Hoàn thiện pháp luật về an ninh mạng - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Bộ môn Lý luận và Lịch sử Nhà Nước và Pháp luật


ĐỀ TÀI:

HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ AN NINH MẠNG


Người thực hiện : Nguyễn Mạnh Tùng Lớp : K61CLC

MSV : 16061087

Người hướng dẫn : TS. Nguyễn Văn Quân


Hà Nội – 2020


`

¬


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan Khóa luận tốt nghiệp “Hoàn thiện pháp luật về an ninh mạng” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, thông tin được trích dẫn được sử dụng trong Khóa luận này là hoàn toàn chính xác, tin cậy, trung thực và kết quả nghiên cứu do quá trình học tập, nghiên cứu của bản thân và sự hướng dẫn tận tình của Giáo viên hướng dẫn TS. Nguyễn Văn Quân.


Hà Nội, ngày 01 tháng 06 năm 2020

Tác giả Khóa luận tốt nghiệp


Nguyễn Mạnh Tùng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Hoàn thiện pháp luật về an ninh mạng - 1


MỤC LỤC


LỜI CAM ĐOAN i

MỤC LỤC ii

MỞ ĐẦU 1

I.Tính cấp thiết của đề tài 1

II. Mục đích nghiên cứu 2

1. Mục tiêu chung 2

2.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

3.Phương pháp nghiên cứu 3

4.Kết cấu khóa luận 4

CHƯƠNG 1:KHÁI QUÁT PHÁP LUẬT VỀ AN NINH MẠNG CỦA VIỆT NAM.5

I. Pháp luật về An ninh mạng của Việt Nam 5

1.Một số nội dung chính của Luật An ninh mạng: 7

2.Nguyên tắc và chính sách về bảo vệ An ninh mạng của Việt Nam 11

II.Các thuật ngữ về An ninh mạng 13

1. An ninh mạng 13

2.Thông tin 17

3. Không gian mạng 18

4.Tội phạm mạng 21

5. Khủng bố mạng 22

6. Gián điệp mạng 23

III. Điểm hạn chế trong pháp luật về an ninh mạng của Việt Nam 24

1. Sự trùng lặp pháp luật 24

2. Hạn chế trong cách quy định và sự thiếu hụt văn bản hướng dẫn 28

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 36

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG AN NINH MẠNG TRÊN THẾ GIỚIVÀ Ở VIỆT NAM 37

I.Tình hình An ninh mạng trên thế giới: 37

1. Tổng quan về tình hình an ninh mạng trên thế giới 37

2. Các cuộc tấn công mạng và tác động của chúng 41

II.Tình hình An ninh mạng ở Việt Nam 44

1. Tổng quan về tình hình an ninh mạng của Việt Nam 44

2. Thống kê, đánh giá và dự báo về tình hình an ninh mạng của Việt Nam trong những năm gần đây và thời gian sắp tới 47

3. Những nguy cơ và thách thức đến từ môi trường mạng 48

III.Tình hình thực hiện pháp luật về an ninh mạng của Việt Nam 50

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 56

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT AN NINH MẠNG CỦA VIỆT NAM 57

I. Hệ thống các biện pháp bảo đảm An ninh mạng 57

II.Pháp luật về an ninh mạng của một số nước trên thế giới và kinh nghiệm cho Việt Nam 61

1. Tổng quan về pháp luật và chiến lược an ninh mạng của các nước trên thế giới 61

2. Pháp luật an ninh mạng của một số nước trên thế giới 65

III.Kiến nghị hoàn thiện pháp luật và thực thi hiệu quả Luật An ninh mạng của Việt Nam 73

1.Hoàn thiện pháp luật 73

2. Thực thi pháp luật và chiến lược an ninh mạng quốc gia 77

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 80

KẾT LUẬN 81

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 82


MỞ ĐẦU


I. Tính cấp thiết của đề tài:

Trong xã hội phát triển ngày nay thì một trong những yếu tố quan trọng mang ý nghĩa quyết định sự tiến bộ của nền văn minh nhân loại, đó là công nghệ. Ứng dụng khoa học công nghệ được sử dụng vào trong các ngành nghề khác nhau và từng bước đóng vai trò cốt yếu trong nhiều lĩnh vực đời sống xã hội. Một trong những phát kiến có thể nói là vĩ đại nhất trong lịch sử công nghệ- thông tin của loài người đó là mạng Internet.

Với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, không gian mạng trở thành một bộ phận cấu thành không thể thiếu, đóng vai trò quan trọng trong xây dựng xã hội thông tin và phát triển kinh tế tri thức. Sự bùng nổ của công nghệ mang tính đột phá như trí tuệ nhân tạo, Internet của vạn vật, máy tính lượng tử, điện toán đám mây, hệ thống dữ liệu lớn, hệ thống dữ liệu nhanh… đã làm không gian mạng thay đổi sâu sắc cả về chất và lượng, được dự báo sẽ mang lại những lợi ích chưa từng có cho xã hội loài người nhưng cũng làm xuất hiện những nguy cơ tiềm ẩn vô cùng lớn.

Từ khi mạng Internet ra đời, các vấn đề an ninh như tấn công mạng, đánh cắp thông tin, giả mạo, khủng bố... liên tục diễn ra, an ninh mạng ngày nay không chỉ dừng lại ở việc bảo mật thông tin của cá nhân, doanh nghiệp mà còn liên quan đến chính trị, kinh tế, pháp lý, trở thành thủ đoạn trong việc đối đầu giữa các nước. Các cuộc tấn công mạng với động cơ chính trị vào hệ thống thông tin trọng yếu của các nước ngày càng gia tăng, gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế, quốc phòng và an ninh. Tội phạm mạng ngày càng nguy hiểm với nhiều thủ đoạn tinh vi, kỹ thuật cao, sử dụng các loại mã độc ứng dụng trí tuệ nhân tạo để tấn công, xâm nhập. Không gian mạng đang trở thành môi trường thuận lợi để các cơ quan đặc biệt, nước ngoài, cá nhân, tổ chức khủng bố liên lạc, tuyển mộ lực lượng, gây quỹ, truyền bá tư tưởng chống đối cực đoan, kích động sự hận thù và bạo lực. Mạng Internet không chỉ là phương tiện thiết yếu trong cuộc sống, mà nó còn đặt ra nhiều vấn đề mới cho an ninh quốc gia.


Nhiều quốc gia đã nhận thức rõ về những mối đe dọa đối với an ninh mạng, coi đây là thách thức mới, mối đe dọa mới có tầm quan trọng và nguy hiểm cao nên đã cụ thể hóa thành các văn bản chính sách, văn bản pháp luật như luật hoặc văn bản dưới luật tại hơn 80 quốc gia, tổ chức, liên minh quốc tế như Mỹ, Anh, Đức, Hà Lan, Pháp, Canada, Hàn Quốc,… nhằm tạo ra các thiết chế, cơ sở pháp lý chống lại các nguy cơ đe dọa đến an ninh quốc gia từ không gian mạng; thành lập các lực lượng chuyên trách về an ninh mạng, tình báo mạng, chiến tranh mạng, phòng chống khủng bố mạng và tội phạm mạng. Đến nay, có 138 quốc gia trong đó có 95 nước đang phát triển đã ban hành Luật An ninh mạng. Chỉ trong vòng 06 năm trở lại đây, đã có 23 quốc gia trên thế giới ban hành trên 40 văn bản luật về an ninh mạng. Luật An ninh mạng (LANM) của Việt Nam đã được Quốc hội khóa XIV thông qua tại Kỳ họp thứ 5, gồm 7 chương, 43 điều, quy định những nội dung cơ bản về bảo vệ an ninh mạng đối với hệ thống thông tin an ninh quốc gia; phòng ngừa, xử lý hành vi xâm phạm an ninh mạng; triển khai hoạt động bảo vệ an ninh mạng và quy định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân, chính thức có hiệu lực từ 01/01/2019.

Sự tác động của các vấn đề về an ninh mạng đến kinh tế, văn hóa, chính trị và xã hội là vô cùng to lớn. Việc phòng ngừa, đấu tranh chống lại tội phạm và những hành vi bất hợp pháp trên không gian mạng là một nhiệm vụ tất yếu đối với mỗi quốc gia. Tuy nhiên tại Việt Nam, cho tới nay, an ninh mạng còn là một vấn đề chưa được nghiên cứu thực sự kỹ lưỡng, hiện có khá ít những nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này đặc biệt là trên khía cạnh pháp lý. Hi vọng bài nghiên cứu này có thể chỉ ra những vấn đề pháp lý liên quan đến an ninh mạng nói chung và pháp luật về an ninh mạng của nước ta nói riêng, từ đó đề ra những hướng đi, giải pháp nhằm từng bước nâng cao hiệu quả của công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm mạng và hoàn thiện pháp luật an ninh mạng của Việt Nam.

II. Mục đích nghiên cứu

1. Mục tiêu chung

Nghiên cứu tập trung vào một số vấn đề pháp lý của an ninh mạng, đánh giá


chúng dưới góc nhìn pháp luật. Đi sâu vào phân tích nội dung của Luật An ninh mạng. Thông qua các vụ việc cụ thể cũng như nghiên cứu pháp luật về an ninh mạng của Việt Nam và một số nước trên thế giới, tìm ra những điểm đáng chú ý, phân tích trên cơ sở pháp lý. Từ đó đưa ra phương hướng hoàn thiện pháp luật, giải pháp, khuyến nghị để nâng cao hiệu quả thực thi và bảo đảm an ninh mạng.

So sánh pháp luật Việt Nam với pháp luật của các quốc gia khác, từ đó tìm ra những điểm khác biệt trong mô hình, phương thức xây dựng và thực thi pháp luật về an ninh mạng.

Chỉ ra những thuận lợi, khó khăn trong vấn đề phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm mạng cũng như vai trò, sự tác động của pháp luật tới hoạt động này.

2.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Không gian: Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quốc gia, vùng, lãnh thổ khác trên thế giới.

Thời gian: từ năm 2010 tới nay

Đối tượng nghiên cứu: Pháp luật về an ninh mạng của Việt Nam và một số nước khác. Các vụ tấn công mạng và sự cố an ninh mạng lớn trên thế giới do tội phạm mạng, khủng bố mạng gây ra và sự ảnh hưởng của chúng tới đời sống, kinh tế, chính trị, xã hội .

Vấn đề nghiên cứu: An ninh mạng dưới góc độ pháp lý; Hoàn thiện pháp luật về an ninh mạng ở Việt Nam.

Do an ninh mạng tác động đến rất nhiều mặt của đời sống xã hội nên nghiên cứu sẽ chỉ tập trung vào khía cạnh liên quan đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội chứ không đề cập nhiều tới những khía cạnh khác như kinh tế hay môi trường,... 3.Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu dựa trên phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác-Lênin. Trên cơ sở đó, đề tài sẽ sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khác như sau:

Phương pháp so sánh: đối sánh vấn đề lý luận và thực tiễn giữa Việt Nam và các quốc gia khác trên thế giới nhằm tìm ra những điểm chung và khác biệt về vấn đề lý luận và thực tiễn về các vấn đề an ninh mạng.


Phương pháp phân tích và bình luận để làm rõ những vấn đề lý luận, tìm ra mối liên hệ giữa lý luận và những hành vi thực tế, tìm ra những điểm còn hạn chế trong chính sách, pháp luật từ đó đánh giá và đề xuất phương hướng giải quyết,.

Phương pháp tổng kết thực tiễn nhằm khái quát hoá thực trạng, có cái nhìn bao quát về tình hình an ninh mạng và pháp luật hiện nay, xem xét và đánh giá những bài học kinh nghiệm thực tiễn.

4.Kết cấu khóa luận

Nghiên cứu gồm 3 phần, xây dựng theo hướng nghiên cứu từ những vấn đề lý luận và thực trạng tới nguyên nhân và đưa ra giải pháp.

Phần đầu tiên, phân tích pháp luật về an ninh mạng của Việt Nam, đặc biệt là nội dung của Luật An ninh mạng. Chỉ ra những ưu điểm và nhược điểm, rút ra cái nhìn tổng quan nhất về pháp luật an ninh mạng. Ngoài ra, những khái niệm quan trọng trong lĩnh vực an ninh mạng cũng được làm rõ trên cơ sở so sánh, đánh giá qua các quan điểm ở nhiều góc độ khác nhau. Ở phần này, nghiên cứu cũng tập trung vào những điểm còn hạn chế, bất cập trong Luật An ninh mạng của Việt Nam, làm cơ sở đặt ra phương hướng hoàn thiện ở phần sau.

Phần hai, nghiên cứu tìm hiểu tình hình an ninh mạng nói chung, tình hình an ninh mạng trên thế giới và tại Việt nam. Chỉ ra những hệ quả và tác động từ những vụ tấn công mạng, phân tích những mối đe dọa có thể xảy ra. Từ đó tìm ra sự cần thiết của pháp luật trong hoạt động kiểm soát, ngăn chặn và xử lý những mối đe dọa tới từ không gian mạng.

Phần ba, nghiên cứu đưa ra hệ thống biện pháp bảo đảm an ninh mạng, từ đó đề ra những giải pháp nhằm củng cố, kiểm soát các vấn đề an ninh mạng, đồng thời kiến nghị phương hướng hoàn thiện pháp luật và thực thi hiệu quả Luật An ninh mạng của Việt Nam. Xây dựng mô hình phối hợp giữa kỹ thuật công nghệ và pháp luật nhằm nâng cao khả năng bảo vệ an ninh mạng.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/02/2023