Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty tnhh sản xuất và thương mại thái hòa - 5

- Giá gốc của tổng số hàng tồn kho và giá gốc của từng loại hàng tồn kho được phân loại phù hợp với doanh nghiệp.

- Giá trị dự phòng giảm giá hàng tồn kho.

- Giá trị hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.

- Những trường hợp hay những sự kiện dẫn đến việc trích lập thêm hoặc hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.

- Giá trị ghi sổ của hàng tồn kho (giá gốc trừ (-) dự phòng giảm giá hàng tồn kho) đã dùng để thế chấp, cầm cố, bảo đảm cho các khoản nợ phải trả.

Biểu số 16: Trích Bản thuyết minh báo cáo tài chính

Công ty TNHH SX và TM Thái Hoà Mẫu số B 09 - DN

D21- Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội (Ban hành theo QĐ số: 15//2006/QĐ-BTC

ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

BẢN THUYẾT MINH BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Năm 2007 (1)

V.Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong Bảng cân đối kế toán.

04 – Hàng tồn kho

Cuối năm

Đầu năm

- Hàng mua đang đi đường

- Nguyên liệu, vật liệu

24.080.818.004

9.286.304.751

- Công cụ, dụng cụ

- Chi phí SX, KD dở dang

5.590.056.466

1.896.508.725

- Thành phẩm

15.266.388.769

19.059.860.258

- Hàng hoá

5.458.597.223

16.890.245.260

- Hàng gửi đi bán

3.406.883.120

15.970.908.400

- Hàng hoá kho bảo thuế

- Hàng hoá bất động sản

Cộng giá gốc hàng tồn kho

53.802.743.582

63.341.821.133

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 48 trang tài liệu này.

Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty tnhh sản xuất và thương mại thái hòa - 5

(Trích nguồn tài liệu tại Phòng kế toán Công ty Thái Hoà)

PHẦN III

MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI THÁI HOÀ

3.1 Đánh giá chung về công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Thái Hoà.

3.1.1 Ưu điểm

- Công ty Thái Hoà đang áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên trong kế toán hàng tồn kho. Đây là phương pháp tương đối phù hợp với đặc điểm sản xuất, kinh doanh của công ty. Nó phản ánh đầy đủ, kịp thời và thường xuyên tình hình Nhập - Xuất - Tồn của hàng tồn kho, cung cấp thông tin quản lý về hàng tồn kho nói chung và nguyên vật liệu nói riêng.

- Công ty Thái Hoà áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chung, là hình thức kế toán có mẫu sổ đơn giản, dễ hiểu, dễ ghi chép, phù hợp cho việc áp dụng phần mềm máy tính vào công tác kế toán nói chung và công tác kế toán nguyên vật liệu nói riêng.

3.1.2 Tồn tại

- Bên cạnh việc ghi chép khá đầy đủ, kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh thì tại Công ty vẫn còn tồn tại nhiều nghiệp vụ không được ghi chép kịp thời theo quy định mà đặc biệt là đối với các nghiệp vụ có liên quan đến nguyên vật liệu.

- Công ty cũng đã tiến hành trích lập dự phòng, song việc trích lập dự phòng còn mang nặng hình thức, chưa phản ánh được đầy đủ mục đích và ý nghĩa của nó. Đối tượng trích lập còn chưa rõ ràng và chính xác; Việc thành lập hội đồng trích lập còn chưa được tiến hành theo đúng quy định của quy chế tài chính hiện hành.

3.2 Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Thái Hoà.

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, lợi nhuận đã trở thành mục đích cuối cùng của sản xuất kinh doanh. Mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa chi phí và lợi nhuận ngày càng được quan tâm.

Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Thái Hòa tuy mới gia nhập thị trường hơn mười năm nhưng những thành tựu mà Công ty đạt được rất đáng ghi nhận. Thành tích nổi bật đó chính là việc xây dựng thương hiệu cà phê Arabica trên thị trường thế giới. Với sản lượng xuất khẩu không ngừng tăng lên qua các năm và chất lượng ngày càng được khẳng định, Công ty đã thực sự tạo lập thành công một hình ảnh tốt đẹp trong giới kinh doanh.

Để phát huy hơn nữa những thành tựu mà Công ty đã đạt được, tăng sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và thế giới thì việc tổ chức tốt công tác kế toán nói chung và kế toán nguyên vật liệu nói riêng là một vấn đề có ý nghĩa rất quan trọng. Tăng sức cạnh tranh qua giảm giá thành sản phẩm sẽ tạo điều kiện cho Công ty phát triển lâu dài. Muốn vậy, công tác quản lý của Công ty phải đảm bảo hợp lý tốt nhất với chi phí là thấp nhất. Điều này đòi hỏi Công ty ngày càng phải hoàn thiện hơn nữa trong công tác quản lý chi phí nói chung và chi phí nguyên vật liệu nói riêng.

Công tác hạch toán kế toán là một bộ phận cấu thành của hệ thống quản lý và điều hành trong đó công tác kế toán nguyên vật liệu là rất quan trọng đối với các doanh nghiệp tự sản xuất như Công ty Thái Hòa. Với tỷ trọng chiếm khoảng 60- 70% tổng chi phí, nguyên vật liệu cần được quản lý thật tốt, điều này được thể hiện qua việc tăng cường công tác quản lý, sử dụng có hiệu quả nguyên vật liệu bằng cách hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu. Nếu Công ty quản lý, sử dụng nguyên vật liệu một cách tiết kiệm, hợp lý thì sản phẩm làm ra càng có chất lượng tốt mà giá thành lại hạ tạo ra mối tương quan có lợi cho Công ty trên thị trường.Quản lý nguyên vật liệu càng khoa học thì cơ hội đạt hiệu quả kinh tế càng cao, lợi nhuận thu được sẽ càng nhiều.

3.3 Các yêu cầu, nguyên tắc hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Thái Hoà.

Từ những nguyên tắc và yêu cầu cơ bản của kế toán được quy định và hướng dẫn trong Chuẩn mực kế toán Việt Nam có thể thấy được nổi bật trong đó những nguyên tắc để có thể hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu ở các doanh nghiệp nói chung và ở Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Thái Hoà nói riêng, đó là:

- Nguyên tắc nhất quán:

Nguyên tắc nhất quán quy định kế toán phải áp dụng nhất quán các chính sách và phương pháp kế toán ít nhất trong một niên độ kế toán.

Ví dụ: áp dụng nhất quán phương pháp tính giá trị nguyên vật liệu xuất kho.

- Nguyên tắc thận trọng:

Nguyên tắc thận trọng yêu cầu khi lập các ước tính kế toán trong các điều kiện không chắc chắn cần có sự xem xét, cân nhắc, phán đoán cần thiết.

Ví dụ: Thận trọng, tính toán chính xác khi lập khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho quá lớn.

Và một số yêu cầu cơ bản:

- Yêu cầu khách quan:

Theo yêu cầu khách quan, các thông tin kế toán về nguyên vật liệu phải được ghi chép và báo cáo đúng với thực tế, không bị bóp méo một cách chủ quan.

- Yêu cầu trung thực:

Theo yêu cầu của trung thực, các thông tin và số liệu kế toán về nguyên vật liệu phải được ghi chép và báo cáo trên cơ sở các bằng chứng đầy đủ, khách quan và đúng với thực tế về nội dung, bản chất và giá trị của nghiệp vụ phát sinh.

- Yêu cầu đầy đủ:

Theo yêu cầu đầy đủ, mọi nghiệp vụ liên quan đến nguyên vật liệu trong kỳ kế toán phải được ghi chép và báo cáo đầy đủ, không bị bỏ sót. Trường hợp bỏ sót làm sai lệch trọng yếu đến Báo cáo tài chính được coi là không đầy đủ.

- Yêu cầu kịp thời:

Theo yêu cầu kịp thời, các thông tin kế toán nguyên vật liệu phải được phản ánh kịp thời, báo cáo đúng hoặc trước thời hạn quy định, không được chậm trễ.

3.4 Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Thái Hoà.

