Tình Hình Lao Động Của Bidv - Chi Nhánh Thừa Thiên Huế Giai Đoạn 2013- 2015


hiện công tác bán sản phẩm và dịch vụ ngân hàng bán lẻ; Công tác tín dụng bán lẻ.

Phòng Quản lý rủi ro: Thực hiện công tác quản lý tín dụng; Quản lý rủi ro tín dụng; Quản lý rủi ro tác nghiệp; Phòng chống rửa tiền; Quản lý hệ thống chất lượng ISO; Kiểm tra nội bộ.

Phòng Quản trị tín dụng: Trực tiếp thực hiện tác nghiệp và quản trị cho vay, bảo lãnh, tài trợ thương mại xuất nhập khẩu đối với khách hàng; Tính toán trích lập dự phòng rủi ro theo kết quả phân loại nợ của phòng Quan hệ khách hàng, gửi kết quả cho phòng Quản lý rủi ro để thực hiện rà soát, trình cấp có thẩm quyền quyết định; Các nhiệm vụ khác như đầu mối lưu trữ chứng từ giao dịch, hồ sơ nghiệp vụ cho vay, bảo lãnh và tài sản bảo đảm tiền vay, quản lý thông tin và lập các loại báo cáo thống kê.

Phòng Giao dịch khách hàng: Trực tiếp quản lý tài khoản và giao dịch với khách hàng bao gồm: Trực tiếp bán sản phẩm /dịch vụ tại quầy, giao dịch với khách hàng và thực hiện tác nghiệp từ khâu tiếp xúc, tiếp nhận yêu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng của khách hàng, hướng dẫn thủ tục giao dịch, mở tài khoản, gửi tiền, rút tiền, thanh toán, chuyển tiền; Quản lý tài khoản tiền gửi của khách hàng; Giải ngân vốn vay cho khách hàng trên cơ sở hồ sơ giải ngân được phê duyệt, thực hiện thu nợ, lãi theo yêu cầu của phòng Quản trị tín dụng và phòng KHCN và phòng KHDN; Trực tiếp thực hiện các giao dịch về thẻ và chi trả kiều hối đối với khách hàng.

Phòng Quản lý và dịch vụ kho quỹ: Quản lý kho tiền và quỹ nghiệp vụ (tiền mặt, hồ sơ tài sản thế chấp, cầm cố, chứng từ có giá, vàng, bạc, đá quý…); Quản lý quỹ (thu/chi, xuất/nhập), phối hợp với các Phòng Giao dịch khách hàng, Phòng Giao dịch và Quỹ Tiết kiệm thực hiện nghiệp vụ thu chi tiền mặt tại quầy đảm bảo phục vụ thuận tiện, an toàn cho khách hàng, trực tiếp thực hiện các giao dịch thu - chi tiền mặt phục vụ khách hàng theo quy định.

Phòng Kế hoạch - Tổng hợp: Thực hiện công tác kế hoạch - tổng hợp gồm thu thập thông tin phục vụ công tác kế hoạch - tổng hợp, xây dựng và theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh của Chi nhánh; Công tác nguồn vốn như đề xuất và tổ chức thực hiện điều hành nguồn vốn, thực hiện nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ; Công tác điện toán.

Phòng Tài chính - Kế toán: Quản lý và thực hiện công tác hạch toán kế toán chi tiết, kế toán tổng hợp; Thực hiện công tác hậu kiểm đối với hoạt động tài chính kế toán của Chi nhánh; Quản lý, giám sát tài chính.


Phòng Tổ chức - Hành chính: Thực hiện công tác tổ chức - nhân sự và phát triển nguồn nhân lực; Thực hiện nhiệm vụ hành chính, hậu cần.

Các Phòng Giao dịch (An Cựu, Phú Bài, Sông Bồ, Bến Ngự, Nguyễn Trãi, Thành Nội): Thực hiện nghiệp vụ theo phạm vi được ủy quyền đảm bảo đúng các quy định của pháp luật và quy trình nghiệp vụ; Thực hiện giao dịch với khách hàng, mở tài khoản tiền gửi, nhận tiền gửi tiết kiệm các loại, thu đổi ngoại tệ, chi trả kiều hối…, Tiếp nhận, giải quyết hồ sơ vay vốn theo phân quyền.

2.1.2.4. Tình hình lao động của BIDV - chi nhánh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2013- 2015

Nhân tố con người từ lâu vẫn được coi là nguồn lực quý giá nhất của doanh nghiệp. Nguồn nhân lực mạnh không những tạo cho doanh nghiệp lợi thế cạnh tranh mà còn là yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Muốn tồn tại và phát triển thì cần phải tạo cho mình một lực lượng lao động mạnh về lượng và chất. Đây là nhân tố quyết định sự sống còn của bản thân doanh nghiệp.

Bảng 2.1. Tình hình lao động tại BIDV Chi nhánh Thừa Thiên Huế Giai đoạn 2013-2015

ĐVT: Người



Chỉ tiêu

Năm

So sánh


2013


2014


2015

2014/2013

2015/2104

+/-

%

+/-

%

Tổng số lao động

103

109

103

6

105,83

-6

94,50

I. Theo giới tính

Nam

38

53

44

15

139,47

-9

83,02

Nữ

65

56

59

-9

86,15

3

105,36

II. Theo trình độ chuyên môn

Trên đại học

4

4

11

0

100,00

7

275,00

Đại học

93

99

92

6

106,45

-7

92,93

Trung cấp, cao đẳng

1

2

0

1

200,00

-2

0,00

Chưa qua đào tạo

5

4

0

-1

80,00

-4

0,00

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Hiệu quả của hoạt động truyền thông marketing đối với chương trình “An gia lập nghiệp” dành cho khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Thừa Thiên Huế - 6

(Nguồn: Phòng Tổ chức Hành chính - BIDV Chi nhánh Thừa Thiên Huế)

Từ số liệu ở Bảng 2.1, tổng số lao động trong 3 năm liên tục có sự thay đổi, số lao động năm 2013 là 103 người. Năm 2014 chi nhánh tuyển thêm 6 nhân sự,


tương ứng tăng 5,83% so với năm 2013, nhằm đảm bảo đủ nguồn nhân lực cho nhu cầu mở rộng mạng lưới các điểm giao dịch của chi nhánh. Trong năm 2015, tổng số lao động lại giảm 6 nhân sự do nghỉ hưu, chuyển công tác đến các tỉnh khác, tương ứng giảm 5,5 % so với năm 2014.

Xét theo giới tính, kết quả phân tích cho thấy số lượng lao động nữ luôn lớn hơn lao động nam, luôn chiếm trên 50% trong tổng số lao động; cơ cấu lao động như vậy là hoàn toàn phù hợp với đặc thù hoạt động dịch vụ của ngành ngân hàng.

X t theo trình độ, kết quả phân tích cho thấy lao động có trình độ đại học chiếm tỷ trọng cao nhất. Trong năm 2014, lao động có trình độ đại học tăng 6 người, tương ứng tăng 6,45% so với năm 2013, trình độ sau đại học không biến động. Năm 2015, lao động có trình độ đại học giảm nhưng trình độ lao động sau đại học tăng mạnh, tăng đến 175%, tương ứng với 7 lao động. Lao động có trình độ trung cấp và lao động phổ thông chỉ biến động nhẹ theo chiều hướng giảm do cán bộ đến tuổi nghỉ hưu và đến năm 2015 thì không còn lao động ở trình độ này. Qua 3 năm, BIDV chi nhánh Thừa Thiên Huế đã chú trọng đến chất lượng cán bộ trong công tác tuyển dụng, đào tạo. Tuy nhiên, tỷ trọng lao động có trình độ cao như cán bộ có trình độ trên đại học vẫn còn thấp. BIDV nên mạnh dạn đẩy mạnh công tác tuyển dụng lao động có trình độ chuyên môn cao như cán bộ có trình độ trên đại học, các chuyên gia đầu ngành về tài chính ngân hàng, các chuyên gia hoạch định chiến lược và cũng chưa thật sự quan tâm đến công tác đào tạo cán bộ có trình độ chuyên môn cao. Đây là một trong những chiến lược nhân sự quan trọng đối với chi nhánh để phát triển dịch vụ ngân hàng trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay.

2.1.2.5. Kết quả kinh doanh của BIDV Chi nhánh Thừa Thiên Huế

a. Hoạt động huy động vốn

Tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh liên tục tăng trong 3 năm qua. Năm 2014 tăng 61,07% so với năm 2013; năm 2015 tăng 32,11% so năm 2014; Đây chính là giai đoạn nước rút, tăng tốc để hoàn thành kế hoạch tái cơ cấu giai đoạn 2010 - 2015 của Chi nhánh, tạo tiền đề để tăng trưởng bền vững giai đoạn 2015 - 2020 và những năm tiếp theo.


Bảng 2.2. Tình hình huy động vốn tại BIDV Chi nhánh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2013-2015

ĐVT: Tỷ đồng


Chỉ tiêu

Năm

2013

Năm

2014

Năm

2015

So sánh (%)

2014/2013

2015/2014

Tổng huy động vốn

1.595

2.569

3.394

161,07

132,11

1. Phân theo loại tiền gửi

VND

1.538

2.495

3.305

162,22

132,46

Ngoại tệ

57

74

89

129,82

120,27

2. Phân theo thời gian

Dưới 1 năm

1.056

1.741

2.524

164,87

144,97

Từ 1 năm trở lên

539

828

870

153,62

105,07

(Nguồn: Báo cáo thường niên BIDV Chi nhánh Thừa Thiên Huế 2013, 2014, 2015)

Xét theo cơ cấu huy động vốn theo loại tiền gửi, cho thấy nguồn vốn huy động VND tăng liên tục qua 3 năm, đặc biệt là năm 2014, tăng 62,22% so với năm 2013, năm 2015 tốc độ tăng có giảm hơn với tỷ lệ tăng là 32,46%. Khách hàng chủ yếu của BIDV vẫn là khách hàng trong nước nên tỷ trọng tiền gửi VND chiếm tỷ lệ cao trong tổng huy động vốn là điều dễ hiểu. Tuy vậy, BIDV vẫn đang cố gắng thiết lập mối quan hệ với các đối tác, khách hàng nước ngoài, thu về nguồn ngoại tệ cho ngân hàng. Tiền gửi ngoại tệ vẫn tăng qua các năm. Năm 2014 tăng 29,82% so với năm 2013; năm 2015 tăng 20,27% so với năm 2014.

Xét theo thời gian, nhìn chung tâm lý của khách hàng vẫn chuộng tiền gửi dưới 1 năm, chính vì vậy tiền gửi dưới 1 năm vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng huy động vốn và tăng qua các năm; Năm 2014 tăng 64,87% so với năm 2013; năm 2015 tăng 44,97% so với năm 2014. Tiền gửi trên 1 năm vẫn tăng, tuy nhiên trong năm 2015 tăng nhẹ, chỉ 5,07% so với năm 2014.

b. Hoạt động tín dụng

Hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động cơ bản của BIDV và hiện nay vẫn đóng góp một phần lớn trong tổng thu nhập của ngân hàng. Hoạt động tín dụng của BIDV Chi nhánh Thừa Thiên Huế qua năm 2013-2015 đã đạt được những kết quả như sau:


Bảng 2.3. Hoạt động tín dụng tại BIDV – chi nhánh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2013-2015

ĐVT: Tỷ đồng


Chỉ tiêu

Năm

2013

Năm

2014

Năm

2015

So sánh (%)

2014/2013

2015/2014

Tổng dư nợ tín dụng

1.528

2.778

3.771

181,81

135,75

Nợ nhóm 1

1.422

2.563

3.735

180,24

145,73

Nợ nhóm 2

98

203

6

207,14

2,96

Nợ nhóm 3

1

5

4

500,00

80,00

Nợ nhóm 4

3

2

3

66,67

150,00

Nợ nhóm 5

4

5

23

125,00

460,00

(Nguồn: Báo cáo thường niên BIDV Chi nhánh Thừa Thiên Huế 2013, 2014, 2015)

Tổng dư nợ tín dụng của BIDV – chi nhánh Thừa Thiên Huế tăng liên tục trong 3 năm qua. Đó là một kết quả của sự nỗ lực không ngừng nghỉ của toàn thể cán bộ nhân viên Chi nhánh nhằm hoàn thành sớm lộ trình cơ cấu lại Chi nhánh và đây đồng thời cũng là tiền đề, tín hiệu tốt cho sự mở rộng hoạt động tín dụng của Chi nhánh trong những năm tới. Trong năm 2014, dư nợ tín dụng tăng mạnh, 81,81% so với năm 2013; năm 2015 tăng 35,75% so với năm 2014. Trong đó, dư nợ nhóm 1 chiếm tỷ trọng cao nhất và luôn tăng qua các năm. Năm 2014 tăng 80,24% so với năm 2013; năm 2015 tăng 45,73% so với năm 2014. Dư nợ nhóm 2, dư nợ cần chú ý tăng mạnh trong năm 2014: tăng 107,14%, tuy nhiên vào năm 2015 đã giảm mạnh 97,04%, đưa dư nợ nhóm 2 xuống còn 6 tỷ đồng, giảm 197 tỷ đồng so với năm 2014. Đây là một dấu hiệu khả quan, giúp giảm thiểu tình trạng nợ xấu. Nợ nhóm 3,4,5 mặc dù chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng rất đáng chú ý và ảnh hưởng đến mức trích lập dự phòng rủi ro của ngân hàng. Đặc biệt trong năm 2015, dư nợ nhóm 5 tăng mạnh, từ 5 tỷ đồng lên 23 tỷ đồng. Đây là dấu hiệu đáng chú ý đòi hỏi ngân hàng và đặc biệt là cán bộ tín dụng phải xem xét, đánh giá đúng khách hàng, luôn theo dõi tình hình dư nợ của khách hàng, kiểm tra và nhắc nhở, đôn thúc khách hàng trả nợ, tránh tình trạng nợ xấu, khó đòi.

