiệp cùng thứ hạng. Liên kết này có thể được coi như là con dao hai lưỡi vì nếu hợp tác tốt thì các doanh nghiệp cùng phát triển có lợi, nếu hợp tác không tốt thì doanh nghiệp có thể mất cơ hội và không bên nào có lợi. Ví dụ hai bên cùng tự ý phá giá dịch vụ thì chỉ khách hàng là người có lợi, cả hai doanh nghiệp đều bất lợi. Chính vì vậy cho nên các doanh nghiệp cần lưu ý đảm bảo chất lượng dịch vụ tốt nhất để hợp tác lâu dài.

Bất kỳ một doanh nghiệp du lịch nào muốn tồn tại và phát triển bền vững thì không thể không liên kết và hợp tác. Hầu hết các doanh nghiệp du lịch đều cung cấp dịch vụ trọn gói nhưng chính bản thân doanh nghiệp không thể làm chủ trong tất cả các hoạt động khách hàng tham gia trải nghiệm trong những chuyến đi của họ cho nên việc liên kết, hợp tác là tất yếu.

3.2.2. Giải pháp riêng cho từng doanh nghiệp

3.2.2.1 Công ty lữ hành Hanoitourist

- Nâng cao năng lực đội ngũ bán hàng và hoàn thiện chính sách đối với đội ngũ cộng tác viên.

Đội ngũ marketing hiện tại của doanh nghiệp là những cá nhân có kinh nghiệm, khá đam mê với du lịch nhưng hầu hết chưa có kiến thức chuyên sâu về du lịch cũng như marketing nên hoạt động còn hạn chế.

Để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, công ty cần thường xuyên tổ chức tập huấn nhằm nâng cao trình độ và kỹ năng cho nhân viên nhằm tạo ra những nét khác biệt cho doanh nghiệp. Nội dung đào tạo ngoài những kiến thức về công ty cũng như các chương trình du lịch của công ty còn có các kiến thức về du lịch, văn hoá xã hội, các điểm đến nhằm nâng cao sức thuyết

Xem tất cả 131 trang.

Ngày đăng: 20/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí