Hoàn thiện kiểm tra và phân tích báo cáo tài chính với việc tăng cường quản trị tài chính trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam - 2


thống báo cáo tài chính với việc tăng cường quản lý tài chính trong các doanh nghiệp xây lắp Việt Nam”; Cung Tố Lan (năm 2004) với đề tài “Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính với việc phân tích tình hình tài chính tại Công ty Điện lực I”; Nguyễn Thị Hương (năm 2005) nghiên cứu về “Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính với việc phân tích tình hình tài chính tại các DN ngành điện khu vực phía Bắc”; Đỗ Quỳnh Trang (năm 2006) nghiên cứu về “Phân tích tình hình tài chính nhằm nâng cao hiệu quả quản trị tài chính và năng lực đấu thầu tại TCT XD công trình giao thông I”; Nguyễn Thị Hằng (năm 2006) nghiên cứu về “Hoàn thiện công tác phân tích tài chính trong các Công ty cổ phần Dược Việt Nam”; Lê Việt Anh (năm 2007) nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện phân tích tình hình tài chính tại các doanh nghiệp dệt may tỉnh Hải Dương”; Phạm Thị Thanh (2007) nghiên cứu về “Hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại Tập đoàn Phú Thái”;… Các tác giả nước ngoài cũng có nhiều nghiên cứu về các vấn đề này: Clyde P.Stickney (năm 1990) đi sâu nghiên cứu việc phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp trong mối quan hệ với các nguyên tắc chung của kế toán, tập trung nghiên cứu việc phân tích báo cáo tài chính nhằm mục tiêu đánh giá lợi ích và rủi ro trong kinh doanh của doanh nghiệp; Clyde P.Stickney và Paul R.Brown (năm 1999) có những nghiên cứu sâu hơn về việc trình bày báo cáo tài chính và phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp, nội dung nghiên cứu tập trung nhiều vào việc sử dụng các phương pháp toán học trong phân tích báo cáo tài chính; Richard G.P.McManhon, Scott Holmes, Patrick J.Hutchinson và David M.Forsaith (năm 1993) đ` nghiên cứu khá đầy

đủ về quản trị tài chính trong các doanh nghiệp có quy mô nhỏ….


Nhìn chung, hầu hết các nghiên cứu của các tác giả trong nước cho đến nay chủ yếu

đi sâu vào xem xét một trong số các vấn đề: hệ thống báo cáo tài chính; kiểm tra, kiểm soát; phân tích báo cáo tài chính hoặc phân tích tình hình tài chính; tổ chức kế toán trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ… các nghiên cứu hầu hết giới hạn phạm vi trong một doanh nghiệp hoặc một ngành kinh tế cụ thể, chưa có nghiên cứu nào tập trung vào

ảnh hưởng của quy mô doanh nghiệp tới các vấn đề về quản trị tài chính, phân tích báo cáo tài chính hay nghiên cứu quá trình xây dựng hệ thống báo cáo tài chính cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Ham, hơn nữa, cũng chưa có nghiên cứu nào đề cập

đến mối quan hệ giữa kiểm tra, phân tích báo cáo tài chính gắn với mục tiêu tăng cường quản trị tài chính trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam.


Chính vì vậy, luận án cần làm rõ bản chất, chức năng, vai trò của quản trị tài chính, kiểm tra báo cáo tài chính, phân tích báo cáo tài chính, ảnh hưởng của quy mô doanh nghiệp vừa và nhỏ tới các vấn đề trên, đồng thời, phải làm rõ mối quan hệ chặt chẽ giữa các vấn đề này; từ đó đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện kiểm tra, phân tích báo cáo tài chính gắn với việc tăng cường quản trị tài chính trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 299 trang tài liệu này.


3. Mục đích và ý nghĩa nghiên cứu của luận án:

Hoàn thiện kiểm tra và phân tích báo cáo tài chính với việc tăng cường quản trị tài chính trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam - 2

3.1. Mục đích nghiên cứu của luận án

- Hệ thống hoá lý luận cơ bản về kiểm tra và phân tích báo cáo tài chính trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ gắn với quản trị tài chính doanh nghiệp.

- Nghiên cứu thực trạng tình hình kiểm tra và phân tích báo cáo tài chính trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam hiện nay.

- Đề ra các quan điểm và phương hướng nhằm hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu, phương pháp kiểm tra và phân tích báo cáo tài chính phù hợp với đặc điểm kinh tế - kĩ thuật của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam.

3.2. ý nghĩa nghiên cứu của luận án

- Khẳng định vai trò quan trọng của các loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ trong sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước.

- Khẳng định tầm quan trọng và ý nghĩa của hoạt động kiểm tra, phân tích báo cáo tài chính trong việc tăng cường hiệu quả quản trị tài chính trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam.

- Đề xuất được những quan điểm và biện pháp thực hiện khả thi đối với kiểm tra và phân tích báo cáo tài chính góp phần tăng cường quản trị tài chính trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam.

- Góp phần hoàn thiện hệ thống công cụ quản lý kinh tế và quản trị kinh doanh trong nền kinh tế thị trường.



4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

4.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án

Đối tượng nghiên cứu của luận án là hoạt động kiểm tra và phân tích các báo cáo tài chính trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ, được xem xét gắn với mục tiêu tăng cường quản trị tài chính. Luận án sẽ đi sâu nghiên cứu hệ thống chỉ tiêu, phương pháp, cách thức tổ chức và thực hiện các quá trình kiểm tra, phân tích báo cáo tài chính và việc sử dụng thông tin kết quả phân tích trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam.

4.2- Phạm vi nghiên cứu của luận án

Phạm vi nghiên cứu của luận án là một số doanh nghiệp vừa và nhỏ cụ thể với hai loại hình cơ bản là công ty Trách nhiệm hữu hạn và công ty Cổ phần hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất, thương mại, dịch vụ, xây dựng; các công ty kiểm toán; các ngân hàng thương mại; các công ty tư vấn tài chính và đầu tư; các công ty quản lý quỹ


5. Phương pháp nghiên cứu:


- Trong quá trình nghiên cứu để thực hiện đề tài, tác giả vận dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, tư duy logic để phân tích những vấn đề lý luận và thực tiễn về vị trí, vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ và sự cần thiết phải hoàn thiện hoạt

động kiểm tra, phân tích báo cáo tài chính của các doanh nghiệp này.


- Quán triệt các quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước về doanh nghiệp trong quá trình nghiên cứu

- Sử dụng các phương pháp của thống kê kinh tế và phân tích hoạt động kinh tế,

đồng thời áp dụng các phương pháp nghiên cứu cả định tính và định lượng để giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu.

- Số liệu trình bày trong luận án có thể được khai thác từ nhiều nguồn khác nhau: từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ cụ thể thuộc các ngành sản xuất kinh doanh đ` nêu trên, số liệu thống kê quốc gia, số liệu thống kê của Bộ Tài chính, số liệu của Ngân hàng thế giới và các Website của các tổ chức, cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan tới các doanh nghiệp vừa và nhỏ.



6. Những điểm mới của luận án:


- Trình bày một cách khoa học và toàn diện về kiểm tra và phân tích báo cáo tài chính trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam cả về lý luận và thực tiễn.

- Làm rõ mối liên hệ giữa kiểm tra, phân tích báo cáo tài chính với việc tăng cường quản trị tài chính trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

- Đưa ra các kiến nghị khả thi về xây dựng và hoàn thiện phương pháp, hệ thống chỉ tiêu kiểm tra và phân tích báo cáo tài chính trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam.


7. Bố cục CủA LUậN áN


Tên luận án “Hoàn thiện kiểm tra, phân tích báo cáo tài chính với việc tăng cường quản trị tài chính trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam”.

Luận án gồm: Mở đầu, ba chương, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục.


Tên gọi của 3 chương cụ thể như sau:

Chương 1 :

cơ sở lý luận về kiểm tra và phân tích báo cáo tài chính trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Chương 2:

Thực trạng kiểm tra và phân tích báo cáo tài chính các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở việt nam

Chương 3:

hoàn thiện kiểm tra và phân tích báo cáo tài chính trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt nam


chương 1

cơ sở lý luận về kiểm tra và phân tích báo cáo tài chính trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ

1.1. vai trò và nội dung của quản trị tài chính doanh nghiệp

1.1.1. Bản chất và chức năng của tài chính doanh nghiệp

1.1.1.1. Bản chất của tài chính doanh nghiệp

Trong hệ thống tài chính của một nền kinh tế, các hoạt động tài chính doanh nghiệp là một khâu quan trọng, đây là một phạm trù kinh tế khách quan gắn liền với sự ra đời và tồn tại của nền kinh tế thị trường, nền kinh tế hàng hoá tiền tệ.

Để có thể tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh, bất cứ một doanh nghiệp nào cũng cần phải đảm bảo được một lượng vốn nhất định; vốn tiền tệ luôn là một tiền

đề cần thiết, không thể thiếu đối với mọi doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, vốn tiền tệ của doanh nghiệp bị biến đổi tuân theo những quy luật chu chuyển nhất định. Dưới góc độ tài chính, có thể nói quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng là quá trình hình thành, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ trong doanh nghiệp. Các luồng tiền tệ vào, luồng tiền ra khỏi doanh nghiệp tạo thành sự vận

động của các luồng tài chính của doanh nghiệp, gắn với các hoạt động đầu tư, hoạt

động sản xuất kinh doanh thường xuyên của doanh nghiệp.

Tóm lại, có thể nói tài chính doanh nghiệp là quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp nhằm đạt

được các mục tiêu đ` đề ra. Như vậy, các hoạt động tài chính doanh nghiệp chính là những hoạt động của doanh nghiệp liên quan tới việc tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ.

Tuy nhiên, gắn liền với các hoạt động tài chính doanh nghiệp, luôn tồn tại các quan hệ tài chính. Đối với mỗi loại hình doanh nghiệp, mỗi hình thức sở hữu vốn khác nhau, các quan hệ tài chính doanh nghiệp cũng tồn tại ở những dạng thức khác nhau. Nhưng tựu trung, quan hệ tài chính doanh nghiệp thường bao gồm các mối quan hệ kinh tế được biểu hiện và đo lường bằng thước đo giá trị, cụ thể:


- Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với Nhà nước: có thể thấy qua việc Nhà nước cấp vốn cho doanh nghiệp hoạt động (Nhà nước làm chủ sở hữu doanh nghiệp, đối với doanh nghiệp Nhà nước) và doanh nghiệp thực hiện các nghĩa vụ tài chính với Nhà nước như nộp các khoản thuế, phí và lệ phí, các khoản đóng góp bắt buộc.

- Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với các chủ thể khác: như với nhà cung cấp, với khách hàng, với ngân hàng, với chủ nợ,... thể hiện qua các quan hệ thanh toán với các đối tượng đó trong các giao dịch thương mại hoặc tín dụng...

- Quan hệ tài chính trong nội bộ doanh nghiệp: thể hiện qua mối liên hệ về mặt tài chính giữa doanh nghiệp với công nhân viên (thanh toán tiền lương, thưởng, phạt...), thanh toán giữa các bộ phận khác nhau trong doanh nghiệp, quan hệ với chủ sở hữu, cổ

đông, nhà đầu tư trong việc phân phối lợi nhuận, chia cổ tức...

Các hoạt động tài chính và quan hệ tài chính tồn tại song song, gắn liền với nhau và cùng hướng vào mục tiêu kinh tế – tài chính chung của doanh nghiệp.

1.1.1.2. Chức năng của tài chính doanh nghiệp:

Với nội dung chủ yếu gồm hai bộ phận cấu thành như trên đ` nói, tài chính doanh nghiệp cần phải đảm bảo các chức năng cơ bản trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cụ thể:

+ Chức năng tài trợ vốn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp:

Vốn kinh doanh là điều kiện tiên quyết cho mọi hoạt động của các doanh nghiệp, do vậy để đáp ứng nhu cầu về vốn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, tài chính phải thể hiện chức năng kiến tạo các nguồn vốn cho kinh doanh. Tài chính doanh nghiệp cần tính toán được nhu cầu vốn, huy động, lựa chọn các nguồn vốn phù hợp và sử dụng đúng mục đích, tính chất nhằm tối đa hoá hiệu quả sử dụng vốn.

Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, do lượng vốn đầu tư tương đối thấp, nên

đòi hỏi phải có huy động tối đa được các nguồn vốn nhằm đáp ứng cho các danh mục

đầu tư, đồng thời, việc sử dụng vốn cũng đòi hỏi phải thực sự hiệu quả.

+ Chức năng giám đốc, kiểm tra nhằm đảm bảo các hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao.

Thông qua các hoạt động thu, chi bằng tiền, tài chính doanh nghiệp kiểm soát và giám đốc tình hình bảo đảm vốn cho sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, bằng việc phân


tích tỷ trọng, cơ cấu nguồn vốn, tình hình sử dụng vốn, tài chính doanh nghiệp giúp các nhà quản lý có thể đánh giá sự phù hợp về việc tài trợ nguồn vốn đối với đặc điểm của hoạt động kinh doanh. Đồng thời tài chính doanh nghiệp cũng có thể kiểm tra việc chấp hành kỷ luật về tài chính của doanh nghiệp và các đối tượng liên quan thông qua các mối quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với người mua, người bán, ngân sách Nhà nước, đối tượng cho vay, cán bộ công nhân viên về việc thanh toán. Thông tin tài chính doanh nghiệp là cơ sở để chủ thể quản lý đánh giá các thành tựu cũng như hạn chế trong các quan hệ thanh toán, quan hệ tài chính, giúp cho các nhà quản lý có biện pháp xử lý kịp thời nhằm duy trì và nâng cao hiệu quả của hoạt động kinh doanh.

+ Chức năng phân phối kết quả kinh doanh:

Không chỉ đảm trách các chức năng cơ bản trong việc huy động vốn, tạo lập các yếu tố đầu vào cho kinh doanh, tài chính doanh nghiệp còn giữ chức năng tính toán và phân phối kết quả kinh doanh. Việc phân phối kết quả cũng thể hiện trong các mối quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với Nhà nước (về thuế thu nhập phải nộp, thu trên vốn phải nộp...), với các cổ đông, với các nhà đầu tư, với công nhân viên... Từ đó, tài chính doanh nghiệp đảm bảo việc bảo toàn và phát triển nguồn vốn cho kinh doanh của các doanh nghiệp. Hơn nữa, chức năng này thể hiện sự bao quát của tài chính doanh nghiệp trong suốt quá trình kinh doanh, từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng, cho phép nhà quản trị có thể tính toán hiệu quả đầu tư, kinh doanh thông qua việc so sánh kết quả

đầu ra với những yếu tố đầu vào đ` bỏ ra.

+ Chức năng dự báo:

Bên cạnh những chức năng trên, tài chính doanh nghiệp còn hỗ trợ các nhà quản trị doanh nghiệp cũng như các cơ quan quản lý Nhà nước trong việc dự báo xu hướng phát triển của doanh nghiệp.

1.1.2. Quản trị tài chính doanh nghiệp

1.1.2.1. Khái niệm quản trị tài chính doanh nghiệp

Qua việc phân tích bản chất và chức năng của tài chính doanh nghiệp, có thể thấy mọi quyết định kinh doanh của doanh nghiệp, từ việc nghiên cứu, triển khai sản phẩm mới, quyết định tung sản phẩm mới ra thị trường, quyết định giá bán sản phẩm, quyết định tuyển dụng và đ`i ngộ đối với người lao động, quyết định huy động vốn, quyết định mua sắm tài sản, thuê trang thiết bịtất cả đều liên quan chặt chẽ với các


hoạt động tài chính của doanh nghiệp và thuộc phạm vi đối tượng của quản trị tài chính doanh nghiệp.

Có thể xem xét quản trị tài chính doanh nghiệp dưới nhiều góc độ khác nhau, tuy nhiên, nói một cách chung nhất quản trị tài chính doanh nghiệp là quá trình lựa chọn và đưa ra các quyết định tài chính, tổ chức thực hiện các quyết định đó nhằm đạt

được mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận, gia tăng giá trị doanh nghiệp và tăng cường khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.

Quản trị tài chính đóng vai trò quan trọng và là thành phần không thể thiếu được trong quản trị doanh nghiệp nói chung, quản trị tài chính luôn gắn liền với các bộ phận cấu thành khác của quản trị doanh nghiệp. Tuy nhiên, cũng có thể khẳng định quản trị tài chính là một môn khoa học độc lập, với hệ thống mục tiêu, đối tượng và hệ thống phương pháp, công cụ nghiên cứu độc lập.

1.1.2.2. Vai trò của quản trị tài chính doanh nghiệp

Qua tìm hiểu bản chất của tài chính doanh nghiệp cũng như xác định các chức năng chủ yếu của tài chính doanh nghiệp trong hệ thống tài chính nói chung và trong sự phát triển của doanh nghiệp nói riêng, có thể thấy vai trò của quản trị tài chính doanh nghiệp thể hiện qua những điểm chủ yếu sau:

- Huy động và sử dụng có hiệu quả vốn kinh doanh của doanh nghiệp: Vốn kinh doanh là yếu tố căn bản và thiết yếu đối với bất cứ doanh nghiệp nào tham gia hoạt

động sản xuất kinh doanh, nhất là khi các doanh nghiệp lại hoạt động trong môi trường một nền kinh tế thị trường. Trong đó, nhiều thành phần kinh tế song song cùng tồn tại, một mặt cùng hỗ trợ nhau phát triển, mặt khác lại cạnh tranh với nhau gay gắt. Vốn kinh doanh của doanh nghiệp cũng là một điều kiện tiên quyết tạo nên sức mạnh trong cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp. Nhu cầu về vốn của các doanh nghiệp ngày càng cao, các doanh nghiệp mới thành lập cần vốn để bắt đầu sản xuất kinh doanh trong khi các doanh nghiệp đ` và đang hoạt động lại cần thêm vốn để đầu tư mới và mở rộng sản xuất kinh doanh. Trong nền kinh tế thị trường, thị trường vốn ngày càng phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu vốn của các doanh nghiệp (mặt khác thoả m`n nhu cầu đầu tư

đối với bộ phận vốn nhàn rỗi trong dân cư). Khi đó, các doanh nghiệp sẽ ngày càng chủ

động trong việc khai thác, thu hút các nguồn vốn trên thị trường nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho các hoạt động kinh doanh của mình.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/01/2023