c. Kết quả kinh doanh

Tổng thu nhập và chi phí tăng đều qua các năm và tăng với tốc độ khá cao. Trong tổng thu nhập và chi phí của BIDV Chi nhánh Thừa Thiên Huế thì chủ yếu là thu nhập và chi phí từ họat động huy động vốn và cho vay.


Bảng 2.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV Chi nhánh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2013-2015

ĐVT: Triệu đồng


Chỉ tiêu


Năm

So sánh

2014/2013

2015/2014

2013

2014

2015

+/-

%

+/-

%

I. Tổng thu nhập

338.096

422.260

496.674

84.164

124,89

74.414

117,62

1. Thu nhập từ lãi

153.423

199.812

261.615

46.389

130,24

61.803

130,93

2. Thu kinh doanh ngoại tệ

231

613

968

382

265,37

355

157,91

3. Thu từ phí dịch vụ

11.563

17.681

21.812

6.118

152.91

4.131

123,36

4. Thu hoàn nhập dự phòng rủi ro tín dụng

9.020

3.031


2.228

-5.989

33,60


-803


73,51

5. Thu nhập nội bộ trong hệ thống

163.651

200.814


209.859

37.163

122,71


9.045


104,5

6. Thu khác

208

309

192

101

148,56

-117

62,14

II. Tổng chi phí

300.619

362.076

413.794

61.457

120,44

51.718

114,28

1. Chi trả lãi tiền gửi, tiền vay

121.185

138.706


128.737

17.521

114,46


-9.969


92,81

2. Chi phí hoạt động kinh doanh ngoại tệ

3

4


18

1

133,33


14


450

3. Chi dịch vụ

1.078

1.919

2.649

841

178,01

730

138,04

4. Chi phí cho nhân

viên

16.914

20.213

23.071

3.299

119,50

2.858

114,14

5. Chi về tài sản

5.290

8.340

8.821

3.050

157,66

7.987

105,77

6. Chi quản lý công vụ

10.851

15.763

13.550

4.912

145,27

-2213

85,96

7. VAT không khấu trừ

1.131

1.318

1.185

187

116,53

-133

89,91

8. Chi phí thuế khác và lệ phí

184

149


66

-35

80,98


-83


44,3

9. Chi phí dự phòng nợ phải thu khó đòi

3.528

10.341


9.740

6.813

293,11


-601


94,19

10. Chi phí nội bộ trong hệ thống

139.553

163.678


225.730

24.125

117,29


62.052


137,91

11. Chi phí khác

902

1.645

227

743

182,37

-1.418

13,8

III. Chệnh lệch thu chi

37.477

60.184

82.880

22.707

160,59

22.695

137,71

(Nguồn: Báo cáo thường niên BIDV Chi nhánh Thừa Thiên Huế 2013, 2014, 2015)


Xét về tổng thu nhập, có sự biến động nhẹ qua các năm. Năm 2013, khoản mục này đạt 338096 triệu đồng. Năm 2014, tăng 84164 triệu đồng, tương ứng tăng 24,89% so với năm 2013, đạt 422260 triệu đồng. Năm 2015, tăng 74414 triệu đồng, tương ứng tăng 17,62% so với năm 2014, đạt 496674 triệu đồng.

Xét về khoản mục chi phí, tổng chi phí tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2013 chi phí là 300619 triệu đồng. Đến năm 2014 tăng thêm 61457 triệu đồng, tương ứng tăng 20,44% so với năm 2013. Năm 2015, chi phí đạt 413794 triệu đồng, tăng 14,28% so với năm 2014, tương ứng tăng 51718 triệu đồng.

Mặc dù tổng chi phí và tổng thu nhập đều tăng, tuy nhiên chênh lệch thu chi vẫn tăng qua các năm. Năm 2014, chênh lệch thu chi đạt 60184 triệu đồng, tăng 60,59% so với năm 2013. Năm 2015, chênh lệch thu chi đạt 82880 triệu đồng, tăng 37,71% so với năm 2014.

Trong điều kiện ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng nhưng BIDV – chi nhánh Thừa Thiên Huế vẫn luôn duy trì tăng trưởng lợi nhuận là một biểu hiện tốt trong họat động kinh doanh của BIDV – chi nhánh Thừa Thiên Huế.

2.2. Chương trình "An gia lập nghiệp"

2.2.1. Giới thiệu về chương trình “An gia lập nghiệp”

Chương trình “An gia lập nghiệp” được tổ chức từ năm 2015 với các gói 5000 tỷ, 12000 tỷ và “An gia lập nghiệp” 2016 với gói 7000 tỷ.

- Nội dung gói tín dụng: Cho vay nhu cầu nhà ở “An gia lập nghiệp” 2016

- Tổng nguồn vốn: 7000 tỷ đồng

- Đối tượng áp dụng: Khách hàng cá nhân, hộ gia đình vay nhu cầu nhà ở, đất ở theo quy định cho vay nhu cầu nhà ở hiện hành của BIDV

- Phạm vi, thời gian áp dụng: Trên toàn hệ thống BIDV từ ngày 23/12/2015 đến hết ngày 30/04/2016 hoặc khi trụ sở chính có văn bản thông báo dừng chương trình.

- Các khoản vay áp dụng

Các hợp đồng tín dụng phát sinh mứi giải ngân lần đầu trong thời gian triển khai chương trình

Các hợp đồng tín dụng đã ký kết trước thời điểm triển khai chương trình nhưng có khoản giải ngân lần đầu tiên nằm trong thời gian hiệu lực của chương trình.


- Lãi suất cho vay:

Chương trình 1: Lãi suất cho vay tối thiểu 7%/năm áp dụng trong 13 tháng đầu tiên kể từ thời điểm giải ngân lần đầu theo gói.

Chương trình 2: Lãi suất cho vay tối thiểu 8,5%/năm áp dụng trong 12 tháng đầu tiên kể từ thời điểm giải ngân lần đầu theo gói.

Chương trình 3: Lãi suất cho vay tối thiểu 9,5%/năm áp dụng trong 36 tháng đầu tiên kể từ thời điểm giải ngân lần đầu theo gói.

Lãi suất cho vay sau thời gian ưu đãi: Được xác định bằng “lãi suất cơ sở + biên độ theo quy định của BIDV”.

- Điều kiện nhận ưu đãi:

Chương trình 1: Áp dụng với các khoản vay có thời hạn tối thiểu 36 tháng

Chương trình 2 và 3: Áp dụng đối với các khoản vay có thời hạn cho vay tối thiểu 60 tháng.

Trường hợp khách hàng trả nợ trước hạn trong thời gian cho vay tối thiểu của từng chương trình hoặc vi phạm các điều khoản, điều kiện đã cam kết trong hợp đồng tín dụng/hợp đồng bảo đảm tiền vay (như để phát sinh nợ gốc/lãi quá hạn,...), giai chi nhánh chủ động quyết định việc chấm dứt ưu đãi lãi suất cho vay và thu hồi phần lãi đã hỗ trợ (phần chênh lệch giữa lãi suất cho vay thông thường so với lãi suất ưu đãi tại thời điểm giải ngân).

2.2.2. Hoạt động truyền thông marketing đối với chương trình “An gia lập nghiệp” tại BIDV – chi nhánh Thừa Thiên Huế

Ở cấp trung ương sẽ đảm nhiệm marketing qua website, mạng xã hội, truyền hình, truyền thanh VOV, marketing qua điện thoại di động, qua báo và tạp chí để quảng bá chương trình rộng rãi đến khách hàng, tạo nền tảng cho truyền thông marketing ở cấp chi nhánh.

Ở chi nhánh Thừa Thiên Huế, khi có chỉ thị của trung ương về kế hoạch marketing cho chương trình “An gia lập nghiệp” thì phòng Khách hàng cá nhân sẽ triển khai chương trình truyền thông marketing. Các công cụ được sử dụng ở chi nhánh bao gồm:

- Marketing qua điện thoại: Mỗi cán bộ của phòng KHCN đều có điện thoại bàn và điện thoại di động để chủ động liên lạc, giới thiệu sản phẩm cho khách hàng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/05/2023