Khái Niệm Cơ Bản Về Vốn Của Ngân Hàng Thương Mại


két, tiền gửi tại các ngân hàng khác - để duy trì khả năng chi trả và các yêu cầu khác trong NHTM. NHTM phải dự trữ bắt buộc tại NHTW theo một tỷ lệ dự trữ bắt buộc cụ thể. Các Ngân hàng thường duy trì ngân quỹ ở mức thấp nhất để đảm bảo tính thanh khoản vì tính sinh lời của nó là thấp nhất.

Các Ngân hàng mở tài khoản và giữ tiền của phần lớn các doanh nghiệp và nhiều cá nhân. Nhờ đó ngân hàng có nhiều mối liên hệ chặt chẽ với nhiều khách hàng. Từ kinh nghiệm trong quản lý ngân quỹ và khả năng trong việc thu ngân, nhiều ngân hàng đã cung cấp cho khách hàng dịch vụ ngân quỹ, trong đó ngân hàng đồng ý quản lý việc thu và chi cho một công ty kinh doanh và tiến hành đầu tư phần thặng dư tiền mặt tạm thời vào các chứng khoán sinh lợi và tín dụng ngắn hạn cho đến khi khách hàng cần tiền mặt để thanh toán.

Trong khi các ngân hàng có xu hướng chuyên môn hoá vào dịch vụ quản lý tiền mặt cho các tổ chức, hiện nay có một xu hướng đang gia tăng về việc cung cấp dịch vụ tương tự cho người tiêu dùng. Sở dĩ có khuynh hướng này là vì các công ty môi giới chứng khoán, các tập đoàn tài chính khác cung cấp cho người tiêu dùng tài khoản môi giới với hàng loạt dịch vụ tài chính liên quan.

* Cho vay

Tín dụng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản, là cơ sở để tạo ra thu nhập, quyết định đến sự phát triển của ngân hàng.

Ngay ở thời kỳ đầu, các ngân hàng đã chiết khấu thương phiếu mà thực tế là cho vay đối với những người bán. Sau đó là bước chuyển tiếp từ cho vay chiết khấu thương phiếu sang cho vay trực tiếp đối với các khách hàng có nhu cầu về vốn trong sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, ngân hàng còn thực hiện cho vay đối với những cá nhân có nhu cầu tiêu dùng, hướng tới họ như một khách hàng tiềm năng. Giờ đây tín dụng tiêu dùng là một trong những loại hình tín dụng đem lại thu nhập khá cao và cũng là lĩnh vực mà các ngân hàng quan tâm khai thác mở rộng.

* Đầu tư.

Đầu tư là hoạt động trong đó ngân hàng đem nguồn vốn của mình trực tiếp tham gia vào kinh doanh một lĩnh vực nào đó. Các hình thức đầu tư của ngân hàng như kinh doanh chứng khoán, góp vốn liên doanh…Ở Việt nam, các ngân hàng chủ


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 94 trang tài liệu này.

yếu tham gia đầu tư ở mức độ đơn giản, chủ yếu là tham gia vào kinh doanh chứng khoán vì có khả năng quay vòng vốn nhanh hơn cả so với các hình thức đầu tư khác. Ưu điểm của nghiệp vụ này là ngân hàng trực tiếp tham gia kinh doanh, nắm bắt nhanh chóng , chính xác các thông tin để kịp thời có các biện pháp khi thấy dấu hiệu không tốt, giúp giảm rủi ro cho nguồn vốn. Tuy nhiên để thực hiện được nghiệp vụ này thì đòi hỏi ngân hàng phải có vốn lớn, ổn định trong lâu dài.

c) Cung cấp các dịch vụ

Hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Liên doanh Lào Việt - 3

Các ngân hàng xu hướng ngày càng mở rộng cung cấp các dịch vụ cho khách hàng nhằm tăng thu nhập và chiếm thị phần, giúp đẩy nhanh chu chuyển vốn, tiết kiệm thời gian, của cải cho xã hội…

* Dịch vụ bảo lãnh

Dịch vụ bảo lãnh đang ngày càng phát triển trong các ngân hàng do tính tiện lợi cho cả ngân hàng và khách hàng. Do ngân hàng nắm giữ tiền gửi của các khách hàng, nên ngân hàng có uy tín sẽ bảo lãnh cho khách hàng của mình trong việc mua chịu hàng hoá, trang thiết bị, phát hành chứng khoán, vay vốn của các tổ chức tín dụng khác,…

* Dịch vụ cho thuê két

Ngân hàng thực hiện lưu giữ hộ những tài sản tài chính, bảo quản vàng và các giấy tờ có giá, các tài sản và các giấy tờ có giá khác cho khách hàng trong két với nguyên tắc bí mật, an toàn và thuận lợi.

* Dịch vụ uỷ thác

Ngân hàng có rất nhiều chuyên gia trong lĩnh vực tài chính, vì vậy nhiều cá nhân, doanh nghiệp đã nhờ ngân hàng quản lý tài sản và quản lý hoạt động tài chính hộ. Dịch vụ uỷ thác đã phát triển sang cả uỷ thác cho vay hộ, uỷ thác phát hành, uỷ thác đầu tư…

* Dịch vụ bảo hiểm

Từ nhiều năm nay, các ngân hàng đã bán bảo hiểm cho khách hàng, điều đó đảm bảo việc hoàn trả trong trường hợp khách hàng bị chết hay bị tàn phế. Hiện nay, ngân hàng thường bảo hiểm cho khách hàng thông qua các liên doanh hoặc các thoả thuận đại lý kinh doanh độc quyền tại một công ty bảo hiểm, qua đó ngân hàng


sẽ nhận một phần thu nhập từ dịch vụ này.

* Dịch vụ môi giới, đầu tư chứng khoán.

Trên thị trường tài chính hiện nay nhiều ngân hàng đang phấn đấu để trở thành một “Bách hoá tài chính” thực sự, cung cấp đủ các dịch vụ tài chính cho phép thoả mãn mọi nhu cầu tại một địa điểm. Đây là lý do các ngân hàng cung cấp cho khách hàng cơ hội mua cổ phiếu, trái phiếu và các chứng khoán khác. Hiện nay có rất nhiều ngân hàng có công ty chứng khoán riêng, hoạt động bài bản với quy mô lớn.

* Cung cấp các tài khoản giao dịch và thực hiện thanh toán

Tài khoản tiền gửi giao dịch là tài khoản tiền gửi cho phép người gửi tiền viết séc thanh toán cho việc mua hàng hoá và dịch vụ. Việc đưa ra loại tài khoản này được xem là một trong những bước đi quan trọng trong công nghiệp ngân hàng vì nó cải thiện đáng kể hiệu quả của quá trình thanh toán - mở đầu cho thanh toán không dùng tiền mặt, tạo sự nhanh chóng, chính xác, tiết kiệm chi phí, rút ngắn thời gian kinh doanh, nâng cao thu nhập cho khách hàng. Khi ngân hàng mở rộng phạm vi thanh toán, tiện ích tạo ra cho khách hàng ngày càng nhiều khuyến khích khách hàng gửi tiền ngày càng nhiều nhờ thanh toán hộ. Có nhiều hình thức thanh toán được ngân hàng đưa ra như séc, nhờ thu, nhờ chi, …

* Dịch vụ thông tin tư vấn

Xuất phát từ đặc điểm kinh doanh riêng có của hệ thống ngân hàng đã tạo cho nó lợi thế hơn hẳn trong việc cung cấp cho khách hàng những lời khuyên tốt nhất về đầu tư, quản lý tài chính, thành lập, mua bán, sát nhập doanh nghiệp, qua đó giúp khách hàng giảm thiệt hại và nâng cao thu nhập cho khách hàng. Thực hiện nghiệp vụ này, ngân hàng không những thu được phí mà còn mở rộng quan hệ, nắm bắt chính xác tình hình kinh doanh của họ, từ đó đưa ra quyết định cho vay, ngoài ra còn củng cố, tăng cường vị trí, uy tín của ngân hàng một cách hiệu quả nhất.

1.2. Vốn trong hoạt động của Ngân hàng thương mại

1.2.1. Khái niệm cơ bản về vốn của Ngân hàng thương mại

Vốn của ngân hàng thương mại là những giá trị tiền tệ do ngân hàng thương mại tạo lập hoặc huy động được dùng để cho vay, đầu tư hoặc thực hiện các dịch vụ kinh doanh khác.


Nguồn vốn của ngân hàng thương mại phần lớn do thu nhập quốc dân tạm thời nhàn rỗi trong sản xuất kinh doanh được gửi vào Ngân hàng với các mục đích khác nhau. Ngân hàng đóng vai trò tập trung nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế để chuyển đến các nhà đầu tư có nhu cầu về vốn để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh qua đó thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Ngân hàng và các hoạt động về nguồn vốn quyết định trực tiếp đến sự tồn tại và phất triển của cấc Ngân hàng thương mại. Nguồn vốn đóng vai trò chi phối và quyết định đối với các hoạt động của các ngân hàng thương mại trong việc thực hiện các chức năng của mình.

Thực chất vốn của ngân hàng thương mại là một bộ phận của thu nhập quốc dân tạm thời nhàn rỗi trong quá trình sản xuất, phân phối và tiêu dung, người chủ sở hữu của chúng gửi vào ngân hàng với mục đích thanh toán, tiết kiệm hay đầu tư. Nói cách khác, họ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn cho ngân hàng, để ngân hàng trả lại cho họ một khoản thu nhập.

Như vậy Ngân hàng đã thực hiện vai trò tập trung vốn và phân phối lại vốn dưới hình thức tiền tệ, làm tăng nhanh quá trình luân chuyển vốn, kích thích mọi hoạt động kinh tế phát triển. Đồng thời chính các hoạt động đó lại quyết định sự tồn tại và phát triển hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

1.2.2. Phân loại vốn của Ngân hàng thương mại

Một cách tổng thể, vốn của ngân hàng thương mại cũng bao gồm hai bộ phận: Vốn chủ sở hữu và các khoản nợ. Tuy nhiên, do đặc thù của lĩnh vực kinh doanh cho nên các nguồn hình thành nên vốn hoạt động của ngân hàng thương mại có những sự khác biệt, được xem xét cụ thể qua các nguồn vốn của ngân hàng sau đây:

1.2.2.1. Vốn chủ sở hữu

Vốn của ngân hàng là khoản vốn thuộc sở hữu của ngân hàng (nên còn gọi là vốn chủ sở hữu), nó bao gồm vốn tự có và vốn coi như tự có.

+ Vốn tự có: bao gồm vốn điều lệ và các quỹ dự trữ.

Vốn điều lệ: là khoản vốn thuộc sở hữu của ngân hàng, ghi trong bản điều lệ của ngân hàng, được hình thành ngay từ khi ngân hàng thương mại được thành lập. Gọi là vốn điều lệ vì vốn này được ghi rõ trong điều lệ hoạt động của ngân hàng. Vốn điều lệ có thể điều chỉnh được tăng lên trong quá trình hoạt động của ngân hàng.


Quỹ dự trữ: Được hình thành từ 2 quỹ là quỹ dự trữ để bổ sung vốn điều lệ và quỹ dự trữ đặc biệt để bù đắp rủi ro. Các quỹ này được trích từ lợi nhuận ròng (là lợi nhuận sau khi đã trừ thuế), hàng năm của ngân hàng. Việc hình thành các quỹ này nhằm làm tăng vốn tự có của Ngân hàng, đồng thời đảm bảo an toàn trong kinh doanh.

+ Vốn coi như tự có:

Vốn coi như tự có bao gồm các khoản vốn tạm thời nhàn rỗi của ngân hàng. Đây là những khoản vốn đã được phân bổ cho những mục đích chỉ tiêu nhất định nhưng tạm thời chưa được sử dụng, ví dụ: lợi nhuận chờ phân bổ, tiền lương chưa đến hạn thanh toán hoặc các quỹ chuyên dùng chưa sử dụng đến như quỹ phát triển nghiệp vụ ngân hàng, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, quỹ khấu hao tài sản cố định...

Vốn của ngân hàng thường chiếm tỷ trọng nhỏ (không quá 10%) trong tổng nguồn vốn mà ngân hàng nắm giữ nhưng lại là nguồn vốn có ý nghĩa đặc biệt vì nó phản ánh thực lực tài chính của ngân hàng, do vậy nó quyết định qui mô hoạt động của ngân hàng, là cơ sở để ngân hàng tiến hành kinh doanh, thu hút những nguồn vốn khác và cho vay. Nó được ví như một cái đệm để chống đỡ sự giảm giá trị của những tài sản có của ngân hàng, sự giảm giá trị có thể đẩy ngân hàng đến tình trạng mất khả năng chi trả và phá sản.

1.2.2.2. Nguồn tiền gửi

a) Tiền gửi không kỳ hạn:

Là loại tiền gửi mà người gửi tiền có thể rút ra bất cứ lúc nào (nên còn được gọi là “tiền gửi có thể rút ra theo yêu cầu”.

Tiền gửi không kỳ hạn được để trong các tài khoản gọi là tài khoản vãng lai. Người gửi tiền có thể gửi thêm tiền vào hoặc rút tiền ra khỏi tài khoản bất cứ lúc nào. Do tính chất có thể rút ra bất cứ lúc nào nên dạng tiền gửi này thường chỉ được hưởng lãi suất rất thấp hoặc không được ngân hàng trả lãi nhưng đổi lại người gửi tiền được sử dụng các dịch vụ thanh toán qua ngân hàng. Các ngân hàng thậm chí còn yêu cầu duy trì một số dư tối thiểu trên tài khoản. Trường hợp trong thời gian dài trên tài khoản không có tiền hoặc có số dư thấp hơn mức tối thiểu quy định thì


chủ tài khoản còn phải trả phí duy trì tài khoản cho ngân hàng. Phải trả phí dịch vụ thanh toán hay không là tuỳ vào quy định của ngân hàng.

b) Tiền gửi có kỳ hạn:

Là loại tiền gửi chỉ được rút sau một thời hạn nhất định từ một vài tháng đến vài năm. Mức lãi suất của tiền gửi có kỳ hạn thường cao hơn tiền gửi không kỳ hạn nhưng những người gửi tiền loại này không được hưởng dịch vụ thanh toán qua ngân hàng ( ví dụ như không được ký phát séc). Mục đích chủ yếu của những người gửi tiền có kỳ hạn là để lấy lãi.

c) Tiền gửi tiết kiệm:

Là khoản tiền để dành của cá nhân được gửi vào ngân hàng nhằm mục đích hưởng lãi theo định kỳ. Các mức lãi suất tương ứng với từng kỳ hạn gửi được ngân hàng công bố sẵn. Các kỳ hạn thường là 1, 3, 6 ,9, 12 tháng hoặc trên 1 năm (18, 24 tháng...). Hình thức phổ biến và cổ điển nhất của tiền gửi tiết kiệm là loại tiền gửi tiết kiệm có sổ. Khi gửi tiền, ngân hàng cấp cho người gửi một cuốn sổ dùng để ghi nhận các khoản tiền gửi vào và tiền rút ra. Quyển số này đồng thời có giá trị như một chứng thư xác nhận về khoản tiền đã gửi. Ngoài ra, còn có những hình thức khác như chứng chỉ tiết kiệm, trái phiếu tiết kiệm.

1.2.2.3. Nguồn vốn đi vay

Trong quá trình hoạt động, ngân hàng còn có thể vay vốn từ NHTW hay các tổ chức tín dụng khác, hoặc từ thị trường tài chính trong và ngoài nước.

a) Vay từ NHTW

Bất kỳ ngân hàng thương mại nào khi được NHTW cho phép thành lập hoặc hoạt động đều hưởng quyền vay tiền tại NHTW trong trường hợp thiếu hụt dự trữ hay quá thiếu tiền mặt. NHTW cấp tín dụng cho các ngân hàng thương mại chủ yếu dưới hai hình thức, đó là:

- Chiết khấu hay tái chiết khấu các chứng từ có giá.

- Cho vay thế chấp hay ứng trước.

Do vậy, tiền vay NHTW còn gọi là tiền chiết khấu hay ứng trước. Hiện nay, NHNN Việt Nam áp dụng 3 hình thức cấp tín dụng sau:

- Chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác.


- Cho vay lại theo hồ sơ tín dụng. Thường là các hồ sơ tín dụng hỗ trợ theo yêu cầu của nền kinh tế, như thu mua lương thực, nông sản; dự trữ vật tư, nguyên liệu; sản xuất hàng hoá XK thuộc diện ưu tiên...

b) Vay ngắn hạn các khoản dự trự từ các TCTD khác:

Mục đích chính của loại vay này là nhằm đảm bảo dự trữ bắt buộc theo qui định của NHTW. Trong quá trình hoạt động, một số ngân hàng thương mại có những ngày cho vay quá nhiều dẫn đến sự thiếu hụt dự trữ bắt buộc tại NHTW. Trong khi đó lại có một vài ngân hàng thương mại khác thừa dự trữ. Để đảm bảo dự trữ theo qui định của NHTW, ngân hàng thương mại thiếu hụt dự trữ sẽ vay của ngân hàng thương mại có dự trữ dư thừa. Thời hạn của loại cho vay này rất ngắn, thường không quá một tuần.

c) Vay từ các công ty:

Ở các nước phát triển, ngân hàng thương mại còn có thể vay trực tiếp từ các công ty bằng các hình thức:

- Vay ngắn hạn bằng các Hợp đồng mua lại: Hợp đông mua lại là hợp đồng trong đó ngân hàng bán các tín phiếu kho bạc mà mình đang nắm giữ cho các tổ chức kinh tế đang tạm thời thừa thiếu tiền mặt, có kèm theo điều khoản mua lại số tín phiếu đó sau một vài ngày hay một vài tuần với mức giá cao hơn.

- Vay từ công ty mẹ: Ở các nước phát triển, một công ty hoặc tập đoàn kinh doanh có thể là chủ của một hoặc nhiều ngân hàng thương mại. Khi ngân hàng thương mại phát hành trái phiếu hay giấy nợ để vay tiền từ thị trường, nó sẽ chịu sự quản lý và ràng buộc của NHTW về dự trữ, lãi suất và thủ tục.

d) Vay từ thị trường tài chính trong nước:

Các ngân hàng thương mại có thể vay từ thị trường tài chính thông qua phát hành các chứng từ có giá như:

- Chứng chỉ tiền gửi có khả năng chuyển nhượng: Đây thực chất là các chứng chỉ tiền gửi có mệnh giá lớn, có thể mua đi bán lại trên thị trường khi chưa đáo hạn. Thời gian đáo hạn của loại chứng chỉ này thường không quá 6 tháng kể từ ngày phát hành.

- Trái phiếu ngân hàng: Đây là một công cụ vay nợ dài hạn ngân hàng từ thị


trường chứng khoán. Thời hạn vay thường từ 2 năm trở lên. Loại này có thể mua đi bán lại trên thị trường chứng khoán khi đáo hạn.

e) Vay nước ngoài:

Các ngân hàng thương mại cũng có thể tìm kiếm nguồn vốn hoạt động từ việc phát hành phiếu nợ để vay tiền ở nước ngoài. Do loại tiền sử dụng trong thanh toán quốc tế hiện nay là USD cho nên vay tiền ở nước ngoài thường vay bằng USD. Loại trái phiếu đô la Châu Âu chỉ dùng để vay USD và khi đến hạn cũng trả vốn và lãi bằng USD. Thời gian đến hạn của loại trái phiếu này thường rất ngắn, dưới 3 tháng [Nguyễn Thị Minh Kiều, 2013]. Trong những thị trường tài chính lớn như New York, London, Paris... loại trái phiếu này được xem không khác gì USD.

Ở nhiều nước (Hàn Quốc, Việt Nam, Thái Lan...) việc phát hành loại trái phiếu Euro Dollar chỉ được giới hạn vào một số ngân hàng đặc biệt như Ngân hàng ngoại thương, ngân hàng xuất nhập khẩu.

1.2.2.4. Các nguồn vốn khác

- Vốn tài trợ, vốn đầu tư phát triển, vốn uỷ thác đầu tư để cho vay theo các chương trình, dự án xây dựng...

- Vốn hình thành trong quá trình hoạt động của ngân hàng, ví dụ như trong nghiệp vụ qua lại đồng nghiệp (tiền gửi của các ngân hàng khác để nhờ thanh toán hộ), trong nghiệp vụ trung gian của ngân hàng (tiền ký quỹ của khách hàng để đảm bảo thanh toán trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ - L/C).

1.2.3. Vai trò của vốn và công tác huy động vốn đối với NHTM

Trong quá trình phát triển kinh tế của mỗi nước, nguồn vốn huy động luôn có ý nghĩa quan trọng, giữ vai trò quyết định đến sự phát triển lâu dài và vững chắc, bởi vì sự chi viện, bổ sung từ bên ngoài dù là viện trợ cho vay hay đầu tư nước ngoài cũng chỉ là tạm thời. Những cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ của các nước trong khu vực và trên thế giới thời gian qua đã minh chứng rằng không thể và không nên hoàn toàn mong đợi sự tăng trưởng, phát triển nhanh và vững chắc nhờ vào nguồn vốn bên ngoài mà phải tích cực mở rộng công tác huy động vốn từ nội bộ nền kinh tế.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/12/2023