Hoàn thiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất - 17

Kết luận Chương 3

Trên cơ sở những tồn tại, hạn chế của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất của nước ta hiện nay đã và đang đặt ra các yêu cầu để tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện pháp luật về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Những yêu cầu đang đặt ra đó có tính chất định hướng cho việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

Để cụ thể hóa các yêu cầu tiếp tục xây dựng và hoàn thiện pháp luật về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư luận văn đã xây dựng lên các giải pháp cụ thể cũng như những giải pháp hỗ trợ khác góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật để việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất được thực hiện theo trình tự, thủ tục chặt chẽ, công khai, minh bạch và dân chủ trong tất cả các khâu của quá trình thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư bảo đảm tốt nhất lợi ích của Nhà nước, của doanh nghiệp, quyền và lợi ích chính đáng của người dân có đất bị thu hồi, góp phần bảo đảm trật tự, an ninh xã hội, ổn định cuộc sống của người bị thu hồi đất, đồng thời tạo môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội quốc gia.

KẾT LUẬN


Hiến pháp quy định, đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu, quyền sử dụng đất được trao cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân. Trong điều kiện phát triển nền kinh tế theo mô hình KTTT định hướng XHCN, đã xuất hiện quá trình phân ly tách quyền sử dụng khỏi quyền sở hữu và nhờ đó quyền sử dụng đất có được một hình thức kinh tế cần thiết để chuyển hóa, sẵn sàng trở thành các nguồn lực và được thu hút vào guồng máy kinh tế, để tăng nguồn vốn đầu tư cho phát triển kinh tế.

Hệ thống pháp luật đất đai của nước ta, bao gồm cả những quy định về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được hình thành dựa trên cơ sở lý luận của học thuyết Mác – Lênin, phải được thiết kế, hoàn thiện dựa trên các quan hệ thị trường, đồng thuận và phải hài hòa lợi ích của Nhà nước, nhà đầu tư, người có đất bị thu hồi. Như vậy, địa tô chênh lệch 1 (được hình thành bởi các nhân tố thuộc điều kiện tự nhiên như độ phì tự nhiên, vị trí đất …) và địa tô tuyệt đối (tạo thành do sự phân phối lại địa tô chênh lệch giữa người sở hữu và người sử dụng đất) phải thuộc về Nhà nước – đại diện chủ sở hữu, địa tô chênh lệch 2 (được tạo thành do sự chênh lệch về mức độ đầu tư của con người giữa hai mảnh đất cùng diện tích) được phân phối cho người sử dụng đất (nhà đầu tư, hộ gia đình, cá nhân).

Trong quá trình đổi mới từ năm 1986 đến nay chính sách pháp luật về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư ngày càng được quy định rõ ràng, từng bước hoàn thiện. Tuy nhiên, một số quy định về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư vẫn còn chưa thực sự được đặt trên quan điểm phát triển, chưa quan tâm đầy đủ lợi ích của người dân có đất bị thu hồi. Việc tổ chức thực hiện các quy định về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trong nhiều trường hợp làm chưa tốt, thiếu công bằng, không minh bạch đã làm gia tăng sự không đồng tình của người dân.

Thu hồi đất đang gặp các thách thức về: quyền tài sản của công dân, năng lực của Nhà nước trong quản lý đất đai, năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ công chức, viên chức trong thực thi công vụ, quản lý thị trường bất động sản,về vấn đề

bồi thường thỏa đáng về đất, về tài sản của người có đất bị thu hồi, vấn đề ổn định đời sống cho người bị thu hồi đất phải di chuyển chỗ ở và việc làm cho cộng đồng dân cư, vấn đề an ninh lương thực và bảo vệ môi trường. Từ những vấn đề mà thực tiễn đang đặt ra trong quản lý Nhà nước về đất đai nói chung và áp dụng chính sách thù hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng nói riêng đã và đang đặt ra cho cơ quan quản lý Nhà nước từ Trung ương đến cơ sở phải tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hơn nữa pháp luật đất đai nói chung và pháp luật về thu hồi, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư nói riêng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

Đi đối với việc tiếp tục hoàn thiện chính sách pháp luật về đất đai thì các giải pháp đồng bộ khác như tuyên truyền phổ biến pháp luật đất đai, nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức, đổi mới thủ tục hành chính; thiết kế chính sách pháp luật về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư phải trên cơ sở nhận thức đầy đủ, toàn diện vai trò của đất đai; nâng cao nhận thức của cơ quan quản lý nhà nước về đất đai, đội ngũ cán bộ, công chứ, viên chức làm nhiệm về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cũng như đối với tổ chức, hộ gia đình cá nhân sử dụng đất; nâng cao số lượng và năng lực trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của các cán bộ,ban, ngành ở địa phương và các đơn vị tư vấn thực hiện công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;phối hợp xử lý kịp thời, hiệu quả các vụ việc khiếu nại đông người, vượt cấp… phải được tiến hành thường xuyên, liên tục để quy định của pháp luật đi vào thực tiền cuộc sống một cách nhanh chóng và hiệu quả, tạo ra chuyển biến căn bản trong quản lý và sử dụng đất đai

Đất đai là tài nguyên hữu hạn đặc biệt đối với nước ta với một diện tích nhỏ và dân số đông thì vấn đề sử dụng đất khoa học, tiết kiệm và hiệu quả có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc ổn định đời sống, bảo đảm an ninh lương thực và bảo vệ môi trường, bảo đảm an ninh quốc gia đồng thời phải khai thác các nguồn lực từ đất để phát triển kinh tế - xã hội đất nước, đưa nước ta sớm trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại trong tương lai không xa./.

Hoàn thiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất - 17

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Bộ Tài chính và Bộ Tài nguyên và Môi trường (2008), Báo cáo kết quả tổng hợp về tăng cường quản lý sử dụng đất của quy hoạch và dự án đầu tư trên phạm vi cả nước, Hà Nội.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2005), Đề án tìm hiểu thực trạng tìm hiểu đời sống và việc làm của người dân khi Nhà nước thu hồi đất để xây dựng các khu công nghiệp mới, Hà Nội.

3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2007), Hội nghị kiểm điểm công các quản lý Nhà nước về Tài nguyên và Môi trường ngày 27/02/2007, Hà Nội.

4. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012a), Báo cáo tổng kết thi hành Luật đất đai năm 2003 và định hướng sửa đổi Luật đất đai, Hà Nội.

5. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012b), Kinh nghiệm của nước ngoài về quản lý và pháp luật đất đai, Hà Nội.

6. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014), Thông tư 37/2014/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, Hà Nội.

7. Chính phủ (2004), Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 về bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích an ninh, quốc phòng, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, Hà Nội.

8. Chính phủ (2007), Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 về bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích an ninh, quốc phòng, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, Hà Nội.

9. Chính phủ (2009), Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường hỗ trợ và tái định cư, Hà Nội.

10. Chính phủ (2014), Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, Hà Nội.

11. Hội đồng Chính phủ (1980), Quyết định số 201/CP ngày 01/7/1980 về việc thống nhất quản lý ruộng đất và tăng cường công tác quản lý ruộng đất trong cả nước, Hà Nội.

12. Hội Khoa học đất Việt Nam - Dự án ENABLE (2009), “Chính sách pháp luật đất đai liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn”, Hội thảo, (ngày 05/5/2009).

13. Tôn Gia Huyên, Nguyễn Đình Bồng (2006), Quản lý đất đai và thị trường đất đai, NXB Bản đồ, Trung tâm điều tra quy hoạch - Bộ Tài nguyên và Môi trường, Hà Nội.

14. Nguyễn Đức Minh (2001), Quy hoạch đất đai và thị trường bất động sản, hội thảo một số vấn đề hình thành và phát triển thị trường bất động sản Việt Nam, ngày 15-16 tháng 11 năm 2001, Hà Nội.

15. Ngân hàng Phát triển Châu Á (1995), Cẩm nang về tái định cư (Hướng dẫn thực hành).

16. Trương Phan (1996), Quan hệ giữa quy hoạch đất đai và phát triển kinh tế (nội dung thu hồi đất, chế độ bồi thường và tính công bằng), Cục Công nghiệp

- Bộ Kinh tế Đài Loan.

17. Lê Du Phong (2007), Thu nhập, đời sống, việc làm của người có đất bị thu hồi để xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, các công trình công cộng, phục vụ lợi ích quốc gia, NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội.

18. Quốc hội (1980), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hà Nội.

19. Quốc hội (1992), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hà Nội.

20. Quốc hội (1988), Luật Đất đai, Hà Nội.

21. Quốc hội (1993), Luật Đất đai, NXB Chính trị Quốc gia.

22. Quốc hội (2003), Luật Đất đai, NXB Chính trị Quốc gia.

23. Quốc hội (2013), Luật Đất đai, NXB Chính trị Quốc gia.

24. Hồ Thị Lam Trà, Nguyễn Văn Quân (2006), Giáo trình Định giá đất, NXB Nông Nghiệp 1 Hà Nội.

Xem tất cả 137 trang.

Ngày đăng: 29/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí