Các Yêu Cầu Hoàn Thiện Pháp Luật Về Thu Hồi Đất, Bồi Thường, Hỗ Trợ Và Tái Định Cư

Trung Quốc và Hàn Quốc có nhiều kinh nghiệm và đã thực hiện tương đối thành công cơ chế tạo quỹ đất sạch. Trung Quốc bắt đầu triển khai việc tạo quỹ đất sạch từ năm 1996 tại Thượng Hải, đến năm 2001 thì cho phép triển khai rộng khắp trên toàn quốc thông qua việc thành lập tổ chức phát triển quỹ đất để thực hiện “5 thống nhất” đó là: thống nhất thu hồi; thống nhất dự trữ; thống nhất phát triển hạ tầng; thống nhất kinh doanh; thống nhất cung ứng. Bằng cách làm này, nhiều đô thị của Trung quốc như Thẩm Quyến, Thượng Hải,... đã huy động có hiệu quả nguồn vốn từ đất đai để phát triển nhanh chóng, trở thành hình mẫu của thế giới. Hàn Quốc cũng đạt nhiều thành tựu từ việc phát triển quỹ đất. Việc thu hồi đất để tạo quỹ đất sạch phục vụ dự án khu đô thị, khu công nghiệp và các dự án cơ sở hạ tầng quan trọng của quốc gia do Tổng Công ty Phát triển đất Hàn Quốc thực hiện. Tổng Công ty Phát triển đất Hàn Quốc là doanh nghiệp nhà nước hạch toán độc lập, trực thuộc Bộ Đất đai, Giao thông và Biển. Tổng Công ty Phát triển đất Hàn Quốc có nhiệm vụ thực hiện bồi thường và giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất sạch, tổ chức đấu giá chọn nhà đầu tư sử dụng đất thực hiện dự án. Nguồn vốn từ phát triển đất đai của Tổng Công ty năm 1975 là 28 triệu USD, năm 2009 đã đạt con số rất ấn tượng là 33,3 tỉ USD [5, tr. 12].

Cơ chế này có nhiều thuận lợi nhưng cũng mang theo nhiều rủi ro, ví dụ như quy hoạch thiếu khả thi, kinh phí bồi thường ban đầu khá lớn, người đang sử dụng đất không đồng thuận. Theo kinh nghiệm của nước ngoài, cơ chế này thường gắn mật thiết với nâng cao chất lượng quy hoạch; không sử dụng giải pháp cứng bằng cơ chế Nhà nước thu hồi đất mà sử dụng các giải pháp mềm dựa trên sự chủ động của những người đang sử dụng đất thực hiện và hưởng lợi từ quy hoạch. Giải pháp mềm này có tên gọi là “góp đất và điều chỉnh lại đất đai”, mang lại hiệu quả khá lớn trong chỉnh trang và phát triển đô thị, khu dân cư nông thôn. Việc áp dụng vào Việt Nam cũng cần được nghiên cứu cẩn thận để quản lý được các rủi ro có thể xẩy ra.

3.2. CÁC YÊU CẦU HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ THU HỒI ĐẤT, BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ

Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, trong thời gian tới pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất cần được hoàn thiện theo hướng:

Thứ nhất: Hoàn thiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất phải dựa trên việc hoàn thành dứt điểm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đi đôi với hiện đại hóa hệ thống bản đồ địa chính, hồ sơ địa chính.

Thứ hai: Hoàn thiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất phải dựa trên quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng về đất đai nói chung và bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất nói riêng.

Thứ ba: Hoàn thiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất phải dựa trên việc giải quyết mối quan hệ hài hòa về lợi ích kinh tế giữa Nhà nước, người bị thu hồi đất và chủ đầu tư, đồng thời quan tâm giải quyết vấn đề chỗ ở, đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp, bảo đảm ổn định cuộc sống cho người bị thu hồi đất.

