Phần Trăm Doanh Thu Mà Quảng Cáo Mang Lại Cho Ctcphv

~ 46 ~

Phương tiện quảng cáo trên ba phương tiện là Website, danh bạ công nghiệp trên Internet và tổng đài 1080. Quảng cáo mang lại 5% doanh thu cho công ty, trong đó:

Bảng 2.16: Phần trăm doanh thu mà quảng cáo mang lại cho CTCPHV


STT

Phương tiện

Hiệu quả theo %

1

Website

2%

2

Danh bạ công nghiệp

1.25 %

3

Tổng đài 1080

1.75%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

(Nguồn: Phòng Kinh Doanh – Công ty cổ phần Hòa Việt– Năm 2013)

Thông qua bảng số liệu ta thấy, 5% doanh thu là một số khá ít ỏi, cho thấy hình thức quảng cáo của công ty không mang lại hiệu quả cao cho việc phát triển doanh số bạn.

Thông qua Danh bạ công nghiệp

Đây là các trang website. Công ty đã thuê những trang website này đăng tải quảng cáo của công ty. Do đó khách hàng có thể dùng danh bạ để tìm ra những công ty có thể cung cấp sản phẩm mà họ tìm kiếm.

Quảng cáo của công ty đặt chủ yếu trên hai trang:

Thongtincongty.com với mức chi phí hiện tại là 850.000 VNĐ 1 tháng Yellowpages.com với mức chi phí hiện tại là 2.000.000 VNĐ 1 tháng

Đây là hai trang website có lượng người truy cập và theo dòi đông nhất. Ưu điểm của hình thức này là có thể lưu giữ quảng cáo lâu dài, chi thí thấp. Song lại có thể bị trùng lặp với đối thủ cạnh tranh và gây nhiễu thông tin với khách hàng. Trên hai trang này, chủ yếu công ty đăng tải tên công ty, số điện thoại, địa chỉ, email liên lạc và ngành nghề kinh doanh.

Thông qua Website của công ty

Bên cạnh đó, công ty cũng quảng cáo trên chính website của công ty. Website của công ty đạt mức truy cập 50 người 1 ngày. Đây là một con số khá thấp. Nội dung đăng tải của Website đa phần là những thông tin về công ty, ngành nghề kinh doanh, tin tức ngành, … Nội dung còn sơ sài, chưa cập nhật và có tính đổi mới. Website của công ty được thành lập ban đầu với chi phí gần 3.000.000 VNĐ.

Tổng đài 1080

Một kênh tuyên truyền quảng cáo phù hợp giúp truyền tải thông tin về sản phẩm dịch vụ đến khách hàng một cách hiệu quả. Vì kênh quảng cáo mới - quảng cáo qua Tổng Đài 1080: giới thiệu trực tuyến đúng khách hàng đang có nhu cầu đến doanh nghiệp và Hòa Việt đạt được mục tiêu "Chi phí thấp, hiệu quả cao".

Điện thoại viên sẽ ưu tiên giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ của Hòa đến khách hàng có nhu cầu được phân loại trong dữ liệu danh bạ giải đáp của Dịch vụ 1080. Thông tin chi tiết về Hòa Việt sẽ hiện lên ưu tiên trong hệ thống cơ sở dữ liệu của 1080 mỗi khi truy cập, để trả lời khách hàng thắc mắc về vấn đề có liên quan đến ngành nghề của Hòa Việt. Với hàng ngàn lượt gọi vào Tổng đài 1080 mỗi ngày để hỏi thông tin về những sản phẩm – dịch vụ trên thị trường. Kênh giải đáp thông tin 1080 được sự tin cậy của vạn người, được phục vụ 24 24h. Đây là một kênh quảng cáo hiệu quả. Với dịch vụ này,

thông tin của Hòa Việt sẽ được 1080 cung cấp cho khách hàng một cách thiết thực và chi tiết nhất. Nội dung quảng cáo gồm: Tên, địa chỉ, điện thoại, fax, email, website, dịch vụ, sản phẩm của doanh nghiệp, thời gian hoạt động… Được thay đổi mọi thông tin liên quan khi có thông báo.

Bảng 2.17: Đơn giá hình thức quảng cáo qua tổng đài 1080 năm 2012, 2013



Năm 2013

Quyền lợi

Cước sử dụng

- Là doanh nghiệp được ưu tiên giải đáp đầu tiên và trước nhất trong lĩnh vực đăng ký quảng cáo của Đài 1080 và Đài 116.


- Được tư vấn, giới thiệu qua điện thoại viên.


- Đưa thông tin quảng cáo của doanh nghiệp trên Website:1080.vn


Hình thức đấu giá (Thấp nhất

500.000đ tháng)


Năm 2012

Quyền lợi

Cước sử dụng

- Là doanh nghiệp được giải đáp song song thứ 2 trong lĩnh vực đăng ký quảng cáo của Đài 1080 và Đài 116 .


- Được tư vấn, giới thiệu qua điện thoại viên.


- Đưa thông tin quảng cáo của doanh nghiệp trên Website: 1080.vn


300.000đ tháng

(Nguồn: Phòng Kinh Doanh – Công ty cổ phần Hòa Việt– Năm 2013) Kết luận: công ty chủ yếu tập trung vào mảng quan hệ công chúng với các chương trình vì cộng đồng, vì trách nhiệm với xã hội. Điều này đã tạo nên hình ảnh trọng tâm

trí khách hàng, tạo được sự tin tưởng với Chính phủ và các cơ quan Nhà nước.

2.2.2 Nghiên cứu định lượng đánh giá thái độ và mức độ thỏa mãn của khách hàng đối với chính sách Marketing – mix của công ty cổ phần Hòa Việt.

2.2.2.1 Quy trình nghiên cứu

Sơ đồ 2 3 Quy trình nghiên cứu định lượng Nguồn Thiết kế nghiên cứu 1

Sơ đồ 2.3 : Quy trình nghiên cứu định lượng

(Nguồn: Thiết kế nghiên cứu của người viết đề tài)

2.2.2.2 Thiết kế mô hình nghiên cứu

Nghiên cứu này được thực hiện thông qua hai bước: phương pháp định tính

phương pháp định lượng. Gồm nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức.

- Nghiên cứu sơ bộ:

Qua quá trình thực tập, người thực hiện đề tài có trao đổi và nhận được ý kiến của ban lãnh đạo và nhân viên Phòng Kinh Doanh về mô hình nghiên cứu những yếu tố tác động đến hoạt động marketing – mix của công ty, bao gồm: sản phẩm, giá cả, phân phối, chiêu thị. Đó cũng chính là các biến độc lập trong mô hình.

Sau đó, với vai trò là cộng tác viên làm việc tại công ty, người thực hiện đề tài tiếp tục tham khảo ý kiến trực tiếp của ban lãnh đạo và nhân viên công ty về tình hình thực hiện chính sách Marketing – mix trong giai đoạn vừa qua và hiệu quả mang lại nhằm xác định các biến quan sát để đo lường các biến độc lập. Gồm 4 nhân tố chính: sản phẩm, giá cả, phân phối và chiêu thị. Bốn yếu tố này tác động đến thái độ và mức độ thỏa mãn của khách hàng về hoạt động marketing – mix của CTCPHV.

Dựa trên cơ sở lý luận về Marketing và ý kiến của ban lãnh đạo, nhân viên công ty, người thực hiện đề tài tiến hành xây dựng mô hình nghiên cứu theo 4P và thiết kế bảng câu hỏi đánh giá áp dụng thang đo Likert 5 mức độ (phổ biến tại các công ty nghiên cứu thị trường ở Việt Nam) với: 1 – Hoàn toàn không đồng ý, 2 – Không đồng ý, 3 – Bình thường, 4 – Đồng ý, 5 – Hoàn toàn đồng ý. Khách hàng sẽ được khảo sát và cho biết đánh giá của mình liên quan đến những hoạt động marketing – mix của công ty dành cho khách hàng trong thời gian vừa qua. Tiến hành khảo sát thử 15 nhân viên công ty để đánh giá mức độ hiểu bảng câu hỏi. Sau đó, hoàn thành bảng câu hỏi chính thức.

- Nghiên cứu chính thức:

+ Phương pháp chọn mẫu: phương pháp ngẫu nhiên đơn giản.

+ Đối tượng khảo sát: khách hàng công nghiệp của công ty; đối tác và bạn hàng cụ thể: các nhà máy thuốc điếu, các công ty thương mại thuốc lá, các công ty kinh doanh nguyên liệu thuốc lá nhỏ lẻ, các tổ - cơ sở chế biến – gieo trồng – thu mua nguyên liệu.

+ Kích thước mẫu: kích thước mẫu phụ thuộc vào phương pháp phân tích, trong nghiên cứu này sử dụng công cụ phân tích nhân tố khám phá (EFA) với 15 biến quan sát. Theo Hair và cộng sự (2006) cho rằng kích thước mẫu tối thiểu phải là 50, tốt hơn là 100, đảm bảo theo công thức: n>=5*x (n là cỡ mẫu và x là tổng số biến quan sát). Và kích thước mẫu càng lớn thì độ tin cậy càng cao.

Bảng khảo sát trong nghiên cứu chính thức này gồm 15 biến quan sát. Theo phân tích trên và để đạt số lượng mẫu tối thiểu theo tỷ lệ so với biến là 5/1 thì cỡ mẫu ít nhất phải là 15*5=75 phần tử nghiên cứu. Trong phạm vi đề tài, dựa trên ý kiến của giáo viên hướng dẫn và các anh chị trong ban lãnh đạo, nhân viên CTCPHV cũng như điều kiện khảo sát của bản thân, người viết đề tài chọn kích thước mẫu ban đầu là 90.

2.2.2.3 Lập bảng câu hỏi và khảo sát

- Bảng câu hỏi:

Xin xem thêm phụ lục số 1. Các thông tin cá nhân liên quan đến đại diện người khảo sát của công ty khách hàng bao gồm: họ tên, số điện thoại, địa chỉ e-mail; thông tin về

doanh nghiệp cũng được đưa vào bảng câu hỏi theo thang đo danh xưng để đo lường sự khác biệt khi đánh giá tầm quan trọng của các yếu tố chính sách sản phẩm, giá cả, phân phối, chiêu thị. Bảng câu hỏi được thiết kế dựa trên sự tư vấn và góp ý của ban lãnh đạo, nhân viên phòng Kinh doanh của công ty và thầy hướng dẫn.

- Mục đích khảo sát:

Đánh giá thái độ và sự thỏa mãn của khách hàng của công ty Hòa Việt đối với hoạt động Marketing – mix thông qua 4 yếu tố: chính sách sản phẩm, giá, phân phối, chiêu thị. Từ đó, đánh giá khách hàng có hài lòng với những chính sách đó hay không?

Thông qua đánh giá của khách hàng có thể nhận biết những hạn chế còn tồn tại về hoạt động marketing – mix từ đó có thể tạo cơ sở sở đưa ra những giải pháp có tính khả thi và thực tế hơn nhằm hoàn thiện hoạt động marketing – mix của công ty.

2.2.2.4 Phương pháp thu thập thông tin

- Thu thập thông tin thứ cấp

Bao gồm tài liệu nội bộ lên quan đến giới thiệu công ty, sản phẩm/dịch vụ của công ty, các báo cáo tài chính các năm 2010, 2011, 2012, 2013 cũng như các tài liệu liên quan đến hoạt động kinh doanh và thực hiện marketing – mix của các bộ phận, phòng ban giai đoạn 2010 – 2013. Ngoài ra, còn thu thập thông tin qua kênh Internet.

- Thu thập thông tin sơ cấp

+ Phương pháp tiến hành khảo sát

Do điều kiện có hạn về thời gian và nguồn lực để khảo sát hết các khách hàng công nghiệp của công ty trên 3 miền Bắc – Trung – Nam nên với sự hỗ trợ của bộ phận Chăm sóc khách hàng của phòng Kinh Doanh và cá nhân người viết đề tài. Nghiên cứu thực hiện khảo sát theo 2 hình thức gồm 90 bảng câu hỏi:

Gửi e-mail có đính kèm bảng câu hỏi đến các công ty khách hàng của Hòa Việt. Gồm 75 bảng câu hỏi. Thông tin e-mail này được phòng Kinh Doanh CTCPHV cung cấp dựa trên danh sách thông tin khách hàng. Vì tính bảo mật nên bài nghiên cứu này không công bố.

Phỏng vấn trực tiếp 15 đại diện của các công ty công nghiệp là khách hàng của Hòa Việt.

Khảo sát được thực hiện trong 3 tuần.

+ Kết quả phản hồi khá khả quan như sau:

Bảng 2.18: Kết quả phản hồi bảng khảo sát


NỘI DUNG

Số lượng

Tỷ lệ %

Số bảng câu hỏi phát ra

90

100

Số bảng câu hỏi thu về

Phỏng vấn trực tiếp E-mail phản hồi

83

15

68

92,22

16,66

75,56

Trong đó số bảng câu hỏi hợp lệ

83

100

(Nguồn: Kết quả khảo sát điều tra của người viết đề tài)

~ 50 ~

Kết quả của các bảng phỏng vấn, những thông tin khác thu thập trong quá trình nghiên cứu và thời gian thực tập, cộng tác tại công ty là căn cứ thực tế để xác định cảm nhận của khách hàng về hoạt động marketing – mix của công ty.

+ Địa điểm khảo sát:

Gửi e-mail cho khách hàng của Hòa Việt trên 3 miền Bắc – Trung – Nam có địa chỉ e-mail và thông tin công ty rò ràng.

Phỏng vấn trực tiếp khách hàng đến giao dịch với Hòa Việt tại trụ sở chính của CTCPHV tại Khu phố 8, Phường Long Bình, Thành Phố Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai.

2.2.2.5 Phương pháp xử lý số liệu

Dữ liệu của 83 bảng câu hỏi hợp lệ được trả lời sẽ xử lý bằng phần mềm SPSS 16.0 for Windows.

Gồm: phân tích thống kê mô tả, kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, tính điểm trung bình.

Thang đo đánh giá các yếu tố tác động đến cảm nhận của khách hàng đối với hoạt động marketing – mix thông qua hai kỹ thuật chính:

Phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA và phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha. Phương pháp Cronbach’s Alpha dùng để đánh giá độ tin cậy của thang đo. Còn phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis, gọi tắt là phương pháp EFA) giúp chúng ta đánh giá hai loại giá trị quan trọng của thang đo là giá trị hội tụ và giá trị phân biệt.

Hệ số Cronbach’s Alpha được sử dụng để xác định độ tin cậy của thang đo, từ đó loại các biến không phù hợp. Các biến quan sát của những thang đo đạt độ tin cậy khi Cronbach’s Alpha chạy từ 0,6 đến 0,9 và hệ số tương quan biến - tổng > 0,3. Như vậy, các biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,3 được coi là không phù hợp sẽ bị loại khỏi thang đo.

Phương pháp phân tích nhân tố EFA thuộc nhóm phân tích đa biến phụ thuộc lẫn nhau (interdependence techniques), nghĩa là không có biến phụ thuộc và biến độc lập mà nó dựa vào mối tương quan giữa các biến với nhau (interrelationships). EFA dùng để rút gọn một tập k biến quan sát thành một tập F (Fhệ số KMO phải lớn hơn hoặc bằng 0,5 và nhỏ hơn hoặc bằng 1 (là chỉ số được dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố); điểm dừng khi trích các nhân tố có Eigenvalue ≥ 1; hệ số tải nhân tố Factor loading > 0,4 (là chỉ tiêu để đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của EFA.); thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích ≥ 50% (Thể hiện phần trăm biến thiên của các biến quan sát); kiểm định Bartlett

~ 51 ~

có ý nghĩa thống kê (Sig. < 0.05): Đây là một đại lượng thống kê dùng để xem xét giả thuyết các biến không có tương quan trong tổng thể.

2.2.2.6 Kết quả nghiên cứu

- Thông tin thống kê mẫu nghiên cứu định lượng

Qua 83 khách hàng doanh nghiệp phản hồi các dữ liệu được thống kê như sau:

+ Về quy mô doanh nghiệp của khách hàng:

Bảng 2.19: Quy mô hoạt động của công ty khách hàng


Quy mô doanh nghiệp

Tần suất

Tỷ lệ (%)

Doanh nghiệp nhỏ

16

19,28

Doanh nghiệp vừa

45

54,21

Doanh nghiệp lớn

22

26,51

Tổng

83

100

(Nguồn: Số liệu điều tra nghiên cứu)

Với câu hỏi “Công ty anh chị thuộc nhóm?”, qua bảng 2.19 ta thấy, khách hàng hiện nay của Hòa Việt (trong hoạt động nghiên cứu) chiếm cao nhất là doanh nghiệp vừa với 45 khách hàng tương đương 55,21%. Kế đến là doanh nghiệp lớn với 22 khách hàng chiếm 26,51% và thấp nhất là doanh nghiệp nhỏ chiếm tỷ lệ 19,28% với 16 khách hàng. Doanh nghiệp nhỏ và vừa họ tức họ là các tổ – cơ sở chế biến – gieo trồng – thu mua nguyên liệu thuốc lá, một phần là các công ty nguyên liệu thuốc lá có quy mô hoạt động tương đối rộng và đa phần họ là khách hàng mua dịch vụ gia công thuốc lá của Hòa Việt. Doanh nghiệp lớn là các công ty sản xuất thuốc điếu – khách hàng chính yếu của sản phẩm nguyên liệu thuốc lá qua chế biến của công ty. Số liệu trên phản ánh đúng tình hình thực tế về quy mô hoạt động của khách hàng doanh nghiệp vì hướng đi dịch vụ gia công và sản phẩm nguyên liệu qua chế biến là hai mặt hàng chủ lực của công ty và số lượng khách hàng cũng tương ứng với mục tiêu đó.

+ Về loại hình doanh nghiệp của khách hàng:

Bảng 2.20: Loại hình doanh nghiệp của công ty khách hàng


Loại hình doanh nghiệp

Tần suất

Tỷ lệ (%)

Doanh nghiệp (DN) có vốn đầu tư nước ngoài

5

6,02

Công ty tư nhân cổ phần TNHH

49

59,04

Doanh nghiệp Nhà nước

20

24,10

Không có tư cách pháp nhân

9

10,84

Tổng

83

100

(Nguồn: Số liệu điều tra nghiên cứu)

Với câu hỏi “Công ty anh chị là loại hình doanh nghiệp nào sau đây?”, qua bảng

2.20 ta thấy, công ty tư nhân cổ phần/trách nhiệm hữu hạn chiếm 59,04% với 49 khách hàng. Kế đến là doanh nghiệp nhà nước với 24,10% cùng 20 khách hàng, đây đa phần là các công ty thuốc điếu thuộc TCTTLVN. Thứ ba là không có tư cách pháp nhân, đa phần họ là cơ sở, tổ sản xuất thuốc lá nguyên liệu nhỏ lẻ hoặc các hộ nông dân gieo

~ 52 ~

trồng thu mua thuốc lá nguyên liệu với 9 khách hàng chiếm 10,84% và thấp nhất là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với 5 khách hàng chiếm 6,02%.

+ Về lĩnh vực hoạt động của công ty khách hàng:

Bảng 2.21: Lĩnh vực hoạt động của công ty khách hàng


Lĩnh vực hoạt động

Tần suất

Tỷ lệ (%)

Sản xuất thuốc lá điếu

23

27,71

Trồng trọt, thu mua nguyên liệu thuốc lá

13

15,66

Chế biến nguyên liệu thuốc lá

16

19,23

Tiêu thụ nguyên liệu thuốc lá

20

24,10

Hoạt động khác

11

13,30

Tổng

83

100

(Nguồn: Số liệu điều tra nghiên cứu)

Với câu hỏi “Đơn vị anh/chị hoạt động trong lĩnh vực”, qua bảng 2.21 ta thấy, chiếm cao nhất là sản xuất thuốc lá điếu với 23 khách hàng cùng 27,71%; tiêu thụ nguyên liệu thuốc lá với 20 khách hàng chiếm 24,10%,; thứ ba là chế biến nguyên liệu thuốc lá với 16 khách hàng chiếm 19,23%; tiếp đến là trồng trọt, thu mua nguyên liệu thuốc lá với 13 khách hàng chiếm 15,66%. Thấp nhất là hoạt động khác chiếm 13,30% với 11 khách hàng. Điều này hoàn toàn phù hợp vì khách hàng mua sản phẩm và dịch vụ hiện nay của Hòa Việt vẫn tập trung là các khách hàng hoạt động trong lĩnh vực trồng trọt – thu mua – chế biến nguyên liệu thuốc lá và sản xuất thuốc lá điếu. Cuộc nghiên cứu được khảo sát đa dạng khách hàng nhằm mang lại kết quả sát thực hơn.

- Xây dựng thang đo chính thức:

Thang đo được xây dựng với 15 biến quan sát sự cảm nhận của khách hàng về hoạt động marketing – mix của công ty. Sử dụng thang đo Likert với 5 mức độ. (Bảng câu hỏi khảo sát xem phụ lục 1)

Các yếu tố gồm 4 thành phần và 15 biến quan sát:

+ Về chính sách sản phẩm: được kí hiệu là SP được đo lường bằng 5 biến quan sát với các biến có mã số SP1, SP2, SP3, SP4, SP5.

+ Về chính sách giá cả: được kí hiệu là GC được đo lường bằng 3 biến quan sát với các biến có mã số GC1, GC2, GC3.

+ Về chính sách phân phối: được kí hiệu là PP được đo lường bằng 3 biến quan sát với các biến có mã số PP1, PP2, PP3.

+ Về chính sách chiêu thị: được kí hiệu là CT được đo lường bằng 4 biến quan sát với các biến có mã số CT1, CT2, CT3, CT4.

- Kết quả nghiên cứu của mô hình sử dụng thang đo

+ Kiểm định mô hình đo lường

Kiểm định Cronbach’s Alpha

Theo một số nhà nghiên cứu thì có thể kiểm định Cronbach’s Alpha trước sau đó mới đưa vào EFA hoặc ngược lại. Tuy nhiên, theo Nguyễn Đình Thọ, các nghiên cứu nên kiểm định Cronbach’s Alpha trước khi đưa vào phân tích nhân tố. Trong nghiên

~ 53 ~

cứu này đã tiến hành kiểm định độ tin cậy các thang đo thông qua các biến quan sát nhằm loại bỏ các biến không có ý nghĩa ra khỏi mô hình.

Về Cronbach’s Alpha nhân tố chính sách sản phẩm: Theo bảng 2.22, Cronbach’s Alpha nhân tố chính sách sản phẩm là 0,738 lớn hơn 0,60 cho nên thang đo này đạt tiêu chuẩn.

Về Cronbach’s Alpha nhân tố chính sách giá: Theo bảng 2.22, ta có Cronbach’s Alpha nhân tố chính sách giá là 0,770 lớn hơn 0,60 cho nên thang đo này đạt tiêu chuẩn.

Về Cronbach’s Alpha nhân tố chính sách phân phối: Theo bảng 2.22, ta thấy rằng hệ số Cronbach’s alpha = 0,784 lớn hơn 0,60 nên kiểm định thang đo đạt tiêu chuẩn.

Về Cronbach’s Alpha nhân tố chính sách chiêu thị: Theo bảng 2.22 Cronbach’s Alpha nhân tố chính sách sản phẩm là 0,804 lớn hơn 0,60 nên thang đo đạt tiêu chuẩn.

Hơn nữa, các biến có hệ số tương quan biến-tổng đều cao, phần lớn các hệ số này lớn hơn 0,3 và tất cả các giá trị Cronbach’s Alpha nếu loại biến đều nhỏ hơn Cronbach’s Alpha nên các biến này đều phù hợp, đạt được độ tin cậy. Thang đo hợp lệ.

Bảng 2.22: Kiểm định thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha


Biến quan sát

Trung bình thang đo nếu

loại biến

Phương sau thang đo nếu

loại biến

Tương quan biến tổng

Alpha nếu loại biến này

Thang đo CHÍNH SÁCH SẢN PHẨM (SP), Alpha = 0,738

SP1

13,02

6,390

0,527

0,682

SP2

13,61

6,728

0,411

0,726

SP3

13,39

6,557

0,517

0,686

SP4

13,66

6,812

0,507

0,692

SP5

13,20

5,726

0,552

0,672

Thang đo CHÍNH SÁCH GIÁ (GC), Alpha = 0,770

GC1

6,30

2,408

0,585

0,711

GC2

6,23

2,154

0,632

0,658

GC3

6,22

2,172

0,597

0,699

Thang đo CHÍNH SÁCH PHÂN PHỐI (PP), Alpha = 0,784

PP1

7,04

2,182

0,599

0,734

PP2

6,72

2,154

0,622

0,710

PP3

6,80

1,872

0,654

0,675

Thang đo CHÍNH SÁCH CHIÊU THỊ (CT), Alpha = 0,804

CT1

10,20

4,945

0,547

0,788

CT2

10,24

4,356

0,670

0,729

CT3

10,08

4,225

0,741

0,692

CT4

10,10

4,966

0,525

0,798

(Nguồn : phân tích Cronbach’s alpha bằng phần mềm SPSS 16.0– xem thêm phụ lục 2)

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/07/2022