Hoàn thiện pháp luật đảm bảo dân chủ trong cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam hiện nay - 1




LUẬN VĂN:


Hoàn thiện pháp luật đảm bảo dân chủ trong cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam hiện nay

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.


Hoàn thiện pháp luật đảm bảo dân chủ trong cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam hiện nay - 1





mở đầu


1. Tính cấp thiết của đề tài


Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn khẳng định dân chủ là bản chất, là mục tiêu và là động lực của cách mạng Việt Nam. Thực tiễn cách mạng nước ta qua hai cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đã chứng minh rằng: Thực hiện và mở rộng dân chủ, tập hợp được sức mạnh vật chất và tinh thần của nhân dân là yếu tố quyết định để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ mục tiêu chiến lược của đất nước. Trong thời kỳ đổi mới, đất nước ta đứng trước những thời cơ và thách thức của toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, phát triển nhanh và bền vững nền kinh tế là nhiệm vụ vô cùng quan trọng và cũng hết sức khó khăn đặt ra đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Cũng như bất kỳ một quốc gia nào khác, để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đòi hỏi chúng ta phải có một hệ thống doanh nghiệp năng động, làm ăn có hiệu quả, có sức cạnh tranh cao và phát triển bền vững. ở nước ta, hệ thống doanh nghiệp nhà nước (DNNN) đã thực sự đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, là nguồn lực quan trọng phục vụ cho việc thực hiện các mục tiêu của chủ nghĩa xã hội (CNXH), là công cụ quan trọng để nhà nước điều tiết vĩ mô, định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) nền kinh tế. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, DNNN đã bộc lộ những điểm yếu khá rõ ràng, đó là sự kém năng động trong sản xuất kinh doanh, năng lực cạnh tranh yếu, hiệu quả kinh doanh thấp. Nhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, không có lãi hoặc lãi ở mức độ không đáng kể vẫn đang tồn tại bởi cơ chế quản lý, cơ chế ưu đãi, bảo hộ, đang thực sự trở thành rào cản kìm hãm sức mạnh nội lực của nền kinh tế. Chính vì vậy, sắp xếp, đổi mới để phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN là một yêu cầu khách quan, một nhiệm vụ bức thiết của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta hiện nay.

Một trong những giải pháp đổi mới DNNN đã được thực hiện và bước đầu phát huy hiệu quả đó là cổ phần hóa (CPH) DNNN. Tuy nhiên, do nhiều lý do khác nhau, trong thực tiễn thực hiện, CPH DNNN chưa thực sự đạt được những mục tiêu đã đề ra, chưa mang lại hiệu quả tương xứng với tiềm năng của nó. Một trong những nguyên nhân hạn chế tốc độ và hiệu quả của giải pháp CPH DNNN đó là, chúng ta chưa thực sự mở rộng và phát huy dân

chủ trong CPH DNNN, CPH DNNN chưa thực sự thu hút được sự tham gia rộng rãi của các tầng lớp nhân dân đóng góp "sức người sức của" với ý nghĩa trực tiếp là phát huy sức mạnh nội lực của nền kinh tế, đẩy nhanh tiến độ và nâng cao hiệu quả của giải pháp này. Những biểu hiện thiếu dân chủ trong CPH DNNN là rất rõ ràng, đó là tình trạng CPH khép kín trong nội bộ doanh nghiệp, hạn chế sự tham gia của nhân dân, của các nhà đầu tư. Đó là sự chạy trốn CPH, xuất phát từ động cơ lợi ích cục bộ của doanh nghiệp, của địa phương, là tình trạng các tổ chức, cá nhân lợi dụng chức vụ, quyền hạn, thao túng quá trình CPH DNNN, như hạ thấp giá trị doanh nghiệp, gian lận trong bán đấu giá cổ phần nhằm trục lợi cho bản thân, xâm phạm quyền sở hữu toàn dân đối với tài sản trong doanh nghiệp CPH...

Nguyên nhân của sự hạn chế dân chủ trong thực hiện CPH DNNN tiềm ẩn trong bản thân các quy định của pháp luật, trong quá trình tổ chức thực hiện và cả trong mức độ nhận thức của người dân về CPH. Với mục tiêu đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhà nước, của doanh nghiệp, của nhà đầu tư và người lao động; huy động vốn của các cá nhân, tổ chức kinh tế, các tổ chức xã hội trong và ngoài nước, hoạt động CPH DNNN thực sự cần có được nội dung dân chủ sâu sắc tạo nên động lực to lớn cho việc đẩy nhanh tiến độ và nâng cao hiệu quả của quá trình này.

Theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX), trong những năm tiếp theo, chúng ta cần phải đẩy nhanh tiến độ CPH, mở rộng diện các DNNN cần CPH, kể cả một số tổng công ty lớn trong các ngành như điện lực, luyện kim, ngân hàng... Nhiệm vụ CPH trước mắt là hết sức nặng nề, việc mở rộng và phát huy dân chủ trong CPH DNNN là yêu cầu có tính chất cấp bách trong thực tiễn, vì vậy việc triển khai nghiên cứu đề tài " Hoàn thiện pháp luật đảm bảo dân chủ trong cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam hiện nay " là hết sức cần thiết, đáp ứng yêu cầu dân chủ hóa trong lĩnh vực kinh tế, nâng cao chất lượng và hiệu quả CPH DNNN ở nước ta hiện nay.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài


Cổ phần hóa DNNN là một đề tài được nhiều nhà khoa học nghiên cứu ở nhiều khía cạnh khác nhau. Dưới góc độ pháp lý có nhiều công trình nghiên cứu về CPH DNNN, tiêu biểu như:

- PGS.TS Lê Hồng Hạnh: Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước - những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004. Đây là công trình có nội dung đề cập tương đối toàn diện những khía cạnh pháp lý về CPH DNNN, đánh giá thực trạng pháp luật về CPH DNNN, đưa ra những kiến nghị có tính chất bao quát cao, góp phần hoàn thiện chính sách và pháp luật về CPH DNNN.

- Nguyễn Thị Vân Anh: Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước - cơ sở lý luận và thực tiễn, Luận văn thạc sĩ luật, Trường Đại học Luật Hà Nội, 1997.

- Phan Vũ Anh: Hoàn thiện khung pháp luật về cổ phần hóa tổng công ty nhà nước ở Việt Nam, Luật văn thạc sĩ luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005.

- Hoàng Thị Quỳnh Chi: Cơ sở pháp lý về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở nước ta hiện nay, Luận văn thạc sĩ luật, Trường Đại học Luật Hà Nội, 1997.

- Võ Thị Thùy Dương: Cổ phần hóa hình thức chủ đạo trong việc sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam hiện nay, Luận văn thạc sĩ luật, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2003.

- Trần Hồng Điệp: Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam - Lý luận và thực tiễn, Luật văn thạc sĩ luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2004.

- Hàn Mạch Thắng: Những vấn đề pháp lý về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước (qua thực tiễn cổ phần hóa DNNN trong quân đội), Luật văn thạc sĩ luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2004.

- Lê Văn Tâm: Cổ phần hóa và quản trị doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004...

Ngoài ra, còn rất nhiều công trình, bài viết về đề tài CPH DNNN khác như: Cổ phần hóa đang bước vào giai đoạn tăng tốc của Lê Thị Băng Tâm, Tạp chí Tài chính, 3/2005; Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước - kết quả, vướng mắc và giải pháp của Hồ Xuân Hùng, Báo Nhân dân cuối tuần, ngày 13-11-2005...

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu đều đi sâu làm rõ các khía cạnh pháp lý của CPH DNNN, phân tích những hạn chế tồn tại trong các quy định của pháp luật và trong thực tiễn thực hiện CPH DNNN, đề ra những giải pháp nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp luật,

thúc đẩy tiến trình CPH DNNN. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu về "hoàn thiện pháp luật đảm bảo dân chủ trong cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam hiện nay".

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


Luận văn nghiên cứu các quy định của pháp luật về CPH DNNN, trong đó đi sâu nghiên cứu các quy định có vai trò đảm bảo dân chủ trong CPH DNNN, cụ thể là các quy định của Nghị định 187/2004/NĐ-CP ngày 16-11-2004 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thực hiện nghị định hiện có hiệu lực thi hành từ thời điểm ban hành Nghị định 187/2004/NĐ-CP đến nay.

4. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn


* Mục đích của luận văn:


- Góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận cơ bản về CPH DNNN, vấn đề dân chủ trong CPH DNNN và pháp luật đảm bảo dân chủ trong CPH DNNN.

- Đánh giá thực trạng các quy định của pháp luật đảm bảo dân chủ trong CPH DNNN, làm rõ nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại, kiến nghị một số giải pháp pháp lý cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật đảm bảo dân chủ trong CPH DNNN ở nước ta hiện nay.

* Nhiệm vụ của luận văn:


Từ mục đích nêu trên, luận văn có nhiệm vụ: Làm rõ nội dung dân chủ trong CPH DNNN, xác định khái niệm, nội dung pháp luật đảm bảo dân chủ trong CPH DNNN, đề ra các tiêu chí và các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật đảm bảo dân chủ trong CPH DNNN ở nước ta hiện nay.

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu


Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nước về dân chủ và kinh tế trong giai đoạn hiện nay.

Trong quá trình nghiên cứu, viết luận văn, tác giả sử dụng tổng hợp các phương pháp: Phân tích, tổng hợp; quy nạp, diễn giải; lịch sử cụ thể, thống kê, so sánh...

6. Đóng góp mới về khoa học của luận văn


- Luận văn làm rõ nội dung dân chủ trong CPH DNNN, đưa ra khái niệm và tiêu chí hoàn thiện pháp luật đảm bảo dân chủ trong CPH DNNN.

- Phân tích, đánh giá một cách hệ thống, toàn diện các quy định của pháp luật đảm bảo dân chủ trong CPH DNNN, làm rõ thực trạng hạn chế, tồn tại.

- Đề xuất một số quan điểm và giải pháp pháp lý cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật đảm bảo dân chủ trong CPH DNNN ở nước ta hiện nay.

7. ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn


- Luận văn góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về dân chủ trong CPH DNNN, về pháp luật đảm bảo dân chủ trong CPH DNNN.

- Các kiến nghị, giải pháp đưa ra trong luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu hoàn thiện pháp luật về CPH DNNN.

8. Kết cấu của luận văn


Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương, 9 tiết.

Chương 1


cơ sở lý luận hoàn thiện pháp luật đảm bảo dân chủ trong cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước


1.1. Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và dân chủ trong cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước

1.1.1. Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước


1.1.1.1. Khái lược về doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam hiện nay


Doanh nghiệp nhà nước là một hiện tượng kinh tế xuất hiện và tồn tại phổ biến ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Là một loại hình doanh nghiệp, DNNN mang đặc điểm chung của các doanh nghiệp: là một tổ chức kinh tế, thực hiện các hoạt động sản xuất hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho xã hội với mục đích thu lợi nhuận. Trong pháp luật của các quốc gia, khái niệm DNNN được xây dựng theo những tiêu chí khác nhau, các tiêu chí chung nhất được xem xét, căn cứ để xác định một doanh nghiệp là DNNN đó là vấn đề sở hữu và quyền kiểm soát doanh nghiệp của Nhà nước.

Theo Tổ chức phát triển công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO): Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế thuộc sở hữu nhà nước hoặc do nhà nước kiểm soát, có thu nhập chủ yếu từ việc tiêu thụ hàng hóa và cung cấp dịch vụ.

ở nước ta, khái niệm DNNN được hình thành và thay đổi qua từng thời kỳ tương ứng với sự thay đổi về cơ chế quản lý kinh tế và đặc biệt là sự thay đổi nhận thức về vấn đề sở hữu. Trước khi Luật DNNN năm 1995 được ban hành, DNNN ở nước ta tồn tại dưới tên gọi xí nghiệp quốc doanh, nông trường quốc doanh và các công ty (thương mại). Khái niệm DNNN ở giai đoạn này chủ yếu khẳng định vai trò chủ đạo, vị trí then chốt của DNNN trong nền kinh tế, khẳng định quyền sở hữu tuyệt đối của Nhà nước đối với doanh nghiệp và xác định nhiệm vụ thực hiện hoạt động sản xuất và kinh doanh theo kế hoạch nhà nước của doanh nghiệp. Khái niệm DNNN chỉ được chính thức ghi nhận trong các quy định của pháp luật ở nước ta khi Luật DNNN năm 1995 được ban hành, theo quy định tại Điều 1: Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do Nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động công ích, nhằm thực hiện

các mục tiêu kinh tế - xã hội do Nhà nước giao. DNNN có tư cách pháp nhân, có các quyền và nghĩa vụ dân sự, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh trong phạm vi số vốn do doanh nghiệp quản lý, DNNN có tên gọi, có con dấu riêng và có trụ sở chính trên lãnh thổ Việt Nam. Theo định nghĩa này, các tiêu chí quyền sở hữu và quyền kiểm soát của Nhà nước đối với doanh nghiệp là tuyệt đối, điểm tiến bộ quan trọng ở đây là sự dỡ bỏ yếu tố kế hoạch áp đặt của Nhà nước đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đó là sự dỡ bỏ cơ bản những trói buộc của cơ chế kinh tế kế hoạch tập trung đối với DNNN, tạo cho DNNN quyền chủ động trong sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường. Tuy nhiên, trong thực tiễn vận dụng, Luật DNNN 1995 nói chung và khái niệm DNNN nêu trên chưa thực sự bao quát được sự đa dạng phong phú về hình thức pháp lý, chưa đáp ứng được các yêu cầu liên doanh, liên kết của DNNN trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường với cơ cấu kinh tế nhiều thành phần. Luật DNNN 2003 được ban hành thay thế Luật DNNN 1995 là kết quả tất yếu của những yêu cầu đòi hỏi khách quan đó.

Theo quy định tại Điều 1 Luật DNNN 2003: Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối được tổ chức dưới hình thức công ty nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn.

Như vậy, tiêu chí quyền sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp đã được xem xét linh hoạt trong mối quan hệ với tiêu chí quyền kiểm soát doanh nghiệp của Nhà nước, theo quy định tại Điều 3, tỷ lệ này là từ 50% vốn điều lệ của doanh nghiệp trở lên. Tuy vẫn còn những quan điểm cho rằng có sự bất hợp lý trong khái niệm DNNN của pháp luật hiện hành, nhưng nhìn chung khái niệm DNNN của chúng ta có nội dung cơ bản tương đồng với quan niệm DNNN của nhiều quốc gia và các tổ chức kinh tế quốc tế. Quy định đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển đa dạng các loại hình DNNN, cho công tác quản lý đối với DNNN và phù hợp với yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.

Trong nền kinh tế nước ta hiện nay, DNNN đã và đang thể hiện vai trò quan trọng ở các nội dung như sau:

Thứ nhất, DNNN đang nắm giữ những ngành, những lĩnh vực then chốt có tính huyết mạch đối với sự phát triển của nền kinh tế như tài chính tiền tệ, bưu chính viễn

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/04/2022