Thứ tư: Hoàn thiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất phải hướng vào việc đổi mới cơ chế thực hiện bồi thường cho phù hợp với điều kiện kinh tế thị trường; từng bước thực hiện việc “xã hội hóa” công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

Thứ năm: Hoàn thiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất phải dựa trên việc tiếp tục phát huy dân chủ, huy động sự tham gia của các tổ chức xã hội, các đoàn thể và quần chúng đồng thời nâng cao tính công khai, minh bạch, công bằng trong việc thu hồi đất

3.3. CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ THU HỒI ĐẤT, BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

3.3.1. Bổ sung quy định không được bồi thường tài sản gắn liền với đất đối với trường hợp tự nguyện trả lại đất

Hiện nay, theo quy định tại Điều 92 Luật Đất đai năm 2013 (quy định về trường hợp Nhà nước thu hồi đất không được bồi thường tài sản gắn liền với đất) không quy định trường hợp tự nguyện trả lại đất được bồi thường tài sản gắn liền với đất. Tuy nhiên, theo quy định tại Điểm e Khoản 2 Điều 114 Luật Đất đai lại quy định bảng giá đất được sử dụng để tính giá trị quyền sử dụng đất đối với trường hợp đất được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất

Hoàn thiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất - 15

có thu tiền sử dụng đất, Nhà nước cho đất thuê trả tiền thuê một lần cho cả thời gian thuê mà người sử dụng đất không có nhu cầu sử dụng đất và tự nguyện trả lại đất. Hai nội dung này hiện nay đang mâu thuẫn và thiếu quy định để điều chỉnh đối với việc xác định có hay không việc Nhà nước bồi thường tài sản gắn liền với đất đối với trường hợp tự nguyện trả lại đất. Hiện nay, do thị trường bất động sản đang trong tình trạng đóng băng, các chủ đầu tư cũng không còn đủ vốn để tiếp tục đầu tư vào bất động sản dẫn đến có nhiều chủ đầu tư xin trả lại đất để được Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất, hành động này vừa để giảm bớt gánh nặng về tài chính cho các chủ đầu tư cũng như tránh tình trạng nhà đầu tư không đưa đất vào sử dụng theo quy định thì sẽ bị nhà nước thu hồi mà không được đền bù. Vì vậy, để phù hợp với thực tiễn, đề nghị bổ sung trường hợp tự nguyện trả lại đất thì không được bồi thường tài sản gắn liền với đất để tránh tình trạng trong một số trường hợp Nhà đầu tư lợi dụng cơ chế tự nguyện trả lại đất để được thanh toán giá trị tài sản đầu tư vào đất (hiệu quả hơn so với trường hợp chuyển nhượng tài sản này trên thị trường hoặc so với trường hợp không chuyển nhượng được tài sản này trên thị trường).

3.3.2. Bổ sung quy định giao cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất nông nghiệp bị thu hồi xác nhận hộ gia đình, cá nhân có nguồn thu nhập ổn định từ sản xuất nông nghiệp

- Hiện nay, theo quy định tại Khoản 30 Điều 3 của Luật Đất đai thì hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp là hộ gia đình, cá nhân đã được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp; nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp và có nguồn thu nhập ổn định từ sản xuất nông nghiệp trên đất đó.

- Tại Khoản 2 Điều 77 Luật Đất đai quy định Bồi thường về đất, chi phí đầu tư vào đất còn lại khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân đã sử dụng trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 mà người sử dụng đất là hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp nhưng không có Giấy chứng nhận hoặc không đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này thì được bồi thường đối

với diện tích đất thực tế đang sử dụng, diện tích được bồi thường không vượt quá hạn mức giao đất nông nghiệp quy định tại Điều 129 của Luật này.

- Tại Điều Điều 20 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất quy định việc hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm đối với trường hợp Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp quy định tại các Điểm a, b, c và d Khoản 1 Điều 19 của Nghị định này (trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân là cán bộ, công nhân viên của nông trường quốc doanh, lâm trường quốc doanh đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động, thôi việc được hưởng trợ cấp) khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp mà được bồi thường bằng tiền thì ngoài việc được bồi thường bằng tiền đối với diện tích đất nông nghiệp thu hồi còn được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm theo quy định.

- Tuy nhiên, hiện nay hệ thống pháp luật hiện hành chưa có quy định cụ thể cơ quan, tổ chức nào có trách nhiệm xác định hộ gia đình, cá nhân có nguồn thu nhập ổn định từ sản xuất nông nghiệp làm căn cứ xác định để thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất quy định tại Điều 77 Luật Đất đai và Điều 20 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Do đó, đề xuất bổ sung giao cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất nông nghiệp bị thu hồi xác nhận hộ gia đình, cá nhân có nguồn thu nhập ổn định từ sản xuất nông nghiệp làm căn cứ để thực hiện chính sách bồi thường hỗ trợ, tái định cư cho phù hợp đảm bảo công bằng và có căn cứ để thực hiện.

3.3.3. Quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và thành phần của Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư để địa phương tổ chức thực hiện hiệu quả trong thực tế

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 68 của Luật Đất đai quy thì Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng gồm tổ chức dịch vụ công về đất đai, Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

- Tuy nhiên, hiên nay pháp luật chỉ có quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm phát triển quỹ đất (theo Thông tư liên tịch số 16/2015/TTLT- BTNMT-BNV-BTC ngày 04 tháng 4 năm 2015 của liên bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính) mà chưa có quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức và thành phần của Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư để thống nhất thực hiện tại các địa phương trong cả nước.Sự thiếu hụt này hiện nay đang gây khó khăn cho công tác tổ chức thực hiện việc thành lập cũng như cơ chế hoạt động của Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư dẫn đến việc các địa phương khác nhau có cách thức thành lập và hoạt động của Hội đồng khác nhau dẫn đến sự tùy tiện, không đảm bảo sự thống nhất về cơ cấu tổ chức, số lượng biên chế, đơn vị quản lý trực tiếp… Do đó, đề xuất sớm ban hành quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Hội đồng bồi thường, giải phóng mặt bằng trong đó thành phần Hội đồng gồm:

- Chủ tịch hoặc phó chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền làm Chủ tịch Hội đồng;

- Đại diện cơ quan Tài nguyên và Môi trường; Tài chính - Kế hoạch; Xây dựng; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất bị thu hồi và một số thành viên khác do Chủ tịch Hội đồng quyết định cho phù hợp.

- Nội dung hoạt động, chức năng nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và quyền hạn cụ thể của Hội đồng giải phóng mặt bằng.

3.3.4. Bổ sung quy định phê duyệt bổ sung dự toán kinh phí đối với số tiền phạt chậm trả cho người có đất thu hồi vào phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 93 Luật Đất đai thì trường hợp cơ quan, tổ chức có trách nhiệm bồi thường chậm chi trả thì khi thanh toán tiền bồi thường, hỗ trợ cho người có đất thu hồi, ngoài tiền bồi thường, hỗ trợ theo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì người có đất thu hồi còn được thanh toán thêm một khoản tiền bằng mức tiền chậm nộp theo quy định của Luật quản lý thuế tính trên số tiền chậm trả và thời gian chậm trả.

Theo quy định nêu trên thì số tiền chậm trả do lỗi của cơ quan, tổ chức có trách

nhiệm bồi thường thì người có đất bị thu hồi được thanh toán thêm một khoản tiền bằng mức tiền chậm nộp theo quy định của Luật quản lý thuế tính trên số tiền chậm trả và thời gian chậm trả. Tuy nhiên, số tiền này do cơ quan nào chịu trách nhiệm bỏ ra và có được phê duyệt bổ sung vào phương án bồi thường hay không lại chưa được quy định cụ thể.Dẫn đến trường hợp khi phát sinh tình huống cụ thể trên thực tế chúng ta chưa có quy định cụ thể để áp dụng tổ chức thực hiện. Do đó,để giải quyết vấn đề này đề xuất bổ sung quy định phê duyệt bố sung dự toán kinh phí đối với số tiền phạt chậm trả cho người có đất thu hồi vào phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

3.3.5. Bổ sung quy định trường hợp còn đất ở, nhà ở trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất thu hồi (không phải di chuyển chỗ ở) vẫn được bố trí tái định cư (đối với địa phương có điều kiện về quỹ đất ở) để đảm bảo công bằng cho đối tượng bị thu hồi đất ở

Hiện nay, tại Điểm b Khoản 1 Điều 79 Luật đất đai năm 2013 quy định bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất ở đối với trường hợp còn đất ở, nhà ở trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất thu hồi thì được bồi thường bằng tiền. Đối với địa phương có điều kiện về quỹ đất ở thì được xem xét để bồi thường bằng đất ở. Tuy nhiên, tại phần hướng dẫn tái định cư quy định tại Khoản 1 Điều 86 Luật Đất đai chỉ quy định “Bố trí tái định cư cho người có đất ở thu hồi mà phải di chuyển chỗ ở” [23].

Như vậy, hai quy định trên đã có sự không thống nhất và bỏ sót đối tượng được bố trí tái định cư đối khi thu hồi đất ở tại những địa phương vẫn còn quỹ đất ở để bố trí tái định cư dẫn tới sự không công bằng trong thực hiện chính sách tái định cư cho người có đất ở bị thu hồi. Do đó, đề xuất bổ sung trường hợp hộ gia đình cá nhân bị thu hồi đất ở mà vẫn còn đất ở, nhà ở trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất bị thu hồi (không phải di chuyển chỗ ở) vẫn được bố trí tái định cư đối với địa phương có điều kiện về quỹ đất ở để đảm bảo công bằng cho đối tượng bị thu hồi đất ở.

3.3.6. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp hành chính trong lĩnh vực đất đai

- Tiếp tục hoàn thiện pháp luật về đất đai và ban hành quyết định hành chính trong lĩnh vực đất đai, cụ thể:

Một là, tiếp tục hoàn thiện pháp luật về đất đai: Luật Đất đai năm 2013 có hiệu

lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2014, do đó, cần hướng dẫn thực hiện một cách cụ thể, tránh áp dụng tùy tiện vấn đề thu hồi đất theo hướng khẳng định rõ và rất hạn chế các trường hợp được coi là “thật sự cần thiết” mới được thu hồi, theo đúng tinh thần của Hiến pháp năm 2013. Đồng thời, cần làm rõ hơn vai trò của Hội đồng nhân dân như là tiếng nói của cử tri trong việc kiểm soát những quyết định thu hồi đất của Ủy ban nhân dân cùng cấp. Về xác định giá đất, cần quy định thành phần bắt buộc trong hội đồng thẩm định giá đất, không chỉ có Ủy ban nhân dân, đại diện ban, ngành liên quan, tổ chức cung cấp dịch vụ định giá đất độc lập, mà còn cần tới nhiều thành viên là các chuyên gia cao cấp về định giá đất như các chuyên gia định giá từ các cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu, khu vực doanh nghiệp định giá, hiệp hội định giá. Với thành phần như vậy mới đảm bảo việc định giá đất có cơ sở khách quan. Về lâu dài, cũng cần tính đến việc sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai để luật hóa nội dung nói trên cho thực sự phù hợp với những yêu cầu chung và với tình hình thực tế.

Hai là, ban hành Luật Ban hành quyết định hành chính và hướng dẫn xác định rõ các hành vi hành chính trong lĩnh vực đất đai: Để có cơ sở pháp lý đầy đủ, vững chắc cho việc ban hành các quyết định hành chính trong lĩnh vực đất đai và cũng để kiểm soát chặt chẽ việc ban hành quyết định hành chính, cần phải có Luật Ban hành quyết định hành chính. Hiện nay, Dự án Luật này đã được đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh nhiệm kỳ XIII (năm 2011- 2016) của Quốc hội. Luật Ban hành quyết định hành chính được ban hành không chỉ thuận lợi cho phía chủ thể quản lý, mà còn tạo thuận lợi cho người dân, vừa bảo đảm tính dân chủ, minh bạch, vừa bảo đảm tính quyền uy, quyền lực phục tùng, được xem là bản chất của các quan hệ hành chính. Theo đó, Luật phải làm rõ những gì được coi là quyết định hành chính cũng như thẩm quyền, căn cứ ban hành, các nguyên tắc về tính hợp pháp của nội dung và hình thức của quyết định hành chính. Đồng thời, với việc ban hành Luật Ban hành quyết định hành chính, Chính phủ và Tòa án nhân dân tối cao cần phải hướng dẫn xác định rõ các hành vi hành chính là đối tượng của tranh chấp hành chính trong lĩnh vực đất đai theo những yêu cầu và tính chất đặc thù của hoạt động quản lý này, làm cơ sở cho người dân đưa ra các yêu cầu và chính quyền giải quyết các tranh chấp với người dân.

- Đổi mới cơ chế giải quyết tranh chấp hành chính trong lĩnh vực đất đai

Một là, đổi mới về mô hình tổ chức bộ máy giải quyết tranh chấp hành chính trong lĩnh vực đất đai: Cần tăng cường trách nhiệm giải quyết khiếu nại của cơ quan hành chính nhà nước bằng các biện pháp: Xác định rõ chế độ trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước là người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại; tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát trách nhiệm của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại; chấn chỉnh những tồn tại, yếu kém, xử lý nghiêm những người vi phạm, thiếu trách nhiệm trong công tác giải quyết khiếu nại. Đồng thời, bảo đảm, tăng cường tính độc lập, khách quan của Tòa án trong việc xét xử các vụ án hành chính, các cấp Tòa án cần được bố trí theo khu vực, vùng, không theo cấp hành chính lãnh thổ nhằm bảo đảm tính độc lập khi xét xử các vụ án hành chính của Tòa án.

Hai là, hoàn thiện về trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp hành chính trong lĩnh vực đất đai: Tiếp tục hoàn thiện và thực hiện nghiêm các quy định về tổ chức đối thoại; luật sư tham gia quá trình giải quyết khiếu nại; công khai, minh bạch các tài liệu, chứng cứ của các bên; tăng cường việc “tranh tụng” để phá vỡ tính “khép kín” trong quá trình giải quyết khiếu nại. Đồng thời, quy định thẩm quyền, căn cứ, thủ tục xem xét lại khiếu nại trong một số trường hợp cụ thể khi phát hiện việc giải quyết khiếu nại có vi phạm pháp luật; các vụ việc khiếu nại phức tạp, kéo dài... Song song với giải pháp đối với trình tự, thủ tục bằng con đường hành chính, cũng cần phải đơn giản, rút gọn một số thủ tục tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án hành chính trong trường hợp vụ việc đơn giản, rõ ràng, có căn cứ để phán quyết và bảo đảm, tăng cường hiệu lực xử vụ án hành chính của Tòa án, thông qua việc nghiên cứu có cơ chế hữu hiệu thi hành bản án hành chính.

Ba là, nâng cao chất lượng nguồn nhân sự giải quyết tranh chấp hành chính trong lĩnh vực đất đai: Đối với các cơ quan hành chính nhà nước, cần xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác tham mưu giải quyết khiếu nại theo hướng chuyên nghiệp, am hiểu lý luận và thực tiễn, giỏi về áp dụng pháp luật đất đai và các pháp luật có liên quan, có kỹ năng thành thạo khi giải quyết khiếu nại, phù hợp với yêu cầu quản lý nhà nước và thẩm quyền, trách nhiệm giải quyết khiếu

Xem tất cả 137 trang.

Ngày đăng: 29/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí