Tiền lương, tiền công là khái niệm xuất hiện từ lâu, đồng thời với quan hệ thuê và sử dụng lao động làm thuê. Tuy vậy, tiền lương, tiền công và đặc biệt vấn đề phân phối, QLTL, tiền công luôn là những vấn đề thời sự, là các chính sách lớn của chính phủ, được quan tâm rộng rãi trong xã hội, các tổ chức, các DN. Hoàn thiện QLTL trong các DN là yêu cầu cấp bách, nhằm làm cho tiền lương thực sự là động lực đối với NLĐ, là nhân tố của năng suất, là công cụ hữu hiệu của quản lý. Để thực hiện mục tiêu đặt ra là cung cấp những luận cứ khoa học, có tính hệ thống, làm cơ sở cho việc nghiên cứu thực trạng QLTL tại tập đoàn điện lực Việt Nam, chương 1 đã hoàn thành những nhiệm vụ sau:
- Hệ thống hoá và làm rõ về lý luận khái niệm, bản chất của tiền lương.
- Khái niệm quản lý tiền lương và các nội dung của Công tác QLTL trong DN, bao gồm: lập kế hoạch và quản lý QTL, quản lý Lmin, quản lý ĐMLĐ và ĐGTL, xây dựng quy chế quản lý và các hình thức phân phối tiền lương đến NLĐ.
- Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác QLTL.
- Những đặc trưng cơ bản trong QLTL của các tập đoàn kinh doanh điện lực khu vực và thế giới và những bài học kinh nghiệm cho QLTL tại tập đoàn điện lực Việt Nam
- Phân tích, chỉ rõ sự cần thiết khách quan phải hoàn thiện QLTL của các DN trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
Chương 2
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TIỀN
Có thể bạn quan tâm!
- Xây Dựng Quy Chế Và Quản Lý Các Hình Thức Phân Phối Tiền Lương
- Hoàn thiện công tác quản lý tiền lương trong ngành Điện lực Việt Nam - 7
- Kinh Nghiệm Qltl Của Điện Lực Trung Quốc
- Đặc Điểm Về Bộ Máy Làm Công Tác Quản Lý Tiền Lương
- Sản Lượng, Lao Động Và Lương Bình Quân Của Evn
- Về Phương Pháp Xác Định Đmlđ Tổng Hợp
Xem toàn bộ 273 trang tài liệu này.
LƯƠNG TRONG NGÀNH ĐIỆN LỰC VIỆT NAM (EVN)
2.1. VAI TRÒ, VỊ TRÍ CỦA ĐIỆN LỰC VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HÓA (CNH, HĐH)
Cách đây gần 1 thế kỷ, khi dự báo về mô hình của xã hội mới mà giai cấp vô sản các nước phải xây dựng, V.I. Lênin đã đưa ra công thức: CNCS bằng chính quyền Xô viết cộng với điện khí hoá toàn quốc. Lúc đó, ngay những người nhiệt thành nhất với sự nghiệp cách mạng XHCN, cũng khó nghĩ rằng, đây không chỉ là một dự báo, mà còn là mệnh lệnh - một mệnh lệnh mà, nếu không thực hiện được nó, CNCS chỉ là một giấc mơ đẹp. Chính vì vậy, ngành điện lực Nga đã đóng vai trò rất quan trọng (nếu không nói là có tính quyết định) đến sự tồn vong của nước Nga Xô Viết, đến sự củng cố, phát triển thành trì của CNXH, đến thắng lợi vĩ đại của Liên Xô trước sức mạnh của chủ nghĩa phát xít. Có thể nói, ngành điện lực Xô Viết không nhờ chọn lựa thể chế Xô Viết để phát triển, mà chính thể chế Xô Viết đã chọn lựa ngành điện lực, mở đầu cho một quá trình tồn tại và phát triển của nó.
Có thể tóm tắt vai trò của ngành điện lực cho toàn bộ quá trình phát triển của nền KTQD nói chung và thời kỳ CNH, HĐH nói riêng như sau:
Một là, Điện là đầu vào không thể thiếu của các ngành công nghiệp và rộng hơn, của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Sử dụng máy cơ khí là đặc trưng tiêu biểu của các ngành công nghiệp. Năng lượng cần thiết cho các máy động lực trong công nghiệp có thể là xăng dầu, than…nhưng phổ biến vẫn là điện.
Trong điều kiện nền kinh tế mới ở giai đoạn đầu của thời kỳ phát triển như Việt Nam, các chuyên gia đã dự báo rằng, có tới trên 300 sản phẩm, dịch vụ phản ứng tức thì với sự thay đổi giá điện và khoảng 1000 loại sản phẩm, dịch vụ khác chịu ảnh hưởng dây chuyền của sự thay đổi giá này. Vì vậy, khi tính toán chính sách giá điện ở từng thời kỳ, chính phủ các nước đều đặc biệt
thận trọng khi phân tích những mỗi quan hệ phức tạp trên.
Hai là, Điện là ngành cung cấp loại dịch vụ có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của nhân dân, đến phúc lợi xã hội. Điện phát triển sẽ lại là điều kiện để phát triển tiêu dùng các dịch vụ cao cấp hơn như phim ảnh, truyền hình, Internet... Như vậy, một mặt, điện là loại dịch vụ tiêu dùng cuối cùng, nhưng tự nó lại là nhân tố thúc đẩy các nhu cầu tiêu dùng khác ở trình độ văn hoá cao hơn. Theo các nhà kinh tế, cứ tiêu dùng tăng 1% thì GDP tăng theo mô hình số nhân lớn hơn nhiều lần 1%. Chính vì vậy điện là nhân tố quan trọng tạo ra chất lượng cuộc sống của con người trong xã hội. Không có điện thì không có CNH, HĐH.
Ba là, An ninh năng lượng mà trước hết là năng lượng điện là nhân tố quan trọng bảo đảm an ninh quốc phòng và an ninh chính trị. Nếu xẩy ra mất điện thì thiệt hại rất lớn. Thường xã hội phải trả 0,5 1 USD cho 1 kwh bị thiếu hụt. Mất điện làm tê liệt các hoạt động thông tin liên lạc, điều hành quản lý xã hội, xử lý các thông tin có liên quan đến an ninh quốc gia.
Bốn là, Điện là một ngành công nghiệp có đóng góp rất lớn vào GDP. Điện không chỉ cung cấp năng lượng cho các ngành công nghiệp khác mà bản thân nó đã chiếm 3 5% GDP. Thời kỳ CNH, nhu cầu điện năng tăng rất nhanh, thường lớn hơn từ 1,5 2 lần mức tăng GDP. Vì vậy, sản xuất và cung ứng điện trở thành yêu cầu bức xúc của tất cả các quốc gia trong quá trình phát triển.
Tóm lại, về vị trí, Điện lực là lực lượng sản xuất nòng cốt, thường phải đi tiên phong, vừa thực hiện CNH vừa phục vụ CNH; vừa là điều kiện tiền đề, vừa là nhân tố thúc đẩy CNH và đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển bền vững của KTXH. Vì thế, chính sách xây dựng, quản lý và phát triển ngành điện có liên quan đến nhiều chính sách lớn của quốc gia.
2.2. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN TRONG SXKD CỦA EVN CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TIỀN LƯƠNG
2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Điện lực Việt nam
Điện lực Việt Nam ra đời vào tháng 8 năm 1954, kế thừa di sản do người Pháp để lại, với công suất toàn hệ thống không quá 100 MW và sản lượng điện khoảng 180 MWh/năm. Ngay sau khi thành lập, Điện lực Việt nam đã bắt tay cải tạo phục hồi các cơ sở do Pháp để lại, đồng thời xây dựng đề án, thành lập các Nhà máy phát điện với qui mô lớn hơn như: Việt Trì, Thái Nguyên, Uông Bí, Thác Bà. Từ 1954 – 1975, EVN đã từng bước trưởng thành, phục vụ đắc lực cho công cuộc cải tạo, xây dựng cơ sở vật chất của CNXH ở miền Bắc và hậu thuẫn cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
- 1975 - 1990: Điện lực được khẳng định là nền tảng hạ tầng kỹ thuật của KTQD. Trong đường lối phát triển KTXH, ''điện phải đi trước một bước'' nên được ưu tiên giành những nguồn đầu tư lớn cho việc xây dựng mới, phát triển hệ thống. Nhiều nhà máy điện lớn đã được xây dựng: Hoà Bình, Trị An, Phả Lại,... Đặc biệt đã hình thành lưới truyền tải, phân phối điện thống nhất trong cả nước.
Sau 1990, nhằm hỗ trợ mạnh mẽ cho quá trình đổi mới cơ chế quản lý và cơ cấu nền kinh tế theo hướng KTTT, EVN đã có những bước tiến vượt bậc trên cả 3 mặt:
- Về tổ chức và quản lý, theo quyết định số 562-TTg ngày 10/10/1994 của Thủ tướng Chính phủ, Tổng Công ty Điện lực Việt Nam (EVN) được thành lập và hoạt động thống nhất trên phạm vi cả nước. EVN được định hướng phát triển thành tập đoàn Kinh doanh đa lĩnh vực, trong đó SXKD điện là trung tâm.
- Về quy mô, SXKD đã tăng trưởng nhanh, đáp ứng kịp thời nhu cầu điện cho sản xuất và sinh hoạt, đã xây dựng được hệ thống truyền tải 500 kV
Bắc Nam, điều hoà thống nhất công suất phát ở cả ba miền. Nếu năm 1990 công suất các nhà máy của cả hệ thống đạt 2.500 MW thì năm 2002 là 8.500MW (tăng 3,4 lần, bình quân mỗi năm tăng tù 9 – 12%); so với năm 1954 đã tăng 85 lần;…Đây là mức tăng khá so với các nước đang phát triển trong khu vực. Khối lượng các đường dây và dung lượng trạm biến áp truyền tải và phân phối điện tăng hơn 4 lần so với 1990, trong đó đường dây từ chiều dài là 43.000 km năm 1990 tăng lên thành 170.000 km/năm 2002 (tăng 3,9 lần). Công suất các trạm biến áp từ 10.000 MVA năm 1990 lên 40.000 MVA năm 2002. Tỷ lệ tổn thất điện năng (từ 25,68% năm 1990 xuống còn 12,5 % năm 2006, tức mỗi năm giảm gần 1 %). Việc cung ứng điện cho vùng sâu, vùng xa và phân phối điện đến nông thôn, đã được thực hiện khá thành công. Tính đến 31/12/2006 điện lưới Quốc gia đã bao phủ tới 64 tỉnh, thành phố cả nước. 100% các huyện đã có điện lưới, hoặc điện tại chỗ, 94,63% số hộ dân ở Việt Nam có điện sử dụng, cao hơn một số quốc gia trong khu vực có trình độ công nghệ và mức thu nhập tương ứng hoặc thậm chí cao hơn.
- Cơ chế quản lý đã được cải cách từng bước theo yêu cầu của nền KTTT, vừa nhằm nâng cao hiệu quả SXKD điện, vừa thực hiện tốt nhất nhiệm vụ chính trị mà chính phủ đặt ra cho ngành. Theo đó, mấy năm gần đây, EVN đang nỗ lực cải cách về cả mô hình, cơ chế quản lý và cơ cấu SXKD nhằm hạn chế những mặt trái của 1 DN độc quyền. Quản lý lao động và tiền lương cũng được đặt trong các nỗ lực cải cách đó.
Hiện EVN quản lý 14 nhà máy điện lớn với tổng công suất 8.516 MW, chiếm 86,36% công suất đặt toàn ngành, sản xuất lượng điện (2005) đạt 46,9 Tỷ kWh chiếm 86,43% sản lượng điện toàn hệ thống.
Cũng cần nhấn mạnh thêm: Bên cạnh những nỗ lực chủ quan của ngành điện, Sự phát triển của KTXH, những ưu đãi về chính sách của Nhà nước
71
cùng với các điều kiện tự nhiên, moi trường, địa lý…đã thạo cho ngành điện nhiều cơ hội thuận lợi: i. Kinh tế phát triển nhanh đã tạo ra cầu lớn về điện năng, bình quân gấp đôi tăng trưởng GDP (15 – 18%/năm); ii. Các nguồn tài nguyên phục vụ cho phát triển điện năng (than, dầu khí, thủy năng…) còn tiềm tàng; iii. Khả năng huy động các nguồn tài chính trong và ngoài nước ngày càng thuận lợi.
2.2.2. Đặc điểm cơ bản về SXKD có ảnh hưởng đến công tác QLTL của EVN
2.2.2.1. Đặc điểm về sản phẩm
Điện năng là hàng hoá đặc biệt, sản xuất và tiêu thụ được diễn ra đồng thời, không có tồn kho như các hàng hoá khác. Điện năng không thể sờ mó được và là yếu tố “đầu vào” của các ngành kinh tế khác.
Điện năng chỉ trở thành hàng hoá khi được người tiêu dùng sử dụng. Sản lượng điện được người tiêu dùng sử dụng và trả tiền gọi là sản lượng điện thương phẩm. Còn điện năng được sản xuất tại các nhà máy được gọi là sản lượng điện phát. Thông thường, sản lượng điện phát lớn hơn sản lượng điện thương phẩm do những tổn hao trong quá trình truyền dẫn từ nơi sản xuất đến hộ tiêu dùng. Điện năng sản xuất ra mà không được tiêu dùng để chuyển hoá thành các dạng năng lượng khác theo yêu cầu của sản xuất và đời sống thì sẽ bị lãng phí toàn bộ. Điều đó hàm ý rằng, trong quản lý ngành điện cũng như QLTL ngành điện phải hết sức chú tới chỉ tiêu sản lượng điện thương phẩm. Việc hạch toán chi phí lao động tiền lương cần gắn liền với chỉ tiêu này nhất là đối với nền kinh tế còn thiếu cung về năng lượng như Việt nam.
2.2.2.2. Đặc điểm về công nghệ sản xuất
Quá trình SXKD điện xảy ra theo dây chuyền: Phát điện - truyền tải -
72
phân phối. Trên dây chuyền đó, đòi hỏi mỗi cá nhân, tổ chức tham gia phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình, quy phạm kỹ thuật, an toàn điện. Toàn bộ quá trình đó được xẩy ra tức thời và rộng khắp trong cả nước trên các thiết bị có công nghệ hiện đại, có tính tự động hoá rất cao, cho nên luôn luôn phải thực hiện chính xác các lệnh điều độ của các Trung tâm điều độ hệ thống điện miền, tỉnh, thành phố và Quốc gia. Nếu để xẩy ra một sai sót nhỏ sẽ dẫn đến việc gây ra sự cố mất điện từ phạm vi hẹp (khu vực, tỉnh, huyện xã) cho đến phạm vi miền và cả nước, làm thiệt hại lớn đến KTXH. Đặc điểm này cho thấy, phân công và sử dụng lao động phải đáp ứng tính hệ thống, sự phối hợp nhịp nhàng của cả dây chuyền và bảo đảm cho việc sản xuất, truyền tải, phân phối và tiêu dùng điện như một dòng chảy liên tục, có hiệu quả.
2.2.2.3. Đặc điểm về tổ chức vận hành và bảo dưỡng hệ thống
Trong vận hành hệ thống, yêu cầu đặt ra là phải bảo đảm cung ứng điện cho các nhu cầu KTXH một cách an toàn, liên tục với chất lượng điện năng cao. Đây là bài toán khó của EVN xét trong bối cảnh hầu hết các thiết bị được vận hành liên tục 24/24 tất cả các ngày trong năm. Thậm chí có nhiều thiết bị thường xuyên phải vận hành trong điều kiện quá tải. Tình hình trên có nhiều nguyên nhân, trong đó bao trùm là nhu cầu về phụ tải tăng rất nhanh, vượt xa khả năng đáp ứng của EVN…Mà thiết bị điện thì cũng như mọi máy móc khác đều phải bảo dưỡng, đại tu sau một thời gian đưa vào sử dụng. Không chỉ có vậy, công tác cải tạo, đầu tư nâng cấp các tuyến đường dây, các trạm biến áp truyền tải…đáp ứng nhu cầu phụ tải cũng được đặt ra một cách thường xuyên.
Nói như vậy, có nghĩa là, song song với nhiệm vụ QLVH theo đúng quy trình, quy phạm, EVN còn phải thường xuyên thực hiện nhiệm vụ đại tu, cải tạo, đầu tư xây dựng, nâng cấp các thiết bị hiện có…(gọi tắt là Đại tu, XDCB). Đây là các công việc có tính chất công nghiệp, được hạch toán riêng
73
theo từng công trình/hạng mục công trình, có ĐMLĐ riêng biệt và chi phí nhân công được dự toán theo ĐGTL riêng biệt.
Do đặc thù của ngành, khi thiết bị trên lưới cần phải đại tu (thường phải tranh thủ lúc thấp điểm mới tách được, thời gian tách thiết bị để đại tu rất ngắn, đại tu trong điều kiện các thiết bị xung quanh vẫn còn mang điện…) thì chính lực lượng LĐ đang vận hành thiết bị đó thực hiện là có hiệu quả nhất. Bởi vì, họ là người nắm chắc nhất lý lịch thiết bị, hiểu rõ sơ đồ kết dây, thông thạo các biện pháp an toàn và quan trọng hơn, họ có thể xử lý nhanh để trả lưới về vận hành đúng yêu cầu của điều độ hệ thống.
Đặc điểm này đòi hỏi trong quá trình hoàn thiện QLTL ngành điện nói chung, không chỉ xem xét các vấn đề liên quan đến tiền lương SXKD điện (vốn được các cơ quan Quản lý nhà nước thẩm định, phê duyệt) mà còn phải quan tâm đến phần chi phí nhân công trong các công trình đại tu, XDCB.
2.2.2.4. Đặc điểm về quan hệ cung cầu và bài toán đầu tư ngành điện
Thị trường hàng hoá điện ở Việt nam hiện chưa có dấu hiệu bão hoà. Vì vậy, thế mạnh độc quyền bán vẫn chi phối các quan hệ mua, bán trên thị trường, và do đó, chi phối hành vi ứng xử trong quản lý và điều hành của ngành điện. Tính quy luật chung của độc quyền bán là, chi phí có xu hướng tăng, trong đó có cả chi phí về nhân lực và tiền lương. Việc kiểm soát chi phí là một bài toán khó, vì thị trường tiêu thụ buộc phải chấp nhận giá, kể cả khi nhà nước cố gắng giữ vai trò điều tiết về giá.
Mặt khác, quan hệ cung cầu về điện năng còn biểu hiện thông qua sự mất cân đối lớn giữa giờ cao điểm và thấp điểm trong ngày. Hơn 70% sản lượng điện thương phẩm là phục vụ các nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của nhân dân. Điều này làm cho nhu cầu tiêu thụ điện vào giờ cao điểm (18 giờ - 22 giờ hàng ngày) tăng vọt so với các thời gian còn lại trong ngày. Tức là, sản lượng điện của một nhà máy nào đó, có thể chỉ sử dụng trong giờ cao điểm, còn lại