hô hấp) ở hai nhóm lần lượt là 11 và 10 trẻ. Kết thúc quá trình nghiên cứu, tất cả trẻ em ở nhóm chứng đều đã mắc nhiễm khuNn hô hấp ít nhất 1 lần nên tỷ lệ mới mắc nhiễm khuNn tích lũy là 100% trong thời gian 6 tháng. Tỷ lệ này ở nhóm can thiệp là 95,6%. Sự khác nhau về tỷ lệ mới mắc nhiễm khuNn hô hấp giữa nhóm chứng và nhóm can thiệp chưa có ý nghĩa.
Bảng 3.34. Kết quả phân tích hiệu quả can thiệp đến tỷ lệ mắc nhiễm khuẩn hô hấp lần đầu từ khi can thiệp
HR (95%CI) | p | |
Đơn biến | 1,0 (0,68 - 1,36) | 0,844 |
Đa biến | 1,0 (0,69 - 1,48) | 0,945 |
Có thể bạn quan tâm!
- Sự Phối Hợp Giữa Các Thể Suy Dinh Dưỡng Của Trẻ Em Nghiên Cứu
- Hiệu Quả Bổ Sung Đa Vi Chất Dinh Dưỡng Và Bột Lá Riềng Ấm Đến Tỷ Lệ Suy Dinh Dưỡng Của Trẻ Em Nghiên Cứu
- Mức Tăng Nồng Độ Igg, Igm Của Trẻ Em Nghiên Cứu Bảng 3.25. Hiệu Quả Cải Thiện Nồng Độ Igg, Igm Của Trẻ Em Nghiên Cứu
- Tỷ Lệ Sdd Của Một Số Trẻ Em Dân Tộc Trong Các Nghiên Cứu Gần Đây
- Hiệu Quả Bổ Sung Đa Vi Chất Dinh Dưỡng Và Bột Lá Riềng Ấm Đến Tỷ Lệ Suy Dinh Dưỡng Của Đối Tượng Nghiên Cứu
- Hiệu Quả Bổ Sung Đa Vi Chất Dinh Dưỡng Và Bột Lá Riềng Ấm Đến Chỉ Số Miễn Dịch (Igg, Igm) Và Tình Trạng Nhiễm Khuẩn (Tiêu Chảy, Nhiễm Khuẩn Hô
Xem toàn bộ 202 trang tài liệu này.
Phân tích đơn biến và đa biến cho thấy nhóm được can thiệp bổ sung đa VCDD và bột lá Riềng ấm có nguy cơ mắc nhiễm khuNn hô hấp lần đầu tính từ khi can thiệp tương tự với nhóm không được can thiệp (HR (95%CI) là 1,0 (0,68 - 1,36) và 1,0 (0,69 - 1,48), p>0,05) (Bảng 3.34 và biểu đồ 3.11).
Biểu đồ 3.11. Biểu đồ phân tích đơn biến và đa biến về tỷ lệ mới mắc nhiễm khuẩn hô hấp lần đầu tích lũy từ khi can thiệp
Bảng 3.35. Số đợt mắc nhiễm khuẩn hô hấp/trẻ trong thời gian nghiên cứu
Nhóm Số lượng
mắc bệnh
Số đợt mắc bệnh (đợt) p
Nhóm chứng (n = 65)
Nhóm can thiệp (n = 68)
65 (100) 4 (3 - 8)
65 (95,6) 3 (2,75 - 4)
0,152
Số liệu trình bày theo tần số (%) và trung vị (p25, p75), p: Sử dụng kiểm định Wilcoxon rank sum test
Trong 6 tháng theo dõi, nhóm chứng có 65/65 trẻ đều mắc nhiễm khuNn hô hấp, trong đó có 13 trẻ (20%) chỉ mắc 2 đợt, 17 trẻ (26,2%) mắc 3 đợt, 8 trẻ (12,4%) mắc nhiều hơn 5 đợt. Trung bình mỗi trẻ mắc 4 (3 - 8) đợt nhiễm khuNn hô hấp. Ở nhóm can thiệp, 65/68 trẻ mắc nhiễm khuNn hô hấp, có 3 trẻ (4,4%) không mắc đợt nào, 7 trẻ (10,3%) mắc nhiều hơn 5 đợt. Trung bình, mỗi trẻ em mắc 3 (2,75 - 4) đợt nhiễm khuNn hô hấp. Điều đó cho thấy, can thiệp bổ sung đa VCDD và bột lá Riềng ấm chưa làm số đợt mắc bệnh và tỷ lệ mắc nhiễm khuNn hô hấp tích lũy của nhóm can thiệp giảm có ý nghĩa so với nhóm chứng (p=0,152).
Bảng 3.36. Số ngày mắc nhiễm khuẩn hô hấp/đợt trong thời gian can thiệp
Nhóm Số lượng mắc bệnh
Số ngày mắc bệnh/đợt
(ngày) p
Nhóm chứng (n = 65)
Nhóm can thiệp (n = 68)
65 (100) 5,5 (5,25 - 5,86)
65 (95,6) 5,0 (4,67 - 5,33)
0,025
Số liệu trình bày theo tần số (%) và trung vị (95%CI), p: sử dụng kiểm định Log- rank.
Số ngày mắc nhiễm khuNn hô hấp trung bình trong mỗi đợt ở nhóm can thiệp thấp hơn có ý nghĩa so với nhóm chứng (5,0 (4,67 - 5,33) ngày so với 5,5 (5,25 - 5,86) ngày, p=0,025).
Biểu đồ 3.12. Tình hình hồi phục khi mắc nhiễm khuẩn hô hấp trong thời gian can thiệp
Biểu đồ 3.12 theo dõi tình hình hồi phục sau mỗi đợt nhiễm khuNn hô hấp cho thấy tỷ lệ hồi phục tích lũy từ sau 3, 5, 7 ngày mắc nhiễm khuNn hô hấp của nhóm can thiệp và nhóm chứng có sự khác nhau. Thời gian hồi phục khi mắc nhiễm khuNn hô hấp ở nhóm can thiệp ngắn hơn so với nhóm chứng. Tỷ lệ hồi phục tích lũy tại cùng thời điểm khi mắc nhiễm khuNn hô hấp của nhóm can thiệp cao hơn so với nhóm chứng.
Bảng 3.37. Số ngày mắc nhiễm khuẩn hô hấp/trẻ trong thời gian can thiệp
Nhóm Số lượng mắc bệnh
Số ngày mắc bệnh
(ngày) p
Nhóm chứng (n = 65)
Nhóm can thiệp (n = 68)
65 (100) 19 (16 - 24)
65 (95,6) 16 (12 - 22)
0,006
Số liệu trình bày theo tần số (%) và trung vị (p25, p75), p: Sử dụng kiểm định Wilcoxon rank sum test
Trong 6 tháng can thiệp, số ngày mắc nhiễm khuNn hô hấp trung bình cho mỗi trẻ ở nhóm chứng là 19 (16 - 24) ngày nhiều hơn so với ở số ngày mắc ở nhóm can thiệp 16 (12 - 22) ngày (p=0,006).
Bảng 3.38. Hiệu quả can thiệp đến tỷ lệ mắc mới nhiễm khuẩn hô hấp theo thời gian
HR (95%CI) | p | |
Phân tích đơn biến | 0,90 (0,76 - 1,06) | 0,201 |
Phân tích đa biến | 0,93 (0,78 - 1,10) | 0,398 |
Phân tích hồi quy Cox đơn biến và đa biến cho thấy can thiệp bổ sung đa VCDD và bột lá Riềng ấm làm tỷ lệ mắc mới nhiễm khuNn hô hấp của trẻ em nhóm can thiệp ít hơn so với nhóm chứng nhưng chưa có ý nghĩa thống kê (HR (95%CI): 0,90 (0,76 - 1,06) và 0,93 (0,78 - 1,10, p>0,05).
Qua so sánh các chỉ số giữa hai nhóm nghiên cứu, kết quả cho thấy, can thiệp bổ sung đa VCDD và bột lá Riềng ấm đã có hiệu quả làm giảm số đợt mắc và số ngày mắc nhiễm khuNn hô hấp của trẻ em nhóm can thiệp so với nhóm chứng.
Chương 4 BÀN LUẬN
4.1. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ em 36-59 tháng tuổi tại thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La
4.1.1. Đặc điểm nhân trắc của trẻ em 36-59 tháng tuổi tại thành phố Sơn La
SDD vẫn là một vấn đề sức khỏe toàn cầu, đặc biệt là đối với các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình trên thế giới. Trong khi tỷ lệ trẻ em bị thiếu dinh dưỡng, thiếu VCDD vẫn còn ở mức cao thì tỷ lệ thừa cân, béo phì ngày càng có xu hướng tăng nhanh.
Là một tỉnh thuộc vùng Trung du miền núi phía Bắc, theo các kết quả điều tra trong nhiều năm cho thấy, tỷ lệ SDD ở Sơn La luôn ở mức cao so với các tỉnh trong cả nước. Khi đời sống của nhân dân ngày càng được nâng cao, cùng với quá trình đô thị hóa và thay đổi lối sống đã dẫn đến gia tăng tỷ lệ thừa cân, béo phì của trẻ em.
Để khảo sát, đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ em 36-59 tháng tuổi ở thành phố Sơn La, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu tại 9 trường mầm non với 2471 trẻ. 9 trường mầm non này có 5 trường thuộc các phường nằm ở khu vực trung tâm thành phố (Chiềng Lề, Chiềng Sinh, Quyết Tâm, Quyết Thắng, Tô Hiệu) với 1394 trẻ (56,4%) và 4 trường thuộc các xã nằm ở khu vực ngoại ô (Chiềng Đen, Chiềng N gần, Chiềng Xôm, Hua La) với 1077 trẻ (43,6%). Khu vực trung tâm và ngoại ô thành phố có nhiều điểm khác biệt. Khu vực trung tâm thành phố gồm 5 phường có diện tích nhỏ hẹp, dân cư đông đúc, chủ yếu là dân tộc Kinh và những người thuộc các dân tộc thiểu số khác làm cán bộ, công chức, viên chức nhà nước, doanh nghiệp, buôn bán... Mỗi phường ở trung tâm thành phố Sơn La có từ 1-2 trường mầm non công lập và một số trường tư thục, nhóm trẻ tư nhân. N gược lại với các phường trung tâm đông đúc là các xã thuộc ngoại ô thành phố có diện tích rộng nhưng chủ yếu là đồi núi, dân cư thưa thớt, phân bố không đều, sống tập trung thành từng bản, người dân đa số là dân tộc Thái - người bản địa Sơn La. Do địa hình bị chia cắt bởi đồi núi cao, giao thông không thuận lợi nên mỗi xã thường chỉ có 1 trường mầm non. Tuy nhiên, các trường thường phải chia nhỏ thành các các điểm trường lẻ để thuận lợi cho trẻ đi học. Vì thế, có những điểm trường chỉ có 1 lớp học ghép cho tất cả các độ tuổi mầm non.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, trẻ em thuộc nhóm tuổi 36-47 tháng có 1409 trẻ chiếm 57%, nhóm tuổi 48-59 tháng có 1062 trẻ chiếm 43%. Điều này có thể lý giải là do nhóm tuổi 36-47 tháng được sinh trong năm 2012 là năm N hâm Thìn, theo quan niệm dân gian là năm đẹp, con cái sinh ra sẽ gặp nhiều may mắn và thành công. Chính vì thế, vào những năm sinh như vậy, số lượng trẻ em có xu hướng tăng lên so với những năm sinh khác.
Về giới tính, tham gia đánh giá tình trạng dinh dưỡng có 1301 (52,7%) trẻ trai và 1170 (47,3%) trẻ gái, tỷ lệ trẻ trai/trẻ gái trong nghiên cứu là 1,11. Điều này tương tự với kết quả thống kê của tác giả N guyễn Thị Trung Thu và cộng sự (2018) [161] về tỷ lệ giới tính của trẻ em tại Phú Thọ là 1,17; tại Thanh Hóa là 1,17; tác giả Đỗ N am Khánh (2020) [162] nghiên cứu tại Hà N ội với tỷ lệ trẻ trai/trẻ gái là 1,12. Kết quả này phù hợp với thông tin được đưa ra từ kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 do Tổng cục Thống kê tiến hành điều tra về tỉ số giới tính khi sinh của Việt N am có xu hướng cao hơn so với mức sinh học tự nhiên [163]. Kết quả điều tra chỉ ra rằng, tỷ lệ trẻ trai/trẻ gái cho thấy sự mất cân bằng giới tính tại Việt N am kể từ năm 2006. Cụ thể, năm 2018, tỉ số giới tính khi sinh của nước ta là 114,8 bé trai/100 bé gái; năm 2019: 111,5 bé trai/100 bé gái. Thực tế này cảnh báo về hệ lụy mất cân bằng giới tính trong tương lai. N guyên nhân vẫn là do quan niệm phải có con trai trong bối cảnh giảm mức gia tăng dân số, khi trong quan niệm của người dân, đặc biệt là người dân tộc thiểu số, tình trạng bất bình đẳng giới vẫn còn sâu sắc.
Trong tổng số 2471 trẻ nghiên cứu, trẻ em dân tộc Thái chiếm tỷ lệ cao nhất là 59,9%, trẻ dân tộc Kinh chiếm 37,3%, còn 2,38% là trẻ em thuộc 6 dân tộc thiểu số khác gồm: Mường, Lào, Dao, Hmông, Hoa và Kháng. Phân bố trẻ em theo dân tộc không đồng đều theo trường mầm non của từng khu vực phụ thuộc vào sự phân bố dân cư (biểu đồ 3.1). Trẻ em dân tộc Kinh chiếm 64,3% tổng số trẻ em học tại các trường mầm non thuộc các phường trung tâm thành phố. N gược lại, tại các trường mầm non ở các xã ngoại ô, chủ yếu là trẻ em dân tộc Thái (chiếm 97,4%), Trường Mầm non Hua La có 100% là trẻ dân tộc Thái. Trẻ em các DTTS khác chiếm tỷ lệ rất thấp tại thành phố Sơn La, chỉ chiếm 2,8%. N hững trẻ DTTS này sống chủ yếu cùng cha mẹ tại trung tâm thành phố, chỉ có 5,7% trẻ DTTS khác học tại các trường mầm non thuộc các xã ngoại ô.
Về cân nặng và chiều cao trung bình của trẻ:
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, trẻ trai 36-59 tháng tuổi có cân nặng, chiều cao trung bình là 14,12 ± 1,95 kg và 95,86 ± 4,74 cm, trẻ em gái 13,62 ± 1,72 kg và 95,03 ± 4,68 cm. Cân nặng và chiều cao của trẻ em trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn so với cân nặng, chiều cao tham chiếu cho người Việt N am 2016: nam 3-5 tuổi là 16,5 kg và 103,6cm, nữ 3-5 tuổi là 16,2 kg và 103 cm [155]. Cân nặng và chiều cao của trẻ em thành phố Sơn La cũng thấp hơn so với nghiên cứu của N guyễn Thị Trung Thu (2018) [161], Đỗ N am Khánh (2020) [162]. Tác giả N guyễn Thị Trung Thu nghiên cứu trên một số trường mầm non tại Hà N ội, Thanh Hóa và Phú Thọ với 994 trẻ em 24-59 tháng có 543 bé trai, cân nặng trung bình 15,7 ± 2,kg; chiều cao trung bình là 98,8 ± 7,1cm; 451 bé gái có cân nặng trung bình 15,3 ± 2,9kg; chiều cao trung bình 98,4 ± 7,9cm. N ghiên cứu tại Hà N ội 2020 của Đỗ N am Khánh ở nhóm trẻ 36-48 tháng có cân nặng và chiều cao là: 14,6 ± 2,2 kg, 96,6 ± 4,8cm; nhóm trẻ 48-60 tháng là: 17,4 ± 3,3kg và 105,1 ± 5,6cm. Kết quả thu được cũng thấp hơn nhiều so với tham chiếu về cân nặng và chiều cao cho trẻ 36-59 tháng tuổi của WHO 2006, đối với trẻ trai là 14,3-18,3 kg và 96,1-110 cm, đối với trẻ gái là 13,9- 18,2 kg và 95,1-109,4 cm.
Cân nặng và chiều cao trung bình của trẻ em 36-59 tháng tuổi tại thành phố Sơn La trong nghiên cứu của chúng tôi thấp cho thấy sự phát triển của trẻ em nơi đây còn kém. Điều này sẽ trực tiếp làm giảm giá trị của các chỉ số Z-score và tăng tỷ lệ SDD của trẻ em nơi đây.
Chỉ số Z-score của trẻ em nghiên cứu
Cân nặng và chiều cao của trẻ em trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn cân nặng và chiều cao so với chuNn tăng trưởng của WHO 2006 nên các chỉ số Z-score đều rất thấp. WAZ trung bình của 2171 trẻ là -1,12 ± 0,87; HAZ trung bình là -1,57
± 0,85; WHZ trung bình là -0,31 ± 1,13. N hư vậy, tất cả các chỉ số Z-score gồm WAZ, HAZ, WHZ đều <0 và nghiêng nhiều về phía chiều âm, trong đó, HAZ là chỉ số Z- score có giá trị thấp nhất (-1,57 ± 0,85).
Bảng 4.1. Chỉ số Z-score của trẻ em trong một số nghiên cứu gần đây
Địa bàn/
Tác giả
Đặng Oanh và CS [164]
Lý Thị Phương Hoa và CS [165]
Zakazi Ali và CS [166]
N guyễn Thị
Trung Thu và
Năm Đắk Lắk 2009
Hà N am 2012
Ghana 2016
Hà N ội,
Thanh Hóa,
Độ tuổi WAZ HAZ WHZ
3-5 tuổi -1,55 ± 1,56 -1,57 ± 1,59
<5 tuổi -0,06 ± 1,2 0,02 ± 1,8 -0,08 ± 1,9
<5 tuổi -1,13 ± 0,72 -1,01 ± 0,94 -0,81 ± 0,72
24-59
CS [161]
Phú Thọ 2018
tháng
-0,23 ± 1,11 -0,73 ± 1,21
Chúng tôi Sơn La 2015
36-59
tháng
-1,12 ± 0,87 -1,57 ± 0,85 -0,31 ± 1,13
Bảng 4.1 cho thấy sự khác biệt về chỉ số Z-score trong các nghiên cứu tại các địa bàn vào các thời điểm khác nhau. Z-score về cân nặng theo tuổi (WAZ) của chúng tôi tương tự nghiên cứu của Zakazi Ali và CS tại Brong Ahafo (Ghana); thấp hơn nghiên cứu của Lý Thị Phương Hoa (Phủ Lý, Hà N am), N guyễn Thị Trung Thu (Hà N ội, Thanh Hóa, Phú Thọ); cao hơn nghiên cứu của Đặng Oanh (Đắk Lắk). Z-score về chiều cao theo tuổi (HAZ) tương tự với kết quả nghiên cứu của Đặng Oanh, thấp hơn so với các nghiên cứu khác. Z-score về cân nặng theo chiều cao (WHZ) thấp hơn trong nghiên cứu của Lý Thị Phương Hoa nhưng cao hơn trong nghiên cứu của Zakazi Ali.
4.1.2. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ em 36-59 tháng tuổi tại thành phố Sơn La
Tỷ lệ SDD thể nhẹ cân, thấp còi và gầy còm của trẻ em 36-59 tháng tuổi tại thành phố Sơn La lần lượt là 13,3%, 31% và 5,4%, tỷ lệ thừa cân, béo phì là 3,2%.