Hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty TNHH MTV Sản Xuất Linh Kiện Composite Chu Lai Trường Hải - 2


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1: Mô hình nghiên cứu 6

Sơ đồ 1.1: Trình tự xây dựng chương trình đào tạo nguồn nhân lực 14

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH MTV Sản Xuất Linh Kiện Composite

Chu Lai Trường Hải 41


DANH MỤC HÌNH ẢNH


Hình 1.1. Mô hình đánh giá Kirkpatrick 21

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 130 trang tài liệu này.


PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

Hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty TNHH MTV Sản Xuất Linh Kiện Composite Chu Lai Trường Hải - 2


1. Lý do chọn đề tài


Việt Nam ta đang trong quá trình hội nhập và phát triển, ngoài ra cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực và nhất là là thay đổi sâu sắc nền kinh tế của thế giới và cả Việt Nam ta nữa. Chính điều đó đã đem lại cho chúng ta nhiều cơ hội cạnh tranh, hợp tác và phát triển kinh tế, thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài… và mở ra nhiều cơ hội về việc làm cho người lao động, đồng thời cũng mang đến những thách thức, đòi hỏi về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực sao cho chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng được nhu cầu thay đổi từ thị trường.

Nhân lực luôn là yếu tố then chốt cho sự phát triển kinh tế, sự phát triển của các doanh nghiệp trong việc thực hiện các mục tiêu chiến lược của họ. Tuy vậy, trước đây các vấn đề về nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp Việt Nam không được quan tâm nhiều, nhưng ngày nay các doanh nghiệp Việt Nam đã thấy được vai trò quan trọng của nguồn nhân lực và các vấn đề về đào tạo nhân lực thì ngày càng được quan tâm và chú ý hơn thảy. Bên cạnh đó, công tác đào tạo nguồn nhân lực không chỉ đem lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp, mà còn giúp người lao động nâng cao trình độ và tay nghề, cũng như là không ngừng phát triển bản thân họ để không bị loại trừ trong quá trình phát triển và cập nhật xu thế kinh tế của doanh nghiệp. Tuy nhiên, dù các doanh nghiệp Việt Nam đã quan tâm và chú ý nhiều hơn về các vấn đề về đào tạo nguồn nhân lực nhưng các công tác về đào tạo nhân lực tại các doanh nghiệp vẫn còn một số hạn chế và bất cập. Điều đó đã đặt ra tính cấp thiết, buộc ta phải không ngừng hoàn thiện công tác đào tạo, xây dựng nguồn lao động chất lượng đáp ứng xu thế phát triển kinh tế và xã hội.

Trong quá trình thực tập tại Công Ty TNHH MTV Sản Xuất Linh Kiện Composite Chu Lai Trường Hải, thì không nằm ngoài xu hướng thị trường, công ty cũng có những hoạt động đào tạo và phát triển chất lượng nguồn nhân lực đáng kể. Song trong thực tế công tác đào tạo nguồn nhân lực tại công ty vẫn còn nhiều điểm hạn chế. Đội ngũ lao động trẻ trung giàu nhiệt huyết tuy nhiên trình độ chuyên môn – nghiệp vụ, ngoại ngữ… vẫn chưa thật sự tốt. Chính vì lẽ đó, tôi đã quyết định chọn đề tài “Hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty TNHH MTV Sản Xuất


Linh Kiện Composite Chu Lai Trường Hải” để làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp của mình.

2. Mục tiêu nghiên cứu


2.1. Mục tiêu chung

Thông qua việc đánh giá thực trạng công tác đào tạo tại Công ty TNHH MTV Sản Xuất Linh Kiện Composite Chu Lai Trường Hải, nhìn thấy được những ưu điểm và hạn chế của công tác đào tạo nguồn nhân lực. Từ đó, đề tài này sẽ đề suất một số phương pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực tại công ty.

2.2. Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hóa lý luận và thực tiễn về công tác đào tạo nguồn nhân lực trong doanh nghiệp.

- Đánh giá thực trạng công tác đào tạo nguồn nhân lực thông qua ý kiến của người lao động tại Công ty TNHH MTV Sản Xuất Linh Kiện Composite Chu Lai Trường Hải.

- Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực tại Công Ty TNHH MTV Sản Xuất Linh Kiện Composite Chu Lai Trường Hải.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


3.1. Đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Công tác đào tạo nguồn nhân lực Công ty TNHH MTV Sản Xuất Linh Kiện Composite Chu Lai Trường Hải.

- Đối tượng điều tra: Nhân viên được đào tạo tại Công ty TNHH MTV Sản Xuất Linh Kiện Composite Chu Lai Trường Hải.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung: Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về đào tạo nhân lực tại Công Ty TNHH MTV Sản Xuất Linh Kiện Composite Chu Lai Trường Hải. Qua đó, tiếp cận và đánh giá công tác đào tạo của doanh nghiệp thông qua ý kiến của người lao động.

- Về không gian: Các vấn đề liên quan đến đào tạo đội ngũ lao động trong phạm


vi tại Công Ty TNHH MTV Sản Xuất Linh Kiện Composite Chu Lai Trường Hải. Thôn 4, Xã Tam Hiệp, Huyện Núi Thành, Tỉnh Quảng Nam.

- Về thời gian:

Phân tích và nghiên cứu các vấn đề liên quan đến công tác đào tạo nguồn nhân lực của doanh nghiệp từ năm 2017 đến năm 2019 và đề suất các giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo đến năm 2025.

Dữ liệu sơ cấp được thu thập trong khoản thời gian từ cuối tháng 11/2020 đến tháng 12/2020.

Dữ liệu thứ cấp được thu thập trong khoảng thời gian từ năm 2017 đến 2019.

4. Phương pháp nghiên cứu


4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu


- Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp

+ Thu thập tất cả các số liệu liên quan đến công tác đào tạo nhân sự như số lượng nhân viên được đào tạo,...của Công Ty TNHH MTV Sản Xuất Linh Kiện Composite Chu Lai Trường Hải trong giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2019.

+ Thu thập thông tin từ nội bộ doanh nghiệp về cơ cấu lao động của doanh nghiệp, sơ đồ bộ máy quản lý…

+ Thu thập thông tin từ các bài khóa luận từ thư viện trường Đại học Kinh tế Huế và trên các thư viện số của trường để tham khảo về cách thức trình bày, mô hình cấu trúc bài khóa luận…

- Thu thập dữ liệu sơ cấp

+ Tiến hành khảo sát, phỏng vấn ý kiến của người lao động hiện đang làm tại doanh nghiệp.

+ Tham khảo các tài liệu, bài báo, website… các diễn đàn có liên quan đến nguồn nhân lực tại doanh nghiệp.

+ Kích thước mẫu được xác định dựa theo phương pháp của Nguyễn Đình Thọ - Nguyễn Thị Mai Trang (2011), thì cỡ mẫu (biến quan sát) tối thiểu để có thể thực hiện


nhân tố phân tích phải bằng 5 lần số biến quan sát trong bảng câu hỏi để số biến điều tra có ý nghĩa. Như vậy với bảng hỏi khảo sát có khoảng 23 biến khảo sát thì cần phải đảm bảo có ít nhất 115 quan sát trong mẫu điều tra. Tuy nhiên, để tránh trường hợp các bảng hỏi không đạt yêu cầu thì mình sẽ tiến hành khảo sát tất cả 147 người lao động trong công ty.

+ Phương pháp chọn mẫu: Vì tổng thể chung có kết cấu khá ổn định nên các

quan sát được tiến hành theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên.


4.2. Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu


- Phương pháp phân tích: Phương pháp này được sử dụng để phân tích các thông tin, số liệu đã thu được. Qua sự phân tích đó thấy được sự tăng giảm các chỉ tiêu và tìm hiểu nguyên nhân tại sao lại có sự tăng giảm đó và sự tăng giảm đó có ảnh hưởng đến đến đào tạo nguồn nhân lực tại doanh nghiệp hay không.

- Phương pháp thống kê mô tả: Để mô tả các đặc trưng của công tác đào tạo tại Công Ty TNHH MTV Sản Xuất Linh Kiện Composite Chu Lai Trường Hải thông qua các bảng biểu, sơ đồ… và các công thức tính như trung bình, phương sai… nhằm phân tích và đưa ra các đánh giá về đối tượng nghiên cứu.

- Phương pháp so sánh: Đây là phương pháp được sử dụng để so sánh đối chiếu các mức độ, chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được lượng hóa cùng một nội dung, có tính chất tương tự để xác định xu hướng biến động của các chỉ tiêu. Dùng phương pháp này nhằm so sánh số liệu qua các năm để phân tích sự biến động thông qua số liệu tại Công ty TNHH MTV Sản Xuất Linh Kiện Composite Chu Lai Trường Hải từ năm 2017 - 2019.

- Phương pháp xử lý số liệu: phần mềm Excel và công cụ SPSS

- Phương pháp kiểm định độ tin cậy cronbach’s Alpha: Để lượng hóa đánh giá của cán bộ nhân viên được điều tra, tôi kiểm định độ tin cậy từ các số liệu điều tra. Bảng câu hỏi được sử dụng thang đo liker 5 điểm được sắp xếp từ 1-5 từ đó lượng hóa ý kiến của người được phỏng vấn. Trong đó: 1 – Hoàn toàn không đồng ý; 2 – Không đồng ý; 3 – Bình thường; 4 – Đồng ý; 5 – Hoàn toàn đồng ý.

Để đánh giá mức độ tin cậy của thang đo được xây dựng ta sử dụng hệ số


cronbach’s Alpha. Hệ số α của cronbach’s Alpha là một phép kiểm định thống kê về mức độ chắc chẽ mà các mục hỏi trong thang đo tương quan với nhau.

Ở đây khi đánh giá hệ số cronbach’s Alpha, biến nào có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại và tiêu chuẩn để lựa chọn thang đo là hệ số cronbach’s Alpha của thành phần lớn hơn 0,6.

- Phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA: là một phương pháp để giảm các câu hỏi chi tiết trong phiếu điều tra mà các câu hỏi này được đưa ra để có được thông tin chung về các mặt của vấn đề cần nghiên cứu. Sử dụng phương pháp phân tích nhân số giúp cho việc nghiên cứu có được 1 bộ các biến số có ý nghĩa. Trong nghiên cứu tôi tiến hành kiểm định KMO, Bartlett's, Eigenvalue, Factor Loading và Cumulative %.

- Sử dụng mô hình hồi quy bội: Để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến công

tác đào tạo tại Công ty TNHH MTV SX LK Composite Chu Lai TRường Hải.


- Phương pháp kiểm định One Sample T-text: Kiểm định giá trị trung bình về đánh giá của các nhân viên với các nhân tố và phân tích. Giá trị trung bình mình chọn là 3.5.

Giả thuyết kiểm định là:


H0: Giá trị trung bình của biến bằng 3,5 H1: Giá trị trung bình của biến khác 3,5

α là mức ý nghĩa của kiểm định, đó là xác suất bác bỏ H0 khi H1 đúng, α=0,05


- Nếu Sig. >= 0,05: Chấp nhận giả thuyết H0


- Nếu Sig < 0,05: Bác bỏ giả thuyết H0, nghĩ là trung bình của biến khác 3,5


4.3. Phương pháp phỏng vấn


Phỏng vấn, tham khảo ý kiến từ các nhà quản lý, trưởng bộ phận nhân sự để có thể tìm hiểu sâu về các vấn đề đào tạo được thực hiện tại doanh nghiệp.

Các bước tiến hành như sau:


- Bước 1: Xác định đối tượng cần phỏng vấn.


- Bước 2: Thiết kế, chuẩn bị câu hỏi phỏng vấn cho các đối tượng (quản lý, nhân viên, công nhân…)

- Bước 3: Tiến hành phỏng vấn từ tháng cuối tháng 11 và kết thúc vào tháng 12

- Bước 4: Phỏng vấn và ghi chép câu trả lời của đối tượng được phỏng vấn, tổng hợp kết quả phỏng vấn.

4.4. Đề suất mô hình nghiên cứu

4.4.1. Mô hình nghiên cứu


Cơ hội đào tạo



Nội dung, chương trình đào tạo

Chất lượng giảng viên

Môi trường, địa điểm đào

tạo

Đào tạo nguồn nhân lực

Thời lượng đào tạo


Kết quả chương trình đào

tạo


Sơ đồ 1: Mô hình nghiên cứu


Mô hình nghiên cứu này được xây dựng trên cơ sở lý thuyết về đào tạo và quy trình đào tạo trong giáo trình Giáo trình quản trị nhân lực của ThS. Bùi Văn Chiêm và PGS.TS. Nguyễn Tài Phúc NXB 2014 và dựa trên cơ sở xác định các yếu tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo tại Công Ty TNHH MTV Sản Xuất Linh Kiện Composite Chu Lai Trường Hải, tác giả đã xây dựng mô hình gồm 6 nhân tố như đã thể hiện ở sơ đồ trên.

4.4.2. Thang đo


Tác giả đã xây dựng gồm có 23 biến quan sát


- Nhân tố 1 - Cơ hội, nhu cầu đào tạo: Gồm 3 biến quan sát được mã hóa từ CHĐT1 đến CHĐT3

CHĐT1: Ban quản lý quan tâm đến nhu cầu đào tạo của anh/chị. CHĐT2: Cấp trên, quản lý đề nghị những khóa học để phát triển cá nhân.

CHĐT3: Cấp trên, quản lý sẵn sàng tạo cơ hội cho anh/chị tham gia các khóa

đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng.

- Nhân tố 2 - Nội dung, chương trình đào tạo: Gồm 4 biến quan sát được mã hóa từ CTĐT1 đến CTĐT4

CTĐT1: Nội dung, chương trình đào tạo phù hợp với kiến thức, kỹ năng –

nghiệp vụ mà công việc của anh/chị yêu cầu.

CTĐT2: Tỷ lệ phân bổ khối lượng kiến thức lý thuyết và thực hành hợp lý. CTĐT3: Thông tin, kiến thức trong nội dung đào tạo luôn được cập nhật và đổi

mới.

CTĐT4 : Chương trình đào tạo đồng nhất với mục tiêu đề ra trước đó.

- Nhân tố 3 - Chất lượng giảng viên: Gồm 3 biến quan sát được mã hóa từ GV1

đến GV3

GV1: Giảng viên trình bày rò ràng, lưu loát, dễ hiểu và thu hút.

GV2: Giảng viên nhiệt tình, thân thiện thường xuyên tương tác với học viên. GV3: Giảng viên có hiểu biết tốt về lĩnh vực giảng dạy.

- Nhân tố 4 - Môi trường, địa điểm đào tạo: Gồm 3 biến quan sát được mã hóa từ MTĐT1 đến MTĐT3

MTĐT1: Địa điểm đào tạo được bố trí hợp lý thuận tiện đi lại.

Xem tất cả 130 trang.

Ngày đăng: 31/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí