Một Số Hạn Chế Trong Quá Trình Triển Khai Nghiên Cứu


mắc bệnh ở những trẻ chỉ dùng kẽm so với những trẻ được dùng giả dược, và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê đối với tỷ lệ những ngày bị ho (p<0,05). N gược lại, trẻ trong nhóm bổ sung Zn + vitamin có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn đáng kể so với nhóm Zn về tỷ lệ mắc tiêu chảy nặng, tỷ lệ ho, tỷ lệ sốt (tất cả p<0,05). Thêm tình trạng sắt ban đầu (ferritin huyết tương <12 μg/L) vào mô hình, như một yếu tố tương tác với nhóm điều trị, không giải thích được sự khác biệt về tỷ lệ mắc bệnh giữa các nhóm. N ghiên cứu bổ sung kẽm và vi chất dinh dưỡng cho trẻ em ở N am Phi cũng không tìm thấy lợi ích đáng kể của các can thiệp trong việc giảm tỷ lệ mắc tiêu chảy và nhiễm khuNn hô hấp [199]. Tuy nhiên, tỷ lệ mắc bệnh không phải là kết quả chính trong nhiều nghiên cứu này và việc thiếu công suất do cỡ mẫu nhỏ là một hạn chế lớn.

Trong nghiên cứu của chúng tôi, sau 6 tháng được sử dụng sản phNm bổ sung đa VCDD và bột lá Riềng ấm, nồng độ IgG của nhóm can thiệp đã được cải thiện một cách đáng kể so với nhóm chứng. Các IgG tăng làm tăng cường khả năng hoạt hóa bổ thể giúp cơ thể chống lại các kháng nguyên ngoại sinh (virus, vi khuNn và các độc tố). IgG đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong đáp ứng thứ phát của hệ thống miễn dịch. Khi hệ thống miễn dịch được tiếp xúc với một kháng nguyên lần đầu tiên, đáp ứng tiên phát được thực hiện bởi IgM và được tiếp theo ngay sau đó bằng một gia tăng nồng độ IgG. IgG ghi nhớ kháng nguyên, vì vậy lần tiếp xúc kế tiếp với kháng nguyên, hệ thống miễn dịch sẽ đáp ứng ngay bằng IgG đặc hiệu. Vì thế, nồng độ IgG cao trong huyết thanh giúp trẻ ít bị mắc bệnh về đường hô hấp hơn nhóm trẻ không được can thiệp. Hệ miễn dịch, trong đó IgG được cải thiện là nhờ được bổ sung các VCDD như vitamin A, C, sắt, kẽm... đã được nhiều nghiên cứu chỉ ra. Gần đây, một số nhà khoa học đã nghiên cứu đánh giá hiệu quả của việc sử dụng các loại thuốc chữa bệnh tự nhiên có nguồn gốc từ thực vật chứa nhiều polyphenol để bảo vệ niêm mạc đường tiêu hóa và hô hấp trước sự tấn công của một số virus, vi khuNn gây bệnh.

Các polyphenol có tác dụng làm cải thiện tình trạng nhiễm khuNn hô hấp ở trẻ em có thể là do chúng có tính kháng khuNn. Cristina Esposito và CS (2021) [210] đã tiến hành một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên, mù đôi có đối chứng với giả dược về sử dụng một hỗn hợp polyphenol từ keo ong để điều trị các triệu chứng nhiễm khuNn


đường hô hấp trên. N ghiên cứu này được thực hiện trên 122 người trưởng thành khỏe mạnh từng bị nhiễm trùng đường hô hấp trên nhẹ. N hững người tham gia, được chỉ định ngẫu nhiên để nhận thuốc xịt keo ong hoặc giả dược, trải qua bốn lần khám trong môi trường ngoại trú. Tổng hàm lượng polyphenol dạng xịt keo ong là 15 mg/ml. Liều lượng là 2-4 lần xịt ba lần/ngày (tương ứng với 12-24 mg polyphenol/ngày), trong năm ngày. Thời gian của nghiên cứu là 8 tuần. Sau 3 ngày điều trị, 83% đối tượng được điều trị bằng xịt keo ong đã thuyên giảm các triệu chứng, trong khi 72% đối tượng trong nhóm dùng giả dược có ít nhất một triệu chứng còn lại. Sau năm ngày, tất cả các đối tượng đã khỏi tất cả các triệu chứng. Điều này có nghĩa là việc giải quyết các triệu chứng nhiễm khuNn đường hô hấp trên nhẹ không biến chứng đã diễn ra sớm hơn hai ngày, thay vì diễn ra trong năm ngày như đã ghi ở nhóm chứng. Không có mối quan hệ nào giữa việc uống keo ong dạng xịt hoặc giả dược và các phản ứng phụ. Các hợp chất polyphenol được chiết xuất từ cây Riềng ấm cũng đã được chứng minh có tính kháng khuNn đường tiết niệu và tiêu hóa tương tự. Aroonlug Lulitanond và CS năm 2019 đã công bố công trình nghiên cứu chiết xuất các hợp chất có hoạt tính sinh học từ cây Riềng ấm có khả năng kháng khuNn [135]. Các flavonoid được tìm thấy trong nghiên cứu này lần lượt là myricetin, quercetin, rutin và kaempferol. N goài ra, các loại hợp chất phenolic phổ biến nhất là nhóm axit hydroxybenzoic (bao gồm axit gallic, axit syringic, axit protocatechuic và axit p- hydroxybenzoic) và nhóm axit hydroxycinnamic (axit ferulic). Các hợp chất này trong chiết xuất Apinia zerumbet có một số tiềm năng về hoạt tính kháng khuNn. Dữ liệu cho thấy chiết xuất Alpinia zerumbet có thể ức chế cả hai vi khuNn tham chiếu Gram dương và sáu vi khuNn Gram âm ở nồng độ khác nhau. S. aureus ATCC 29213 là chủng nhạy cảm nhất với chiết xuất Alpinia zerumbet. N hững bằng chứng này xác nhận rằng chiết xuất từ thân rễ Alpinia zerumbet có hoạt tính kháng khuNn và có thể có tiềm năng phát triển sản phNm điều trị nhiễm khuNn. Cristiane P.Victório và CS cũng tiến hành chưng cất tinh dầu từ lá cây Alpinia zerumbet [201]. Dầu lá của A. zerumbet có tác dụng ức chế các vi sinh vật Escherichia coli (Gram-), Staphylococcus aureus MRSA (Gram+) và Staphylococcus epidermidis (Gram+), và


nấm Cryptococcus neoformans T444 và Candida albicans.

Một số nghiên cứu khác lại cho rằng, các polyphenol có vai trò điều hòa miễn dịch và chống viêm bao gồm bảo vệ hàng rào tế bào biểu mô đường hô hấp, điều hòa đại thực bào có nguồn gốc từ phế nang và bạch cầu đơn nhân, bạch cầu trung tính, tế bào lympho T, cũng như các chức năng tế bào của chúng, chẳng hạn như sản xuất chất trung gian gây viêm (cytokine, chemokine, và các thụ thể bNm sinh hòa tan) cũng như sự hoạt hóa của thể viêm. Chính vì thế, kể từ khi bắt đầu đại dịch COVID-19, nhiều nhà khoa học đã đề xuất và khuyến nghị việc sử dụng tiềm năng của polyphenol làm tác nhân dược lý để tăng cường khả năng miễn dịch chống lại nhiễm trùng SARS- CoV-2 và chống lại sự gia tăng của “cơn bão cytokine” nghiêm trọng trong đại dịch [202].

Việc sử dụng các loại thuốc chữa bệnh tự nhiên ở các vùng nông thôn hoặc dân số đang phát triển thường được cho là do không thể tiếp cận các loại thuốc tân dược đối với các bệnh truyền nhiễm thông thường và niềm tin truyền thống vào các đặc tính tự nhiên, có lợi của thực vật và các sản phNm có nguồn gốc từ thực vật và các polyphenol có hàm lượng cao được lên men từ lá cây Riềng ấm trong sản phNm. Chính vì vậy, trong thời gian 6 tháng can thiệp, nồng độ miễn dịch dịch thể IgG đã tăng lên và giảm được số ngày mắc bệnh nhiễm khuNn hô hấp cũng như giảm số ngày mắc trong mỗi đợt tiêu chảy và nhiễm khuNn hô hấp của trẻ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 202 trang tài liệu này.

