Xử Lý Vi Phạm Qlnn Về Đất Đai Của Chính Quyền Quận


quản lý thì việc kiểm tra quy hoạch đô thị do thanh tra thuộc sở Kiến trúc- Đô thị thực hiện và thanh tra đất đai do thanh tra địa chính thuộc sở TN & MT thực hiện. Nội dung thanh tra kiểm tra thường thụ động theo đơn thư của nhân dân và thông tin báo chí. Do khối lượng công việc và địa bàn rộng nên hiệu quả không cao (đối Hà Nội thanh tra về quy hoạch đô thị chỉ có 03 người trong biên chế của phòng; và 10 người trong biên chế phòng của sở TN & MT). Phòng TN & MT lực lượng mỏng, không có bộ phận chuyên về công tác thanh kiểm tra đất đai, cấp phường biên chế cán bộ địa chính chỉ có 01 người. Khối lượng công việc nhiều, tính chuyên nghiệp không cao, lại tự kiểm tra nội dung quản lý của mình nên hiệu quả thường thấp. Do vậy kết quả của hoạt động này thường hạn chế và ít có tác dụng, đó là chưa kể đến các tác động khác có thể ảnh hưởng tới nội dung thanh tra như: nghiệp vụ, năng lực, phẩm chất, hoặc bị điều chỉnh bởi các mối quan hệ... Trong 5 năm, tính từ 2002 đến cuối 2006 quận Tây Hồ có 265 trường hợp vi phạm các quy định SDĐ; đã xử lý được 150 trường hợp, trong đó quận ra quyết định thu hồi 80 trường hợp, phường xử lý 70 trường hợp, số còn lại hiện tồn đọng chưa có hướng giải quyết, chi tiết tại (Bảng 2.13).

Bảng 2.13. Xử lý vi phạm QLNN về đất đai của chính quyền quận

Đơn vị tính: Vụ vi phạm


Năm

Tổng số

Đã xử lý

Chưa xủ lý

2002

72

35

37

2003

60

40

20

2004

58

36

22

2005

45

29

16

2006

30

20

10

Tổng cộng

265

150

115

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 268 trang tài liệu này.

Hoàn thiện quản lý nhà nước về đất đai của chính quyền quận Tây Hồ - 15

Nguồn: phòng TN & MT quận Tây Hồ


Do ảnh hưởng của cơ chế thị trường, một số các cơ quan đơn vị gặp khó khăn, hoạt động kinh tế không hiệu quả dẫn đến tình trạng sử dụng không đúng mục đích. Trên toàn quận có tới 190.000 m2 đất của 33 đơn vị sử dụng sai mục đích. Đơn cử như ở phường Thụy Khuê, nhiều cơ quan xí nghiệp đã ngừng hoạt động, hiện tại chủ yếu cho tư nhân thuê đất làm dịch vụ, thậm chí còn bỏ không như hợp tác xã Đại Thắng, hợp tác xã Tân Lập, công ty liên doanh Nghĩa Đô. Công ty Giầy Thuỵ Khuê, công ty trách nhiệm hữu hạn năng lượng, công ty giầy Thụy Khuê, công ty xây dựng Bảo Tàng Hồ Chí

Minh [54]... Đây là sự lãng phí trong việc sử dụng quỹ đất hiện có của quận. Mặt khác, còn gây nhiều dư luận trong dân. UBND quận cần làm việc cụ thể với các DN này và thống nhất những biện pháp cụ thể nhằm SDĐ đúng luật pháp và hiệu quả, nếu các DN không có biện pháp và thực hiện, UBND quận cần kiến nghị thành phố thu hồi và sử dụng vào các mục đích có hiệu quả.

Việc kiểm tra xử lý vi phạm SDĐ chưa thực sự kiên quyết và công bằng, còn thụ động, thiếu các biện pháp nhằm ngăn chăn, phòng ngừa vi phạm. Sự phối hợp cũng như phát huy vai trò làm chủ của người dân trong QLĐĐ chưa tốt. Kết quả điều tra cho thấy khi được hỏi về thái độ đối với quan điểm cần phải xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quản lý và SDĐĐ, tham nhũng đất đai. Hầu hết các ý kiến của HGĐ & CN SDĐ tán thành và trả lời ở mức là: 5,99, đối DN mức đồng ý còn cao hơn, không kinh doanh BĐS là: 6,04 và có kinh doanh BĐS là: 6,33.Nhưng khi hỏi về mức độ công bằng trong xử lý đối các trường hợp vi phạm về SDĐ, ý kiến các HGĐ & CN SDĐ có đánh giá ở mức là: 3,49, đối DN cao hơn, không kinh doanh BĐS là: 3,25 và có kinh doanh BĐS là: 4,28, có nghĩa là đánh giá trên dưới mức trung bình.

Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo về quản lý và SDĐ đang tồn đọng. CQQ cần giải quyết dứt điểm theo quy định hiện hành đối với các khiếu nại, tố cáo có liên quan đến việc quản lý và SDĐ tồn đọng từ năm 2003 trở về


trước. Việc phối hợp giữa CQQ và phường trong thanh tra kiểm tra và giải quyết khiếu nại tố cáo đã được thực hiện khá nhịp nhàng và thường xuyên. Theo báo cáo số: 124 của UBND quận Tây Hồ, trong năm 2006 toàn quận đã tiếp 986 lượt công dân (trong đó: cơ sở tiếp 644 lượt người, quận tiếp 310 lượt người, chủ tịch quận tiếp 32 lượt người), đã giải quyết 66/69 đơn thư khiếu nại đạt tỷ lệ 95,6%. Công tác này theo báo cáo kết quả được xem là rất tốt, và có trái với kết quả điều tra đánh giá ở mức trung bình, như HGĐ & CN sử dụng đất khi trả lời câu hỏi: “Công tác tiếp dân của quận và phường là tốt” là: 3,49 và đối DN với cùng câu hỏi này được trả lời là: 4,09. Có thể báo cáo của quận chỉ nặng về thống kê số lượng mà chưa đề cập đến chất lượng giải quyết công việc do vậy ý kiến được hỏi có khác với số liệu báo cáo.

Vai trò của cơ quan tư pháp như Toà án nhân dân trong QLĐĐ chưa thực sự rõ nét. Trong 5 năm toà án quận mới xử trên 40 vụ án có liên quan đến đất đai, chủ yếu là phân chia tài sản do lý hôn. Các vụ án tranh chấp đất đai, khiếu kiện đất đai toà án xử lý ít. Có thể do, luật pháp về đất đai quy định Toà án nhân dân quận chỉ xử các vụ án có liên quan đến đất đai nếu như có các giấy tờ hợp pháp về đất đai. Tuy nhiên, thực tế số lượng đất đai có các giấy tờ hợp pháp về đất đai tại quận chưa cao, hơn nữa các trường hợp có giấy tờ hợp pháp này thường là đất ở ổn định và đã được xác nhận không tranh chấp trước khi cấp. Các trường hợp thiếu giấy tờ, nếu tranh chấp Luật quy định do UBND các cấp xử lý. Quy định này có lẽ đã vô tình loại cơ quan Toà án ra khỏi nhiệm vụ nặng nề này. Đối với trường hợp các cá nhân, DN khi có những vướng mắc với các quyết định của các cơ quan hành chính có thể khởi kiện tại Toà án hành chính. Nhưng việc kiện các cơ quan quản lý hành chính tại Toà án hành chính, mặc dù đã có từ nhiều năm nhưng người dân ngại thực hiện, điều này hình như còn mới mẻ ở Việt Nam.


CQQ chưa thực sự phát huy hết quyền làm chủ của người dân trong QLĐĐ, kết quả điều tra cho thấy các DN trên địa bàn cũng nhận thức được vấn đề này và sẵn sàng tham gia với mức độ đồng ý khá cao. Trả lời câu hỏi: “Đơn vị cần phối hợp tốt với chính quyền trong quản lý SDĐ là hợp lý” được trả lời ở mức: 5,5. Đối với người dân họ cũng tin tưởng vào việc nếu được tham gia giám sát, QLĐĐ sẽ hạn chế được các vi phạm. Với câu hỏi: Người dân tham gia kiểm tra quản lý SDĐ sẽ hạn chế vi phạm trong quản lý và SDĐ” câu trả lời ở mức: 5,49, chi tiết tại (Bảng 2.14).

Bảng 2.14. Đánh giá mức độ tự nguyện tham gia QLNN về đất đai

Doanh nghiệp




N

giá trị nhỏ nhất (Minimum)

Giá trị lớn nhất (Maximum)

Trung bình (Mean)

Độ lệch chuẩn (Std. Deviation)

q34_Don vi can phoi hop tot voi chinh quyen quan trong quan ly va su dung dat dai


42


2


7


5,50


1,419

Valid N (listwise)

42






Hộ gia đình và cá nhân




N

Gía trị nhỏ nhất (Minimum)

Giá trị lớn nhất (Maximum)

Trung bình (Mean)

Độ lệch chuẩn (Std. Deviation)

q34_nguoi dan tham gia kiem tra quan ly su dung dat dai se han che vi pham trong quan ly va su dung dat dai


142


1


7


5,49


1,739

Valid N (listwise)

142





Nguồn: Số liệu điều tra, tác giả (2007). Từ kết quả điều tra cho thấy, nếu CQQ thực hiện tốt LĐĐ 2003, các quy định của Nghị định về quy chế dân chủ ở địa phương thì kết quả sẽ tốt hơn, đặc biệt là trong điều kiện quận hiện không có thanh tra chuyên ngành về đất đai. Đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước là đúng, vấn đề là tổ chức

thực hiện như thế nào để có kết quả cao nhất.

2.4. Đánh giá quản lý nhà nước về đất đai của chính quyền quận Tây Hồ

2.4.1. Đánh giá QLNN về đất đai của quận theo hệ thống tiêu chí quản lý

Đánh giá QLNN nước về đất đai là một công việc phức tạp, nhiều tiêu chí, chỉ tiêu không thể lượng hoá được. Trên cơ sở áp dụng 5 tiêu chí đánh giá chính sách công của Ngân hàng thế giới, tác giả xây dựng hệ thống chỉ tiêu phù hợp nhằm thực hiện việc đánh giá QLNN về đất đai của CQQ Tây Hồ và mổ tả chi tiết tại (Bảng. 2.15).

1. Tiêu chí phù hợp: Chất lượng QLNN về đất đai của CQQ Tây Hồ phụ thuộc vào những yếu tố được xem là đầu vào của quản lý. Đó là hệ thống văn bản pháp luật về đất đai của Nhà nước còn phức tạp, sự phân quyền, sự phối


hợp giữa các cơ quan trong hệ thống chưa thực sự nhịp nhàng. QLNN về đất đai của CQQ đã theo quy hoạch, KHSDĐ mặc dù chưa thực sự hoàn chỉnh (chưa có quy hoạch chi tiết cấp phường, quy hoạch phù hợp với định hướng phát triển của thành phố, tuy còn một số điểm chưa phản ánh được thực nhu cầu của người SDĐ). Bộ máy QLNN của CQQ còn thiếu và yếu, chưa thực sự phù hợp với tốc độ phát triển của đô thị. Chế độ đãi ngộ, lương thưởng của công chức chưa thực sự thoả đáng. Kính phí QLNN về đất đai đã đáp ứng được cho hoạt động quản lý hành chính, nhưng nguồn vốn cho đầu tư phát triển còn hạn hẹp, chưa đa dạng. Trình độ áp dụng công nghệ, đặc biệt là tin học còn hạn chế, mới chỉ dừng ở mức độ tin học văn phòng. Tuy nhiên trong thời gian qua CQQ Tây Hồ đã có nhiều nỗ lực nhằm nâng cao chất lượng QLNN về đất đai, thủ tục hành chính đã được từng bước đổi mới theo hướng đơn giản và thuận tiện, gần đây nhất CQQ đã áp dụng giải quyết thủ tục hành chính vào ngày thứ 7 và chủ nhật theo quy định của Chính phủ.

2. Tiêu chí hiệu lực: Tính hiệu lực QLNN về đất đai thể hiện ở vai trò lãnh đạo của cấp uỷ Đảng, việc giám sát thực hiện pháp luật của HĐND, việc tổ chức thực hiện của UBND, sự phối hợp tham gia của các tổ chức chính trị- xã hội và người SDĐ. Đối quận Tây Hồ công tác này đã được sự quan tâm của chính quyền, tuy nhiên chưa thật sự thường xuyên và có những chương trình, mục tiêu cụ thể. Tình trạng CQQ không thực thi các quy định của luật như lập quy hoạch chi tiết phường, quản lý thực hiện quy hoạch, các quyết định xử phạt hành chính ban hành không được thực thi và cũng không có biện pháp thực thi. Mức độ chấp hành luật pháp của công chức, người dân trong quận không đồng đều, vẫn còn hiện tượng vi phạm pháp luật trong quản lý và sử dụng. Một bộ phận công chức QLNN về đất đai còn có thái độ chưa tốt khi giao dịch với người dân (phong cách, nắm bắt mục tiêu quản lý, chấp hành kỷ luật, tình trạng vi phạm pháp luật, vi phạm nội quy...) còn bị phàn nàn. Việc


theo dõi, lấy ý kiến đóng góp khen chê của người dân, DN khi giao dịch với các cơ quan QLNN quận không được tiến hành. Nhiều dự án GPMB không thực hiện đúng tiến độ, chiếm hơn 40%. Một số quyết định hành chính về xử phạt vi phạm đất đai không được thực thi. Công tác bảo vệ môi trường và cảnh quan di tích lịch sử đã được quan tâm, cụ thể như việc công trình hạ tầng kỹ thuật xây dựng kè và đường quanh Hồ Tây nhằm chống lấn chiếm và thoát nước thải sinh hoạt không qua xử lý ra hồ. Các vi phạm hành chính về SDĐ, trật tự xây dựng có giảm so với những năm đầu thành lập quận. Nhìn chung hiệu lực Nhà nước trong QLĐĐ tại quận Tây Hồ cần phải được điều chỉnh nhằm đảm bảo tính nghiêm minh của Nhà nước, pháp luật.

3. Tiêu chí hiệu quả: được xem xét trong QLNN về đất đai của CQQ Tây Hồ thể hiện mức độ hoàn thành 3 mục tiêu tổng quát của quản lý. QLNN về đất đai đã có những tiến bộ đáng kể, góp phần ổn định KT- XH tại quận. Hệ thống cơ sở hạ tầng đang dần được củng cố, bộ mặt quận đã thay đổi theo dáng dấp của một đô thị hiện đại. Các thành phần kinh tế tăng trưởng và phát triển ổn định hàng năm, mức độ tăng trưởng kinh tế theo danh nghĩa được thể hiện trong báo cáo phát triển KT- XH quận như: Các chỉ tiêu KT- XH trong 5 năm 2001- 2005: kinh tế trên địa bàn quận đạt tốc độ phát triển khá cao giá trị sản xuất tăng bình quân 14,8%. Trong đó: kinh tế Nhà nước tăng 13, 4%/năm; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng 18,7%/năm; kinh tế ngoài quốc doanh tăng 16,9%/năm. Cơ cấu giá trị sản xuất các ngành kinh tế theo đúng định hướng: dịch vụ- du lịch- công nghiệp- nông nghiệp. Tỷ trọng giá trị sản xuất của các ngành: dịch vụ 51,8%. Công nghiệp 43,2%, nông nghiệp 5%. Kết quả phát triển kinh tế trong 5 năm năm đã góp phần tích cực tăng nguồn thu cho ngân sách quận. Tốc độ thu bình quân tăng 27,6% năm. Thu thuế ngoài quốc doanh đến năm 2006 tăng gấp 3,4 lần so với năm 2002. Chi ngân sách đáp ứng được nhu cầu cơ bản trên các lĩnh vực đúng quy định của Luật ngân sách,


thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phát huy hiệu quả nguồn vốn đầu tư quận cơ bản hoàn thành việc cấp giấy CNQSDĐ cho các hộ có giấy tờ hợp pháp hợp lệ (đạt 77% số hồ sơ được phân loại sau kê khai và đạt 24% so với số hồ sơ kê khai ban đầu), đấu giá quyền SDĐ với số thu 1.784 tỷ đồng. Tuy nhiên do cơ chế đấu giá không rõ ràng nên còn tình trạng DN nợ tiền đấu giá QSDĐ từ 3 năm chưa trả với tổng số tiền lên tới 611 tỷ [55]. Ngoài ra còn nhiều trường hợp thất thu thuế, phí lệ phí do mua bán trao tay hoặc lấn chiếm đất đai không có số liệu thống kê nên không xác định được giá trị. Hiệu quả QLNN về đất đai còn chưa cao, chưa đúng với thực chất tiềm năng của quận.

4. Tiêu chí tác động: QLNN về đất đai của CQQ Tây Hồ đã có những tác động nhất định đối sự phát triển KT- XH quận như: các khoản thu ngân sách tăng bình quân hàng năm; ý thức pháp luật của người dân đã được nâng cao; tình hình an ninh chính trị trên địa bàn ổn định; cảnh quan môi trường, di tích lịch sử được và hệ thống hạ tầng kỹ thuật được cải thiện, quận đã có dáng dấp của một đô thị hiện đại. Trên địa bàn quận đã xuất hiện những trung tâm giải trí lớn như công viên nước Hồ Tây, trung tâm văn hoá thể thao quận, trung tâm đua thuyền... đời sống văn hoá tinh thần cho người dân ngày càng được nâng cao. Số lượng doanh nghiệp trên địa bàn tăng cả về vốn đầu tư và số lượng (từ 83 DN năm 2002 lên 625 DN năm 2006, giá trị sản xuất công nghiệp là 183,8 tỷ đồng tăng 2,7 lần so năm 2002; từ 3525 hộ kinh doanh năm 2002 lên 1255 hộ năm 2006) [55]. Ý thức của người dân về chấp hành luật pháp về đất đai, bảo về đất đai cảnh quan môi trường đã được nâng lên thể hiện ở số vụ vi phạm quản lý SDĐ có giảm. Tuy nhiên, hình ảnh của CQQ đổi mới về quản lý và thân thiện trong mắt của người dân, doanh nghiệp và các nhà đầu tư trong và ngoài nước chưa được các cấp quản lý quan tâm đúng mức và đầu tư nghiên cứu một cách khoa học và bài bản trên cơ sở áp dụng lý thuyết Marketing cộng cộng.

Xem tất cả 268 trang.

Ngày đăng: 31/08/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí