KẾT LUẬN
Phát triển loại hình công ty cổ phần là xu hướng tất yếu để hội nhập sâu rộng hơn với nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên việc đảm bảo và không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh cho các công ty cổ phần nói riêng và các doanh nghiệp Việt Nam nói chung trên thị trường nội địa cũng như trên thị trường quốc tế thật không đơn giản. Có lẽ đây là vấn đề nan giải nhất đối với mỗi doanh nghiệp trong thời kỳ hậu hội nhập như hiện nay. Cùng với việc môi trường kinh doanh tại Việt Nam ngày càng được cải thiện, bình đẳng hơn, để phù hợp với các thông lệ của thế giới, thì bản thân mỗi doanh nghiệp Việt Nam lại càng phải nỗ lực nhiều hơn cho sự sinh tồn của mình. Cũng chính sự hòa nhập vào sân chơi thế giới rộng lớn đầy những cạnh tranh khốc liệt đó đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải không ngừng học hỏi để có được những tri thức quan trọng nhất đối với mỗi doanh nghiệp chính là tri thức quản lý chi phí. Nhận thức được tầm quan trọng của nó để từ đó xây dựng được một hệ thống quản lý chi phí đồng bộ, phù hợp với đặc điểm kinh doanh của mỗi doanh nghiệp sẽ mở ra một con đường phát triển vững chắc cho mỗi doanh nghiệp đó. Việc thiết lập các biện pháp quản lý chi phí đồng bộ, hiệu quả trên nền tảng xây dựng kế toán quản trị phù hợp với mỗi doanh nghiệp tuy còn khá mới mẻ ở Việt Nam, nhưng đó là bước đi tất yếu cho sự sinh tồn và phát triển của các doanh nghiệp Việt Nam trong nền kinh tế hội nhập.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chuẩn mực kế toán Việt Nam, chuẩn mực số 01.
2. BS Đặng Thị Loan, Nguyễn Thị Đông, Phạm Thị Gái (2004), Kế toán quản trị, Nhà xuất bản Tài chính.
3. Nguyễn Năng Phúc ( 2007), Kế toán quản trị doanh nghiệp, Nhà xuất bản Tài chính.
4. Trần Thế Dũng, Nguyễn Quang Hùng (2004), Kế toán quản trị kinh doanh thương mại, Nhà xuất bản thống kê.
5. Đào Văn Tài (2003), Kế toán quản trị áp dụng cho các doanh nghiệp Việt Nam, Nhà xuất bản Tài chính.
6. Niên giám Tổng cục thống kê 2005, Nhà xuất bản Thống kê
Có thể bạn quan tâm!
- Hoạt động quản lý chi phí tại các công ty cổ phần Việt Nam - 1
- Hoạt động quản lý chi phí tại các công ty cổ phần Việt Nam - 2
- Khái Niệm Và Những Đặc Trưng Cơ Bản Của Công Ty Cổ Phần
- Nhận Thức Về Chi Phí Và Tầm Quan Trọng Của Quản Lý Chi Phí Trong Hoạt Động Kinh Doanh
- Hoạt động quản lý chi phí tại các công ty cổ phần Việt Nam - 5
Xem toàn bộ 54 trang tài liệu này.
7. Niên giám Tổng cục thống kê 2009, Nhà xuất bản Thống kê
8. Nguyễn Năng Phúc (2004), Phân tích tài chính trong công ty cổ phần, Nhà xuất bản Tài chính.
9. Bùi Nguyên Hoàn (2001), Thị trường chứng khoán và công ty cổ phần, Nhà xuất bản học viện hành chính quốc gia.
10. Khái quát sự phát triển kế toán quản trị thế giới và tính cấp thiết kế toán quản trị ở Việt Nam (2006), tạo chí tài chính số 4, trang 60.
11. Thời báo kinh tế số 31, ra ngày 22/03/2004.
12. Water B.Meigs, Robert Fmeigs (2003), Kế toán cơ sở của các quyết định kinh doanh, Nhà xuất bản chính trị quốc gia.
13. Letrica Gayle Rayburn (1993), Cost accounting.
14. Edward J.Blocker, Kung H.Chen Thomas Wlin (2002), Cost Accounting. 15.Trang Web
www.tapchiketoan.comwww.tapchikiemtoan.com www.mof.gov.vn
www.npd-solutions.com/target.html www.nysscpa.org/cpajournal/old/14979931.htm
PHỤ LỤC
Phiếu khảo sát doanh nghiệp
I. Thông tin doanh nghiệp
- Tên công ty ……….
- Địa chỉ ……………
- Lĩnh vực kinh doanh chính ……….
- Quy mô vốn của công ty ………….
II. Thông tin về quản lý chi phí của doanh nghiệp
- Đánh giá tầm quan trọng của quản lý chi phí trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
( Ông/ bà hãy cho điểm ( từ 1 – 5 ) tùy theo đánh giá của ông/ bà về mức độ quan trọng của quản lý chi phí cho các hoạt động của doanh nghiệp, với mức điểm cao nhất là 5 ứng với mức quan trọng nhất và mức điểm thấp nhất là 1 ứng với không quan trọng).
Quản lý chi phí giúp doanh nghiệp 5 4 3 2 1
1. Xác định chính xác giá thành của sản phẩm, dịch vụ
2. Cắt giảm chi phí, nâng cao kết quả kinh doanh 3.Nâng cao năng lực cạnh tranh
4. Đánh giá tốt hơn hiệu quả thành tích của nhân viên, bộ phận phòng ban
5. Hoạch định chiến lược trong tương lai
- Các biện pháp quản lý chi phí
6. Quý công ty được trang bị những biện pháp quản lý chi phí gì?
a. Quản lý theo yếu tố
b. Quản lý theo bộ phận, phòng ban, hay trung tâm chi phí
c. Quản lý theo hoạt động ( Activity based costing ABC )
d. Quản lý theo mục tiêu ( Target cost )
e. Phương pháp khác.
7. Hiện nay quý công ty hiện đang áp dụng phương pháp quản lý chi phí nào?
a. Quản lý chi phí theo yếu tố ( chi phí lao động, nguyên vật liệu )
b. Quản lý theo bộ phận, phòng ban, hay trung tâm chi phí
c. Quản lý theo hoạt động ( Activity based costing ABC)
d. Quản lý theo mục tiêu ( Target cost )
e. Phương pháp khác.
8. Lý do quý công ty chọn phương pháp đó
a. Do yêu cầu của pháp lý
b. Do phương pháp đó đơn giản và dễ áp dụng
c. Do phương pháp đó phù hợp với quy mô công ty
d. Do các nhân viên được trang bị đầy đủ về phương pháp đó
e. Ý kiến khác
9. Đối với phương pháp mà quý công ty áp dụng, công ty có xây dựng định mức chi phí hay không?
a. Có
b. Không ( chuyển sang câu 11 )
10. Phương pháp mà công ty sử dụng để xây dựng định mức chi phí là gì?
a. Phương pháp kỹ thuật
b. Phương pháp phân tích số liệu lịch sử
c. Phương pháp điều chỉnh
d. Phương pháp khác
11. Công ty có lập dự toán cho mỗi kế hoạch sản xuất kinh doanh không?
a. Có
b. Không ( chuyển sang câu 14)
12. Sau khi đã lập dự toán ngân sách cụ thể cho từng bộ phận, các bộ phận có được toàn quyền sử dụng ngân sách không ?
a. Có
b. Không
13. Công ty có thường xuyên sử dụng thông tin từ dự toán so sánh với thực tế để đánh giá kết quả hoạt động hay không ?
a. Có
b. Không
14. Các biện pháp quản lý chi phí mà công ty áp dụng giúp công ty
a. Quản lý mỗi hoạt động hiệu quả hơn
b. Kiểm soát chi phí và sự biến động của chi phí một cách dễ dàng
c. Kịp thời đưa ra các giải pháp để cắt giảm các chi phí mà vẫn duy trì hiệu quả
d. Dự đoán trước được những biến động trong tương lai để ra quyết định hợp lý
e. Ý kiến khác
15. Công ty có dự định áp dụng biện pháp quản lý chi phí mới trong tương lai không ?
a. Có
b. Không
16. Lý do không muốn áp dụng
a. Việc thay đổi biện pháp quản lý đòi hỏi sự thay đổi trong tổ chức quản lý nên tốn thời gian
b. Việc áp dụng biện pháp quản lý chi phí mới có chi phí cao mà lợi ích thu được cũng không nổi trội hơn phương pháp cũ
c. Các biện pháp quản lý mới rất phức tạp, khó thực hiện
d. Phương pháp quản lý chi phí mới không thật cần thiết cho việc ra quyết định quan trọng trong công ty
e. Ý kiến khác