Tỷ lệ SDD thể nhẹ cân trung bình của trẻ em thành phố Sơn La là 13,3% được phân loại ở mức độ trung bình đối với YN SKCĐ của WHO. SDD thể nhẹ cân có tỷ lệ thấp hơn tỷ lệ trung bình của cả nước (14,1%), của khu vực trung du miền núi phía Bắc (19,5%) và của tỉnh Sơn La năm 2015 (21,3%).
SDD thể thấp còi là 31% được xếp ở mức rất cao so với ngưỡng phân loại SDD trong cộng đồng, cao hơn so với mức SDD thấp còi trung bình năm 2015 trong cả nước (24,6%) và khu vực (30,3%). Tuy nhiên, tỷ lệ SDD thấp còi của trẻ em thành phố Sơn La thấp hơn tỷ lệ thấp còi trung bình của toàn tỉnh (34,3%).
SDD thể gầy còm có tỷ lệ ở mức trung bình theo sự phân loại của WHO (5,4%) và tỷ lệ này thấp hơn tỷ lệ trung bình trong cả nước và khu vực (6,4% chung cho toàn quốc và 8,1% cho Trung du, miền núi phía Bắc).
Tỷ lệ SDD trong nghiên cứu này của chúng tôi cũng thấp hơn rất nhiều các nghiên cứu ở một số khu vực miền núi phía Bắc, miền Trung và Tây N guyên. Tại tỉnh Lào Cai, nghiên cứu trên 1163 trẻ em 6-59 tháng tuổi ở 4 xã miền núi huyện Bắc Hà năm 2013, tỷ lệ nhẹ cân chiếm 35,9%, thấp còi chiếm 57,1%, gầy còm chiếm 10,6% [167]. Tỷ lệ trẻ em DTTS dưới 5 tuổi xã Mỏ Vàng, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái năm 2011 SDD còn cao: Thể nhẹ cân (25,1%), thấp còi (60,1%) và gầy còm (9,3%) [168]. N ghiên cứu về tình trạng dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi tại khu tái định cư của 4 tỉnh Đắk N ông, Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum (2013) cho thấy tỷ lệ SDD nhẹ cân, thấp còi, gầy còm là 39,2%, 48,7% và 10,7% [169]. Kết quả khảo sát ở huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng N am (2014) thì tỷ lệ SDD thể nhẹ cân là 36,5% và tỷ lệ SDD thấp còi rất cao lên tới 62,8% và tỷ lệ gày còm là 8,4%. Tỷ lệ này ở nghiên cứu tại N ghệ An (2015) là 18,9%, 35,5% và 3,7% [170]... Tuy nhiên, tỷ lệ SDD của trẻ em trong nghiên cứu tại thành phố Sơn La cao hơn một số nghiên cứu tại Vĩnh Phúc (2014) - SDD thấp còi của trẻ 12-47 tháng là 27,5% [171], Thái Bình (2015)
nghiên cứu ở trẻ 36 tháng đến dưới 60 tháng là 12,7%, 26,2% và 4,2% [172], Phú Thọ, Thanh Hóa, Hà N ội (2018) nghiên cứu ở trẻ 24-59 tháng là 4,4%, 14% và 1,1% [161]... So sánh với kết quả Tổng điều tra dinh dưỡng năm 2020, tỷ lệ suy dinh
dưỡng thấp còi chung của trẻ em dưới 5 tuổi trên toàn quốc là 19,6%, tỷ lệ này của vùng núi phía Bắc là 37,4%.
N hư vậy, SDD thể nhẹ cân và thể gầy còm của trẻ em thành phố Sơn La có tỷ lệ thấp hơn tỷ lệ trung bình của các tỉnh thuộc khu vực Trung du miền núi phía Bắc và khu vực Tây N guyên. N hiều yếu tố tác động đã góp phần làm giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em vùng khó khăn, vùng DTTS. Chương trình Kế hoạch hóa gia đình đã khiến tỷ lệ sinh giảm hẳn, từ đó tạo cơ hội cho các gia đình đầu tư tốt hơn vào chế độ dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe trẻ em. Tác động của các hoạt động chăm sóc sức khỏe bao gồm tiêm chủng, kiểm soát tiêu chảy, kiểm soát nhiễm khuNn đường hô hấp, và các chương trình chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em khác cũng đã góp phần cải thiện tình trạng dinh dưỡng ở trẻ em ở trẻ em. Các hoạt động can thiệp dinh dưỡng tại các vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng DTTS... cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giảm tỷ lệ SDD trước đây. Thu nhập tăng lên trong những năm gần đây cũng là một yếu tố quan trọng để cải thiện trong vấn đề dinh dưỡng.
Tuy nhiên, điều đáng báo động là tỷ lệ SDD thể thấp còi trong nghiên cứu vẫn còn ở mức rất cao về YN SKCĐ và cao hơn so với tỷ lệ SDD nhẹ cân và gầy còm, chứng tỏ tình trạng SDD mạn tính vẫn còn phổ biến. Tỷ lệ SDD thấp còi là chỉ tiêu phản ánh tình trạng thiếu dinh dưỡng kéo dài làm cho chiều cao của trẻ thấp hơn so với tuổi và đây cũng là một trong các chỉ số đánh giá phát triển kinh tế, xã hội. Tỷ lệ SDD thấp còi của một khu vực càng cao càng thể hiện sự đói nghèo của khu vực đó. Điều này cho thấy sự phát triển kinh tế, văn hóa, y tế, giáo dục... còn hạn chế của tỉnh Sơn La, một tỉnh luôn đứng trong nhóm đầu tiên được xếp hạng mức độ nghèo trong toàn quốc.
Có thể bạn quan tâm!
- Hiệu Quả Bổ Sung Đa Vi Chất Dinh Dưỡng Và Bột Lá Riềng Ấm Đến Tỷ Lệ Suy Dinh Dưỡng Của Trẻ Em Nghiên Cứu
- Mức Tăng Nồng Độ Igg, Igm Của Trẻ Em Nghiên Cứu Bảng 3.25. Hiệu Quả Cải Thiện Nồng Độ Igg, Igm Của Trẻ Em Nghiên Cứu
- Kết Quả Phân Tích Hiệu Quả Can Thiệp Đến Tỷ Lệ Mắc Nhiễm Khuẩn Hô Hấp Lần Đầu Từ Khi Can Thiệp
- Hiệu Quả Bổ Sung Đa Vi Chất Dinh Dưỡng Và Bột Lá Riềng Ấm Đến Tỷ Lệ Suy Dinh Dưỡng Của Đối Tượng Nghiên Cứu
- Hiệu Quả Bổ Sung Đa Vi Chất Dinh Dưỡng Và Bột Lá Riềng Ấm Đến Chỉ Số Miễn Dịch (Igg, Igm) Và Tình Trạng Nhiễm Khuẩn (Tiêu Chảy, Nhiễm Khuẩn Hô
- Một Số Hạn Chế Trong Quá Trình Triển Khai Nghiên Cứu
Xem toàn bộ 202 trang tài liệu này.
Kết quả nghiên cứu về tình trạng dinh dưỡng của trẻ em thành phố Sơn La cho thấy, tỷ lệ SDD của trẻ em tại một số trường mầm non thành phố thấp hơn khi tỷ lệ SDD trung bình toàn tỉnh. Điều này là do, trong số 11 huyện, thành phố của tỉnh Sơn La, thành phố Sơn La là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội của tỉnh. Vì lẽ đó, dân trí và mức sống của người dân thành phố Sơn La cao hơn so với các huyện khác trong tỉnh. Chính vì thế, tỷ lệ SDD của trẻ em tại thành phố
Sơn La lại thấp hơn tỷ lệ SDD của trẻ em dưới 5 tuổi trong toàn tỉnh.
Dựa vào kết quả biểu đồ 3.2 ta thấy, tỷ lệ SDD có sự khác nhau giữa các khu vực sống trên địa bàn thành phố Sơn La. Các trường mầm non nằm ở các phường trung tâm thành phố gồm Chiềng Lề, Quyết Thắng, Tô Hiệu, Quyết Tâm và Chiềng Sinh có tỷ lệ SDD thấp hơn các trường mầm non ở khu vực ngoại ô thành phố. Về SDD thể nhẹ cân theo các trường mầm non được chia làm 3 nhóm theo mức độ YN SKCĐ của WHO: Mức độ thấp (dưới 10%) ở các trường mầm non Chiềng Lề, Tô Hiệu và Quyết Thắng; Mức độ trung bình (10-19%) xảy ra ở các trường Chiềng Đen, Chiềng Sinh, Chiềng Xôm, Hua La và Quyết Tâm; Mức độ cao gặp ở trường mầm non Chiềng N gần (20,6%). Về SDD thể thấp còi: Mức độ cao (20-30%) gặp ở trường Chiềng Lề, Chiềng Xôm, Quyết Thắng và Tô Hiệu; Các trường còn lại (5 trường) có tỷ lệ SDD thể thấp còi ở mức độ rất cao, đáng báo động (trên 30%). N hư vậy, trẻ em ở các trường mầm non thuộc các xã ngoại ô thành phố có tỷ lệ SDD cao. Trẻ em ở các trường mầm non thuộc các phường trung tâm thành phố ít gặp hơn. Kết quả này phù hợp với các kết luận của nhiều tác giả khi nghiên cứu về tình trạng dinh dưỡng của trẻ em ở các khu vực sống khác nhau [62], [173], [174].
Kết quả từ bảng 3.5 cho thấy, tỷ lệ SDD thể nhẹ cân và thể gầy còm của trẻ trai cao hơn so với trẻ gái và có ý nghĩa thống lê. Các tỷ lệ này lần lượt ở trẻ trai là 14,3% và 6,2%, ở trẻ gái là 11,6% và 4,4% (p<0,05). Tuy nhiêm, SDD thể thấp còi ở trẻ trai (32,8%) có tỷ lệ cao hơn so với trẻ gái (29,1%) nhưng chưa có ý nghĩa thống kê. Kết quả này khác với kết quả của Trần Thị Lan nghiên cứu tại tỉnh Quảng Trị 2013 [62], Chu Trọng Trang tại N ghệ An 2015 [170] khi các tác giả nhận thấy tỷ lệ SDD ở trẻ trai và trẻ gái khác nhau không đáng kể (p>0,05). N hưng kết quả của chúng tôi lại phù hợp với một số nghiên cứu khác của các tác giả Phan Thị Thanh N ga (2013) [167] Trần Thị Trung Thu và cộng sự (2018) [161].
Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu còn cho thấy, tỷ lệ SDD còn khác nhau theo dân tộc (biểu đồ 3.3). Trẻ em dân tộc Thái có tỷ lệ SDD nhẹ cân, thấp còi, gầy còm lần lượt là 15,8%, 33,6% và 5,4%, cao nhất trong số 3 nhóm dân tộc (Kinh, Thái và nhóm các DTTS khác). Trong khi SDD thể nhẹ cân và thể gầy còm ở mức độ trung bình thì SDD thể thấp còi của trẻ em dân tộc Thái thuộc mức rất cao về ý nghĩa sức khỏe cộng đồng. Trẻ em người Kinh có tỷ lệ SDD thấp nhất (lần lượt nhẹ cân, thấp
còi và gầy còm là 8,6%, 27,6% và 5%). Kết quả này tương tự với các điều tra khác trên toàn quốc.
Bảng 4.2. Tỷ lệ SDD của một số trẻ em dân tộc trong các nghiên cứu gần đây
Tác giả Địa bàn Năm Độ tuổi Dân tộc
SDD thể nhẹ cân
SDD thể thấp còi
SDD thể gầy còm
N guyễn Minh Tuấn [173]
Thái
N guyên
2010 <5 tuổi Sán Chay 40,8 43,7 9,8
Trần Thị Lan
12-36 Vân Kiều 56,3 66,1 17,1
Đắk N ông 2012
[62]
Trần Thị Thanh [174] N gô Thị Hải Vân [175]
tháng Pakoh 54 69,3 15,3
Kinh 21,6 31,9 5
Đắk Lắk 2012 <5 tuổi
Ê Đê 37,7 46,2 11,1
H’mông 27,5 62,4 6,7
Đắk N ông 2015 <5 tuổi
N ùng 16,9 27,2 14,6
Chúng tôi
36-59 Kinh 8,6 27,6 5
Sơn La 2016
tháng Thái 15,8 33,6 5,4
Bảng 4.2 đã tổng hợp tỷ lệ SDD của một số trẻ em thuộc các dân tộc khác nhau trong một số nghiên cứu gần đây. Kết quả cho thấy, tỷ lệ SDD của trẻ em người Kinh thấp hơn so tỷ lệ SDD ở trẻ em các DTTS khác. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với nhận định của N gân hàng Thế giới về SDD trong cộng đồng các DTTS Việt N am [63]: Các dân tộc thiểu số ở Việt N am thường xuyên đối mặt với tình trạng thiếu dinh dưỡng. Mặc dù tỷ lệ SDD toàn quốc đã giảm, tỷ lệ thể thấp còi ở trẻ em là người dân tộc thiểu số (31,4%) vẫn cao gấp 2 lần so với nhóm trẻ em là người Kinh (15,0%) đồng thời tỷ lệ trẻ em là người dân tộc thiểu số thiếu cân cũng lớn hơn gấp 2,5 lần (21% so với 8,5%) so với trẻ em là người Kinh. Hơn nữa, 119.957 (60%) trong số 199.535 trẻ em bị SDD thể thấp còi ở 10 tỉnh thành có tỷ lệ thể thấp còi cao nhất cả nước đều là người dân tộc thiểu số [176].
Tình trạng dinh dưỡng của trẻ em DTTS Việt N am vẫn là vấn đề y tế sức khỏe cộng đồng cần quan tâm và cũng rất khác nhau theo vùng địa lý, vì sự khác biệt trong đời sống, đặc điểm dân tộc, trình độ học vấn, môi trường sống, khí hậu, cây trồng và
an ninh lương thực. Tuy nhiên, nghèo đói chính là một trong những nguyên nhân cơ bản quan trọng nhất trong vấn đề SDD, tập trung ở cộng đồng các DTTS, đặc biệt là các nhóm có dân số ít hơn hoặc sinh sống ở khu vực miền núi phía Bắc và miền Trung. Mặc dù chỉ chiếm 14% tổng dân số Việt N am, các cộng đồng DTTS lại chiếm đến 73% số hộ nghèo tính đến năm 2016 [177]. Bên cạnh sự khác biệt về các điều kiện kinh tế, xã hội, đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn những tập tục lạc hậu, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe trẻ em như lao động nặng và kiêng khem ăn uống khi mang thai vì quan niệm rằng con trong bụng mẹ nhỏ sẽ dễ sinh. Cho con ăn bổ sung sớm, kiêng khem, hạn chế cho trẻ ăn uống, không dám sử dụng chất đạm, chất béo, vì sợ trẻ bị tiêu chảy. Trẻ em khi ốm, ít có cơ hội tiếp cận với các dịch vụ y tế chất lượng cao, chủ yếu sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe ở tuyến y tế cơ sở [176]. Điều này hoàn toàn phù hợp với nhận định của tác giả Faareha Siddiqui (2020): SDD có liên quan đến nghèo đói vì tỷ lệ SDD cao hơn ở các khu vực nghèo kinh niên [178]. Tác động của nghèo đói đối với các cá nhân có thể được nhìn thấy qua nhiều biểu hiện, bao gồm tình trạng dinh dưỡng kém, mất an ninh lương thực, dễ bị bệnh tật, giảm năng suất, và sự phát triển thể chất và trí tuệ bị tổn hại. N goài ra, những người sống trong cảnh nghèo đói không thể tiếp cận các nhu cầu thiết yếu bao gồm thực phNm dinh dưỡng, môi trường hợp vệ sinh, nơi ở thích hợp và chăm sóc sức khỏe đầy đủ [27]. Do đó, sẽ không sai khi cho rằng mặc dù SDD là một hiện tượng toàn cầu, nhưng những người sống trong cảnh nghèo đói phải đối mặt với gánh nặng cao hơn.
Sơn La thuộc vùng núi Tây Bắc của Việt N am, có lãnh thổ rộng lớn (đứng thứ 3/63 tỉnh, thành phố về diện tích). Địa hình của Sơn La gồm 3/4 là đồi núi và cao nguyên, giao thông không thuận tiện. Sơn La có 12 dân tộc anh em (Xinh Mun, Mường, La Ha, Kháng, Thái, Mông, Kinh, Hoa, Tày, Lào, Khơ Mú, Dao) cùng sinh sống, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm trên 80%, người Kinh chỉ chiếm khoảng 20% dân số, phân bố chủ yếu ở trung tâm thành phố, huyện, xã. Đông nhất là dân tộc Thái, chiếm trên 54% dân số toàn tỉnh. Dân tộc Thái thường sống thành từng bản thuộc các xã ngoại ô, những khu vực xa trung tâm. Các dân tộc khác thì ít gặp
(2,8%). Mặc dù trong những năm dần đây, kinh tế của tỉnh có nhiều đột phá nhưng thu nhập của người dân chưa được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo đa chiều của Sơn La còn đứng thứ 5/63 trong toàn quốc và số hộ nghèo nhiều thứ 2 cả nước, trong đó, tỷ lệ hộ nghèo dân tộc Kinh chỉ chiếm 3,08%, tỷ lệ hộ nghèo dân tộc Thái là 34,2% [179]. Đồng bào dân tộc Thái và các DTTS ở Sơn La còn duy trì nhiều tập tục lạc hậu, nhận thức, hiểu biết xã hội và các kỹ năng sống được hình thành chủ yếu qua tích lũy kinh nghiệm từ hoạt động sản xuất, đời sống, được truyền từ đời này sang đời khác nên việc hội nhập, nâng cao nhận thức, hiểu biết về xã hội bên ngoài rất hạn chế, kỹ năng sống chưa được hoàn thiện và phù hợp với sự phát triển chung của xã hội. Trình độ học vấn phổ thông của đồng bào DTTS Sơn La thấp hơn mức trung bình của cả nước [21]. Các chỉ số về tiếp cận dịch vụ y tế, bảo hiểm y tế, nguồn nước sinh hoạt, chất lượng nhà ở, diện tích nhà ở, hố xí hợp vệ sinh... vẫn đang có sự thiếu hụt lớn và là vấn đề cần quan tâm đặc biệt đối với đồng bào DTTS ở Sơn La [180]. Đây chính là nguyên nhân sâu xa dẫn đến SDD mà Tổ chức Y tế Thế giới đã đề cập.
Bên cạnh tình trạng thiếu dinh dưỡng, trẻ em mầm non tại thành phố Sơn La bắt đầu xuất hiện hiện tượng thừa cân, béo phì. Tỷ lệ thừa cân, béo phì của trẻ em 36- 59 tháng tuổi trong nghiên cứu này là 3,2%, tỷ lệ trẻ trai thừa cân, béo phì là 4,2% nhiều hơn có ý nghĩa thống kê so với tỷ lệ thừa cân, béo phì ở trẻ gái (2,3%). Tỷ lệ này thấp hơn so với bình quân chung cả nước năm 2015 (5,3%) nhưng lại cao hơn bình quân của khu vực Trung du miền núi phía Bắc (2,7%) và tỷ lệ chung của tỉnh Sơn La (2,8%) [22].
Kết quả trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn kết quả điều tra năm 2012 tại vùng đồng bằng ven biển N ghệ An của Chu Trọng Trang [170] cho thấy tỷ lệ thừa cân, béo phì của trẻ em dưới 5 tuổi là 1,3%, trẻ trai thừa cân là 1,7%, trẻ gái là 0,9%. Các nghiên cứu trong thời gian gần đây cho thấy tình hình thừa cân, béo phì ngày càng gia tăng. N ăm học 2014-2015, điều tra cắt ngang thực hiện trên 840 trẻ 3-6 tuổi tại các trường mầm non thành phố Vũng Tàu là 36,4%, trong đó tỷ lệ béo phì là 18,2% [181]. N guyễn Thị Trung Thu và cộng sự (2018) khi đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ em Hà N ội, Phú Thọ, Thanh Hóa phát hiện tỷ lệ thừa cân, béo phì lần lượt là
11,7%, 3,3% và 0,9% [161]. N ghiên cứu của Đỗ N am Khánh cho thấy tỷ lệ trẻ em dưới 60 tháng tuổi tại Hà N ội là 7,67% [162]. Một số yếu tố liên quan đến béo phì ở trẻ mầm non Hà N ội gồm: Háu ăn, ăn theo ý thích, ăn nhanh, uống sữa hoặc ăn nhẹ trước khi đi ngủ, ăn nhiều, và các loại đồ ăn ngọt, thức ăn béo, BMI cha mẹ ≥23 kg/m2, bà mẹ bị căng thẳng, lo lắng khi mang thai, ăn bổ sung trước 6 tháng, cai sữa mẹ trước 24 tháng, xem ti vi trên 120 phút/ngày, thời gian thể dục dưới 60 phút/ngày. N hư vậy, khi đánh giá tình trạng dinh dưỡng theo chuNn tăng trưởng của WHO
2006, chúng tôi đã xác định được tỷ lệ SDD của trẻ em thành phố Sơn La theo các
thểnhẹ cân, thấp còi và gầy còm. Bên cạnh đó, một trẻ SDD thể này có thể bị cả SDD thể khác, như một trẻ nhẹ cân vẫn có thể bị thấp còi, hoặc 1 trẻ suy dinh dưỡng thấp còi có thể vẫn bị gầy gòm hoặc thừa cân, béo phì ... Chúng tôi thống kê được số trẻ chỉ mắc một thể thiếu dinh dưỡng đơn lẻ ở 592 trẻ (chiếm 24%). Cụ thể: Chỉ mắc SDD thể nhẹ cân (1,6%), chỉ mắc SDD thể thấp còi (21,2%), chỉ mắc SDD thể gầy còm(1,1%). Có 283 trẻ em (chiếm 11,44%) xuất hiện tình trạng phối hợp nhiều thể suy dinh dưỡng gồm nhẹ cân + thấp còi (7,2%), thấp còi + gầy còm (0,04%), nhẹ cân
+ gầy còm (3,1%), nhẹ cân + thấp còi + gầy còm (1,1%). Bên cạnh đó còn xuất hiện cả trẻ có đồng thời hiện tượng thừa cân, béo phì lẫn SDD thể thấp còi (1,3% trẻ) trong tổng số 80 trẻ bị thừa cân, béo phì (3,2%). Điều đó cho thấy sự ảnh hưởng và phối hợp của các thể SDD ở trẻ em khu vực miền núi phía Bắc. Sự tồn tại chung của nhiều thể SDD là vấn đề sức khỏe cộng đồng cần quan tâm. Phổ biến nhất là SDD gầy còm thường đi kèm cùng với tình trạng SDD thấp còi ở cùng khu vực địa lý và có thể gặp đồng thời ở trẻ em [182]. N hư ở Ấn Độ, khoảng 9% trẻ em có cả hai tình trạng này, trong khi tỷ lệ này ở các vùng của Ghana được báo cáo là> 3% [182], [183]. Một phần nguyên nhân là do chế độ ăn uống thường xuyên không đủ chất và thường xuyên bị các bệnh truyền nhiễm. SDD thể gầy còm (cấp tính) xảy ra do phản ứng của cơ thể với việc ăn uống không đủ chất hoặc sau một đợt bệnh truyền nhiễm, mặc dù gầy còm chỉ là một vấn đề sức khỏe ngắn hạn nhưng việc lặp đi lặp lại có thể dẫn đến còi cọc [26]. Trong những trường hợp như vậy, tốc độ tăng trưởng có thể bị hạn chế do đó dẫn đến tỷ lệ trẻ thấp còi dai dẳng ở mức cao. N gược lại, khi tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng kéo dài, thấp còi xảy ra, sự tăng trưởng chiều cao bị cản trở. N ếu lượng năng lượng cung cấp tăng lên, thậm chí có thể vượt quá mức, trẻ sẽ ngay lập tức tăng
cân và bắt kịp đà tăng trưởng cân nặng trong khi tăng trưởng chiều cao diễn ra với tốc độ chậm hơn và mức độ bắt kịp đà tăng trưởng chiều cao sẽ kém hơn cân nặng [184]. Chính vì thế, tỷ lệ giữa cân nặng và chiều cao sẽ tăng cao. Do đó, trẻ sẽ đồng thời bị còi cọc và thừa cân cho đến khi bắt kịp chiều cao ở mức cao hơn.
Kết quả nghiên cứu đã cho thấy bức tranh chung về tình trạng dinh dưỡng ở trẻ em 36-59 tháng tuổi ở thành phố Sơn La: Tỷ lệ SDD thể nhẹ cân là 13,3%; tỷ lệ SDD thấp còi là 31% ở mức độ rất cao về YN SKCĐ; tỷ lệ SDD gầy còm chiếm 5,4%; tỷ lệ thừa cân béo phì là 3,2%. SDD của trẻ em thành phố Sơn La có sự khác nhau giữa các nhóm dân tộc và khu vực sống: Trẻ em dân tộc Thái có tỷ lệ SDD cao nhất và SDD gặp phổ biến ở các trường mầm non các xã, phường thuộc ngoại ô thành phố. Trước thực trạng nêu trên, đòi hỏi cần có các biện pháp can thiệp tích cực, kịp thời, hiệu quả và có sự theo dõi, giám sát chặt chẽ nhằm giảm tỷ lệ SDD của trẻ em nơi đây, đặc biệt là giảm SDD thể thấp còi ở trẻ em dân tộc Thái.
4.2. Hiệu quả bổ sung đa vi chất dinh dưỡng và bột lá Riềng ấm đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ 36-59 tháng tuổi dân tộc Thái
4.2.1. Hiệu quả bổ sung đa vi chất dinh dưỡng và bột lá Riềng ấm đến chỉ số nhân trắc của trẻ 36-59 tháng tuổi dân tộc Thái
Theo tiêu chuNn chọn mẫu, những trẻ em dân tộc Thái 36-59 tháng tuổi có chỉ số HAZ nằm trong giới hạn -3 đến -1 là những đối tượng SDD thấp còi và có nguy cơ SDD thấp còi được lựa chọn tham gia nghiên cứu can thiệp. Đây là nhóm đối tượng trẻ em có số lượng tham gia nghiên cứu mô tả cắt ngang đông nhất và có tỷ lệ SDD thể thấp còi cao nhất trong ba nhóm dân tộc. Trẻ SDD thấp còi và có nguy cơ SDD thấp còi có nghĩa là trẻ đã thiếu dinh dưỡng kéo dài do thiếu vi chất dinh dưỡng, protein, năng lượng, các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, đi kèm với điều kiện vệ sinh nghèo nàn, mắc các bệnh nhiễm khuNn nhiều lần và thiếu sự chăm sóc cần thiết. Vì thế, can thiệp dinh dưỡng làm tăng chỉ số cân nặng, chiều cao, chỉ số Z-score cũng như chỉ số huyết học sẽ chứng tỏ hiệu quả dương tính của biện pháp can thiệp với nhóm đối tượng có tình trạng dinh dưỡng kém này. Bên cạnh đó, chúng tôi còn tiến hành thu thập, so sánh các kết quả của nhóm can thiệp với với nhóm đối chứng