Hoạt động của Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT


TRẦN VĂN THUÂN


CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT MÃ SỐ: 62 38 01 01


LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC


Người hướng dẫn khoa học:

1. GS.TS. PHAN TRUNG LÝ

2. PGS.TS. ĐINH XUÂN THẢO


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi. Các tài liệu, số liệu trình bày trong Luận án là trung thực. Những kết luận khoa học mang tính mới của Luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ các công trình nào khác.

TÁC GIẢ LUẬN ÁN


Trần Văn Thuân


MỤC LỤC


Trang

Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục

Danh mục các chữ viết tắt trong Luận án Danh mục bảng và phụ lục

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI 7

1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 7

1.1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước 7

1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài 13

1.1.3. Tóm lược các kết quả nghiên cứu từ cách tiếp cận của Luận án 17

1.1.4. Những vấn đề Luận án cần tiếp tục giải quyết 27

1.2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI 28

1.2.1. Câu hỏi nghiên cứu 28

1.2.2. Lý thuyết nghiên cứu 29

1.2.3. Các giả thuyết nghiên cứu 30

Kết luận Chương 1 31

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG DÂN TỘC, CÁC UỶ BAN CỦA QUỐC HỘI 33

2.1. VỊ TRÍ, VAI TRÒ, KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG CỦA

HỘI ĐỒNG DÂN TỘC, CÁC ỦY BAN CỦA QUỐC HỘI 33

2.1.1. Vị trí, vai trò của HĐDT, các Ủy ban 33

2.1.2. Khái niệm, đặc điểm hoạt động của HĐDT, các Ủy ban 42

2.2. PHƯƠNG THỨC HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG DÂN TỘC, CÁC

ỦY BAN 63

2.2.1. Khái niệm 63

2.2.2. Phiên họp toàn thể 65

2.2.3. Hoạt động của các cơ cấu bên trong HĐDT, các Ủy ban 68

2.2.4. Hoạt động của HĐDT, các Ủy ban đặt trong mối quan hệ với hoạt động

của các cơ quan, tổ chức hữu quan 75

2.3. YÊU CẦU ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG DÂN TỘC,

CÁC ỦY BAN 78

2.3.1. Bảo đảm hiệu lực pháp lý cao nhất của Hiến pháp 78

2.3.2. Bảo đảm tính khách quan 80

2.3.3. Góp phần phản ánh ý chí, nguyện vọng của nhân dân 82

2.3.4. Minh định rõ các nguyên tắc hoạt động của HĐDT, các Ủy ban và bảo đảm thực hiện đầy đủ các nguyên tắc này trong xác lập nhiệm vụ, quyền

hạn cũng như trong thực tiễn hoạt động của HĐDT, các Ủy ban 84

2.3.5. Gia tăng giá trị hoạt động của HĐDT, các Ủy ban thông qua việc phát huy vai trò, trí tuệ, sự tham gia của các chuyên gia, nhà khoa học, các

tầng lớp nhân dân 85

2.3.6. Tính thường xuyên phải được bảo đảm đầy đủ hơn trong hoạt động của HĐDT, các Ủy ban 86

Kết luận Chương 2 88

Chương 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG DÂN TỘC,

CÁC ỦY BAN CỦA QUỐC HỘI 90

3.1. HOẠT ĐỘNG CỦA HĐDT, CÁC ỦY BAN CỦA QUỐC HỘI QUA CÁC GIAI ĐOẠN VÀ THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH

VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA HĐDT, CÁC ỦY BAN 90

3.2. THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG CỦA HĐDT, CÁC ỦY BAN CỦA QUỐC HỘI HIỆN NAY 90

3.2.1. Thực tiễn hoạt động của HĐDT, các Ủy ban trong lĩnh vực lập pháp 91

3.2.2. Thực tiễn hoạt động giám sát của HĐDT, các Ủy ban 100

3.2.3. Thực tiễn hoạt động kiến nghị của HĐDT, các Ủy ban 107

3.2.4. Phương thức hoạt động của HĐDT, các Ủy ban 111

3.2.5. Về bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, về sự chỉ đạo, điều hòa phối hợp

hoạt động của UBTVQH đối với hoạt động của HĐDT, các Ủy ban 121

3.3. THỰC TRẠNG CÁC ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM VỀ BỘ MÁY GIÚP VIỆC, VỀ NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH 123

3.3.1. Về bộ máy giúp việc 123

3.3.2. Nguồn lực tài chính dành cho hoạt động của HĐDT, các Ủy ban chưa

tương xứng 124

Kết luận Chương 3 126

Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG

CỦA HỘI ĐỒNG DÂN TỘC, CÁC ỦY BAN CỦA QUỐC HỘI 128

4.1. QUAN ĐIỂM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG DÂN

TỘC, CÁC ỦY BAN CỦA QUỐC HỘI 128

4.1.1. Tăng cường và tiếp tục đổi mới một bước phương thức lãnh đạo của

Đảng Cộng sản Việt Nam đối với hoạt động của HĐDT, các Ủy ban 128

4.1.2. Bảo đảm vị trí, vai trò mang tính chất “trụ cột” của HĐDT, các Ủy ban

trong hoạt động của QH 129

4.1.3. Hoạt động của HĐDT, các Ủy ban phải được quy định bằng pháp luật

một cách nhất quán, đầy đủ, cụ thể, phù hợp với yêu cầu thực tế 130

4.1.4. Kế thừa những kinh nghiệm quý báu trong quá trình xây dựng, hoàn thiện pháp luật về hoạt động của HĐDT, các Ủy ban của QH nước ta; đồng thời tham khảo có chọn lọc kinh nghiệm hoạt động của hệ thống

Ủy ban QH các nước 130

4.2. CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG

DÂN TỘC, CÁC ỦY BAN CỦA QUỐC HỘI 131

4.2.1. Xác lập và vận hành tổ chức Đảng ở cấp độ HĐDT, các Ủy ban 131

4.2.2. Tăng cường vai trò, trách nhiệm của UBTVQH trong chỉ đạo, điều hòa,

phối hợp hoạt động của HĐDT, các Ủy ban 132

4.2.3. Hoàn thiện pháp luật về hoạt động của HĐDT, các Ủy ban 133

4.2.4. Về phương thức hoạt động của HĐDT, các Ủy ban 150

4.2.5. Đáp ứng nhu cầu thực tế về các điều kiện bảo đảm hoạt động của HĐDT, các Ủy ban 161

Kết luận Chương 4 165

KẾT LUẬN 166

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 168

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 169

PHỤ LỤC 183

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN


STT

Từ viết tắt

Nghĩa đầy đủ

1

BCHTƯ

Ban Chấp hành Trung ương

2

BHVBQPPL

Ban hành văn bản quy phạm pháp luật

3

ĐBQH

Đại biểu Quốc hội

4

ĐCSVN

Đảng Cộng sản Việt Nam

5

HĐDT

Hội đồng dân tộc

6

HĐGSQH

Hoạt động giám sát của Quốc hội

7

HĐND

Hội đồng nhân dân

8

QH

Quốc hội

9

QPPL

Quy phạm pháp luật

10

TANDTC

Tòa án nhân dân tối cao

11

TCQH

Tổ chức Quốc hội

12

UBĐN

Ủy ban đối ngoại

13

UBKH-CN-MT

Ủy ban khoa học, công nghệ và môi trường

14

UBKT

Ủy ban kinh tế

15

UBPL

Ủy ban pháp luật

16

UBQP-AN

Ủy ban Quốc phòng và An ninh

17

UBTC-NS

Ủy ban tài chính-ngân sách

18

UBVHGDTNTNNĐ

Ủy ban văn hóa, giáo dục, thanh nhiên,

thiếu nhiên và nhi đồng

19

UBTP

Ủy ban tư pháp

20

UBVĐXH

Ủy ban về các vấn đề xã hội

21

UBTVQH

Ủy ban thường vụ Quốc hội

22

VBQPPL

Văn bản quy phạm pháp luật

23

VKSNDTC

Viện Kiểm sát nhân dân tối cao

24

VPQH

Văn phòng Quốc hội

25

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 240 trang tài liệu này.

Hoạt động của Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - 1


DANH MỤC BẢNG VÀ PHỤ LỤC



Số hiệu bảng, phụ lục

Tên bảng, tên phụ lục

Trang

Bảng 4.1.

