Bộ GIáO DụC Và ĐàO TạO TRƯờNG ĐạI HọC KINH Tế QUốC DÂN
NGUYễN THị THANH HIếU
HOàN THIệN QUảN Lý NHà NƯớC ĐốI VớI THị TRƯờNG CHứNG KHOáN VIệT NAM
LUậN áN TIếN Sĩ KINH Tế
Hà NộI - 2011
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
NGUYỄN THỊ THANH HIẾU
HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
Chuyên ngành : Kinh tế chính trị Mã số : 62.31.01.01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. GS.TS Phạm Quang Phan
2. TS Đào Lê Minh
HÀ NỘI - 2011
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của tôi. Các số liệu được sử dụng trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Những kết quả của luận án chưa từng được công bố trong bất cứ công trình khoa học nào.
Tác giả luận án
Nguyễn Thị Thanh Hiếu
MỤC LỤC
Trang | ||
LỜI CAM ĐOAN | ||
MỤC LỤC | ||
DANH MỤC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT | ||
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ | ||
LỜI MỞ ĐẦU | 1 | |
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI TTCK VIỆT NAM | 11 | |
1.1. | NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN | 11 |
1.2. | QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI TTCK | 19 |
1.3. | KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VỀ QLNN ĐỐI VỚI TTCK VÀ BÀI HỌC RÚT RA CHO VIỆT NAM | 51 |
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI TTCK VIỆT NAM | 70 | |
2.1. | KHÁI QUÁT SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TTCK VIỆT NAM | 70 |
2.2. | PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI TTCK VIỆT NAM | 87 |
2.3. | ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QLNN ĐỐI VỚI TTCK VIỆT NAM | 104 |
CHƯƠNG 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI TTCK VIỆT NAM | 135 | |
3.1. | TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI TTCK | 135 |
3.2. | MỤC TIÊU VÀ QUAN ĐIỂM HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI TTCK VIỆT NAM | 144 |
3.3. | GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QLNN ĐỐI VỚI TTCK VIỆT NAM | 151 |
3.4. | MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỚI CHÍNH PHỦ VÀ CƠ QUAN QUẢN LÝ | 191 |
KẾT LUẬN | 194 | |
CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ | 196 | |
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO | 197 | |
PHỤ LỤC 1 | 1-18 | |
PHỤ LỤC 2 | 19-30 |
Có thể bạn quan tâm!
- Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với thị trường chứng khoán Việt Nam - 2
- Các Chủ Thể Tham Gia Hoạt Động Trên Ttck Thường Bao Gồm: Nhà Phát Hành, Nhà Đầu Tư, Các Chủ Thể Kinh Doanh Và Dịch Vụ Ck Trên Ttck, Các Tổ Chức Có
- Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với thị trường chứng khoán Việt Nam - 4
Xem toàn bộ 245 trang tài liệu này.
DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
CK & TTCK | Chứng khoán và thị trường chứng khoán |
CPH | Cổ phần hóa |
CTCK | Công ty chứng khoán |
CTCP | Công ty cổ phần |
CTNY | Công ty niêm yết |
CTQLQ | Công ty quản lý quĩ |
DN | Doanh nghiệp |
ĐKGD | Đăng ký giao dịch |
ĐTCK | Đầu tư chứng khoán |
ĐTNN | Đầu tư nước ngoài |
GDCK | Giao dịch chứng khoán |
IOSCO | Tổ chức quốc tế các ủy ban chứng khoán |
KDCK | Kinh doanh chứng khoán |
KTQT | Kinh tế quốc tế |
KTTT | Kinh tế thị trường |
LKCK | Lưu ký chứng khoán |
NHNN | Ngân hàng nhà nước |
NYCK | Niêm yết chứng khoán |
PHCK | Phát hành chứng khoán |
QLNN | |
SCIC | Tổng công ty đầu tư kinh doanh vốn nhà nước |
SGDCK | Sở giao dịch chứng khoán |
TCNY | Tổ chức niêm yết |
TPCP | Trái phiếu Chính phủ |
TTCK | Thị trường chứng khoán |
TTGDCK | Trung tâm giao dịch chứng khoán |
TTLKCK | Trung tâm lưu ký chứng khoán |
WTO | Tổ chức thương mại thế giới |
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ VÀ SƠ ĐỒ
Trang | ||
Bảng 1.1. | Các tiêu chí đánh giá nội dung quản lý TTCK | 45 |
Bảng 2.1. | Thống kê thị trường 2006-2010 | 79 |
Bảng 2.2. | Thống kê số liệu về các trường hợp vi phạm đã bị xử phạt năm 2009-2010 | 113 |
Bảng 3.1. | Cam kết cụ thể trong lĩnh vực CK | 133 |
B. Hình vẽ | ||
Hình 1.1. | Nội dung QLNN đối với TTCK | 30 |
Hình 1.2. | Sơ đồ năm trụ cột của QLNN đối với TTCK | 35 |
Hình 1.3. | Mô hình QLNN đối với TTCK Hoa Kỳ | 55 |
Hình 1.4. | Mô hình QLNN đối với TTCK Hàn Quốc | 62 |
Hình 2.1. | Giá trị giao dịch trái phiếu niêm yết trên SGDCK Hà Nội năm 2005-2010 | 77 |
Hình 2.2. | Giá trị GDCK niêm yết trên SGDCK TP HCM năm 2000-2010 | 80 |
Hình 2.3. | Số tài khoản giao dịch | 80 |
Hình 2.4 | Quy mô mua ròng của vốn ngoại trên hai sàn chứng khoán | 81 |
Hình 2.5. | Cơ cấu tổ chức bộ máy của UBCKNN Việt Nam | 92 |
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Quá trình thực hiện công cuộc đổi mới, xây dựng và phát triển đất nước đòi hỏi ngày càng phải có nhiều vốn. Nhận thức sâu sắc vấn đề đó, Chính phủ đã tiến hành hàng loạt các bước chuẩn bị và đến tháng 7/2000, Trung tâm giao dịch chứng khoán (TTGDCK) ở nước ta đã chính thức ra đời và đi vào hoạt động, mở ra thời kỳ mới- thời kỳ hình thành và phát triển thị trường chứng khoán (TTCK) ở Việt Nam.
Sau 10 năm hoạt động, TTCK Việt Nam có những bước tiến bộ đáng kể: ra đời Ủy ban chứng khoán nhà nước (UBCKNN), với Sở Giao dịch chứng khoán (SGDCK) tại thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) và SGDCK tại Hà Nội (HXN), Trung tâm lưu ký chứng khoán (TTLKCK) và hơn 100 công ty chứng khoán (CTCK). Dù bị ảnh hưởng của khủng hoảng và suy thoái kinh tế, mức vốn hóa toàn thị trường tính đến cuối tháng 12 -2009 là 620 nghìn tỷ đồng, tương đương gần 38% GDP; so với thời điểm cuối năm 2008 (225 nghìn tỷ đồng), mức vốn hóa đã tăng gấp gần 3 lần; tính đến ngày 26/12/2010, giá trị vốn hóa thị trường đạt 736,1 nghìn tỷ đồng. Số lượng tài khoản năm 2009 tăng hơn 50% so với năm 2008 (đạt 793 nghìn tài khoản); tính đến ngày 20/11/2010, số lượng tài khoản nhà đầu tư là
1.031.490. Số lượng công ty niêm yết (CTNY) năm 2009 tăng hơn 30% (453 công ty) so với năm 2008; tính đến ngày 26/12/2010, số lượng DN niêm yết trên cả hai sàn là 622; so với năm 2009, số DN niêm yết mới đã tăng 168 doanh nghiệp (37%), mức tăng kỷ lục kể từ khi ra đời của TTCK Việt Nam. Tính đến tháng 12/2009, giá trị danh mục của nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN) trên TTCK đạt khoảng 6,6 tỷ USD, tăng gần 1,5 tỷ USD so với đầu năm 2009. Thống kê chung cả HNX và HOSE với các giao dịch cổ phiếu và chứng chỉ, không tính trái phiếu, tổng lượng vốn mua ròng trong năm 2010 của nhà ĐTNN đạt 16.145,87 tỷ đồng; đây là quy mô vốn vào tăng rất đáng chú ý so với mức 3.372,83 tỷ đồng của năm 2009; mức mua ròng năm 2010 chỉ đứng sau kỷ lục hơn 23 nghìn tỷ đồng của năm 2007. Tính đến ngày 30/11/2010 có tổng cộng 1608 công ty đại chúng, trong đó có 631 công ty đã niêm yết trên hai Sở.
Bên cạnh những thành tựu bước đầu, TTCK Việt Nam vẫn nhỏ bé, ở dạng sơ khai, là lĩnh vực đầu tư hết sức nhạy cảm, tính rủi ro cao và dễ phát sinh tiêu cực, có thể gây ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế cũng như xã hội, cần được quản lý.
Nhận rõ vị trí quan trọng của TTCK và sự cần thiết phải quản lý đối với TTCK, nhằm tăng cường việc huy động nguồn vốn để xây dựng và phát triển kinh tế trong nước và hội nhập kinh tế quốc tế (KTQT), cơ quan quản lý đã chủ động ban hành nhiều văn bản qui định khuôn khổ pháp lý, hoàn thiện tổ chức quản lý, yêu cầu cung cấp thông tin nhằm minh bạch hóa TTCK, tăng cường thanh tra, giám sát, đưa ra chế tài xử phạt các vi phạm về kinh doanh chứng khoán (KDCK); nhưng hoạt động của TTCK vẫn còn nhiều bất cập cần tháo gỡ như: tổ chức bộ máy quản lý chưa hoàn thiện, khung pháp lý chưa đồng bộ, mức cung của TTCK chưa phong phú, giám sát hoạt động chưa phù hợp gây cản trở đến hoạt động của TTCK.
Những hạn chế trên cần được khắc phục để tạo điều kiện thúc đẩy TTCK Việt Nam phát triển nhanh, ổn định vững chắc, tạo kênh huy động vốn quan trọng cho nền kinh tế quốc dân, từng bước đưa TTCK Việt Nam hội nhập với TTCK quốc tế.
Xuất phát từ tình hình thực tế và với mong muốn khắc phục những hạn chế trên, tôi đã chọn vấn đề:” Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với thị trường chứng khoán Việt Nam ” làm đề tài luận án tiến sỹ của mình.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài:
CK, TTCK và quản lý TTCK là một trong những chủ đề dành được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu lý luận và thực tiễn ở nước ta trong những năm gần đây. Các tác giả đề cập đến các vấn đề: hình thành, tạo lập và phát triển của TTCK; phát triển các tổ chức tham gia TTCK; phát triển hàng hóa của TTCK; những kiến thức, thường thức về CK; các bí quyết về KDCK, mô tả cặn kẽ những cá nhân cụ thể thành công trong lĩnh vực KDCK; khía cạnh quản lý TTCK Việt Nam.
Luận văn “Vai trò của nhà nước trong quá trình hình thành và phát triển TTCK ở Việt Nam” (2006) của Lê Mai Thanh cho rằng nội dung vai trò Nhà nước đối với sự hình thành và phát triển TTCK là định hướng và xây dựng kế hoạch phát triển TTCK; lập ra các chính sách hỗ trợ TTCK phát triển; tổ chức, quản lý và giám sát hoạt động kinh doanh và phát triển TTCK; đào tạo đội ngũ quản lý và KDCK; tham gia phát hành trái phiếu trên TTCK. Tác giả luận văn cũng đã phân tích thực