3.4.1 Hoàn thiện kế toán chi tiết nguyên vật liệu

Nhằm tạo điều kiện cho công tác kế toán tổng hợp nguyên vật liệu được hiệu quả thì việc tổ chức hạch toán chi tiết khoa học, hợp lý là một việc làm cần thiết tại Công ty Thái Hoà. Để nhằm hoàn thiện kế toán chi tiết nguyên vật liệu, em xin đề xuất một số ý kiến như sau:

3.4.1.1 Hoàn thiện thủ tục nhập - xuất nguyên vật liệu

Hiện nay thủ tục nhập và xuất kho nguyên vật liệu tại Công ty còn chứa nhiều bất hợp lý, cần hoàn thiện theo hướng sau:

Khi có nhu cầu nguyên vật liệu cho sản xuất, bộ phận sản xuất xin ý kiến Tổng Giám đốc và Kế toán viết Phiếu xuất kho, Thủ kho tiến hành xuất kho nguyên vật liệu cho bộ phận sản xuất. Trước đây Công ty không xây dựng định mức sử dụng nguyên vật liệu do nguyên vật liệu của Công ty phụ thuộc vào mùa vụ, do vậy tình hình sản xuất do vậy cũng bị chi phối và không đều. Hiện nay, ngoài mặt hàng chủ lực là cà phê nhân Công ty còn sản xuất thêm một số mặt hàng cà phê tiêu dùng ngay như cà phê tan sữa, cà phê tan đường, cà phê phin… Như vậy, việc lập kế hoạch sản xuất là cần phải có để đưa tình hình sản xuất vào ổn định. Đi kèm với việc lập kế hoạch sản xuất thì Công ty nên xây dựng định mức sử dụng nguyên vật liệu để giảm bớt lượng nguyên vật liệu hao phí do sử dụng không hết, do hư hỏng vì không bảo quản được. Ngoài ra, tránh gây thủ tục rườm rà trong việc xuất nguyên vật liệu cho sản xuất, Tổng công ty nên xây dựng và sử dụng ―Phiếu xuất vật tư theo hạn mức‖, xây dựng định mức dự trữ nguyên vật liệu. Từng bộ phận sản xuất căn cứ theo hạn mức mà sử dụng nguyên vật liệu.

Số lượng thực xuất trong tháng do Thủ kho ghi căn cứ vào hạn mức sử dụng được duyệt theo yêu cầu sử dụng và số lượng thực xuất từng lần. Phòng vật tư căn cứ vào kế hoạch sản xuất trong tháng và định mức sử dụng nguyên vật liệu cho một đơn vị sản phẩm để xác định hạn mức được duyệt trong tháng cho từng bộ phận sử dụng:

Hạn mức được

duyệt trong tháng

=

Số lượng SP sản

xuất theo kế hoạch

*

Định mức sử dụng vật

liệu cho một đơn vị SP

Phiếu được lập làm 2 liên và giao cả 2 liên cho bộ phận sản xuất. Khi lĩnh lần đầu, bộ phận sử dụng mang 2 liên đến kho, người nhận nguyên vật liệu ký nhận vào 2 liên ( dòng cuối cùng và ngày lĩnh tương ứng). Lần lĩnh tiếp theo người nhận mang phiếu đến kho nhận không cần ký nhận. Cuối tháng, dù hạn mức còn hay hết, Thủ kho thu cả 2 phiếu và cộng số thực xuất trong tháng để ghi thẻ kho, Thủ kho nộp lại 1 liên cho Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty. Trường hợp chưa hết tháng mà hạn mức được duyệt đã lĩnh hết (do vượt kế hoạch sản xuất, vượt định mức sử dụng nguyên vật liệu…), bộ phận sản xuất muốn xin thêm phải xin được cấp

―Phiếu xuất kho‖ hoặc ―Phiếu xuất vật tư theo hạn mức‖ mới có xác nhận của Tổng Giám đốc hoặc Trưởng phòng vật tư. Mẫu ―Phiếu xuất vật tư theo hạn mức‖ như sau:

Biểu số 17:

PHIẾU XUẤT VẬT TƯ THEO HẠN MỨC

Ngày… tháng…năm2008

Lý do xuất: Xuất tại kho:

TT

Tên, nhãn hiệu, quy cách vật tư

Mã số

ĐV

tính

Hạn mức được duyệt

Số lượng

Đơn giá

Thành tiền

Ngày

Cộng

Cộng

Ngày…tháng….năm2008

Phụ trách bộ phận sử dụng

(Ký, họ tên)

Phòng vật tư

(Ký, họ tên)

Thủ kho

(Ký, họ tên)

3.4.1.2 Hoàn thiện việc sử dụng tài khoản nguyên vật liệu và lập sổ danh điểm nguyên vật liệu

Công ty đang tiến hành phân loại nguyên vật liệu theo vai trò và công dụng của chúng trong quá trình sản xuất kinh doanh. Trong quá trình hạch toán tổng hợp Công ty đã sử dụng tài khoản 152, chi tiết theo từng nhóm nguyên vật liệu. Tuy nhiên, trên TK 152.2 ―Nguyên vật liệu phụ‖ của Công ty có quá nhiều chủng loại vật liệu có vai trò, công dụng khác nhau. Vì vậy, để tiện cho công tác quản lý nguyên vật liệu Công ty nên mở thêm tiểu khoản 152.4 ―Phụ tùng thay thế‖ và tiểu khoản 152.8 ―Vật liệu khác‖. Như vậy, tài khoản 152 tại Công ty sẽ được chi tiết thành các tiểu khoản như sau:

- TK 152.1 Nguyên vật liệu chính

- TK 152.3 Nhiên liệu

- TK 152.4 Phụ tùng thay thế (vòng bi, sàng lọc, dây điện…)

- TK 152.8 Vật liệu khác

Bên cạnh đó, Công ty nên lập sổ danh điểm nguyên vật liệu cho từng kho theo từng loại kích thước, công dụng, tính chất để tiện thống nhất giữa các xưởng và việc lập bảng kê, báo cáo nhập - xuất - tồn kho. Bộ phận quản lý nguyên vật liệu có thể dùng số tự nhiên để quy ước dần theo từng chủng loại nguyên vật liệu. Thực hiện được điều này sẽ giúp cho Kế toán giảm nhẹ công việc ghi sổ và thuận tiện trong việc cập nhật số liệu vào máy tính nhanh chóng. Việc quy ước như sau:

- Ba số tự nhiên đầu tiên: biểu thị loại tài sản của Công ty

- Số thứ tự thứ tư: biểu thị vai trò nguyên vật liệu, vị trí của nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất (chính, phụ)

- Số thứ tự thứ năm: biểu thị tính chất, chức năng của nguyên vật liệu.

Biểu số 18:

SỔ DANH ĐIỂM NGUYÊN VẬT LIỆU

STT

Danh điểm

Tên nguyên vật

liệu

ĐVT

Đơn giá

Ghi chú

01

152.1

152.1.1

152.1.2

………

Nguyên vật liệu chính

Cà phê quả

Cà phê thóc khô

………………

02

152.2

152.2.1

…………

Nguyên vật liệu phụ Hộp đựng cà phê

……………

03

152.3

152.3.1

152.3.2

………

Nhiên liệu Xăng

Dầu

………….

04

152.4

152.4.1

152.4.2

…………

Phụ tùng thay thế Vòng bi

Sàng

…….

05

152.8

152.8.1

…………

….

Vật liệu khác Chổi quét

……….

* Tiến hành phân loại chi tiết hơn nguyên vật liệu: do trong TK 152.2 - Nguyên vật liệu phụ còn chứa quá nhiều nguyên vật liệu khác nhau. Thay vì cho vào một tài khoản thì Công ty nên mở thêm TK chi tiết 152.8 ―Nguyên vật liệu khác‖ để theo dõi và quản lý tốt hơn với các loại nguyên vật liệu này. Có thể phân loại chi tiết cho TK 152 như sau:

- 152.1 Nguyên vật liệu chính

- 152.3 Nhiên liệu

- 152.4 Phụ tùng thay thế (vòng bi, sàng lọc, dây điện…)

- 152.8 Vật liệu khác

3.4.2 Hoàn thiện kế toán tổng hợp nguyên vật liệu

* Hạch toán giảm nguyên vật liệu:

Ở Công ty, khi bán cà phê, khách hàng thường mua thêm bao tài để đề phòng bị hỏng, rách. Ngoài ra, Công ty còn bán một số nguyên vật liệu không dùng đến cho khách hàng. Khi nghiệp vụ này xảy ra, Kế toán hạch toán như sau:

Nợ TK 155 - Thành phẩm

Có TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu

Sau đó, Kế toán phản ánh giá vốn và căn cứ vào hoá đơn GTGT phản ánh doanh thu bán vật liệu như là doanh thu bán thành phẩm.

Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán Có TK 155 - Thành phẩm

Nợ TK 111, 131

Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Có TK 3331 - Thuế GTGT đầu ra.