Cách thức phản ánh ý kiến thẩm tra, chỉnh lý, đóng góp ý kiến…của thành viên HĐDT, các Uỷ ban vào từng

điều, khoản cụ thể của dự thảo văn bản.


135

Phụ lục 1.

Hoạt động của HĐDT, các Ủy ban trong các giai đoạn phát triển của Quốc hội và khuôn khổ pháp lý hiện hành về hoạt

động của HĐDT, các Ủy ban của Quốc hội hiện nay.


184

Phụ lục 2.

Báo cáo thẩm tra của Ủy ban khoa học, công nghệ và môi trường Quốc hội khóa XI và việc có phụ lục kèm theo phản ánh ý kiến thành viên cơ quan chủ trì thẩm tra về từng điều

khoản cụ thể của dự thảo văn bản.


214

Phụ lục 3.

Mức độ phân bổ thời gian họp để thẩm tra các dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết được phân công chủ trì thẩm tra của các Ủy ban trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XII, XIII.


215

Phụ lục 4.

Chất vấn tại các kỳ họp Quốc hội khóa XIII (bao gồm cả

chất vấn gửi tới trước và chất vấn trực tiếp).


218

Phụ lục 5.

Số lượng và chế độ hoạt động của thành viên HĐDT, các

Ủy ban trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XII, XIII.


219

Phụ lục 6.

Kiến nghị về nội dung chất vấn, đối tượng chất vấn và quy

trình chất vấn của HĐDT, các Ủy ban của Quốc hội.


220


MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Với vị trí là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước CHXHCN Việt Nam, QH có ba chức năng quan trọng là lập hiến, lập pháp; quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước và chức năng giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước. Kể từ QH khóa I cho đến hiện nay và kể cả trong giai đoạn tới, QH nước ta hoạt động không thường xuyên, một năm chủ yếu là họp hai kỳ (với thời lượng một kỳ họp trung bình kéo dài khoảng một tháng), đa số các vị ĐBQH hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm, nên từ thực tế này, để có thể đảm đương được các nhiệm vụ, quyền hạn được Hiến pháp, pháp luật quy định, một nhu cầu khách quan là QH phải trông đợi vào hoạt động thực hiện chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan của QH, trong đó có HĐDT, các Ủy ban.

QH Việt Nam đang trong quá trình từng bước kiện toàn về tổ chức và nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động (QH khoá XI đã thành lập thêm hai Uỷ ban là UBTP và UBTC-NS; từ nhiệm kỳ QH khóa XII, hai Ủy ban này chính thức đi vào hoạt động). Thực tiễn hoạt động của QH thời gian qua cho thấy, bên cạnh những kết quả quan trọng đạt được, vẫn còn những bất cập, tồn tại trong hoạt động lập pháp, giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, mà một nguyên nhân quan trọng là hoạt động của HĐDT, các Ủy ban vẫn còn có những khoảng cách nhất định, chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu của thực tiễn. Thực tế hoạt động của HĐDT, các Ủy ban cũng cho thấy, nhiều vấn đề vướng mắc, hạn chế cả về khuôn khổ pháp lý cũng như từ thực tiễn hoạt động của các cơ quan này cũng đã bộc lộ, đòi hỏi phải được giải quyết một cách đồng bộ. Bên cạnh đó, cùng với việc ban hành Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 2013, công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, trong đó có tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước tiếp tục bước sang giai đoạn mới, nhiều nội dung của Hiến pháp cũng đặt ra những đòi hỏi mới, cần có cách tiếp cận sâu sắc hơn trong hoạt động thực hiện chức năng, nhiệm vụ của HĐDT, các Ủy ban. Yêu cầu nghiên cứu về hoạt động của HĐDT, các Ủy ban của QH cũng xuất phát từ thực tiễn này.

Trong thời gian qua, cùng với quá trình đổi mới, kiện toàn tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước nói chung, trong đó có QH, thì vấn đề hoạt động của HĐDT, các Ủy ban ca QH như thế nào, gắn với các yêu cầu tiếp tục hoàn thiện cơ chế Đảng lãnh đạo QH, cải tiến, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, yêu cầu

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/05/2022