Một Số Giải Pháp Nhằm Đẩy Mạnh Hoạt Động Xúc Tiến Tại Các Doanh Nghiệp Lữ Hành

Nhìn chung các doanh nghiệp trẻ còn hạn chế về vốn và kinh nghiệm xúc tiến.

Nguyên nhân

Do sự phát triển tràn lan nhưng không có sự kiểm soát các thông tin trên mạng xã hội.

Các doanh nghiệp nhỏ nên có phần hạn chế trong vấn đề tuyển chọn nhân lực vừa có chuyên ngành marketing vừa có chuyên ngành du lịch.

Tiểu kết chương 2

Vận dụng cơ sở lý luận ở chương 1 kết hợp với việc khai thác thông tin sơ cấp, thứ cấp tại doanh nghiệp, trong chương 2 luận văn đã khái quát chung về hệ thống các doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn Hà Nội. Đặc biệt chương 2 cũng đã tổng hợp, phân tích thực trạng hoạt động xúc tiến tại Công ty lữ hành Hanoitourist, Công ty THHH Du lịch Việt Đan, Công ty TNHH Du lịch và truyền thông Giải pháp cho giới trẻ - PYS Travel. Tác giả đã thống kê số liệu hoạt động kinh doanh của 03 doanh nghiệp để hiểu rõ về hoạt động kinh doanh của từng doanh nghiệp theo các số liệu doanh thu, lượt khách, tốc độ tăng trưởng. Đồng thời tác giả so sánh, phân tích hoạt động sử dụng các công cụ xúc tiến của từng doanh nghiệp để tìm hiểu về điểm mạnh, điểm yếu trong hoạt động xúc tiến của từng doanh nghiệp lữ hành.

Theo lý thuyết marketing, hoạt động xúc tiến bao gồm 6 công cụ là quảng cáo, quan hệ công chúng, marketing trực tiếp, internet, xúc tiến bán hàng, bán hàng trực tiếp. Các doanh nghiệp dựa vào đặc thù của mình mà lựa chọn sử dụng các công cụ khác nhau: Công ty lữ hành Hanoitourist sử dụng 6 công cụ, Công ty THHH Du lịch Việt Đan sử dụng 5 công cụ, Công ty TNHH Du lịch và truyền thông Giải pháp cho giới trẻ - PYS Travel sử dụng 4 công cụ. Sở dĩ hoạt động xúc tiến của các doanh nghiệp đã và đang đạt được những thành công nhất định là do các doanh nghiệp đã đầu tư về thời gian, nhân lực và kinh phí…

Trên cơ sở đánh giá chung, tác giả sẽ đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến tại các doanh nghiệp lữ hành ở chương 3.

Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN TẠI CÁC DOANH NGHIỆP LỮ HÀNH

3.1. Căn cứ đề xuất giải pháp

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 131 trang tài liệu này.

3.1.1. Chiến lược marketing du lịch Việt Nam đến năm 2020

Ngày 20 tháng 10 năm 2014, Bộ trưởng Bộ Văn hoá , Thể thao và Du

Hoạt động xúc tiến của một số doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn Hà Nội - 10


lịch đã Quyết định phê duyệt “Chiến lược marketing du lịch đến năm 2020” [2]. Chiến lược này cũng xác định rõ thị trường và sản phẩm du lịch. Đây là

môi trường để các doanh nghiệp dựa trên marketing của quốc gia, chủ yếu là


điểm đến để xác định chiến lược xúc tiến của riêng mình.


- Định hướng thị trường và sản phẩm du lịch quốc tế

+ Nhóm thị trường ưu tiên marketing

a) Thị trường Nhật Bản

- Phân đoạn thị trường ưu tiên marketing: Nữ độc thân, nhân viên văn phòng, học sinh sinh viên, khách trung niên và cao tuổi (trên 60 tuổi, đã nghỉ hưu).

- Sản phẩm du lịch: Du lịch di sản văn hóa thế giới, ẩm thực, mua sắm và du lịch biển, du lịch học đường, sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng cho người già, sản phẩm du lịch trăng mật, sản phẩm du lịch phục vụ đối tượng khách có nhu cầu lưu trú dài ngày...

b) Thị trường Hàn Quốc

- Phân đoạn thị trường ưu tiên marketing: Công chức ở độ tuổi 30-40 tuổi, trung niên, người cao tuổi.

- Sản phẩm du lịch: Du lịch gắn với các giá trị lịch sử, văn hóa truyền thống và thiên nhiên; sảnphẩm vui chơi giải trí đi kèm các lựa chọn mua sắm, chăm sóc sức khỏe, chơi gôn.

c) Thị trường Trung Quốc

- Phân đoạn thị trường ưu tiên marketing: Khách thanh niên và trung niên.

- Sản phẩm du lịch: Du lịch tàu biển phục vụ khách theo tuyến Bắc Hải-Hạ Long; sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng biển đảo cao cấp phục vụ khách đi theo kỳ nghỉ dài ngày và đi bằng đường hàng không; sản phẩm du lịch tham quan khám phá thành phố và ẩm thực, du lịch văn hóa gắn với các di sản văn hóa thế giới ở Việt Nam, du lịch miệt vườn sông nước Cửu Long cho hầu hết nhóm khách.

d) Thị trường Đài Loan

- Phân đoạn thị trường ưu tiên marketing: Khách trung niên, thương gia, thanh niên, sinh viên.

- Sản phẩm du lịch: Du lịch văn hóa, chơi gôn và nghỉ dưỡng cao cấp. đ) Thị trường Nga

- Phân đoạn thị trường ưu tiên marketing: Khách thanh niên và trung niên, khách đi theo nhómcông việc hoặc gia đình.

- Sản phẩm du lịch: Du lịch nghỉ dưỡng biển đảo cao cấp, sản phẩm thể thao du lịch biển, khám phá thành phố kết hợp giải trí, mua sắm.

e) Thị trường Đông Nam Á (gồm các nước Thái Lan, Ma-lai-xi-a, Xinh-ga-po, In-đô-nê-xi-a):

- Phân đoạn thị trường ưu tiên marketing: Khách thanh niên, trung niên và người cao tuổi; khách đi theo mục đích công vụ, đi theo nhóm bạn bè.

- Sản phẩm du lịch: Du lịch nghỉ dưỡng biển, du lịch di sản thế giới, trải nghiệm về văn hóa, đời sống địa phương, các sản phẩm du lịch

gắn với các điểm du lịch khác trên tuyến hành lang Đông-Tây, sản phẩm du lịch MICE, chơi gôn, sản phẩm đặc trưng cho khách đạo Hồi.

g) Thị trường Úc và Niu-di-lân

- Phân đoạn thị trường ưu tiên marketing: Gia đình có con đi cùng, đôi vợ chồng trẻ, khách độc thân, đi tự do, khách trung niên.

- Sản phẩm du lịch: Du lịch nghỉ dưỡng biển đảo, du lịch nghỉ tại nhà dân, sản phẩm du lịch thăm thân, sản phẩm du lịch khám phá xuyên Việt hoặc sản phẩm du lịch chuyên đề như khám phá sông nước đồng bằng Cửu Long, thăm chiến trường xưa...

+ Nhóm thị trường duy trì hoạt động marketing

a) Thị trường Tây Âu (Anh, Đức, Pháp, Tây Ban Nha, Ý, Hà Lan):

- Phân đoạn thị trường ưu tiên marketing: Khách cao tuổi, thanh niên, sinh viên, khách đi theo đôi, đi cùng gia đình.

- Sản phẩm du lịch: Du lịch nghỉ dưỡng biển đảo cao cấp, du lịch trở về chiến trường xưa, du lịch di sản văn hóa, du lịch thăm thân, du lịch giải trí và làm đẹp, du lịch tham quan thành phố, du lịch sinh thái, mạo hiểm và khám phá nông thôn và miền núi.

b) Thị trường Bắc Âu

- Phân đoạn thị trường ưu tiên marketing: Khách đi gia đình, khách cao tuổi, sinh viên.

- Sản phẩm du lịch: Du lịch nghỉ dưỡng biển đảo, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa lịch sử, du lịch xuyên Việt.

c) Thị trường Bắc Mỹ (Mỹ và Ca-na-đa)

- Phân đoạn thị trường ưu tiên marketing: Gia đình có con đi cùng, khách trung niên, công chức, người cao tuổi.

- Sản phẩm du lịch: Du lịch về thăm chiến trường xưa, du lịch thăm thân, du lịch nghỉ dưỡng vànghỉ dưỡng biển đảo, du lịch văn hóa lịch sử, du lịch sinh thái miệt vườn.

+ Nhóm thị trường tiềm năng cần tập trung phát triển

a) Thị trường Ấn Độ

- Phân đoạn thị trường ưu tiên marketing: Khách đi theo gia đình, khách trung niên.

- Sản phẩm du lịch: Du lịch văn hóa và du lịch tham quan thành phố.

b) Thị trường Trung Đông

- Phân đoạn thị trường ưu tiên marketing: Thanh niên, trung niên và các nhóm quan tâm đặc biệt.

- Sản phẩm du lịch: Du lịch văn hóa, tham quan thành phố, du lịch nghỉ dưỡng cao cấp.

- Định hướng thị trường và sản phẩm du lịch nội địa

+ Phân đoạn thị trường theo kỳ nghỉ

a) Kỳ nghỉ dài: du lịch nghỉ dưỡng, du lịch nghỉ dưỡng biển đảo, du lịch tham quan, đi theo gia đình, có thu nhập ổn định.

b) Kỳ nghỉ ngắn ngày (bao gồm cả các kỳ nghỉ cuối tuần): du lịch biển, tham quan vùng núi, vùng nông thôn và làng bản.

c) Tết Nguyên đán, đầu năm Âm lịch: du lịch tâm linh và lễ hội.

+ Phân đoạn thị trường theo mục đích chuyến đi

a) Nghỉ dưỡng, bao gồm các kỳ nghỉ hè, nghỉ lễ, nghỉ phép.

b) Lễ hội, khách du lịch tâm linh.

c) Du lịch cuối tuần, mua sắm.

d) Du lịch MICE.

đ) Kết hợp công vụ.

e) Du lịch chuyên biệt khác: sinh thái, mạo hiểm, thể thao, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe, làm đẹp v.v...

+ Sản phẩm du lịch

Du lịch nghỉ dưỡng biển đảo, du lịch tham quan/nghỉ dưỡng tại các vùng núi và cao nguyên, du lịch văn hóa, lễ hội, du lịch thành phố, du lịch sinh thái, và khám phá, các sản phẩm du lịch MICE, du lịch nghỉ dưỡng, thăm thân, du lịch kết hợp công vụ hoặc tham gia các sự kiện thể thao, văn hóa, nghệ thuật.

3.1.2. Thực trạng hoạt động xúc tiến của các doanh nghiệp lữ hành

Bên cạnh những điểm mạnh về hoạt động xúc tiến mà các doanh nghiệp lữ hành đang có thì các doanh nghiệp cũng còn bộc lộ một số hạn chế như một số doanh nghiệp chưa sử dụng đầy đủ các công cụ xúc tiến, hoạt động xúc tiến qua mạng internet chưa tập trung vào việc xây dựng hình ảnh một cách trọng tâm.

Mặt khác một số doanh nghiệp chưa khai thác tối đa các chức năng của các phương tiện truyền thông. Bộ phận sale marketing ở văn phòng chưa có nhiều kinh nghiệm, vẫn làm việc chỉ dựa trên website, thông tin trên mạng dẫn đên một số các sản phẩm không đảm bảo tính trung thực, thông tin dễ bị sai lệch, do đó mất niềm tin đối với khách hàng.

Một số doanh nghiệp mới thành lập còn hạn chế về vốn. Đội ngũ nhân viên marketing còn yếu về ngoại ngữ, thiếu kinh nghiệm và sự hiểu biết chung về văn hoá của thị trường khách quốc tế nên có hạn chế đối với việc quảng bá khách khách từ nước ngoài vào Việt Nam du lịch. Một bộ phận nhỏ cán bộ làm công tác xúc tiến chưa được đào tạo, tập huấn chuyên sâu về xúc tiến, quảng bá du lịch, marketing du lịch hoặc có đào tạo cũng mới chỉ dừng lại ở việc cử cán bộ đi học tập huấn kỹ năng xúc tiến du lịch ngắn hạn.

3.1.3. Cơ sở lý luận về xúc tiến của doanh nghiệp du lịch

Một kế hoạch truyền thông do doanh nghiệp du lịch thực hiện thông thường sẽ trải qua 6 bước: Xác định khách hàng mục tiêu; xác định mục tiêu truyền thông; thiết kế thông điệp; lựa chọn kênh truyền thông; xây dựng chính sách cho truyền thông; đánh giá và quản lý hoạt động truyền thông. Trong 6 bước này thì việc xác định khách hàng mục tiêu là việc làm đầu tiên và quan trọng nhất đối với doanh nghiệp.

Bên cạnh đó doanh nghiệp cần căn cứ vào hệ thống công cụ sử dụng cho hoạt động xúc tiến, bao gồm: quảng cáo, quan hệ công chúng, marketing trực tiếp, internet, bán hàng trực tiếp, xúc tiến bán hàng để xác định doanh nghiệp của mình đã sẽ sử dụng công cụ nào hiệu quả, công cụ nào chưa hiệu quả để có cải tiến cụ thể nhằm mang lại hiệu quả xúc tiến cao nhất.

3.2. Giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xúc tiến tại các doanh nghiệp lữ hành

3.2.1. Giải pháp chung

(1) Nâng cao nhận thức về hoạt động xúc tiến du lịch

Thực tế hiện nay, bên cạnh một số ít doanh nghiệp đã và đang chú trọng đến công tác xúc tiến thì còn nhiều doanh nghiệp chưa thực sự ý thức được vai trò, tác dụng của công việc này nên họ không đầu tư hoặc đầu tư rất ít về nhân lực cũng như kinh phí. Thậm chí có những doanh nghiệp còn cho đó là việc không cần thiết. Tình trạng này nếu tiếp tục diễn ra sẽ gây ảnh hường xấu đến kết quả xúc tiến. Chính vì vậy nên các doanh nghiệp cần chủ động có chiến lược, chính sách xúc tiến đầu tư cho công tác này về tài chính, nhân lực và thời gian để quảng bá hình ảnh, sản phẩm của chính mình thì mới thực sự hiệu quả.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/04/2023