Việc hạch toán như trên là không đúng chế độ. Mặc dù Công ty có sản xuất một số bao tải nhưng mục đích là cung cấp vật liệu cho đóng gói sản phẩm. Khi bao tải hoàn thiện quá trình sản xuất thì nhập kho chứa vật liệu chứ không phải kho chứa thành phẩm. Do đó, khi xuất bán bao bì (vỏ hộp) thì Kế toán phải ghi giảm giá trị vỏ hộp trong kho và giá vốn của vật liệu xuất bán. Nghiệp vụ xuất bán vật liệu cho khách hàng như sau:

Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán Có TK 152 - Nguyên vật liệu

Nợ TK 111, 131

Có TK 511- Doanh thu bán hàng hoá Có TK 333.1 - Thuế GTGT đầu ra

* Nghiệp vụ mua bán nguyên vật liệu với các chi nhánh của Công ty

- Khi Công ty mua hàng của các Chi nhánh là nguyên vật liệu, hàng hoá, Kế toán định khoản:

Nợ TK 152 (chi tiết), 156 : Giá trị hàng mua Nợ TK 133.1 - Thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 331 (chi nhánh): Tổng giá thanh toán

- Khi Công ty bán vật liệu cho Chi nhánh, Kế toán ghi: Nợ TK 136.8 (chi nhánh, xưởng) - Phải thu nội bộ khác

Có TK 152 (chi tiết) - Nguyên vật liệu

Như vậy, Công ty theo dõi công nợ phải trả cho Chi nhánh như một nhà cung cấp, trong khi đó quan hệ của Công ty với chi nhánh là quan hệ trực thuộc trong cung cấp vốn kinh doanh hàng quý. Công ty theo dõi các nghiệp vụ phải trả cho Chi nhánh trên TK 331 là không hợp lý, trong khi đó công nợ phải thu của các Chi nhánh lại được hạch toán trên TK 136.8. Điều này tạo ra sự mất cân đối trong việc bù trừ công nợ cho các chi nhánh. Mặt khác, các Chi nhánh của Công ty lại hạch toán độc lập với Công ty. Khi mua hàng của các Chi nhánh thì Công ty có phản ánh thuế GTGT đầu vào được khấu trừ nhưng khi bán hàng cho Chi nhánh thì lại không hạch toán thuế GTGT đầu ra. Từ những căn cứ này, Công ty cần phải hạch toán lại cho thống nhất, đúng chế độ và dễ theo dõi các khoản thanh toán nội bộ giữa các Chi nhánh với Công ty.

- Khi mua hàng của các Chi nhánh, Kế toán phản ánh như sau: Nợ TK 152 (chi tiết): Giá trị hàng mua

Nợ TK 133: Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ Có TK 136.8 (chi tiết): Tổng giá thanh toán

- Khi bán hàng cho các Chi nhánh, Kế toán ghi Nghiệp vụ 1: Phản ánh giá vốn hàng bán

Nợ TK 632 (chi tiết hàng bán): Giá vốn hàng bán Có TK 152 (chi tiết): Trị giá hàng xuất bán

Nghiệp vụ 2: Phản ánh doanh thu bán hàng nội bộ Nợ TK 136.8 (chi tiết chi nhánh): Tổng giá thanh toán

Có TK 152 (chi tiết hàng bán): Doanh thu tiêu thụ nội bộ Có TK 333.1: Thuế GTGT đầu ra phải nộp

Công ty sẽ theo dõi được các nghiệp vụ thanh toán với các chi nhánh một cách rõ ràng khi hạch toán riêng cho mỗi Chi nhánh và theo dõi từng chi nhánh trên một sổ chi tiết.

3.4.3 Hoàn thiện việc trích lập dự phòng giảm giá nguyên vật liệu

Theo Chuẩn mực kế toán Quốc tế và Việt Nam thì để giảm bớt rủi ro một doanh nghiệp có thể lập dự phòng cho một khoản thiệt hại có thể xảy ra trong tương lai. Dự phòng thực chất là việc ghi nhận trước một khoản chi phí chưa phát sinh vào chi phí sản xuất kinh doanh phần giá trị sổ của tài khoản để có nguồn bù đắp cho những thiệt hại có thể xảy ra trong kỳ kế toán sau.

Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Thái Hoà là một công ty có quy mô sản xuất lớn, chi phí nguyên vật liệu chiếm trên 80% tổng chi phí sản xuất. Vì vậy chỉ cần có một thay đổi nhỏ về giá cả của vật liệu trên thị trường cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn tới kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Do vậy, việc lập dự phòng giảm giá nguyên vật liệu tồn kho sẽ góp phần bù đắp được những khoản thiệt hại có thể xảy ra khi giá vật liệu có biến động giảm. Hiện nay, Công ty đã tiến hành trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho nói chung và nguyên vật liệu nói riêng. Tuy nhiên quy trình lập cũng như cách thức lập chưa tuân thủ nghiêm ngặt quy định của Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 02 ―Hàng tồn kho‖, các Thông tư hướng dẫn cũng như Quy chế tài chính hiện hành (Thông tư 13 và Thông tư 89 của Bộ Tài chính). Trình tự tiến hành trích lập dự phòng giảm giá nguyên vật liệu như sau:

- Thành lập hội đồng trích lập:

Theo quy định của Thông tư số 13/2006/TT-BTC ngày 27 tháng 02 năm 2006 thì thành phần hội đồng nhất thiết phải có:

+ Giám đốc công ty

+ Kế toán trưởng

+ Trưởng phòng vật tư

- Thời điểm trích lập và đối tượng trích lập

Ngày 31 tháng 12 hàng năm. Việc trích lập phải dựa vào kết quả kiểm kê thực tế cho từng loại nguyên vật liệu hiện có. Đối tượng trích lập phải thoả mãn quy định của Bộ Tài chính, đặc biệt không được tiến hành trích lập cho các loại nguyên vật liệu không thuộc sở hữu của Công ty tại thời điểm tiến hành trích lập (các nguyên vật liệu nhận giữ hộ…) và các loại nguyên vật liệu mà giá bán thành phẩm được sản xuất từ nó không bị giảm giá. Đây là một điều quan trọng mà Công ty còn chưa chú trọng trong quá trình trích lập. Tổng công ty cũng không cần thiết phải trích lập cho toàn bộ nguyên vật liệu của mình mà để đơn giản trong công tác trích lập chỉ cần tiến hành trích lập cho loại nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn, điều này hoàn toàn phù hợp nguyên tắc trọng yếu của kế toán.

Tại Công ty Thái Hoà tuy đã tiến hành trích lập dự phòng giảm giá nguyên vật liệu nhưng việc trích lập không được tiến hành thường xuyên, trong khi giá cà phê luôn có sự biến động mạnh. Cụ thể là trong 2 năm 2006 và 2007 Công ty đã không tiến hành trích lập một khoản dự phòng nào cho cà phê tồn kho cuối kỳ trước khi lập Báo cáo tài chính. Vì sự ảnh hưởng của các khoản dự phòng đến thông tin kinh tế của mình mà Công ty nên tiến hành trích lập dự phòng khi có đủ cơ sở cho việc trích lập. Điều này cũng sẽ giúp Công ty có được nguồn tài chính bù đắp cho các rủi ro có thể xảy ra, góp phần bảo toàn vốn kinh doanh của mình.

- Xử lý nguyên vật liệu sau khi tiến hành trích lập:

Tuy đã tiến hành trích lập nhưng không vì thế mà xem nhẹ việc quản lý đối với các loại nguyên vật liệu này, trái lại Công ty cần có những biện pháp quản lý, theo dõi cụ thể chúng. Sang niên độ kế toán tiếp theo cần xem xét sự biến động của giá cả trên thị trường, sự thay đổi phẩm cấp chất lượng của từng loại nguyên vật liệu. Khi có tổn thất thực tế cần tiến hành xử lý và xác định chính xác mức độ thiệt hại thực tế, từ đó có biện pháp xử lý cho phù hợp.

- Hạch toán dự phòng giảm giá nguyên vật liệu

Theo quy định của Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 02 ―Hàng tồn kho‖ và hướng dẫn tại Thông tư số 89 thì để ghi sổ, xử lý khoản dự phòng đã được trích lập Kế toán sử dụng tài khoản 632 và tài khoản 159.

Vào năm tài chính tiếp theo, nếu số cần trích lập cho niên độ kế toán năm nay cao hơn số đã trích lập vào niên độ kế toán trước, Kế toán Công ty đã hạch toán như sau:

Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán (Chi tiết cho khoản dự phòng) Có TK 159 - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Nếu khoản cần trích lập cho niên độ kế toán năm nay nhỏ hơn niên độ kế toán trước thì khoản chênh lệch đó được Kế toán Công ty tiến hành hạch toán như sau:

Nợ TK 159 - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho Có TK 632 – Giá vốn hàng bán

Việc hoàn thiện kế toán trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho nói chung và dự phòng giảm giá nguyên vật liệu nói riêng là một vấn đề quan trọng đối với Công ty Thái Hoà cũng như các doanh nghiệp khác trong nền kinh tế thị trường. Điều này nhằm tăng cường hiệu quả quản lý trong công tác quản lý của các doanh nghiệp.

3.5 Điều kiện thực hiện

3.5.1 Về phía Nhà nước

Trong những năm gần đây, vai trò quản lý của Nhà nước đối với các doanh nghiệp hầu như được ―nới lỏng‖. Các doanh nghiệp hoàn toàn độc lập tự chủ trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, huy động và sử dụng vốn, thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nước. Nhà nước chỉ can thiệp ở tầng vĩ mô đối với các chính sách kinh tế xã hội đã ban hành.

Tuy nhiên, để tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp đồng thời phải phù hợp với tình hình thực tế đòi hỏi trong quản lý kinh tế Nhà nước cần chú ý một số điểm sau :

* Môi trường kinh tế.

Đó là tổng hợp tất cả các nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Cụ thể, đó là các chính sách vĩ mô của Nhà nước. Các chính sách này đúng đắn và phù hợp sẽ là một yếu tố quan trọng tạo nên một môi trường kinh tế ổn định và phát triển, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Sự tác động của các chính sách vĩ mô được thể hiện trên một số khía cạnh:

- Lãi suất huy động vốn

Vốn vay Ngân hàng là một trong những nguồn tài trợ đắc lực nhất đối với bất kì một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nào trong nền kinh tế thị trường.

Mối quan tâm của các doanh nghiệp khi vay vốn Ngân hàng là vấn đề lãi suất và điều kiện thanh toán. Lãi suất được coi là một khoản chi phí vốn mà việc tăng hay giảm lãi suất sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí và lợi nhuận của doanh nghiệp. Bởi vậy, Ngân hàng phải tính toán mức lãi suất sao cho nhỏ hơn lợi nhuận bình quân của doanh nghiệp. Khung lãi suất do Nhà nước quy định phải vừa đảm bảo khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả vừa hỗ trợ tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiến hành kinh doanh thuận lợi.

- Chính sách quản lý ngoại hối

Đối với các doanh nghiệp có các hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu như Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Thái Hoà thì các sự biến động về tỷ gía hối đoái có tác động rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Do vậy nhà nước phải có chính sách quản lý ngoại hối thích hợp sao cho có hiệu quả vừa đảm bảo tính ổn định kinh tế vĩ mô vừa đảm bảo quyền lợi cho các doanh nghiệp.

- Chính sách ngoại thương

Nền kinh tế mở đòi hỏi phải có chính sách ngoại thương thích hợp. Nhà nước cần có nhiều biện pháp để tạo điều kiện cho ngoại thương phát triển như : thuế xuất nhập khẩu, hạn ngạch đặc biệt là hạn ngạch về hàng nông sản đang là một khó khăn rất lớn cho các doanh nghiệp như Công ty Thái Hoà, chính sách bảo trợ và chính sách giá, hỗ trợ đầu tư…

- Thủ tục hành chính

Cần cải thiện thủ tục hành chính thuận tiện, rã ràng, giảm bớt các khâu, các khoản chi phí của thủ tục giấy tờ, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Ngoài ra, Nhà nước cần quan tâm nhiều hơn đến khâu quản lý thị trường. nước để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước phát triển. Nhà nước phải tích cực tổ chức công tác chống buôn lậu hàng hoá qua biên giới, có chính sách quản lý thị trường một cách hữu hiệu.

* Môi trường pháp lý.

Là điều kiện tiền đề cho sự ổn định xã hội, phát triển kinh tế và tăng cường hợp tác kinh tế với các quốc gia trên thế giới.

Môi trường pháp luật tốt còn đảm bảo cho sự bình đẳng trong kinh doanh giữa các thành phần kinh tế, tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh, xoá bỏ các tiêu cực trong kinh doanh như : buôn lậu, trốn thuế, độc quyền…

Không ngừng hoàn thiện và bổ xung các luật mới hỗ trợ cho sự hoat động của thị trường tài chính, thị trường chứng khoán…để mở ra nhiều cơ hội kinh doanh cho các nhà đầu tư.

3.5.2 Về phía Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Thái Hoà

Xem tất cả 48 trang.

Ngày đăng: 15/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí