Kiến Nghị Hoàn Thiện Quy Định Của Pháp Luật Về Thỏa Thuận Về Chế Độ Tài Sản Của Vợ Chồng

Tình yêu của anh chị kéo dài 2 năm trước khi có quyết định đi đến hôn nhân. Tuy nhiên, trước khi đi đăng ký kết hôn, chồng chưa cưới đề nghị chị T. ký vào bản hợp đồng hôn nhân do anh tự soạn với nội dung xác nhận tài sản trước hôn nhân.

Theo hợp đồng này, nếu sau này xảy ra ly hôn, tài sản riêng của đôi bên trước hôn nhân sẽ thuộc về người đó sau khi ly hôn, bên còn lại không có quyền tranh chấp. Còn tài sản chung của hai vợ chồng trong hôn nhân sẽ tính dựa trên công sức bỏ ra của từng người khi xảy ra ly hôn.

Bạn X.N. cũng rơi vào tình huống nhận được hợp đồng hôn nhân khi chuẩn bị cưới. Chia sẻ trên một trang báo điện tử lớn, chị N. cho biết bạn trai chị năm nay 33 tuổi, hiện là giám đốc một công ty. Anh đã có nhà lầu, xe hơi, họ quen nhau hơn 1 năm và chuẩn bị làm đám cưới vào tháng 8 tới.

Tuy nhiên mới đây anh bắt chị ký vào tờ hợp đồng ghi rõ “nếu sau này ai ngoại tình sẽ phải ra khỏi nhà với hai bàn tay trắng”.

Sau khi nhận được bản hợp đồng hôn nhân từ bạn trai, chị N. thấy hoang mang về quyết định có nên cưới anh hay không. Bản thân chị là người độc lập về kinh tế, cũng không ủng hộ việc ngoại tình nhưng lại cảm thấy bản hợp đồng kia rất lạnh lùng, giống làm ăn kinh tế hơn. Chị lo ngại bản hợp đồng ấy sẽ ảnh hưởng ra sao đến hạnh phúc vợ chồng?

Trên thực tế, vấn đề này đã được luật hóa cụ thể. Luật HN&GĐ năm 2014 có điều khoản quy định về hợp đồng tiền hôn nhân. Tuy nhiên từ đó tới nay, luật sư Tuấn Anh (công ty luật Hợp Danh Thiên Thanh) cho biết chưa gặp trường hợp nào đến xin tư vấn làm hợp đồng hôn nhân. Văn phòng công chứng Lạc Việt cũng chưa tiếp nhận có trường hợp nào đến công chứng hợp đồng hôn nhân kể từ khi bổ sung luật mới đến nay.

Đại diện văn phòng công chứng trên cũng cho biết: Theo thống kê ở châu Âu, là những nước tân tiến, chỉ 10-15% các đôi ký kết hợp đồng hôn nhân, một con số rất hạn chế.

Tuy nhiên, vai trò của hợp đồng hôn nhân thì khó có thể phủ nhận.

Theo tư vấn trên một số trang chuyên về ly hôn của luật sư Nguyễn Thị Phượng (Công ty luật TNHH Đại Việt), nếu có Hợp đồng hôn nhân thì việc tranh chấp tài sản khi ly hôn sẽ được giải quyết dễ dàng hơn.

Một số quan điểm cho rằng việc ký kết hợp đồng tiền hôn nhân sẽ ảnh hưởng đến tình cảm, hạnh phúc gia đình nhưng thực tế thì không bởi đó là sự tự nguyện từ hai phía, giúp phân biệt rạch ròi về mặt tài sản, chỉ là một thỏa thuận nhỏ nhằm đảm bảo quyền lợi của các bên. Hơn nữa, khi hai bên đi đến ly hôn thì tại thời điểm này việc có hợp đồng tiền hôn nhân cũng giúp cho việc ly hôn nhẹ nhàng hơn, tránh tranh chấp, thù hận không đáng có, ảnh hưởng đến chính mối quan hệ của cặp vợ chồng về sau.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.

Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch Hội Luật gia thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ rằng, việc luật hóa thỏa thuận tài sản trước hôn nhân là điều cần thiết và đáp ứng được nhu cầu của xã hội.

Bởi trong thời kỳ hôn nhân, việc nhập nhằng tài sản riêng chung của vợ chồng sẽ gây nhiều phức tạp trong các quan hệ làm ăn, nhờ thỏa thuận tài sản này mà các giao dịch trong kinh tế, giao lưu dân sự, thương mại được đảm bảo thực hiện. Quyền lợi của vợ chồng và các bên giao dịch liên quan đến tài sản vợ chồng đều được bảo vệ trước pháp luật. Tuy nhiên, cũng cần sự khéo léo, tế nhị để việc ký kết thỏa thuận, công chứng này không làm ảnh hưởng đến tình cảm của đôi bên.

Hiệu lực của thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp luật Việt Nam - 8

Theo chúng tôi, nếu có thỏa thuận (hợp đồng) trước khi kết hôn thì những vụ ly hôn phức tạp, tranh chấp về tài sản kéo dài trong nhiều năm sẽ được giải

quyết như vụ ông Đặng Lê Nguyên Vũ xảy ra tranh chấp với bà Lê Hoàng Diệp Thảo về quyền kiểm soát một số doanh nghiệp trực thuộc của Tập đoàn.

Theo lời bà Thảo, trong thời gian chờ tòa án giải quyết ly hôn, ông Vũ đã không thông qua hội đồng quản trị gồm 3 thành viên mà tự ý miễn chức Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc Công ty cà phê hòa tan Trung Nguyên với bà.

Bên cạnh đó, ông cũng thay tên người đại diện theo pháp luật từ tên bà Thảo sang tên ông. Sự việc thu hút sự quan tâm của đông đảo dư luận. Gần đây nhất, bà Thảo gửi đơn kiến nghị đến cơ quan có thẩm quyền và được trả lại vai trò là người đại diện theo đúng luật.

Hàng loạt các vụ tranh chấp tài sản hậu hôn nhân phải nhờ đến luật pháp còn phải kể đến: ông Bùi Đức Minh - Bà Nguyễn Thanh Thủy (con gái ông chủ Tập đoàn Bảo Sơn) với khối tài sản tranh chấp lên tới 10.000 tỷ đồng, bao gồm tài sản chung, nhà đất ở, công nợ chung không được tòa án phân chia rõ ràng.

Một trong những nội dung hai bên còn tranh cãi là các tài sản chung mà hai vợ chồng cùng góp vốn làm ăn. Trong đó, có liên quan đến các dự án bất động sản có trị giá được ước tính lên đến 500 triệu USD như khách sạn, các khu du lịch nổi tiếng ở Hà Nội. Ngày 21/4/2011, Tòa án nhân dân quận Hoàn Kiếm

- Hà Nội đã xét xử sơ thẩm và quyết định chị Nguyễn Thanh Thủy được ly hôn với anh Bùi Đức Minh. Con chung giữa hai người được giao cho vợ - là chị Thủy - nuôi dưỡng. Tuy nhiên, tại quyết định này, về tài sản chung, nhà đất ở, công nợ chung không được không được quyết định phân chia tại phiên tòa mà quyết định dành quyền khởi kiện vụ án tranh chấp quyền sở hữu tài sản chung, công nợ chung cho anh Bùi Đức Minh trong một vụ án khác nếu có chứng cứ chứng minh và có yêu cầu. Được biết trước đó, trong quá trình xét xử phía nguyên đơn là chị Nguyễn Thanh Thủy chỉ yêu cầu ly hôn và nuôi con sau khi ly hôn. Về tài sản chung, công nợ chung của vợ chồng không có, không yêu cầu tòa án giải quyết. Về phía bị đơn là anh Bùi Đức Minh, trong quá trình giải quyết vụ án cũng đã cho rằng vợ chồng không có tài sản, công nợ chung và

không yêu cầu giải quyết. Tuy nhiên, đến ngay trước khi xảy ra phiên tòa, ngày 19/4, anh Minh đã nộp đơn bổ sung yêu cầu chia tài sản chung, công nợ chung và các tài liệu chứng cứ kèm theo. Tại phiên tòa sơ thẩm, anh Minh đã yêu cầu tòa phân chia tài sản chung vợ chồng đối với số cổ phần tăng thêm đứng tên Nguyễn Thanh Thủy tại Công ty cổ phần tập đoàn Bảo Sơn và 7 công ty khác thuộc tập đoàn Bảo Sơn và giải quyết khoản nợ chung của vợ chồng. Theo trình bày của anh Minh tại tòa án, trước khi kết hôn với anh Minh, chị Thủy có 5% cổ phần tại Công yy TNHH dịch vụ đầu tư và du lịch Nghi Tàm. Sau khi kết hôn, hai vợ chồng đã bàn bạc để tăng vốn góp trong công ty này do công ty triển khai các dự án kinh doanh lớn và đổi tên thành Công ty cổ phần Tập đoàn đầu tư xây dựng và du lịch Bảo Sơn. Số vốn lúc này đứng tên chị Thủy đã tăng lên 15%. Chính vì thế, anh Minh đòi chia số cổ phần tăng thêm đứng tên chị Thủy tại Công ty cổ phần tập đoàn Bảo Sơn và 7 công ty khác... trong đó có Công ty TNHH khách sạn quốc tế Bảo Sơn - điều hành kinh doanh khách sạn Bảo Sơn ở Hà Nội và Công ty TNHH một thành viên du lịch giải trí Thiên đường Bảo Sơn

- đầu tư xây dựng và kinh doanh khu du lịch Thiên đường Bảo Sơn ở An Khánh

- Hà Nội. Các công ty còn lại kinh doanh du lịch, nhà đất và may mặc và đều do Tập đoàn Bảo Sơn bỏ vốn thành lập. Trong đơn gửi các cơ quan chức năng, anh Minh cho biết, để góp vốn tăng thêm tại Tập đoàn Bảo Sơn (và sau đó tập đoàn này thành lập thêm 7 DN khác), vợ chồng anh phải huy động mọi khả năng tài chính để góp vốn đầu tư. Do vậy, anh Minh chia tài sản chung theo quy định đối với số cổ phần tăng thêm đứng tên vợ là chị Thủy trong thời kỳ hôn nhân của hai người. Tuy nhiên, đề xuất này đã không được tòa sơ thẩm chấp nhận vì nộp yêu cầu muộn và việc thay đổi bổ sung vượt quá phạm vi yêu cầu của bị đơn trước đó. Vì thế đã dành quyền khởi kiện tranh chấp tài sản qua một vụ án khác. Cũng trong đơn gửi các cơ quan chức năng, anh Minh cho biết đã theo đuổi phiên phúc thẩm với nhiều yêu cầu về chăm sóc nuôi dạy con cái và phân chia tài sản. Cụ thể, ngoài 10% cổ phần tăng thêm trong Công ty cổ phần Tập đoàn Bảo Sơn và nhiều tài sản khác thì lớn nhất là toàn bộ quyền sử dụng đất tại dự

án Khu du lịch sinh thái cao cấp An Khánh - Hoài Đức, đứng tên Nguyễn Thanh Thủy - Tổng giám đốc công ty TNHH giải trí Thiên đường Bảo Sơn làm chủ đầu tư rộng 34ha. Khối tài sản này theo ước tính của anh Minh và một số chuyên gia bất động sản theo giá thị trường không dưới 500 triệu USD, tức là khoảng 10.000 tỷ đồng

Vụ vợ chồng ông chủ Tập đoàn Quốc tế Năm Sao, ông Trần Văn Mười - bà Phạm Thị Hương Giang (thành phố Hồ Chí Minh) với khối tài sản trị giá khoảng 2.000 tỷ đồng gồm: nhà đất, xe sang, cổ phần đầu tư. Bà Giang yêu cầu được chia 50% số tài sản trên, trong khi ông Mười cho rằng những tài sản này là mua bán kiếm lời, chủ yếu do vay mượn, nên đề nghị trả nợ xong mới phân chia.

Tháng 12/2012, Tòa án quận 3, TP HCM mở phiên sơ thẩm vụ ly hôn giữa ông Trần Văn Mười (Chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc tập đoàn quốc tế Năm Sao) và vợ là bà Phạm Thị Hương Giang (Phó giám đốc công ty cổ phần giám định Đại Tây Dương). Phiên tòa diễn ra sau 4 năm tranh chấp căng thẳng.

Ông Mười và bà Giang đăng ký kết hôn từ năm 1999, sau đó có 2 con chung. Khoảng năm 2004 thì hai bên bắt đầu phát sinh mâu thuẫn. Nguyên nhân theo ông Mười là bà Giang có quan hệ bất chính. Còn bà Giang cũng cho rằng ông Mười có quan hệ bất chính với các cô gái miền Tây, không quan tâm đến gia đình.

Theo bà Giang, vợ chồng bà có khối tài sản trị giá khoảng 2.000 tỉ đồng bao gồm: trên 10 bất động sản là biệt thự ở TP HCM; biệt thự Vũng Tàu, Hải Phòng và nhiều căn nhà, đất đai khác. Về động sản có một xe hơi Camry. Ngoài ra, vợ chồng bà còn đầu tư cổ phần trong các doanh nghiệp: Công ty cổ phần tập đoàn quốc tế Năm Sao (85 tỷ đồng), công ty cổ phần quốc tế Hòn Đảo Việt (8,5 tỷ đồng), công ty cổ phần đầu tưđô thị Sam My (30 tỷ đồng), công ty cổ phần vật tư nông nghiệp Vàm Cỏ Đông (16 tỷ đồng). Bà Giang đề nghị được chia 50% tài sản này.

Ông Mười, số tài sản này hầu hết là đi vay mượn để mua bán kiếm lời còn vốn thì trả nợ. Do suy thoái kinh tế, giá nhà đất xuống thấp, mặt khác vợ chồng lục đục ly hôn nên chưa bán nhà để trả nợ được. Cụ thể, ông Mười kê ông còn nợ khoảng 109 tỷ đồng và 6.804 lượng vàng. Vì vậy, ông Mười đề nghị tài sản hiện có của vợ chồng sẽ ưu tiên giải quyết trả nợ, còn lại sẽ chia.

Sau khi tòa cho các bên thời gian thương lượng, ông Mười đưa ra giải pháp: đưa cho bà Giang 60 tỉ đồng, bà Giang giao lại cho ông toàn bộ tài sản để ông toàn quyền định đoạt, giải quyết nợ nần. Tuy nhiên, Bà Giang không đồng ý với phương án này và cuộc chiến sau đó vẫn không đi đến hồi kết.

Vụ tranh chấp tài sản sau ly hôn đình đám không kém xảy ra giữa siêu mẫu Ngọc Thúy và ông Nguyễn Đức An. Sau ly hôn chồng cũ siêu mẫu đòi vợ cũ trả lại khối tài sản lên tới 288 tỷ đồng. Vụ việc xảy ra từ năm 2011 đến nay vẫn chưa có hồi kết.

Cuộc tranh chấp tài sản giữa doanh nhân Việt kiều Mỹ Nguyễn Đức An và siêu mẫu Ngọc Thúy xảy ra từ năm 2011. Kể từ khi kết hôn, ông An cho bà Thúy đứng tên trên nhiều tài sản ông đầu tư tại Việt Nam.

Khi ly hôn, số tài sản mà ông An kê khai để "đòi lại" vợ cũ bao gồm 13 lô đất và biệt thự ở thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận; 9 căn hộ cao cấp ở quận 1, 3 lô đất ở thành phố Vũng Tàu. Bên cạnh đó, vị đại gia này còn sở hữu một biệt thự tại quận Bình Thạnh, tiền tiết kiệm ngân hàng, tiền mua cổ phiếu dự án Bank New Venture, 31% cổ phần trong Công ty Sao Mai ở thành phố Vũng Tàu, một xe Vespa và 7 xe ôtô. Ước tính số tài sản này lên tới 288 tỷ đồng. Vụ kiện tranh chấp số tài sản này đến nay vẫn chưa có hồi kết.

Vụ ly hôn 1.000 tỷ đồng của cựu phó chủ tịch FPT. Năm 2007, thị trường chứng khoán Việt Nam chứng kiến vụ ly hôn tốn kém nhất lịch sử giữa phó chủ tịch tập đoàn FPT Lê Quang Tiến và vợ. Sau ly hôn, ông Tiến chia đôi số cổ phiếu sở hữu và chuyển quyền sở hữu 1,8 triệu cổ phiếu FPT cho vợ.

Thời điểm 2007, lượng cổ phiếu này gó giá trị khoảng 1.000 tỷ đồng. Vụ ly hôn này mặc dù tốn kém nhưng không có tranh chấp nào giữa hai bên.

Nếu vợ, chồng đã ký kết thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng trước khi kết hôn thì các vụ tranh chấp trên sẽ được giải quyết dễ dãng, thuận lợi hơn.

3.2. Kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật về thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng

3.2.1. Những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về thỏa thuận chế độ tài sản của vợ chồng

Tác giả không đưa ra kiến nghị trên căn cứ trên thực tiễn giải quyết vụ án hôn nhân gia đình bởi cho đến thời điểm hiện tại chúng tôi chưa thu thập được vụ việc thực tế nào về tranh chấp về thỏa thuận (hợp đồng) hôn nhân tại Tòa an. Tác giả kiến nghị trên cơ sở học hỏi từ pháp luật của Úc, Hoa Kỳ và tâm lý người Việt Nam.

Bên cạnh các kiến nghị về chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định, trong thời gian tới khi đưa ra hướng dẫn Luật HN&GĐ năm 2014, theo tôi cần bổ sung các nội dung sau khi áp dụng chế độ tài sản ước định:

- Pháp luật cần quy định thêm trong trường hợp sửa đổi, bổ sung nội dung thoả thuận mà ảnh hưởng đến quyền lợi của người thứ ba thì chế tài xử lý như thế nào.

- Cần đưa ra các điều kiện để thoả thuận về tài sản có hiệu lực bắt buộc, như: Thoả thuận được ký kết bởi tất cả các bên; trước khi ký kết thoả thuận các bên đãđược tư vấn pháp lý một cách độc lập, liên quan đến hiệu lực của thoả thuận, các mặt lợi và bất lợi khi ký kết thoả thuận và trước khi ký kết thoả thuận, các bên được cung cấp chứng nhận của trung tâm trợ giúp khẳng định đã trợ giúp cho khách hàng về các nội dung được quy định trong luật.

- Cần có quy định về việc chấm dứt thoả thuận về tài sản. Luật HN&GĐ năm 2014 mới chỉ đưa ra quy định về sửa đổi, bổ sung nội dung của thoả thuận

về chế độ tài sản và thoả thuận của vợ chồng bị tuyên vô hiệu khi không đáp ứng các điều kiện được pháp luật quy định, theo tôi cần bổ sung các trường hợp để chấm dứt thoả thuận về tài sản của vợ chồng, như vậy mới thể hiện hết nội dung của những quy định về chế độ tài sản của vợ chồng theo thoả thuận.

Luật HN&GĐ2014 chỉ cho phép vợ chồng chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận trước khi kết hôn, tức là khi chưa xác lập quan hệ hôn nhân và có hiệu lực kể từ ngày đăng ký kết hôn. Điều này có nghĩa là nếu vợ chồng không có thỏa thuận chọn chế độ tại sản này trước khi kết hôn thì đương nhiên sau đó họ không có quyền lựa chọn chế độ tài sản này nữa, mặc nhiên chế độ tài sản theo luật định có hiệu lực,

Theo tác giả, hiện tại quy định điều này không khả thi bởi xuất phát từ tâm lý “trọng tình” của người Việt Nam, không thể đặt vấn đề “thỏa thuận về tài sản” khi chưa thiết lập “quan hệ hôn nhân” (về mặt pháp lý). Nó trở thành “trở ngại” lớn nhất để tiến tới hôn nhân. Ít nhất, hiện tại nó được xem là thỏa thuận mang tính “thực dụng” ảnh hưởng đến quan hệ tình cảm.

Tuy nhiên, tác giả không bác bỏ quy định, nó cần thiết cho tương lai bởi trong quá trình hội nhập, tư duy của người Việt Namcàng ngày càng "thoáng" hơn. Lúc đó họ sẽ nghĩ theo cách nói "mất lòng trước được lòng sau", tức là nếu có thỏa thuận trước sau này nếu hôn nhân có vấn đề thì dễ dàng giải quyết vấn dề tài sản cho cả vợ và chồng. Theo tác giả rất cần mở rộng quy định thỏa thuận "chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận" ở giai đoạn trong và sau thời kỳ hôn nhân. Nó tương ứng với các giai đoạn chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, khi ly hôn và sau khi ly hôn. Bởi, các tranh chấp có khả năng phát sinh thì họ có quyền thỏa thuận giải quyết tranh chấp. Điều này thể hiện quyền tự do thỏa thuận, tự định đoạt trong dân sự của vợ chồng được đảm bảo.

Nghiên cứu các vấn đề về chế độ tài sản của vợ chồng, việc áp dụng chế độ này trong thực tiễn xét xử và hoạt động công chứng, có thể thấy rằng hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật về chế độ tài sản của vợ chồng nói riêng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/12/2023