Mặc dù đã có một số nghiên cứu về can thiệp bổ sung đa VCDD hoặc các polyphenol được chiết xuất từ thực vật tới tình trạng nhiễm khuNn, nhưng các thử nghiệm lâm sàng trên các đối tượng ở tình trạng nhiễm khuNn khác nhau, quy mô nhỏ và các kết quả còn chưa đồng nhất. N goài ra, để thấy được tác dụng dược lý của các hợp chất có hoạt tính sinh học cao từ thực vật còn phụ thuộc vào liều lượng và thời gian. Vì thế, cần tiến hành thêm các nhiều nghiên cứu về bổ sung các polyphenol từ cây Riềng ấm cũng như kết hợp đa VCDD với các hợp chất polyphenol từ cây Riềng ấm lên nhiều đối tượng khác nhau để thu thập thông tin chính xác, khoa học về cơ chế tác động và hiệu quả can thiệp đến tầm vóc, thể lực cũng như đến tình trạng bệnh tật của trẻ em.


Hiệu quả bổ sung đa vi chất dinh dưỡng và bột lá Riềng ấm lên tình trạng dinh dưỡng và miễn dịch của trẻ em 36-59 tháng tuổi dân tộc Thái tại thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La - 19

4.4. Một số hạn chế trong quá trình triển khai nghiên cứu

- N ghiên cứu được tiến hành can thiệp trong 6 tháng tại trường mầm non. Do điều kiện chuyên môn, các giáo viên mầm non không thể đánh giá được tình trạng nhiễm khuNn đường hô hấp trên và nhiễm khuNn đường hô hấp dưới, nhiễm khuNn cấp và nhiễm khuNn mạn. N hững yếu tố này có thể ảnh hưởng đến hiệu quả thay đổi nồng độ Hemoglobin, IgG, IgM của trẻ trong thời gian can thiệp.

- N ghiên cứu chúng tôi chỉ đánh giá hiệu quả trong vòng 6 tháng, nên chưa thấy được hiệu quả phòng bệnh và hiệu quả điều trị đối với các thể SDD, thiếu máu và tiêu chảy. Cần có nghiên cứu với thời gian dài hơn để thấy rõ vai trò của đa VCDD và polyphenol trong bột lá Riềng ấm trong điều trị bệnh về dinh dưỡng và nhiễm khuNn tiêu hóa.

- Trong nghiên cứu này, chúng tôi chưa có điều kiện đánh giá về ảnh hưởng riêng lẻ của đa VCDD và bột lá Riềng ấm lên tình trạng dinh dưỡng, chỉ số miễn dịch và tình trạng nhiễm khuNn của trẻ em. Cần có những nghiên cứu riêng lẻ để đánh giá và giải thích cơ chế ảnh hưởng của từng yếu tố đến sự phát triển cơ thể và tình trạng sức khỏe của trẻ em.



KẾT LUẬN


Kết quả nghiên cứu hiệu quả bổ sung đa VCDD và bột lá Riềng ấm cải thiện tình trạng dinh dưỡng, miễn dịch ở trẻ em 36-59 tháng tuổi dân tộc Thái, thành phố Sơn La cho một số kết luận sau:

1. Tình trạng dinh dưỡng của 2471 trẻ em 36-59 tháng tuổi tại 9 trường mầm non, thành phố Sơn La:

- Cân nặng và chiều cao trung bình của trẻ trai là 14,12 ± 1,95 kg và 95,86 ± 4,74 cm, trẻ gái là 13,62 ± 1,72 kg và 95,03 ± 4,68 cm.

- Z-score trung bình của trẻ em đều nhỏ hơn 0: WAZ trung bình là -1,12 ± 0,87, HAZ trung bình là -1,57 ± 0,85, WHZ trung bình là -0,31 ± 1,13.

- Thực trạng suy dinh dưỡng của trẻ em 36-59 tháng tuổi thành phố Sơn La như sau: SDD thể thấp còi 31,0%, SDD thể nhẹ cân 13,3% và SDD thể gầy còm 5,4%, thừa cân, béo phì là 3,2%. Tổng số trẻ em mắc một hoặc có sự phối hợp các thể suy dinh dưỡng là 38,6%.

- Suy dinh dưỡng thể thấp còi của trẻ em 36-59 tháng tuổi thành phố Sơn La vẫn ở mức rất cao so với ngưỡng phân loại mức độ SDD ở cộng đồng. Trẻ em dân tộc Thái có tỷ lệ SDD thấp còi cao nhất trong ba nhóm dân tộc (33,6%). Trẻ em ở khu vực ngoại ô có tỷ lệ SDD thấp còi cao hơn so với trẻ em ở khu vực trung tâm thành phố.

2. Hiệu quả bổ sung đa vi chất dinh dưỡng và bột lá Riềng ấm lên tình trạng dinh dưỡng của trẻ em 36-59 tháng tuổi dân tộc Thái đã có kết quả như sau:

- Bổ sung đa vi chất dinh dưỡng và bột lá Riềng ấm đã có tác dụng cải thiện tích cực đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ em 36-59 tháng tuổi dân tộc Thái. Sau 6 tháng can thiệp, mức chênh lệch về cân nặng, chiều cao, chỉ số WAZ, HAZ, nồng độ Hemoglobin của nhóm can thiệp so với nhóm chứng lần lượt là 0,4kg, 0,7cm, 0,27 WAZ và 0,34 HAZ.

- Can thiệp chưa có tác dụng phòng bệnh, điều trị SDD cũng như thiếu máu ở


trẻ em nghiên cứu.

3. Hiệu quả bổ sung đa vi chất dinh dưỡng và bột lá Riềng ấm lên chỉ số miễn dịch IgG, IgM và nhiễm khuẩn (tiêu chảy và nhiễm khuẩn hô hấp) của trẻ 36-59 tháng tuổi dân tộc Thái tại thành phố Sơn La cho thấy:

- Sau khi điều chỉnh các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả nghiên cứu, nhóm can thiệp có nồng độ IgG tăng cao hơn so với nhóm chứng 19 mg/dL (p<0,05), nồng độ IgM khác biệt chưa lớn (p>0,05).

- Bổ sung đa vi chất dinh dưỡng và bột lá Riềng ấm trong thời gian 6 tháng làm giảm số ngày mắc trung bình trong mỗi đợt nhiễm khuNn hô hấp, giảm tổng số ngày mắc nhiễm khuNn hô hấp của nhóm can thiệp so với nhóm chứng. Can thiệp chưa có tác dụng cải thiện tình trạng tiêu chảy ở trẻ em nghiên cứu.


KHUYẾN NGHN


1. Dựa trên kết quả của nghiên cứu đến tăng trưởng, nồng độ Hemoglobin và miễn dịch của trẻ em dưới 5 tuổi cần tăng cường sử dụng các sản phNm bổ sung đa vi chất dinh dưỡng và bột lá Riềng ấm cho trẻ em, đặc biệt là đối với trẻ em dân tộc thiểu số ở những vùng khó khăn có tỷ lệ suy dinh dưỡng và nhiễm khuNn cao.

2. Tiếp tục triển khai các nghiên cứu để đánh giá hiệu quả của sản phNm đa vi chất dinh dưỡng kết hợp với bột lá Riềng ấm trên quy mô rộng hơn, trong thời gian dài hơn ở các nhóm đối tượng khác nhau để có những bằng chứng khoa học vững chắc về hiệu quả của sản phNm.


DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ


1. Khúc Thị Hiền, N guyễn Hữu Chính, Bùi Văn Tước, Hà Anh Đức, N guyễn Văn Lệ, Bùi Thị N hung, Tình trạng dinh dưỡng của trẻ em 36-59 tháng tuổi tại một số trường mầm non trên địa bàn thành phố Sơn La năm 2015, Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phNm, Số 17 (4) – 2021.

2. Khúc Thị Hiền, N guyễn Đỗ Vân Anh, N guyễn Thị Huyền Trang, Hà Anh Đức, N guyễn Văn Lệ, Bùi Thị N hung, Hiệu quả bổ sung đa vi chất dinh dưỡng và bột lá cây Shell ginger trong cải thiện tình trạng dinh dưỡng và chỉ số miễn dịch của trẻ em dân tộc Thái 36-59 tháng tuổi tại thành phố Sơn La, Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phNm, Số 17 (4) – 2021.

Xem tất cả 202 trang.

Ngày đăng: 12/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí