LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Hoàng Thị Phương Hằng, Học viên cao học khóa 20B của Trường Đại Học Thương Mại, đã chọn đề tài “Hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hà Tây”cho bản luận văn Thạc sỹ của mình. Tôi xin cam đoan bản luận văn là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi, các số liệu, tài liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo sự tin cậy và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Hoàng Thị Phương Hằng
LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo Trường Trường Đại học Thương mại đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và rèn luyện tại trường.
Tác giả xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến Cô giáo PGS.TS: Nguyễn Thị Phương Liên đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện hoàn thành bản luận văn.
Mặc dù có nhiều cố gắng của bản thân, nhưng do thời gian và trình độ còn hạn chế nên bản luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được sự góp ý chân thành của các thầy giáo, cô giáo và các bạn đồng nghiệp nhằm bổ sung, hoàn thiện trong quá trình nghiên cứu tiếp các nội dung về vấn đề này.
Xin trân thành cảm ơn!
Hà nội, ngày 14 tháng 06 năm 2016
Tác giả
Hoàng Thị Phương Hằng
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ vii
1. DANH MỤC BẢNG BIỂU vii
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
5. Phương pháp nghiên cứu 4
6.Kết cấu luận văn 4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 6
1.1. Ngân hàng thương mại và các hoạt động cơ bản của NHTM 6
1.1.1. Khái niệm ngân hàng thương mại 6
1.1.2. Các hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại 7
1.2. Hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại 9
1.2.1. Khái niệm về huy động vốn 9
1.2.2. Vai trò của vốn huy động 10
1.2.3. Các hình thức huy động vốn 11
1.2.4. Các kênh huy động vốn 15
1.3. Hiệu quả huy động vốn của NHTM 16
1.3.1. Khái niệm 16
1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá 16
1.4. Nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động huy động vốn 20
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA BIDV CHI NHÁNH HÀ TÂY 28
2.1. Giới thiệu về BIDV Chi nhánh Hà Tây 28
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển BIDV Chi nhánh Hà Tây 28
2.1.2. Cơ cấu tổ chức BIDV chi nhánh Hà Tây 28
2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Chi nhánh Hà Tây 30
2.2. Thực trạng huy động vốn của BIDV chi nhánh Hà Tây 33
2.2.1. Thực trạng các sản phẩm và kênh huy động vốn của Chi nhánh 33
2.2.2 Thực trạng kết quả huy động vốn của Chi nhánh 41
2.3. Phân tích hiệu quả huy động vốn của BIDV chi nhánh Hà Tây 52
2.3.1 Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) 52
2.3.2. Chi phí huy động vốn trên tổng nguồn vốn huy động 62
2.4. Đánh giá hiệu quả huy động vốn của BIDV chi nhánh Hà Tây 64
2.4.1. Thành công 64
2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân 67
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI BIDV CHI NHÁNH HÀ TÂY 74
3.1. Định hướng phát triển huy động vốn của BIDV chi nhánh Hà Tây giai đoạn 2016-2020 74
3.1.1. Phân tích những thuận lợi và khó khăn, thời cơ và thách thức đối Chi nhánh giai đoạn 2016- 2020 74
3.1.2. Định hướng phát triển chung của BIDV chi nhánh Hà Tây 76
3.1.3. Định hướng phát triển huy động vốn của BIDV chi nhánh Hà Tây 77
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn của BIDV chi nhánh Hà Tây.78
3.2.1. Cải thiện NIM HĐV của chi nhánh phấn đấu bằng NIM HĐV trên địa bàn Hà Nội và NIM HĐV toàn ngành 78
3.2.2. Xây dựng chính sách lãi suất huy động linh hoạt, hợp lý 80
3.2.3. Công tác điều hành nguồn vốn theo từng đối tượng khách hàng 81
3.2.4. Nâng cao năng lực cạnh tranh hoạt động huy động vốn 82
3.2.5. Đầu tư hoàn thiện và hiện đại hóa công nghệ ngân hàng 83
3.2.6. Hoàn thiện chính sách Marketing 84
3.2.7. Tăng cường hoạt động chăm sóc khách hàng 84
3.2.8. Phát triển mạng lưới và kênh phân phối 84
3.2.9. Hoàn thiện chính sách nhân sự 85
3.3. Kiến nghị 87
3.3.1. Kiến nghị đối với BIDV Việt Nam 87
3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 89
3.3.3. Kiến nghị với chính phủ 90
KẾT LUẬN 92
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
: Máy rút tiền tự động (Automatic Teller Machine) | |
BIDV | : Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam |
BIDV Chi nhánh Hà Tây | : Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam– Chi nhánh Hà Tây |
CNH-HĐH | : Công nghiệp hóa-Hiện đại hóa |
CV | : cho vay |
CN | : Chi nhánh |
ĐCTC | : Định chế tài chính |
ĐVCNT | : Đơn vị chấp nhận thẻ |
FTP | : Cơ chế quản lý vốn tập trung (fund transfer pricing) |
GTCG | : Giấy tờ có giá |
HĐV | : Huy động vốn |
KKH | : Không kỳ hạn |
NIM | : Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên |
NHNN | : Ngân hàng Nhà nước |
NHTM | : Ngân hàng Thương mại |
QLVTT | : Quản lý vốn tập trung |
TCKT | : Tổ chức kinh tế |
TCTD | : Tổ chức tín dụng |
TKDT | : Tiết kiệm dự thưởng |
TMCP | : Thương mại cổ phần |
TSCĐ | : Tài sản cố định |
TSC | : Trụ sở chính BIDV |
XNK | : Xuất nhập khẩu |
Có thể bạn quan tâm!
- Hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hà Tây - 2
- Các Chỉ Tiêu Phản Ánh Kết Quả Huy Động Vốn
- Nhân Tố Ảnh Hưởng Tới Hiệu Quả Hoạt Động Huy Động Vốn
Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
1. DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Kết quả kinh doanh của BIDV chi nhánh Hà Tây năm 2013-2015 31
Bảng 2.2 Kết quả huy động vốn giai đoạn 2013-2015 của BIDV CN Hà Tây 42
Bảng 2.3 Quy mô và tốc độ tăng trưởng HĐV của BIDV chi nhánh Hà Tây 44
Bảng 2.4 Cơ cấu nguồn vốn theo đối tượng huy động 45
Bảng 2.5 Cơ cấu vốn theo kỳ hạn 48
Bảng 2.6 Cơ cấu vốn theo loại tiền 49
Bảng 2.7 Cơ cấu vốn theo sản phẩm huy động 51
Bảng 2.8 Tổng thu nhập của BIDV chi nhánh Hà Tây từ năm 2013-2015 55
Bảng 2.9 Thu nhập từ huy động vốn và NIM HĐV giai đoạn 2013-2015 57
Bảng 2.10 NIM HĐV chi nhánh so với toàn hệ thống và địa bàn Hà Nội 58
Bảng 2.11 NIM HĐV theo đối tượng khách hàng 59
Bảng 2.12 NIM HĐV theo kỳ hạn của BIDV chi nhánh Hà Tây năm 2013-2015 61
Bảng 2.13 Chi phí huy động vốn của chi nhánh Hà Tây năm 2013-2015 62
2. DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1 Kết quả kinh doanh BIDV CN Hà Tây năm 2013-2015 33
Biểu 2.2: Cơ cấu nguồn vốn theo đối tượng huy động 47
Biểu 2.3 Thu nhập ròng từ các hoạt động của BIDV CN Hà Tây năm 2013-2015 56
Biểu 2.4 : Thu nhập từ huy động vốn giai đoạn 2013 – 2015 57
Biểu 2.5 Thu nhập HĐV theo đối tượng khách hàng 60
3. DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy của BIDV – Chi nhánh Hà Tây 29
Sơ đồ 2: TSC thực hiện điều hòa vốn giữa các chi nhánh thông qua cơ chế “mua/bán” vốn tập trung 52
Sơ đồ 2.3: Mối quan hệ giữa lãi suất HĐV/CV, FTP, Thu nhập HĐV/CV 53
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Vốn có vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế nói chung và đối với hệ thống ngân hàng nói riêng. Một nền kinh tế đang trên đà phát triển cũng giống như một cơ thể sống mà vốn chính là huyết mạch của nó vậy. Dòng vốn có thể lưu thông một cách thông suốt sẽ đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế. Muốn vậy, các ngân hàng phải thường xuyên thực hiện tốt việc huy động và phân bổ nguồn vốn một cách có hiệu quả.
Huy động vốn là một trong những vấn đề cơ bản mà các NHTM luôn luôn phải đối mặt. Để có thể duy trì hoạt động thường xuyên, đồng thời đảm bảo khả năng thanh toán và khả năng cung ứng vốn cho các khoản vay, các ngân hàng phải huy động được nguồn vốn ổn định, với cơ cấu vốn hợp lí, chi phí vốn thấp và quy mô vốn phù hợp với quy mô hoạt động của ngân hàng.
Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế nước ta luôn luôn thay đổi và biến động rất khó lường như hiện nay, các ngân hàng luôn phải đối mặt với những khó khăn trong việc huy động vốn, như khó thu hút được khách hàng, chi phí huy động vốn tăng cao…Ngoài ra, mạng lưới của các ngân hàng ngày càng mở rộng thì việc nâng cao hiệu quả huy động vốn đang được đặt lên hàng đầu và giữ vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường.
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) - Chi nhánh Hà Tây thực hiện cơ chế mua bán vốn tập trung với Trụ sở chính, nguồn thu nhập chính của chi nhánh là thu nhập ròng từ huy động vốn, tín dụng và thu dịch vụ ròng, trong đó nguồn thu nhập ròng từ huy động vốn là nguồn thu lớn và an toàn, ổn định cho chi nhánh. Vì vậy chi nhánh luôn coi huy động vốn là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu. Quy mô huy động vốn của chi nhánh hàng năm vẫn tăng trưởng tốt nhưng thu nhập từ huy động vốn tăng trưởng chậm hơn chưa tương xứng với mức tăng của quy mô làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của chi nhánh. Thực trạng trên do nhiều nguyên nhân, có nguyên nhân khách quan từ phía thị trường, có nguyên nhân chủ quan từ phía Ngân hàng. Do vậy, giải quyết vấn đề này như thế nào để hoạt