Phân Tích Mối Quan Hệ Giữa Tài Sản Và Nguồn Vốn

+ Cột tỷ trọng (cột L, O): phản ánh sự thay đổi đó đóng góp bao nhiêu % vào sự thay đổi chung của tổng tài sản.

- Bằng việc xem xét bảng phân tích trên, các nhà quản lý sẽ thấy được những đặc trưng trong cơ cấu tài sản của Tập đoàn, xác định được tính hợp lý của việc sử dụng (đầu tư) vốn. Từ đó ra quyết định đầu tư vào loại tài sản nào là thích hợp, đầu tư vào thời điểm nào; xác định được việc gia tăng hay cắt giảm hàng tồn kho cũng như lưu trữ hàng tồn kho hợp lý trong từng thời kỳ để vừa đáp ứng nhu cầu sản xuất

– kinh doanh, vừa không làm tăng chi phí tồn kho,….


1.2.3.1.2 Phân tích quy mô, cơ cấu của nguồn vốn

Việc phân tích quy mô, cơ cấu của nguồn vốn được thực hiện tương tự như phân tích cơ cấu tài sản. Nhà phân tích cũng cần phải tính và so sánh: sự tăng giảm về giá trị tuyệt đối và tương đối của các khoản mục nguồn vốn, sau đó lập thành bảng như sau:

Bảng 02: Bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn



Chỉ tiêu

Cuối năm

Cuối năm N so với cuối năm

N-2

N-1

N

N-2

N-1

Số

tiền

Tỷ

trọng

Số

tiền

Tỷ

trọng

Số

tiền

Tỷ

trọng

Số

tiền

Tỷ

lệ

Tỷ

trọng

Số

tiền

Tỷ

lệ

Tỷ

trọng

A

B

C

D

E

G

H

I

K

L

M

N

O

A. Nợ phải trả

I.Nợ ngắn hạn













B. Vốn chủ sở hữu

I. Vốn chủ sở hữu

- Vốn chủ sở hữu

…………..













Tổng số nguồn vốn













Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Hoàn thiện công tác lập và phân tích báo cáo tài chính hợp nhất ở Việt Nam - 4

Đồng thời, qua bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn, ta cũng cần chú ý các chỉ tiêu sau:

- Hệ số nợ so với vốn chủ sở hữu (Đòn bẩy tài chính): phản ánh khả năng trả các khoản nợ của Tập đoàn bằng vốn chủ sở hữu. Trị số này càng cao càng chứng tỏ mức độ phụ thuộc của Tập đoàn vào chủ nợ càng lớn, mức độ độc lập về mặt tài chính càng thấp.

Đòn bẩy

tài chính

=

Nợ phải trả

=

Nợ phải trả

Vốn chủ sở hữu

Tài sản thuần + Lợi ích của cổ đông thiểu số

Theo nguyên tắc lập báo cáo tài chính hợp nhất, lợi ích của cổ đông thiểu số

được ghi trong mục vốn chủ sở hữu nhưng không được xem là vốn chủ sở hữu. Tài sản thuần của Tập đoàn = Tổng tài sản – Nợ phải trả - Lợi ích của cổ đông thiểu số. Song để tính toán chỉ số đòn bẩy tài chính chính xác hơn, thể hiện rõ tình trạng nợ của Tập đoàn, cần phải tính lợi ích cổ đông thiểu số vào vốn chủ sở hữu.

- Hệ số nợ so với tổng nguồn vốn


Hệ số nợ so với tổng nguồn vốn

=

Nợ phải trả

Tổng nguồn vốn

Chỉ tiêu này thể hiện trong 1 đồng vốn tài trợ tài sản của Tập đoàn thì có mấy đồng phải trả.

- Hệ số tài trợ:


Hệ số tài trợ

=

Vốn chủ sở hữu

Tổng nguồn vốn

Trong đó: Vốn chủ sở hữu bao gồm cả lợi ích của cổ đông thiểu số.

Hệ số này thể hiện mức độ độc lập của Tập đoàn về vốn, cứ 1 đồng vốn tài trợ tài sản của Tập đoàn thì có bao nhiêu đồng là vốn chủ sở hữu.

Nếu các chỉ tiêu hệ số nợ so với vốn chủ sở hữu, hệ số nợ so với tổng nguồn vốn quá cao (tức là Tập đoàn nợ quá nhiều) hoặc hệ số tài trợ quá thấp sẽ rất khó thuyết phục các nhà đầu tư cho vay. Do vậy, Tập đoàn cần tìm các giải pháp thích hợp để giảm số nợ phải trả, tăng số vốn chủ sở hữu.

1.2.3.1.3 Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn

Để thấy được toàn bộ chính sách huy động và sử dụng vốn của Tập đoàn ngoài việc phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn, còn phải phân tích mối quan hệ giữa chúng. Để phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn, ta dùng những chỉ tiêu sau:

- Hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn: là chỉ tiêu phản ánh mức độ đầu tư vốn chủ sở hữu vào tài sản. Do tài sản dài hạn là các tài sản có thời gian luân chuyển dài nên nếu vốn chủ sở hữu của Tập đoàn không đủ để tài trợ tài sản dài hạn của mình mà sử dụng bằng vốn vay thì khi các khoản nợ đáo hạn, Tập đoàn sẽ gặp khó khăn trong thanh toán. Vì thế trị số của chỉ tiêu này càng cao, chứng tỏ vốn chủ sở hữu đầu tư vào tài sản dài hạn càng lớn, song điều này cũng đồng nghĩa với việc hiệu quả kinh doanh sẽ không cao, do vốn CSH ít sử dụng vào kinh doanh, chủ yếu dùng vào tài trợ tài sản dài hạn.


Hệ số tự tài trợ tài

sản dài hạn

=

Vốn chủ sở hữu

Tài sản dài hạn

Trong đó: vốn chủ sở hữu bao gồm cả lợi ích của cổ đông thiểu số.

Ngoài ra ta cũng có thể tính riêng cho từng khoản mục thuộc tài sản dài hạn như: nợ phải thu dài hạn, bất động sản đầu tư dài hạn,… Trong đó đặc biệt chú ý đến hệ số tự tài trợ tài sản cố định. Khác với các khoản mục thuộc tài sản dài hạn khác, tài sản cố định không thể dễ dàng đem bán, đó là phương tiện thiết yếu phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Hệ số nợ so

với tài sản

=

Nợ phải trả

=

Tài sản – Vốn chủ sở hữu

=

1 -

Vốn chủ sở hữu

Tổng tài sản

Tài sản

Tài sản

- Hệ số nợ so với tài sản: phản ánh mức độ tài trợ tài sản của Tập đoàn bằng các khoản nợ. Trị số này càng cao càng chứng tỏ mức độ phụ thuộc của Tập đoàn vào chủ nợ càng lớn, mức độ độc lập về mặt tài chính càng thấp. Do vậy, Tập đoàn sẽ có ít cơ hội và khả năng để tiếp nhận các khoản vay.



Vốn chủ sở hữu bao gồm cả lợi ích của cổ đông thiểu số

Cách tính này cho thấy để giảm hệ số nợ so với tài sản phải tăng hệ số tài trợ của Tập đoàn

- Hệ số tài sản so với vốn chủ sở hữu: phản ánh mức độ đầu tư tài sản của Tập đoàn bằng vốn chủ sở hữu. Trị số của chỉ tiêu này nếu càng lớn hơn 1 thì mức độ độc lập về tài chính của Tập đoàn càng giảm dần.


Hệ số tài sản so với vốn

CSH


Tài sản

Nợ phải trả + Vốn CSH



Nợ phải trả

=

Vốn CSH

=

Vốn CSH

=

1 +

Vốn CSH

Vốn chủ sở hữu bao gồm cả lợi ích của cổ đông thiểu số.

Như vậy để giảm “hệ số tài sản so với vốn CSH”, cần phải tìm mọi biện pháp giảm tỷ lệ Nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu.

1.2.3.2 Phân tích tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh

- Vốn hoạt động thuần:

Vốn hoạt động thuần = Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn = Nợ dài hạn + Vốn chủ sở hữu (bao gồm cả Lợi ích cổ đông thiểu số) – Tài sản dài hạn.

Vốn hoạt động thuần là chỉ tiêu phản ánh số vốn tối thiểu của Tập đoàn được sử dụng để duy trì hoạt động diễn ra thường xuyên tại Tập đoàn.

Vốn hoạt động thuần < 0: khi Tài sản dài hạn > Nợ dài hạn + Vốn chủ sở hữu hay Tài sản ngắn hạn < Nợ ngắn hạn, tức là Tập đoàn đang sử dụng 1 phần nợ ngắn hạn để tài trợ tài sản dài hạn. Do vậy Tập đoàn đang phải chịu áp lực thanh toán nợ ngắn hạn, cán cân thanh toán đang mất cân bằng (cân bằng xấu). Vốn hoạt động thuần càng nhỏ hơn 0, Tập đoàn càng khó khăn trong thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.

Ngoài ra để phân tích tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh, các nhà phân tích còn sử dụng các chỉ tiêu sau:

- Hệ số tài trợ thường xuyên: chỉ tiêu này càng lớn, tính ổn định và cân bằng tài chính của Tập đoàn càng cao.


Hệ số tài trợ

thường xuyên

=

Nguồn tài trợ thường xuyên

Tổng nguồn vốn


Trong đó nguồn tài trợ thường xuyên chính là Vốn chủ sở hữu + Nợ dài hạn.

- Hệ số tài trợ tạm thời: Ngược lại với hệ số tài trợ thường xuyên, chỉ tiêu này càng nhỏ, tính ổn định và cân bằng tài chính của Tập đoàn càng cao.


Hệ số tài trợ

tạm thời

=

Nguồn tài trợ tạm thời

Tổng nguồn vốn

Nguồn tài trợ tạm thời là Nợ ngắn hạn.

Hệ số vốn chủ sở hữu so với

nguồn tài trợ thường xuyên

=

Vốn chủ sở hữu

Nguồn tài trợ thường xuyên

- Hệ số vốn CSH so với nguồn tài trợ thường xuyên: cho biết tỉ trọng vốn chủ sở hữu trong tổng số nguồn tài trợ thường xuyên. Trị số của chỉ tiêu này càng lớn, tính tự chủ và độc lập về tài chính của Tập đoàn càng cao.


Trong đó: Vốn chủ sở hữu bao gồm cả lợi ích của cổ đông thiểu số.

1.2.3.3 Phân tích tình hình và khả năng thanh toán của Tập đoàn


1.2.3.3.1 Phân tích tình hình các khoản phải thu, nợ phải trả của Tập đoàn

Để phân tích hình hình các khoản phải thu, nợ phải trả của Tập đoàn, các nhà phân tích tính toán sự tăng, giảm các khoản nợ phải thu, nợ phải trả giữa cuối kỳ với đầu kỳ bằng số tuyệt đối và tương đối. Từ đó thấy được biến động của các khoản phải thu, phải trả trong kỳ phân tích. Đặc biệt cần chú ý phân tích số phải thu quá hạn theo thời hạn, số phải trả quá hạn theo thời hạn. Từ đó đưa ra các biện pháp để nhanh chóng thu hồi các khoản công nợ và đáp ứng nhu cầu thanh toán của Tập đoàn.

Bảng 03: Phân tích biến động các khoản phải thu, phải trả



Chỉ tiêu

Tổng số nợ phải thu

hoặc phải trả

Số nợ quá hạn, phân

theo thời hạn

Đầu

kỳ

Cuối

Kỳ

Tăng, giảm

Đầu

kỳ

Cuối

kỳ

Tăng, giảm

+/-

%

+/-

%

A. Các khoản phải thu

1. Phải thu ngắn hạn

- Phải thu từ khách hàng

……….









B. Nợ phải trả

1. Nợ ngắn hạn

- Vay và nợ ngắn hạn

………….









Tổng cộng









Bên cạnh việc phân tích sự tăng giảm các khoản mục nợ phải thu (phải trả), các nhà phân tích thường tính ra và so sánh giữa kỳ phân tích với kỳ gốc các chỉ

tiêu sau:

- Tỷ lệ các khoản nợ phải thu so với các khoản nợ phải trả (tỷ lệ vốn chiếm dụng so với vốn bị chiếm dụng):


Tỷ lệ các khoản phải thu so với các khoản nợ

phải trả


Tổng các khoản phải thu


=

Tổng nợ phải trả

x 100

Chỉ tiêu này lớn hơn 100% chứng tỏ vốn của Tập đoàn bị chiếm dụng nhiều.

- Số vòng luân chuyển các khoản phải thu


Số vòng luân

chuyển các khoản phải thu


Tổng số tiền bán hàng chịu

=

Số dư bình quân các khoản phải thu

Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ, các khoản phải thu quay được bao nhiêu vòng, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ Tập đoàn thu được tiền hàng kịp thời, ít bị

Số dư bình quân các

khoản phải thu

=

Tổng số các khoản phải thu đầu kì và cuối kì

2

chiếm dụng vốn. Tuy nhiên nếu chỉ tiêu này cao quá chứng tỏ phương thức thanh toán của Tập đoàn quá chặt chẽ, ảnh hưởng đến khối lượng hàng tiêu thụ.



Tổng số tiền bán hàng chịu = tổng doanh thu thực tế trong kỳ - tổng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng thu ngay từ hoạt động bán hàng trong kỳ

- Thời gian của một vòng quay các khoản phải thu

Thời gian của một vòng

quay các khoản phải thu

=

Thời gian của kỳ phân tích

Số vòng luân chuyển các khoản phải thu

Chỉ tiêu này càng ngắn chứng tỏ tốc độ thu hồi tiền càng nhanh, Tập đoàn ít

bị chiếm dụng vốn.

Tương tự ta có chỉ tiêu: số vòng luân chuyển các khoản phải trả và thời gian một vòng quay các khoản phải trả. Chỉ tiêu số vòng luân chuyển các khoản phải trả càng cao & chỉ tiêu thời gian một vòng quay các khoản phải trả càng thấp, chứng tỏ Tập đoàn thanh toán tiền hàng kịp thời, uy tín của Tập đoàn ngày càng được nâng cao.

1.2.3.3.2 Phân tích khả năng thanh toán của Tập đoàn

a, Phân tích khái quát khả năng thanh toán của Tập đoàn

Để phân tích khả năng thanh toán khái quát của Tập đoàn ta dùng chỉ tiêu hệ số khả năng thanh toán chung (Hk):


Hk

=

Khả năng thanh toán

Nhu cầu thanh toán

Khả năng thanh toán của Tập đoàn chính là tổng tài sản của Tập đoàn (mã 270). Nhu cầu thanh toán của Tập đoàn có thể lấy từ chỉ tiêu nợ phải trả (mã 300).

Hk < 1: khả năng thanh toán < nhu cầu thanh toán, chỉ tiêu này càng nhỏ có thể dẫn tới Tập đoàn bị phá sản.

Ngoài ra ta còn sử dụng các chỉ tiêu: hệ số nợ so với tài sản, hệ số nợ so với tổng vốn chủ sở hữu (đã được nhắc khi phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn). Các chỉ tiêu này càng cao Tập đoàn càng phải chịu áp lực trả nợ lớn.

b, Phân tích khả năng thanh toán nợ ngắn hạn

Để phân tích khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của Tập đoàn trước hết ta phân tích khả năng tạo tiền của Tập đoàn bằng cách phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ, xác định tỉ trọng dòng tiền thu của từng hoạt động. Tỷ trọng này cho biết mức độ đóng góp của từng hoạt động vào tạo tiền của Tập đoàn.

Nếu việc tạo tiền được tạo ra chủ yếu nhờ hoạt động kinh doanh thể hiện tiền tạo ra chủ yếu từ hoạt động bán hàng. Nếu tỷ trọng dòng tiền thu từ hoạt động đầu tư cao chứng tỏ Tập đoàn đã thu hồi đầu tư chứng khoán, bán tài sản cố định,…Khi phân tích, việc tạo tiền của Tập đoàn không phải do hoạt động kinh doanh thì đó là điều không bình thường.

Nếu dòng tiền thu được trong các năm tiếp theo đủ để chi trả chi phí tài chính của Tập đoàn, thì Tập đoàn sẽ không phải chịu áp lực thanh toán nợ ngắn hạn, chỉ phải lo trả nợ khi đến hạn. Để ước lượng khả năng thanh toán chi phí tài chính của Tập đoàn, chúng ta thường tính toán tỷ lệ dòng tiền thuần/chi phí tài chính hàng năm.


Tỷ lệ dòng tiền thuần/chi phí

tài chính hàng năm

Lưu chuyển tiền thuần

=

Chi phí tài chính hàng năm

Bên cạnh phân tích khả năng tạo tiền của Tập đoàn, các nhà phân tích còn sử dụng những chỉ tiêu sau:

- Hệ số thanh toán hiện hành:

Là tỷ lệ được tính bằng cách chia tài sản ngắn hạn cho nợ ngắn hạn. Hệ số thanh toán hiện hành là thước đo khả năng thanh toán ngắn hạn của Tập đoàn, nó cho biết mức độ các khoản nợ của các chủ nợ ngắn hạn được trang trải bằng các tài sản có thể chuyển thành tiền trong một giai đoạn tương ứng với thời hạn của các khoản nợ đó.

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 03/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí