Hiệu Quả Bổ Sung Đa Vi Chất Dinh Dưỡng Và Bột Lá Riềng Ấm Đến Tỷ Lệ Suy Dinh Dưỡng Của Đối Tượng Nghiên Cứu


để đánh giá hiệu quả của biện pháp can thiệp đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ em SDD và nguy cơ SDD thấp còi.

N ghiên cứu bổ sung sản phNm chứa đa VCDD và bột lá Riềng ấm lên đối tượng trẻ 36-59 tháng tuổi dân tộc Thái trong 6 tháng đã cho thấy sự thay đổi về chỉ số nhân trắc (cân nặng, chiều cao), chỉ số Z-score, tỷ lệ SDD, nồng độ Hemoglobin và tỷ lệ thiếu máu.

Về cân nặng và chiều cao: Tại thời điểm ban đầu, khi bắt đầu nghiên cứu, trẻ em ở nhóm can thiệp và nhóm đối chứng có các đặc điểm tương đồng với nhau: Tháng tuổi, cân nặng, chiều cao và các chỉ số Z-score (p>0,05) (bảng 3.9). Sau 6 tháng can thiệp, cân nặng và chiều cao của trẻ em cả hai nhóm đều tăng lên có ý nghĩa so với thời điểm bắt đầu nghiên cứu (p<0,01). Điều này là hoàn toàn phù hợp với gia tốc phát triển của cơ thể trẻ em. Mặc dù, tại thời điểm kết thúc can thiệp, cân nặng và chiều cao của nhóm can thiệp có xu hướng cao hơn nhóm chứng nhưng chưa đủ để tạo nên ý nghĩa thống kê (p>0,05). Tuy nhiên, mức tăng cân nặng và chiều cao của nhóm trẻ được bổ sung đa VCDD và bột lá Riềng ấm cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng (p<0,01). Để loại bỏ các yếu tố có thể ảnh hưởng đến mức tăng cân nặng và chiều cao của đối tượng nghiên cứu, chúng tôi đã tiến hành kiểm soát các yếu tố nghi ngờ gây tác động nhiễu (đặc điểm của hai nhóm trẻ trước can thiệp: tuổi, giới tính, WAZ, HAZ, Hb, năng lượng khNu phần; kinh tế hộ gia đình và đặc điểm của bà mẹ: Tuổi, học vấn, nghề nghiệp, số con). Kết quả cho thấy, trẻ em ở nhóm can thiệp được bổ sung đa VCDD và bột lá Riềng ấm sẽ có mức tăng nhiều hơn 0,4 kg cân nặng và 0,7cm chiều cao so với trẻ không được can thiệp (bảng 3.15).

Điều này đã được chứng minh dựa trên kết quả một số nghiên cứu bổ sung đa vi chất khác tại Việt N am.

N ghiên cứu của tác giả N guyễn Thanh Hà khi bổ sung sprinkles đa vi chất

[185] đã có tác dụng cải thiện các chỉ số nhân trắc cho trẻ: nhóm can thiệp tăng cân nặng 1,33 kg và tăng chiều cao 4,89 cm trong thời gian 6 tháng. N hư vậy, nghiên cứu của chúng tôi giúp trẻ nhóm can thiệp tăng cân nặng tốt hơn (1,4 kg) nhưng chiều cao tăng được ít hơn (4,2 cm). Có thể là do can thiệp của N guyễn Thanh Hà lên đối tượng


ở độ tuổi nhỏ hơn (6-36 tháng tuổi) và tình trạng dinh dưỡng kém hơn (trẻ thấp còi – HAZ <3) nên mức tăng trưởng về chiều cao sẽ tốt hơn những nhóm trẻ ở độ tuổi lớn hơn (của chúng tôi là 36-59 tháng) và tình trạng dinh dưỡng tốt hơn (HAZ từ -3 đến

-1, trung bình là -1,6).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 202 trang tài liệu này.

Khi so sánh với hiệu quả can thiệp gạo tăng cường sắt, kẽm cho trẻ trên địa bàn huyện Vũ Thư, Thái Bình năm 2015 [164] đối với trẻ em dưới 60 tháng tuổi, nhóm can thiệp tăng 1,77 ± 0,33 kg và 6,96 ± 0,84 cm trong thời gian 1 năm, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với nhóm chứng. Chúng tôi nhận thấy, khi bổ sung cả đa VCDD và bột lá Riềng ấm trong thời gian 6 tháng thì mức tăng cân nặng và chiều cao của trẻ em thành phố Sơn La tốt hơn đáng kể so với nhóm chỉ được bổ sung sắt và kẽm ở Thái Bình. Đây có thể là do sự kết hợp giữa các bột lá Riềng ấm với các vitamin, muối khoáng và lysine đã có tác động mạnh mẽ hơn đến sự tăng trưởng các chỉ số nhân trắc của trẻ em nhóm can thiệp.

Về chỉ số Z-score:

Hiệu quả bổ sung đa vi chất dinh dưỡng và bột lá Riềng ấm lên tình trạng dinh dưỡng và miễn dịch của trẻ em 36-59 tháng tuổi dân tộc Thái tại thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La - 17

Chỉ số WAZ và HAZ: Sau 6 tháng can thiệp, giá trị WAZ và HAZ trung bình của 2 nhóm đều có sự thay đổi so với thời điểm bắt đầu nghiên cứu. Đối với nhóm chứng, WAZ và HAZ đều giảm nhưng không khác biệt nhiều so với thời điểm ban đầu (p>0,05). Điều này cho thấy rằng, nếu không có sự thay đổi, tác động bằng các biện pháp cụ thể thì các chỉ số Z-score của trẻ em SDD và có nguy cơ SDD sẽ không thể được cải thiện. Đối với nhóm bổ sung đa VCDD và bột lá Riềng ấm, sự thay đổi chỉ số WAZ, HAZ và mức tăng của các chỉ số này là rất khả quan. Tại thời điểm T6, WAZ từ -1,55 ± 0,5 tăng lên -1,32 ± 0,6, mức tăng lên đến 0,24 đơn vị; HAZ từ -1,63 ± 0,5 tăng lên -1,32 ± 0,6 mức tăng lên đến 0,31 đơn vị. Khi so sánh WAZ, HAZ giữa hai nhóm nghiên cứu tại thời điểm T6 đều có sự khác biệt có ý nghĩa (p<0,01) và mức tăng WAZ, HAZ sau 6 tháng can thiệp cũng khác biệt rõ ràng giữa nhóm chứng và nhóm can thiệp. Chứng tỏ rằng, nhờ can thiệp của sản phNm bổ sung, chỉ số WAZ, HAZ đã được cải thiện đáng kể.

Chỉ số WHZ: Tại thời điểm kết thúc, chỉ số WHZ trung bình của cả hai nhóm

đều tăng so với thời điểm ban đầu (p<0,001). Mức tăng của nhóm can thiệp là 0,3 ±


0,5 cao hơn mức tăng của nhóm chứng là 0,2 ± 0,4 nhưng không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).

Để loại bỏ các yếu tố tác động nhiễu có thể ảnh hưởng đến hiệu quả can thiệp gồm đặc điểm giữa hai nhóm trẻ trước can thiệp (tuổi, giới tính, WAZ, HAZ, nồng độ Hb, năng lượng khNu phần), điều kiện kinh tế gia đình, đặc điểm của bà mẹ (tuổi, học vấn, nghề, số con) chúng tôi đã tính toán tỷ số rủi ro tương đối RR (95%Cl) qua mô hình đơn biến và sử dụng mô hình tuyến tính tổng quát (Generalized Linear Models) để phân tích hiệu quả can thiệp tới các chỉ số nhân trắc của trẻ nhóm chứng và nhóm can thiệp. Kết quả phân tích theo mô hình đa biến (bảng 3.15) đã cho thấy: N ếu trong cùng điều kiện sống, cùng giới, cùng nhóm tuổi, các đặc điểm nhân trắc và chỉ số huyết học tượng tự nhau, sau 6 tháng bổ sung đa VCDD và bột lá Riềng ấm, nhóm can thiệp đã tăng nhiều hơn so với nhóm chứng 0,27 đơn vị HAZ và 0,34 đơn vị HAZ (p<0,001). Riêng đối với chỉ số WHZ, biện pháp can thiệp mới chỉ cho thấy xu hướng tăng vẫn chưa làm thay đổi đủ ý nghĩa thống kê (p=0,063).

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi khác với kết quả của Đặng Oanh và CS

[164] khi thấy rằng việc bổ sung bánh biscuit giàu sắt, kẽm cho trẻ em 3-5 tuổi xã Eahiu, huyện Krông Pách, tỉnh Đắk Lắk không làm thay đổi chỉ số cân nặng theo tuổi (WAZ-score) và chỉ số chiều cao theo tuổi (HAZ-score). Tác giả lý giải rằng trong nghiên cứu, tình trạng cân nặng và chiều cao của trẻ em thấp hơn so với tuổi đã xảy ra một thời gian dài nên việc bổ sung đơn thuần sắt và kẽm (là 2 thành phần quan trọng trong quá trình tạo máu) trong một thời gian ngắn (85 ngày) không đủ để cải thiện mà cần phải có nhiều chất dinh dưỡng khác như protein, lipid, glucid cùng nhiều vitamin và khoáng chất khác.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương tự với nghiên cứu của tác giả Trần Thị Lan khi bổ sung đa vi chất (Davita) lên trẻ 12-36 tháng SDD thấp còi [62]. Sau 6 tháng can thiệp, nhóm được bổ sung đa vi chất đã có WAZ tăng từ -2,42±0,70 lên - 2,23±0,70 với mức tăng 0,19±0,41, HAZ tăng từ -3,23±0,70 lên -2,80±0,67 với mức tăng 0,43±0,26. Sự thay đổi về chỉ số WAZ, HAZ và mức tăng của đều có ý nghĩa thống kê (p<0,01). Điều này cho thấy, việc bổ sung đa VCDD ở những trẻ em có tình


trạng dinh dưỡng kém sẽ thấy tác dụng cải thiện rõ ràng lên chiều cao, cân nặng và các chỉ số theo cân nặng theo tuổi và chiều cao theo tuổi của đối tượng. Tác giả Trần Thị Lan còn nghiên cứu bổ sung đa vi chất kết hợp với tNy giun trên đối tượng trên đã tạo lên hiệu quả vượt trội so với nhóm chứng khi tất cả các chỉ số Z-score đều có sự cải thiện có ý nghĩa (p<0,05). Và kết quả nghiên cứu cũng khẳng định hiệu quả của bổ sung đa vi chất ở nhóm trẻ nhỏ (12-24 tháng) tốt hơn so với nhóm trẻ lớn hơn (25-36 tháng). Vì vậy, biện pháp bổ sung đa VCDD kết hợp với các biện pháp khác nhau trên trẻ SDD thấp còi hoặc trẻ có nguy cơ SDD thấp còi và thiếu VCDD là một giải pháp hợp lý, có thể mở rộng nghiên cứu và ứng dụng ở nước ta để góp phần nâng cao tầm vóc, thể lực cho trẻ em Việt N am.

4.2.2. Hiệu quả bổ sung đa vi chất dinh dưỡng và bột lá Riềng ấm đến tỷ lệ suy dinh dưỡng của đối tượng nghiên cứu

Hiệu quả phòng bệnh của biện pháp can thiệp được xác định khi theo dõi các

đối tượng không mắc SDD ở thời điểm ban đầu.

Tại thời điểm T0, ở nhóm chứng có 55 trẻ (84,6%) không mắc SDD thể nhẹ cân, 52 trẻ (80%) không mắc SDD thể thấp còi và 63 trẻ (96,9%) không mắc SDD thể gầy còm. Sau 6 tháng nghiên cứu, ở những đối tượng trên, có 5/55 trẻ (9,1%) mắc SDD nhẹ cân, 4/52 trẻ (7,7%) mắc SDD thấp còi và 1/63(1,6%) trẻ mắc SDD gầy còm; Trong khi đó, nhóm được bổ sung đa VCDD và Bột lá Riềng ấm có 55 trẻ (80,9%) không bị nhẹ cân, 52 trẻ (76,5%) không bị thấp còi và 63 trẻ (92,6%) không gầy còm. Sau 6 tháng nghiên cứu, có 2/55 trẻ (3,6%) mắc SDD nhẹ cân, 1/52 trẻ (1,9%) mắc SDD thấp còi và 1/63 (1,6%) trẻ mắc SDD gầy còm.

Dựa vào sự chênh lệch tỷ lệ mắc bệnh giữa nhóm chứng và nhóm can thiệp, mức giảm nguy cơ tuyệt đối về SDD các thể lần lượt thu được là 5,5%, 5,8% và 0%. N hư vậy, với biện pháp bổ sung đa VCDD và bột lá Riềng ấm đã bắt đầu thể hiện được tác dụng phòng tránh SDD thể nhẹ cân và thể thấp còi ở những trẻ có nguy cơ SDD. Tuy nhiên, hiệu quả phòng bệnh này vẫn chưa có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Vì thế, đối với những trẻ có nguy cơ SDD (Z-score từ -2 đến -1) cần thực hiện nhiều biện pháp tích cực trong thời gian dài hơn để không mắc SDD.

Hiệu quả điều trị của biện pháp can thiệp được xác định khi theo dõi những


trẻ SDD ở thời điểm ban đầu. Với tỷ lệ SDD các thể lần lượt ở hai nhóm là: 15,4% (10 trẻ), 20% (13 trẻ), 3,1% (2 trẻ) và 19,1% (13 trẻ), 23,5 (16 trẻ), 7,4% (5 trẻ). Tại thời điểm kết thúc nghiên cứu, ở nhóm chứng, số trẻ SDD trên không còn nhẹ cân là 4 trẻ (40%), không còn thấp còi là 2 trẻ (15,4%), không còn gầy còm là 1 trẻ (50%). Trong khi đó, ở nhóm can thiệp, tại thời điểm kết thúc nghiên cứu, có 8/13 trẻ đã không còn nhẹ cân (61,5%), 7/16 trẻ (43,7%) không còn thấp còi và 3/5 trẻ (60%) không còn gầy còm. N hư vậy, can thiệp đã giúp giảm nguy cơ tuyệt đối về SDD thể nhẹ cân, thấp còi và gầy còm là 21,5%, 28,4%, 10%. Mặc dù thế, mức giảm nguy cơ tuyệt đối về SDD ở những trẻ SDD nhờ được bổ sung đa VCĐ và bột lá Riềng ấm vẫn chưa tạo nên sự khác biệt có ý nghĩa so với mức giảm ở nhóm chứng (p>0,05).

Sau khi hiệu chỉnh hiệu quả phòng bệnh và hiệu quả điều trị các thể SDD bằng cách loại bỏ các yếu tố nhiễu giữa hai nhóm trẻ, điều kiện kinh tế gia đình và đặc điểm của các bà mẹ, chúng tôi chưa thấy rõ được các ảnh hưởng của can thiệp bổ sung VCDD và bột lá Riềng ấm đến phòng bệnh và điều trị tất cả các thể SDD. Can thiệp mới chỉ thể hiện xu hướng cải thiện hiệu quả dự phòng SDD thể thấp còi.

Cũng can thiệp trên nhóm trẻ em dưới 5 tuổi dân tộc Sán Chay, N guyễn Minh Tuấn đã huy động nguồn lực cộng đồng chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ em dân tộc Sán Chay [173]. Tác động của can thiệp đã có ảnh hưởng rõ rệt đến SDD thể nhẹ cân. So với nhóm đối chứng, tốc độ giảm SDD ở nhóm can thiệp cao gấp 2 lần. Tính trung bình mỗi năm SDD nhẹ cân giảm được 6,3%. trong khi xã chứng giảm 3,1%/năm. Điều này được tác giả giải thích rằng: Đối tượng nghiên cứu có tỷ lệ SDD còn cao thì tốc độ giảm SDD trẻ em đều ở mức rất cao, khi tỷ lệ SDD càng xuống thấp thì tốc độ sẽ ngày càng giảm dần. Hiệu quả tác động của biện pháp can thiệp chưa cải thiện rõ ràng đối với SDD thấp còi và gầy còm.

N hư vậy, rõ ràng rằng biện pháp can thiệp bổ sung đa VCDD và bột lá Riềng ấm đã có hiệu quả cải thiện cả chiều cao và cân nặng của trẻ em tham gia nghiên cứu, qua đó, làm thay đổi các chỉ số Z-score theo hướng tích cực đặc biệt là chỉ số WAZ, HAZ. Thông qua so sánh kết quả một số nghiên cứu có sử dụng các phương pháp bổ sung đa vi chất khác, chúng tôi có thể thấy được hiệu quả can thiệp của chúng tôi phù hợp với xu hướng chung của các nghiên cứu này. Điều này có lẽ được giải thích một


phần bởi trẻ em tham gia nghiên cứu của chúng tôi có các chỉ số Z-score không quá thấp (HAZ từ -3 đến -1), nên tình trạng SDD chưa trầm trọng, chưa ảnh hưởng nhiều đến cấu trúc, hoạt động của cơ thể nên khi được bổ sung các chất dinh dưỡng phù hợp, cơ thể trẻ dễ tiếp nhận và có sự cải thiện nhanh chóng.

Cơ chế tác động của đa VCDD gồm hỗn hợp vitamin và khoáng chất (A, D, E, C, B1, B2, B3, B6, B12, axit folic, sắt, kẽm, đồng, selen, iot), L-lysine, maltodextrin kết hợp với các hợp chất polyphenol từ sự lên men của lá cây Bột lá Riềng ấm (cholorogenic axit, ferulic axit, quercetin, kaemferol...) với tình trạng nhân trắc của trẻ có thể được giải thích như sau:

Hầu hết các vitamin và khoáng chất tham gia vào hầu hết các quá trình chuyển hóa của cơ thể, do nó có vai trò trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến tăng trưởng của cơ thể. N hững tác động trực tiếp đến tăng cân nặng và chiều cao của trẻ là do khi bổ sung vi chất đã cải thiện nồng độ vitamin và khoáng chất trong huyết thanh. Điều này thấy được khi điều tra khNu phần của trẻ em hai nhóm trước và sau khi can thiệp (bảng 3.11. và bảng 3.12).

Bảng 3.11 cho biết giá trị dinh dưỡng trung bình trong khNu phần của hai nhóm thời điểm trước can thiệp. Hàm lượng các vitamin và khoáng chất trong chế độ ăn của cả hai nhóm trẻ đều chưa đảm bảo theo nhu cầu của cơ thể: Hàm lượng sắt chỉ đạt 50% nhu cầu, kẽm đạt 49,5%, vitamin A đạt 22,5%, vitamin C đạt 78%, vitamin B1 đạt 65%, vitamin B2 đạt 78%. Giá trị năng lượng của khNu phần cung cấp hàng ngày mới chỉ đạt khoảng 88% nhu cầu cơ thể của trẻ 3-5 tuổi theo nhu cầu năng lượng khuyến nghị cho trẻ em lứa tuổi này. N ếu tình trạng thiếu năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết tiếp tục kéo dài thì sẽ ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng và sự tăng trưởng của trẻ em.

Sau khi bổ sung đa VCDD và bột lá Riềng ấm, hàm lượng các vitamin và khoáng chất đã được tăng cường, đáp ứng hoàn toàn nhu cầu của trẻ 36-59 tháng tuổi (bảng 3.12 chưa tính đến lượng vi chất bổ sung trong sản phNm nghiên cứu). N hờ đó, sự tăng trưởng của trẻ em đạt được kết quả tốt hơn so với nhóm trẻ không được bổ sung. N goài ra, tác động gián tiếp của bổ sung VCDD và các polyphenol trong bột lá Riềng ấm kích thích sự ngon miệng và làm trẻ tiêu thụ thức ăn nhiều hơn, vì vậy năng lượng ăn vào ở nhóm can thiệp ở T6 có tăng so với thời điểm ban đầu và tăng rõ rệt


so với năng lượng ăn vào của nhóm chứng (p<0,05). Từ mức chỉ đáp ứng được 88,4% nhu cầu năng lượng hàng ngày, sau 6 tháng bổ sung đa VCDD và bột lá Riềng ấm, giá trị năng lượng của khNu phần mà trẻ ăn vào đã tăng lên, đáp ứng được 94,9% nhu cầu của trẻ. N ăng lượng khNu phần và các vi chất dinh dưỡng được bổ sung đã thúc đNy các quá trình tổng hợp các chất bên trong cơ thể, giúp trẻ tăng trưởng, phát triển tốt hơn.

Cũng có thể rằng, trẻ tăng trưởng tốt hơn do được bổ sung đa VCDD và Bột lá Riềng ấm có chứa các hợp chất có hoạt tính sinh học, tăng cường miễn dịch giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuNn. Khi ít mắc các bệnh nhiễm khuNn (đặc biệt là ít mắc tiêu chảy và nhiễm khuNn hô hấp), cơ thể trẻ khỏe mạnh và có sự tăng trưởng tốt hơn về chiều cao và cân nặng.

Tóm lại, cả hai cơ chế trực tiếp và gián tiếp của bổ sung đa VCDD và bột lá Riềng ấm đều là các tác dụng có lợi đối với sự tăng trưởng và sức khỏe của trẻ em. Chính vì vậy, nhóm trẻ em được bổ sung đa VCDD và bột lá Riềng ấm có sự tăng trưởng về cân nặng và chiều cao tốt hơn so với nhóm không được bổ sung. Qua đó, các chỉ số Z-score (WAZ, HAZ) được cải thiện một cách đáng kể.

4.2.3. Hiệu quả bổ sung đa vi chất dinh dưỡng và bột lá Riềng ấm đến nồng độ

Hemoglobin và tỷ lệ thiếu máu của trẻ em nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, tại thời điểm bắt đầu can thiệp (T0) nồng độ Hb trung bình của nhóm chứng là 112,9±12,3 g/Lvà của nhóm can thiệp là 112,7±9,8 g/l và sự khác biệt này là không có ý nghĩa thống kê (bảng 3.13). Không chỉ nồng độ Hb trung bình không có sự khác biệt mà tỷ lệ thiếu máu của trẻ em nhóm chứng và nhóm can thiệp cũng là tương tự nhau (44,6% và 38,2%). N hư vậy có thể khẳng định rằng trẻ em thuộc nhóm chứng và nhóm can thiệp tương đồng với nhau về tỷ lệ thiếu máu và nồng độ Hb trung bình ở thời điểm trước can thiệp. Tại thời điểm kết thúc can thiệp (T6) (bảng 3.20), nồng độ Hb trung bình của nhóm chứng là 113,1±11,1 g/l và nồng độ Hb trung bình của nhóm can thiệp là 116,7±10,1 g/l và sự khác biệt giữa 2 giá trị này là có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Bảng 3.20 cũng chỉ ra rằng mức tăng nồng độ Hb trung bình của nhóm chứng là 0,2±13,1g/l thấp hơn có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với nhóm can thiệp là 4,0±10,1 g/l. Sau khi loại bỏ các


yếu tố gây nhiễu, kết quả phân tích đa biến cho thấy biện pháp can thiệp đã có hiệu quả cải thiện nồng độ Hb (p<0,05) với mức tăng chênh lệch sau 6 tháng của hai nhóm là 3,6 g/L.

Bảng 3.22 cho chúng ta có thể thấy được hiệu quả phòng bệnh thiếu máu cho những trẻ không bị thiếu máu và hiệu quả điều trị cho những trẻ bị thiếu máu từ lúc ban đầu. Trong nghiên cứu của chúng tôi, sau can thiệp, khNu phần trẻ SDD được cải thiện đáng kể cả về tổng năng lượng, số lượng, sắt, kẽm, canxi, polyphenol so với trước can thiệp có ý nghĩa thống kê với p <0,05. N hư vậy, bổ sung kẽm giúp trẻ ăn ngon hơn, tiêu hóa thức ăn tốt hơn giúp cải thiện chất lượng khNu phần của trẻ.

Kết quả này khác với kết quả nghiên cứu của N guyễn Thị Hải Hà khi bổ sung sản phNm giàu lyzin cho trẻ 6-12 tháng tuổi [86]. N ồng độ Hb, cả 2 nhóm đều tăng cao hơn ý nghĩa (p<0,001) so với thời điểm ban đầu T0, tuy nhiên chưa thấy ưu điểm của nhóm can thiệp so với nhóm chứng.

So với nghiên cứu của tác giả Trần Thị Lan về bổ sung Davita cho trẻ em dân tộc Pakoh, Vân Kiều, kết quả tương tự với nghiên cứu của chúng tôi [62]: N ồng độ hemoglobin trung bình của nhóm can thiệp cao hơn nhóm chứng (115,2 ± 9,5 so với 109,2 ± 14,0, p<0,001).

N ghiên cứu bổ sung sữa Pedia Plus của tác giả Lê Thị Hợp cho trẻ em 36 -72 tháng tuổi vùng nông thôn Việt N am cũng cho thấy hiệu quả tương tự khi cải thiện nồng độ Hb và giảm tỷ lệ thiếu máu [186]. Sau 4 tháng can thiệp, ở nhóm uống sữa, Hb tăng cao so với thời điểm ban đầu (127,6 ± 9,1g/L so với 117,6 ± 9,5 g/L) và cao hơn có ý nghĩa so với nhóm chứng tại thời điểm T4 (112,9 ± 13,0 g/L) (p< 0,01).

N hìn chung, kết quả nghiên cứu của chúng tôi khá tương đồng với kết quả của một số nghiên cứu khác đánh giá về hiệu quả bổ sung đa VCDD đến tình trạng VCDD của trẻ em, đặc biệt là trên đối tượng có tỷ lệ thiếu máu cao. Điều đó cho thấy, việc bổ sung đa VCDD và bột lá Riềng ấm đã có hiệu quả cải thiện tốt tình trạng thiếu máu. Vì thế, cần tăng cường bổ sung những sản phNm có chứa đa VCDD và bột là Riếng ấm, nhất là tại những vùng nông thôn, vùng miền núi, vùng khó khăn để giảm nguy cơ thiếu hụt các VCDD.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/03/2023