vốn chủ sở hữu cho thấy với một đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra thì DN sẽ thu về được bao nhiêu đồng LN.
Lợi nhuận sau thuế | |
Tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu – ROE = | Vốn chủ sở hữu |
Có thể bạn quan tâm!
- Hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Truyền thông số 1 - 1
- Hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Truyền thông số 1 - 2
- Cơ Sở Lý Luận Về Hiệu Quả Kinh Doanh Của Doanh Nghiệp
- Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh
- Thực Trạng Hiệu Quả Kinh Doanh Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Số 1
- Phân Tích Khái Quát Tình Hình Hiệu Quả Kinh Doanh Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Số 1 Trong Giai Đoạn 2016 – 2020
Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.
(Vốn chủ sở hữu bình quân trong kỳ được tính bằng trung bình cộng của vốn chủ sở hữu đầu kỳ và cuối kỳ của DN)
ROE cho biết cứ một trăm đồng vốn chủ sở hữu thì tạo ra bao nhiêu đồng LN. Nếu ROE càng cao cho thấy DN sử dụng vốn rất hiệu quả. Tuy nhiên, khi sử dụng ROE để đánh giá khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu thì cần phải xem xét về thời gian, giai đoạn phát triển của DN và những rủi ro mà DN gặp phải. Hơn nữa, do ROE phản ánh hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu nên đây là một chỉ tiêu được các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm, thường xuyên được sử dụng để các nhà đầu tư đánh giá khả năng sinh lời của DN.
1.2.2. Các chỉ số đánh giá hiệu quả sử dụng vốn
Để đánh giá hiệu quả hoạt động của một DN, một nội dung không thể thiếu là phải đánh giá hiệu quả sử dụng vốn. Hiệu quả sử dụng vốn là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn vốn của DN để đạt kết quả cao nhất trong quá trình HĐKD với chi phí thấp nhất. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn đóng vai trò quan trọng trong việc phân tích HQKD của DN vì từ đó có thể đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Khi đánh giá hiệu quả sử dụng vốn, ta sẽ đánh giá các chỉ số: Số vòng quay của tổng tài sản (sức sản xuất của tài sản), số vòng quay của tài sản ngắn hạn (sức sản xuất của tài sản ngắn hạn), tỷ suất sinh lời của tài sản ngắn hạn, số vòng quay của tài sản dài hạn (sức sản xuất của tài sản dài hạn) và số vòng quay của vốn chủ sở hữu.
+ Số vòng quay của tổng tài sản (sức sản xuất của tài sản)
Số vòng quay tổng tài sản (sức sản xuất của tài sản) là một tỷ số tài chính, là thước đo khái quát nhất hiệu quả sử dụng tài sản của DN. Số vòng quay tổng tài sản đo lường giá trị DT của DN so với giá trị tài sản của DN đó. Số vòng quay tổng tài sản được tính bằng DT thuần đạt được trong một kỳ nhất định chia cho tổng tài sản bình quân trong kỳ đó. Công thức như sau:
Doanh thu thuần | |
Số vòng quay tổng tài sản = | Tổng tài sản bình quân |
(Tổng tài sản bình quân trong kỳ được tính bằng trung bình cộng của tổng tài sản đầu kỳ và cuối kỳ của DN)
Thông qua số vòng quay tổng tài sản có thể biết được với mỗi một đồng tài sản thì có bao nhiêu đồng DT được tạo ra. Thông thường, số vòng quay tổng tài sản sẽ được tính hàng năm. Số vòng quay tổng tài sản càng cao đồng nghĩa với việc DN hoạt động tốt và DN sử dụng tài sản vào các hoạt động SXKD rất hiệu quả.
+ Số vòng quay của tài sản ngắn hạn (sức sản xuất của tài sản ngắn
hạn)
Tài sản ngắn hạn là phần tài sản mà DN đầu tư vào các hạng mục có
tính luân chuyển nhanh với thời gian thu hồi vốn trong vòng một năm hoặc trong một chu kì kinh doanh). Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn chủ yếu đánh giá tốc độ luân chuyển của tài sản.
Số vòng quay của tài sản ngắn hạn thể hiện hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của DN. Số vòng quay của tài sản ngắn hạn được tính bằng tỷ lệ giữa DT thuần và tài sản ngắn hạn bình quân. Công thức như sau:
Doanh thu thuần | |
Số vòng quay của tài sản ngắn hạn = | Tài sản ngắn hạn bình quân |
(Tài sản ngắn hạn bình quân trong kỳ được tính bằng trung bình cộng của tài sản ngắn hạn đầu kỳ và cuối kỳ của DN)
Số vòng quay của tài sản ngắn hạn thể hiện tốc độ luân chuyển tài sản ngắn hạn của DN, số vòng quay của tài sản ngắn hạn càng cao thì tốc độ luân chuyển tài sản ngắn hạn của DN càng nhanh.
+ Tỷ suất sinh lời của tài sản ngắn hạn
Tỷ suất sinh lời của tài sản ngắn hạn đo lường khả năng sinh lời trên mỗi đồng tài sản ngắn hạn của DN. Tỷ suất sinh lời của tài sản ngắn hạn được tính bằng tỷ lệ giữa LN sau thuế và tài sản ngắn hạn bình quân của DN. Công thức như sau:
Lợi nhuận sau thuế | |
Tỷ suất sinh lời của tài sản ngắn hạn = | Tài sản ngắn hạn bình quân |
Tỷ suất sinh lời của tài sản ngắn hạn cho viết một đồng tài sản ngắn hạn mà DN sử dụng thì tạo ra được bao nhiêu đồng LN, thể hiện hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại DN. Tỷ suất sinh lời của tài sản ngắn hạn càng cao thì trình độ sử dụng tài sản ngắn hạn của DN càng cao. Tỷ suất sinh lời của tài sản ngắn hạn đặc biệt hữu ích đối với các nhà cung cấp tín dụng và các nhà quản trị phụ trách quản lí vốn lưu động do vốn lưu động ảnh hưởng trực tiếp tới tính thanh khoản và nhu cầu lưu động vốn của DN.
+ Số vòng quay của tài sản dài hạn (sức sản xuất của tài sản hài hạn)
Tài sản dài hạn là phần tài sản mà DN đầu tư chủ yếu là tài sản cố định như máy móc, thiết bị, nhà xưởng,… Số vòng quay của tài sản dài hạn thể hiện hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn để tạo ra DT. Số vòng quay của tài sản dài hạn được tính bằng tỷ lệ giữa DT thuần và tài sản dài hạn bình quân. Công thức như sau:
Doanh thu thuần | |
Số vòng quay của tài sản dài hạn = | Tài sản dài hạn bình quân |
(Tài sản dài hạn bình quân trong kỳ được tính bằng trung bình cộng của tài sản dài hạn đầu kỳ và cuối kỳ của DN)
Số vòng quay của tài sản dài hạn cho thấy mỗi đồng tài sản dài hạn của DN đưa vào SXKD sẽ tạo ra bấy nhiêu đồng DT. Tài sản dài hạn càng được sử dụng nhiều thì vòng quay càng cao. Tuy nhiên, đối với DN thương mại, do giá trị tài sản cố định thường không lớn nên tỷ số này cao hơn đối với DN sản xuất, vì vậy, khi đánh giá số vòng quay của tài sản dài hạn cần chú ý đến quy mô và bản chất của DN.
+ Tỷ suất sinh lời của tài sản dài hạn
Tỷ suất sinh lời của tài sản dài hạn đo lường khả năng sinh lời trên mỗi đồng tài sản dài hạn của DN. Tỷ suất sinh lời của tài sản dài hạn được tính bằng tỷ lệ giữa LN sau thuế và tài sản dài hạn bình quân của DN. Công thức như sau:
Tỷ suất sinh lời của tài sản dài hạn = |
Tài sản dài hạn bình quân |
Tỷ suất sinh lời của tài sản dài hạn cho biết một đồng tài sản dài hạn mà DN sử dụng thì tạo ra được bao nhiêu đồng LN, thể hiện hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn tại DN. Tỷ suất sinh lời của tài sản dài hạn càng cao thì trình độ sử dụng tài sản dài hạn của DN càng cao.
+ Số vòng quay của vốn chủ sở hữu
Số vòng quay của vốn chủ sở hữu thể hiện hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu để tạo ra DT. Số vòng quay của vốn chủ sở hữu được tính bằng tỷ lệ giữa DT thuần và vốn chủ sở hữu bình quân. Công thức như sau:
Doanh thu thuần | |
Số vòng quay của vốn chủ sở hữu = | Vốn chủ sở hữu bình quân |
(Vốn chủ sở hữu bình quân trong kỳ được tính bằng trung bình cộng của vốn chủ sở hữu đầu kỳ và cuối kỳ của DN)
Chỉ tiêu này cho biết mỗi đồng vốn chủ sở hữu đầu tư thì tạo ra được bao nhiêu đồng DT. Số vòng quay của vốn chủ sở hữu càng cao cho thấy hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của DN càng cao và ngược lại. Khi được so sánh trong một kỳ, số vòng quay của vốn chủ sở hữu cho biết mức độ DN có thể phát triển mà không cần phải đầu tư thêm vốn.
1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng chi phí
+ Hiệu quả sử dụng chi phí
Hiệu quả sử dụng chi phí là phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng chi phí của một DN. Hiệu quả sử dụng chi phí bằng tỷ lệ giữa DT thuần và tổng chi phí. Công thức như sau:
Doanh thu thuần | |
Hiệu quả sử dụng chi phí = | Tổng chi phí |
Chỉ tiêu này cho biết trong một kỳ, với một đồng chi phí bỏ ra thì DN thu được bao nhiêu đồng DT thuần. Chỉ tiêu này càng cao thì cho thấy DN sử dụng chi phí rất hiệu quả và ngược lại. Nếu kết quả trả về cho thấy hiệu quả sử dụng chi phí > 1 thì DT thu về đang lớn hơn chi phí bỏ ra, có nghĩa là DN HĐKD có lãi. Nếu hiệu quả sử dụng chi phí 1 thì DT thu về đang bằng hoặc nhỏ hơn chi phí bỏ ra, có nghĩa là DN hoạt động không có lãi hoặc lỗ.
+ Tỷ suất sinh lời của tổng chi phí
Tỷ suất sinh lời của tổng chi phí đo lường khả năng sinh lời trên mỗi đồng chi phí của DN. Tỷ suất sinh lời của tổng chi phí được tính bằng tỷ lệ giữa LN sau thuế và tổng chi phí của DN. Công thức như sau:
Lợi nhuận sau thuế | |
Tỷ suất sinh lời của tổng chi phí = | Tổng chi phí |
Tỷ suất sinh lời của tổng chi phí cho biết một đồng chi phí mà DN sử dụng thì tạo ra được bao nhiêu đồng LN, thể hiện hiệu quả sử dụng chi phí tại
DN. Tỷ suất sinh lời của tổng chi phí càng cao thì trình độ sử dụng chi phí của DN càng cao và ngược lại.
1.2.4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động
+ Năng suất lao động bình quân (sức sản xuất của lao động)
Chỉ tiêu “Năng suất lao động bình quân” thể hiện số DT mà mỗi lao động có thể tạo ra. Năng suất lao động bình quân được tính bằng tỷ lệ giữa DT thuần và tổng số lao động. Công thức như sau:
Doanh thu thuần | |
Năng suất lao động bình quân = | Tổng số lao động |
Năng suất lao động bình quân càng cao thì cho thấy DN sử dụng lao động rất hiệu quả và ngược lại.
+ Tỷ suất sinh lời của lao động
Tỷ suất sinh lời của lao động đo lường khả năng sinh lời trên mỗi lao động của DN. Tỷ suất sinh lời của lao động được tính bằng tỷ lệ giữa LN sau thuế và tổng số lao động. Công thức như sau:
Lợi nhuận sau thuế | |
Tỷ suất sinh lời của lao động = | Tổng số lao động |
Tỷ suất sinh lời của lao động cho biết mỗi lao động có thể tạo ra được bao nhiêu đồng LN, thể hiện hiệu quả sử dụng lao động của DN. Tỷ suất sinh lời của lao động càng cao thì cho thấy hiệu quả sử dụng lao động càng cao và ngược lại.
1.2.5. Các chỉ tiêu khái quát về tình hình tài chính.
(1) Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán
+ Khả năng thanh toán tổng quát
Để đánh giá khả năng thanh toán tổng quát của DN, ta sẽ đánh giá đến hệ số thanh toán tổng quát của DN. Chỉ số này cho thấy năng lực thanh toán
của DN trong ngắn hạn và dài hạn. Hệ số thanh toán tổng quát được tính bằng tỷ lệ giữa tổng tài sản và nợ phải trả. Công thức tính như sau:
Tổng tài sản | |
Hệ số thanh toán tổng quát = | Tổng nợ phải trả |
Chỉ tiêu này cho biết với tổng số tài sản hiện có, DN có đảm bảo trả được các khoản nợ hay không. Hệ số thanh toán tổng quát thể hiện:
Hệ số thanh toán tổng quát > 2 thì khả năng thanh toán của DN rất tốt, tuy nhiên hiệu quả sử dụng vốn có thể không cao và đòn bẩy tài chính thấp.
1 Hệ số thanh toán tổng quát < 2, phản ánh về cơ bản, DN hoàn toàn đáp ứng được các khoản nợ đến hạn với lượng tổng tài sản hiện hành.
Hệ số thanh toán tổng quát < 1, cho thấy khả năng thanh toán của DN thấp, nếu hệ số thanh toán càng tiến về gần với 0 thì DN sẽ mất dần khả năng thanh toán.
+ Khả năng thanh toán ngắn hạn
Để đánh giá khả năng thanh toán ngắn hạn của DN, ta sẽ đánh giá đến hệ số thanh toán ngắn hạn. Khả năng thanh toán ngắn hạn phản ánh năng lực thanh toán của DN trong ngắn hạn (dưới 1 năm). Hệ số thanh toán ngắn hạn được tính bằng tỷ lệ giữa tổng tài sản ngắn hạn và tổng nợ ngắn hạn. Công thức như sau:
Tổng tài sản ngắn hạn | |
Hệ số thanh toán ngắn hạn = | Tổng nợ ngắn hạn |
Chỉ tiêu này cho biết với tổng tài sản ngắn hạn hiện có, DN có đảm bảo trang trải được các khoản nợ ngắn hạn phải trả hay không. Hệ số thanh toán ngắn hạn thấp, đặc biệt < 1 thì cho thấy khả năng trả nợ ngắn hạn yếu, là dấu hiệu báo trước những khó khăn tiềm ẩn về tài chính mà có thể DN sẽ phải đối mặt trong việc trả nợ ngắn hạn. Nếu hệ số thanh toán ngắn hạn càng dần về 0 thì DN càng mất khả năng chi trả, gia tăng nguy cơ phá sản. Nếu hệ số thanh
toán ngắn hạn cao, > 1 thì cho thấy DN có khả năng trả nợ ngắn hạn cao. Hệ số càng cao thì khả năng chi trả càng được đảm bảo, tính thanh khoản ở mức cao.
+ Khả năng thanh toán nhanh
Để đánh giá khả năng thanh toán của DN, ta cũng cần biết được hệ số thanh toán nhanh của DN. Hệ số thanh toán nhanh thể hiện khả năng thanh toán nhanh của một DN. Khả năng thanh toán nhanh cho thấy trình độ huy động các tài sản có khả năng chuyển đổi thành tiền để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Trong hệ số thanh toán nhanh, hàng tồn kho sẽ bị loại bỏ khỏi tài sản ngắn hạn vì hàng tồn kho được coi là tài sản có tính thanh khoản thấp. Công thức tính như sau:
Hệ số thanh toán nhanh = | Tổng nợ ngắn hạn |
Nếu hệ số thanh toán nhanh < 0,5 thì DN các gặp khó khăn trong việc chi trả nợ ngắn hạn, tính thanh khoản thấp. Nếu: 0,5 < hệ số thanh toán nhanh
< 1 thì DN có khả năng thanh toán tốt, có tính thanh khoản cao. Nếu hệ số thanh toán nhanh càng lớn và có xu hướng tăng thì khả năng thanh toán nhanh càng tăng và rủi ro tài chính giảm và ngược lại.
+ Hệ số khả năng thanh toán lãi vay
Hệ số khả năng thanh toán lãi vay cho thấy khả năng thanh toán lãi tiền vay của DN cũng như mức độ rủi ro có thể gặp phải của các chủ nợ. Hệ số khả năng thanh toán lãi vay được tính bằng tỷ lệ giữa LN trước thuế và lãi vay trên lãi vay. Công thức như sau:
Hệ số khả năng thanh toán lãi vay = | Lãi vay |
Nếu hệ số khả năng thanh toán lãi vay càng cao cho thấy DN đảm bảo được việc thanh toán lãi vay cho các chủ nợ. Hệ số khả năng thanh toán lãi