Hoàn thiện hệ thống quản lý thành tích tại Công ty cổ phần Thương mại đầu tư HB - 1


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

----------


ĐINH THỊ MINH NGỌC


HOÀN THIỆN HỆ THỐNG QUẢN LÝ THÀNH TÍCH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI ĐẦU TƯ HB


LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

Hoàn thiện hệ thống quản lý thành tích tại Công ty cổ phần Thương mại đầu tư HB - 1

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

----------


ĐINH THỊ MINH NGỌC


HOÀN THIỆN HỆ THỐNG QUẢN LÝ THÀNH TÍCH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI ĐẦU TƯ HB


Ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 8.34 01 01


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN XUÂN TRUNG

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan: Luận văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Xuân Trung

Các số liệu, những kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận văn này trung thực và chưa từng được công bố trong các công trình nghiên cứu khác.

Hà Nội, ngày 15 tháng 08 năm 2021

Tác giả


Đinh Thị Minh Ngọc

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀN LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ THÀNH TÍCH NHÂN VIÊN TRONG TỔ CHỨC 8

1.1. Khái quát về hệ thống quản lý thành tích nhân viên 8

1.2. Vai trò của hệ thống quản lý thành tích nhân viên 11

1.3. Nội dung hệ thống quản lý thành tích nhân viên 12

1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống quản lý thành tích 32

Chương 2 : THỰC TRẠNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ THÀNH TÍCH NHÂN VIÊN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI ĐẦU TƯ HB 38

2.1. Khái quát về Công ty Cổ phần Thương mại đầu tư HB 38

2.2 Thực tiễn triển khai hệ thống quản lý thành tích nhân viên tại Công ty Cổ phần Thương mại đầu tư HB 45

2.3. Đánh giá chung về thực tiễn triển khai hệ thống quản lý thành

tích nhân viên tại Công ty Cổ phần Thương mại đầu tư HB 63

Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG QUẢN LÝ THÀNH TÍCH NHÂN VIÊN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI ĐẦU TƯ HB 67

3.1 Định hướng phát triển của Công ty Cổ phần Thương mại Đầu tư

HB 67

3.2 Các giải pháp được đề xuất 68

KẾT LUẬN 81

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 82

PHỤ LỤC 01 84


DANH MỤC BẢNG


Bảng 1.1. Phân bổ phiếu khảo sát theo Phòng/Ban 6

Bảng 2.1. Thực trạng nhân sự của Công ty đến 31/12/2020 42

Bảng 2.2. Thiết lập mục tiêu công ty Công ty Cổ phần Thương mại

đầu tư HB năm 2020 theo Bảng điểm cân bằng (BSC) 46

Bảng 2.3. Thực trạng phòng ban được thiết lập KPI cá nhân qua các năm 2018-2020 48

Bảng 2.4: Kế hoạch sản lượng theo tháng của Ban kinh doanh Thép

(dữ liệu nội bộ HBG) 48 - 49

Bảng 2.5. Bảng KPI của nhân viên kinh doanh (dữ liệu nội bộ HBG) 49

Bảng 2.6. Nhận thức về mục đích đánh giá thực hiện công việc của người lao động trong Công ty 51

Bảng 2.7. Cơ chế tính KPI của nhân viên Công ty Cổ phần Thương

mại đầu tư HB 52

Bảng 2.8. Quy tắc xếp hạng kết quả hoàn thành mục tiêu công việc hoặc KPI 52

Bảng 2.9. Xếp hạng kết quả năng lực cá nhân 55

Bảng 2.10. Bảng xếp loại thành tích nhân viên sau đánh giá năm 2019, 2020 56

Bảng 2.11. Kết quả đánh giá năng lực nhân viên, 2020 57

Bảng 2.12. Đánh giá về mức độ hợp lý của chu kì đánh giá 58

Bảng 2.13. Bảng trình tự và các thành viên hội đồng đánh giá 59

Bảng 2.14. Mức độ đồng tình của người lao động đối với lựa chọn cán

bộ đánh giá 59

Bảng 2.15. Mức độ đồng tình của người lao động trong phản hồi kết

quả đánh giá 60

Bảng 2.16. Mức độ đồng tình của người lao động trong sử dụng kết

quả đánh giá thực hiện công việc 62

Bảng 3.1. Bảng đề xuất thiết lập mục tiêu cấp công ty theo BCS cho năm 2021 và 2025 69

Bảng 3.2. Bảng thiết lập mục tiêu cá nhân 71

Bảng 3.3. Bảng đề xuất đánh giá thành tích vào tháng 6 hàng năm 73

Bảng 3.4: Bảng đề xuất việc kiểm soát thay đổi hoạch định thành

tích tháng 6 hàng năm 74

Bảng 3.5. Bảng đề xuất nội dung cần được thảo luận về kết quả đánh giá thành tích 77

Bảng 3.6. Kế hoạch phát triển năng lực cá nhân 78

DANH MỤC HÌNH


Hình 1.1. Hệ thống quản lý thành tích của nhân viên 13

Hình 1.2. Mô hình thẻ ghi điểm cân bằng 16

Hình 1.3. Quá trình quản trị theo mục tiêu 22

Hình 1.4. Ma trận 9 Ô GE-McKinsey 24

Hình 1.5: Các yếu tố tác động đến thành tích công việc 36

Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức của Công ty 41

Hình 2.2. Biểu đồ trình độ chuyên môn của đội ngũ nhân sự 43

Hình 2.1. Sơ đồ thiết lập mục tiêu Công ty Cổ phần Thương mại Đầu tư HB (Chính sách quản trị Nhân sự) 46

Hình 2.2. Đánh giá thành tích tại Công ty Cổ phần Thương mại đầu tư HB theo mô hình lưới 9 Ô 56

Hình 2.3. Đường biểu diễn sự phân bổ thành tích/hiệu suất điển hình tại các công ty thành công 58

Hình 3.1. Đo lường thành tích tiềm năng dựa trên sơ đồ cây giá trị 98

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Đánh giá nhân sự là một hoạt động quan trọng và luôn tồn tại trong tất cả các tổ chức. Đánh giá nhân sự thường được hiểu là sự đánh giá có hệ thống và chính thức tình hình thực hiện công việc của người lao động trong quan hệ so sánh với các tiêu chuẩn đã được xây dựng và thảo luận về sự đánh giá đó với người lao động (Nguyễn Ngọc Quân và Nguyễn Vân Điềm, 2012). Đánh giá nhân sự là một trong những công cụ hiệu quả nhất mà các tổ chức thường sử dụng để duy trì, thúc đẩy hiệu suất làm việc và nhằm đạt đến mục tiêu chiến lược của tổ chức. Ngoài ra, đánh giá nhân sự còn được sử dụng làm công cụ để củng cố và phát triển văn hóa, giá trị của tổ chức.

Đánh giá thực hiện công việc là một trong những nội dung quan trọng của quản lý nguồn nhân lực. Đó là sự đánh giá có hệ thống tình hình thực hiện công việc của người lao động trong so sánh với các tiêu chuẩn công việc đã được xây dựng và thảo luận, phản hồi với người lao động. Trong tổ chức, đánh giá thực hiện công việc phục vụ nhiều mục tiêu quản lý và tác động trực tiếp tới cả người lao động và tổ chức nói chung. Sử dụng hệ thống đánh giá thực hiện công việc một cách khoa học, hợp lý có ảnh hưởng lớn tới việc phát triển năng lực của người lao động và bầu không khí tổ chức.

Nhân tố then chốt liên quan đến thành công trong dài hạn của một tổ chức là khả năng đo lường mức độ thực hiện công việc của nhân viên. Đánh giá thực hiện công việc là một trong những công cụ hữu dụng nhất mà một tổ chức thường sử dụng để duy trì và thúc đẩy hiệu suất công việc nhằm đạt đến mục tiêu chiến lược của tổ chức. Đánh giá thực hiện công việc đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hành vi mà nhân viên thực hiện trên công việc nhất quán với chiến lược của công ty. Đánh giá thực hiện công việc còn là một công cụ được sử dụng để củng cố giá trị và văn hoá tổ chức. Trong khi tất cả chúng ta đều tập trung vào những tiến trình, thủ tục đánh giá chính thức thì tiến trình quản lý và đánh giá thực hiện công việc còn có thể tiến hành theo những cách không chính thức. Hầu hết các nhà quản lý đều giám sát cách thức làm việc của nhân viên và định lượng như thế nào đó để kiểm soát cách thức làm việc của nhân viên phù hợp với những yêu cầu của tổ chức. Họ đã tạo cho nhân viên những ấn tượng về giá trị tương đối của nhân viên đối với tổ chức và tìm kiếm cách thức để tối đa hoá sự đóng góp của từng nhân viên. Để việc đánh giá đạt hiệu quả cao, các nhà quản lý thường áp dụng cả hai hình thức đánh giá chính thức và không chính thức.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/06/2023