Hoàn thiện công tác quản lý tiến độ thực hiện dự án thủy điện sông Bung 4 - 13


nội dung quan trọng góp phần thúc đẩy tiến độ GPMB trong thực hiện dự án đầu tư xây dựng.

Sử dụng đất là một phần của các dự án đầu tư xây dựng, cần tách GPMB thành tiểu dự án độc lập và do địa phương thực hiện. Theo hướng này chủ dự án cần bàn giao thiết kế dự án cho địa phương sớm để họ có cơ sở chủ động để triển khai công tác GPMB. Cuộc họp xem xét thông qua báo cáo giữa kỳ, cuối kỳ của tư vấn thiết kế cần mời đại diện các địa phương trong phạm vi dự án tham gia. Để tăng cường phối hợp hai bên, cơ quan điều hành dự án (EVN) cần cử đại diện tham gia Hội đồng đền bù của địa phương.

- Đối với Người dân vùng dự án: Tái định cư cho công trình thủy điện Sông Bung 4 là một vấn đề quan trọng, ảnh hưởng lớn đến đời sống của hàng trăm hộ dân, trong đó chủ yếu là đồng bào các dân tộc Cơ Tu. Nếu thực hiện không tốt có thể gây ra nhiều hậu quả xã hội hết sức phức tạp. Cần xây dựng chính sách chung, thống nhất về di dân tái định cư các công trình thủy điện, thủy lợi trong cả nước, trên cơ sở coi trọng công tác kiểm tra, giám sát, xử lý kịp thời các sai phạm. Thực hiện nguyên tắc công khai, dân chủ, minh bạch, chính xác, công bằng và kịp thời trong thống kê, áp giá, đền bù các hộ dân. Nói một cách khác, chính sách mới cần dựa trên cách tiếp cận trao quyền cho người dân, thay vì việc đáp ứng đơn thuần các nhu cầu thiết yếu của họ. Đây là một cách tiếp cận mới, có thể còn xa lạ với tư duy cũ theo lối chỉ đạo, lập kế hoạch từ trên xuống dưới trong công tác tái định cư, nhưng là một hướng đi cần tìm tòi, thử nghiệm. Do đó, nâng cao hiệu quả công tác tái định cư cho công trình thủy điện Sông Bung 4 là một đòi hỏi bắt buộc và bức thiết hiện nay. Trước mắt, tập trung vào một số nội dung:

+ Phân cấp mạnh và trao quyền cho các cấp cơ sở, nhất là cấp huyện, thị, gắn với việc nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ quy hoạch và cán bộ trực tiếp làm công tác di dân, tái định cư vốn còn rất thiếu kinh nghiệm thực tiễn và chuyên môn. Bộ máy quản lý dự án di dân, tái định cư thủy điện phải đề cao trách nhiệm, gắn bó sâu sát, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của nhân dân để kịp thời xử lý, tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn phát sinh trong quá trình thực hiện ở cơ sở, bảo


đảm tiến độ di dân, tái định cư vận hành theo hướng đồng bộ, thống nhất.

+ Trong quá trình lập kế hoạch di dân, tái định cư nên khuyến khích các hình thức di dân không tập trung theo phương thức xen ghép, tự nguyện nhằm hạn chế sức ép về đất đai tập trung, nâng cao khả năng tự điều chỉnh, phục hồi nhanh cuộc sống của các hộ dân sau tái định cư, hạn chế những xung đột về văn hóa và phong tục tập quán giữa các cộng đồng. Thực hiện làm điểm khu tái định cư, lựa chọn thiết kế nhà ở và kết cấu hạ tầng cho người dân; khuyến khích các hộ tái định cư tự lập phương án sản xuất theo quy hoạch phê duyệt. Phương thức Nhà nước hỗ trợ vận chuyển, san ủi nền, nhân dân tự tháo dỡ nhà cũ, lắp dựng tại nơi ở mới theo sở thích, nguyện vọng là một cách làm phù hợp.

+ Tăng cường công tác dân vận nhằm tạo ra sự đồng thuận của đồng bào các dân tộc đối với chủ trương, chính sách tái định cư. Mỗi cộng đồng dân tộc có những thói quen, lối sống, tập tục canh tác khác nhau, thậm chí ngay trong một cộng đồng, khả năng nhận thức và tác động của việc tái định cư cũng khác nhau giữa các tầng lớp, thế hệ người. Bởi vậy, chính sách tái định cư không thể đồng nhất trong một tổng thể mà phải có các chính sách hết sức cụ thể cho từng đối tượng. Đối với các dự án thủy lợi, thủy điện lớn, tiến hành nghiên cứu xã hội học kỹ lưỡng, nắm vững nhu cầu, tâm tư, nguyện vọng, phong tục, lối sống, thực trạng đất đai và sinh kế của các dân tộc, các hộ gia đình bị ảnh hưởng, nhằm tránh đưa ra những quyết sách về di dân, tái định cư duy ý chí, vội vàng, thiếu khoa học.


KẾT LUẬN


Quản lý dự án là một trong số phương pháp quản lý tiên tiến ngày càng khẳng định vai trò vị trí của mình trong hệ thống quản trị chung của các Ban quản lý dự án. Thời gian thực hiện dự án phụ thuộc vào thời gian của mỗi công viêc, ràng buộc của công việc và liên kết giữa các công việc. Mỗi công việc cụ thể sẽ được thiết lập thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc và khoảng thời gian thực hiện công việc. Dựa vào biểu đồ Gantt các nhà quản lý dự án có thể điểu chỉnh thời gian, tối ưu tiến độ của cả dự án cho phù hợp với yêu cầu dự án ban đầu. Thực tế cho thấy, nguyên nhân góp phần cho sự phát triển vươn lên của Ban quản lý dự án thuỷ điện Sông Bung 4 trong thời gian qua chính là nhờ Ban lãnh đạo Ban quan tâm công tác quản trị dự án, đã triển khai một cách cơ bản công tác kiểm soát tiến độ thực hiện dự án. Tuy nhiên việc quản lý dự án của Ban chưa thực hiện đầy đủ các chức năng của quản trị dự án, chưa khai thác và sử dụng hết công cụ kỹ thuật quản lý dự án nhằm góp phần giám sát, kiểm soát dự án và thoả mãn các bên tham gia. Đề tài góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề có liên quan, khắc phục các hạn chế và đã hoàn thành các nhiệm vụ sau:

- Hệ thống hóa các vấn đề cơ bản về quản lý dự án nói chung và quản lý tiến

độ thực hiện dự án nói riêng trong công tác quản lý dự án thuỷ điện Sông Bung 4;

- Phân tích tổng quan và thực trạng công tác quản tiến độ dự án thuỷ điện Sông Bung 4. Phân tích những kết quả đạt được và một số hạn chế trong quá trình quản lý tiến độ thực hiện dự án;

- Đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác lập kế hoạch tiến độ, trong quá trình giám sát, kiểm soát tiến độ. Và đặc biệt là giải pháp về tăng cường mối liên kết giữa các đối tượng hữu quan đồng hành cùng tiến trình thực hiện dự án. Các giải pháp đề xuất được minh họa qua dự án thuỷ điện Sông Bung 4 đã và đang thi công.

Để trở thành Ban quản lý dự án chuyên nghiệp hàng đầu của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, việc đi sâu áp dụng phương pháp, công cụ quản lý dự án hiện đại là


nhiệm vụ hoàn toàn khả thi với đội ngũ cán bộ có trình độ đồng hành cùng sự phát triển của công nghệ thông tin.

Mục đích đề tài nghiên cứu là tổng kết kinh nghiệm và góp phần làm sáng tỏ về mặt lý luận trong việc sử dụng những kiến thức quản lý dự án và phân tích chuyên sâu về quản lý tiến độ dự án để tổ chức tốt quá trình thực hiện các dự án ở Quảng Nam nói riêng và khu vực Miền Trung nói chung. Tuy nhiên, với phạm vi nghiên cứu hẹp nên không tránh khỏi những thiếu sót, tác giả rất mong nhận được các góp ý để tiếp tục bổ sung và hoàn thiện đề tài này./.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Eric Verzuh, MBA trong tầm tay _ Chủ đề Quản lý dự án, NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh, năm 2008.

2. Erling S Andersen, Kristoffer V Grude và Tor Haug, Quản lý dự án theo mục tiêu, sách chuyên ngành do Nhóm dự án Ban quản lý dự án thuỷ điện 3 dịch thuật, tháng 12/2002.

3. Bùi Mạnh Hùng, Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội-2006.

4. Nhóm biên soạn: TS.Nguyễn Thanh Liêm, ThS.Đoàn Thị Liên Hương, Ths.Nguyễn Văn Long, Quản trị dự án, HXB Tài chính.

5. PGS.TS. Nguyễn Trường Sơn (2007-2010), Tài liệu giảng dạy Quản trị dự án Cao học QTKD khóa 10 (2007-2010).

6. Chính phủ, Nghị định ban hành quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức, số 131/2006/NĐ-CP, ngày 9/11/2006.

7. Bộ Kế hoạch đầu tư, Sổ tay hỗ trợ thực hiện dự án do ADB tài trợ tại Việt Nam, tháng 9/2004.

8. Bộ Kế hoạch đầu tư, Cẩm nang hướng dẫn chuẩn bị và thực hiện dự án nguồn vốn ODA do ADB tài trợ tại Việt Nam, tháng 9/2009.

9. Liên sở Tài chính-Xây dựng tỉnh Quảng Nam, Thông báo giá các quý trong năm của các năm 2007, 2008.

10. Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc hội nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.

11. Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 4 nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam

12. Nghị định 209/2004/NĐ-CP ngày 06/12/2004 về quản lý chất lượng công trình.

13. Nghị định 16/2005/NĐ-CP; 112/2006/NĐ-CP; 99/2007/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng.

14. Ngân hàng phát triển châu Á, Hướng dẫn sử dụng tư vấn đối với ngân hàng phát triển Châu Á và các bên vay vốn, tháng 2/2007.

15. Ngân hàng phát triển châu Á, Hướng dẫn về mua sắm, tháng 2/2007.

16. Ngân hàng phát triển châu Á, Hướng dẫn sử dụng tư vấn đối với ngân hàng phát triển châu Á và các bên vay vốn, tháng 2/2007.

17. Ngân hàng phát triển châu Á: Website http://www.adb.org.vn

18. Ban quản lý dự án thuỷ điện Sông Bung 4, Các báo cáo năm 2008, 2009, 2010

TÊN NHÀ THẦU CHỦ ĐẦU TƯ TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM EVN ĐẠI DIỆN CHỦ 1


TÊN NHÀ THẦU


CHỦ ĐẦU TƯ: TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM - EVN

ĐẠI DIỆN CHỦ ĐẦU TƯ: BAN QLDA THỦY ĐIỆN SÔNG BUNG 4 – ASB4


CÔNG TRÌNH:...........................................................


NHẬT KÝ THI CÔNG

Quyển số: ..........


Hạng mục : ..........................................................................

Gói thầu :..........................................................................

Địa điểm :..........................................................................

Đơn vị thiết kế :..........................................................................

Đơn vị giám sát :..........................................................................

Đơn vị thi công :..........................................................................


Dùng cho trang bìa ngoài


TÊN NHÀ THẦU


CHỦ ĐẦU TƯ: TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM - EVN

ĐẠI DIỆN CHỦ ĐẦU TƯ: BAN QLDA THỦY ĐIỆN SÔNG BUNG 4 – ASB4


CÔNG TRÌNH:...........................................................


NHẬT KÝ THI CÔNG

Quyển số: ..........


Công trình :...........................................................................

Hạng mục : ..........................................................................

Gói thầu :..........................................................................

Địa điểm :..........................................................................

Đơn vị thiết kế:..........................................................................

Đơn vị giám sát :..........................................................................

Đơn vị thi công :..........................................................................

Ngày khởi công (hợp đồng/thực tế): ......................................................

Ngày hoàn thành (hợp đồng/thực tế):…………….............................


Dùng cho trang bìa trong


Nhật ký này có ......... trang, đánh số thứ tự từ 01 đến ...... và có đóng dấu giáp lai của ………………………………………………………………….

Nhà thầu

Ký tên và đóng dấu


Phần I : Các TƯ LIệU TổNG HợP



Tên công trình: ..............................................................................................

Tên hạng mục: ...............................................................................................

Tên gói thầu: ................................................................................................. Tên cơ quan phê duyệt thiết kế BVTC: .........................................................

Tên cơ quan lập thiết kế BVTC: ……............................................................

Tên chủ nhiệm thiết kế:..................................................................................

Khởi công theo hợp đồng ngày ................................. Thực tế ngày...............

Bàn giao theo hợp đồng ngày ....................... ............ Thực tế ngày..............

Họ tên chỉ huy trưởng công trường: ..............................................................


Danh sách cán bộ TƯ VấN giám sát



TT


Họ và tên


Trình độ

đào tạo


Chức vụ

Thời gian bắt đầu tham gia

giám sát

Thời gian kết thúc tham gia

giám sát


Ghi chú








Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Danh sách cán bộ kỹ thuật



TT


Họ và tên


Trình độ

đào tạo


Chức vụ

Thời gian bắt đầu tham gia

XDCT

Thời gian kết thúc tham gia

XDCT


Ghi chú








..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/11/2022