Hiện trạng và giải pháp phát triển tour du lịch du khảo đồng quê tại Hải Phòng - 1


MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1. Lý do chọn đề tài 1

2. Mục đích, nhiệm vụ và giới hạn của đề tài 2

2.1. Mục đích của đề tài 2

2.2 Nhiệm vụ của đề tài 3

2.3. Giới hạn của đề tài 3

3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 3

4. Những đóng góp chủ yếu của khoá luận 4

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

5. Kết cấu của khoá luận 4

CHƯƠNG II: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DU LỊCH VÀ LOẠI HÌNH DU LỊCH NÔNG THÔN 5

Hiện trạng và giải pháp phát triển tour du lịch du khảo đồng quê tại Hải Phòng - 1

1.1. Những vấn đề chung 5

1.1.1. Du lịch 5

1.1.1.1. Một số khái niệm 5

........................................................................... 15

1.2. Du lịch nông thôn 16

1.2.1. Khái niệm 16

1.2. ....................... 17

1.2.3. Đặc điể 21

Tiểu kết chương I 22

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG KHAI THÁC TOUR DU LỊCH DU KHẢO ĐỒNG QUÊ TẠI HẢI PHÒNG 23

2.1. Khái quát chung về Hải Phòng 23

2.1.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch thiên nhiên 24

2.1.1.1. Vị trí địa lý 24

2.1.1.2. Địa hình 25

2.1.1.3. Khí hậu 27


2.1.1.4.Thủy văn 29

2.1.1.5.Hải văn 30

2.1.1.6.Hệ động thực vật 31

2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội và tài nguyên du lịch nhân văn 31

2.1.2.1.Cơ sở hạ tầng 31

2.1.2.2.Cơ sở vật chất kỹ thuật 37

2.1.2.3. Tài nguyên du lịch nhân văn của tour du lịch 39

2.2.Vấn đề khai thác tour du lịch du khảo đồng quê tại Hải Phòng 44

2.2.1. Điều kiện phát triển tour du lịch du khảo đồng quê 44

2.2.1.1. Vị trí và các điểm tham quan du lịch 44

2.2.1.2.Lịch trình dự kiến 45

2.2.1.3. Tour du lịch du khảo đông quê - những điểm du lịch hấp dẫn 45

2.2.1.4. Hoạt động được tổ chức trong tour du lịch 51

2.2.1.5. Tiềm năng phát triển của tour du lịch 55

2.2.2. Thực trạng khai thác 56

2.2.2.1. Lượng khách du lịch 56

2.2.2.2. Thực trạng về khai thác và sử dụng tài nguyên 59

2.2.2.3.Thực trạng phát triển du lịch đồng quê ở thành phố Hải Phòng 61

2.3. Tác động của hoạt động du lịch 65

2.3.1. Thành công 65

2.3.2. Một số hạn chế 66

2.3.3 Nguyên nhân 67

Tiểu kết chuơng II 68

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TOUR DU LỊCH DU KHẢO ĐỒNG QUÊ 69

3.1. Định hướng và mục tiêu phát triển đến năm 2020 69

3.2. Các giải pháp phát triển 72

3.2.1. Tăng cường thu hút đầu tư hợp tác về du lịch 72

3.2.2. Đào tạo nguồn nhân lực 75

3.2.3. Tăng cường công tác quảng bá xúc tiến về du lịch 76

3.2.4. Bảo vệ tài nguyên môi trường tự nhiên, bảo tồn tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa lễ hội 78

3.2.5. Giải pháp thu hút cộng đồng vào hoạt động du lịch 82

3.2.6. Đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch . 84

3.2.7. Mối quan hệ với cơ quan chức năng chính quyền và cộng đồ ....................................................................................................... 85 3.3 Xây dựng tour du lịch nông thôn chuyên sâu 86

3.4. Một số kiến nghi 89

3.4.1. Đối với bộ văn hóa thể thao và du lịch 89

3.4.2. Đối với Sở văn hóa thể thao và du lịch Hải Phòng 89

3.4.3. Đối với chính quyền và ngành liên quan tại địa phương 89

Tiểu kết chương III 91

KẾT LUẬN 92

TÀI LIỆU THAM KHẢO 93

PHỤ LỤC


PHẦN MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài

Ngày nay, ở nhiều nước trên thế giới, du lịch đã trở thành ngành kinh tế chủ lực và đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống văn hoá – xã hội. Du lịch không chỉ đem lại lợi ích kinh tế mà góp phần nâng cao đời sống tinh thần của con người, tạo ra sự giao lưu hữu nghị giữa các quốc gia thu hút đầu tư tạo công ăn việc làm cho người lao động.

Trong những năm gần đây du lịch đồng quê ngày càng phát triển. Du lịch đồng quê là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hoá bản địa. Nó được rất nhiều người trong xã hội quan tâm tới đặc biệt là những người có nhu cầu tham quan du lịch tự nhiên và tìm hiểu phong tục tập quán sinh hoạt văn hoá của cư dân vùng nông thôn.

Trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước du lịch thành phố Hải Phòng đã có những bước tiến nhanh và có đóng góp ngày càng lớn và quan trọng vào mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của vùng kinh tế trọn điểm Bắc Bộ. Vùng nông thôn Hải Phòng có nhiều tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn đa dạng và phong phú, đặc biệt là tài nguyên du lịch tự nhiên có sức hút lớn đối với khách du lịch.Tuy nhiên, hiện nay du lịch đồng quê ở những vùng nông thôn Hải phòng, mới ở giai đoạn đầu của quá trình khai thác phát triển, còn mới cả về tổ chức quản lý và khai thác sử dụng phục vụ cho mục đích du lịch.

Chúng ta đang bước chân vào ngưỡng cửa của một thế kỷ mới, một thế kỷ của nền văn minh trí thức, với cuộc sống gấp gáp khẩn trương, sức ép cuộc sống ngày càng đè nặng do sự gia tăng dân số, ô nhiễm môi trường, khủng hoảng lương thực. Chính vì vậy du lịch đồng quê là dịp để con người lấy lại sự cân bằng cho cuộc sống. Đây chính là cơ hội cho phát triển du lịch đồng quê.


Phát triển loại hình du lịch này sẽ không chỉ góp phần vào sự phát triển bền vững mà còn tạo ra tính hấp dẫn cho du khách khi đến với những khung cảnh thiên nhiên thơ mộng và trong lành của đồng quê Hải phòng. Mặt khác, sẽ tạo thêm nguồn thu nhập cải thiện đời sống vật chất cho cư dân địa phương và nâng cao hiệu quả của hoạt động du lịch.

Vậy du lịch Hải Phòng đã làm gì để tận dụng những cơ hội này ? Phải chăng khâu tổ chức và quản lý du lịch còn kém hay nơi đây chưa thực sự hấp dẫn nên dẫn đến tình trạng lượng khách du lịch không nhiều ? Khách du lịch tại sao chỉ coi Hải Phòng là một điểm dừng chân trên tuyến hành trình ngắn ngủi của mình mà không phải là đích đến cuối cùng ? Đó thực sự là những câu hỏi không khó để đưa ra câu trả lời nhưng lại rất khó để giải quyết trong một sớm một chiều. Du lịch Hải Phòng thực sự chưa phát triển tương xứng với tiềm năng vốn có của nó. Chính vì vậy việc nghiên cứu để tìm ra những phương hướng đi mới giúp cho việc phát triển du lịch đồng quê ở Hải Phòng là cần thiết bởi vì : phát triển du lịch đồng quê sẽ phù hợp với xu hướng và nhu cầu của du khách trong nước và quốc tế muốn tìm hiểu những nét đẹp tự nhiên và những phong tục tập quán của cư dân Hải Phòng.

Xuất phát từ những lý do trên em đã chọn đề tài khóa luận của mình là “ Hiện trạng và và giải pháp phát triển tour du lịch du khảo đồng quê tại Hải Phòng ” làm đề tài khóa luận.

2.Mục đích, nhiệm vụ và giới hạn của đề tài

2.1Mục đích của đề tài.

Tìm ra các giải pháp khai thác nguồn tài nguyên du lịch và tiếm năng phát triển của loại hình du lịch du khảo đồng quê trên địa bàn nông thôn ở Hải phòng, nhằm phát triền loại hình du lịch đồng quê để có sự thu hút mạnh mẽ đối với du khách trong nước và quốc tế.


2.2 Nhiệm vụ của đề tài

Để thực hiện đựoc mục tiêu trên đề tài cần thực hiện được các nhiệm vụ sau:

Tổng quan lý luận về tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn

Nghiên cứu các điều kiện để khai thác tài nguyên du lịch tự nhiên ở khuvực nông thôn Hải phòng.

Đề xuất phương hướng và giải pháp khai thác nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn nhằm phát triển loại hình du lịch này.

2.3 Giới hạn của đề tài

- Đề tài khoá luận nghiên cứu được giới hạn trong phạm vi lãnh thổ các huyện ngoại thành của Hải Phòng như: Kiến An, Vĩnh Bảo, An Lão, Tiên Lãng, Thủy Nguyên.

- Thời gian nghiên cứu đề tài được nghiên cứu trong vòng 3 tháng từ ngày

3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là những điểm du lịch trong tour du lịch du khảo đồng quê.

Để hoàn thành bài khoá luận này em đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau:

-Phương pháp thực địa và thu thập tài liệu.

Đây là phương pháp nghiên cứu truyền thống để khảo sát thực tế, áp dụng việc nghiên cứu lý luận gắn với thực tiễn bổ xung cho lý luận ngày càng hoàn chỉnh hơn. Quá trình thực địa giúp cho em thu thập, sưu tập được nguồn tài liệu phong phú thêm. Để việc học tập, nghiên cứu đạt hiềụ quả cao gắn luận vơi thực tiễn và có một tầm nhìn khách quan để nghiên cứu đề tài.

-Phương pháp thống kê, phân tích so sánh tổng hợp.

Phương pháp này nhằm định hướng, thống kê, phân tích cho ngừoi viết tính tương quan để phát hiện ra các yếu tố và sự ảnh hưởng của các yếu tổ đến hoạt động du lịch trong đề tài nghiên cứu. Việc phân tích, so sánh, tổng hợp các thông tin và số liệu cũng như các vấn đề thực tiễn được tiến hành


một cách hệ thống. Kết quả của phương pháp này là mang lại cho người viết cơ sở khoa học trong việc thực hiện các mục tiêu dự báo, các chương trình phát triển du lịch trong phạm vi nghiên cứu của đề tài.

-Phương pháp dự báo

Phương pháp này rất quan trọng vì có thể giúp cho người viết dự đoán được những thay đổi cho phù hợp với những nhu cầu của du khách, và nhu cầu phát triển của du lịch ở thành phố Hải phòng nói chung và khu vực nông thôn Hải phòng nói riêng.

4. Những đóng góp chủ yếu của khoá luận

Điều tra, khảo sát, đánh giá tài nguyên du lịch tự nhiên, nhân văn và thực trạng phát triển du lịch của tour du lịch du khảo đồng quê ở địa bàn Hải phòng.

Đưa ra một số phương hướng và giải pháp nhằm góp phần thu hút khách du lịch đến với du lịch đồng quê Hải Phòng.

5. Kết cấu của khoá luận

Ngoài phần mở đầu và kết luận, mục lục, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của khoá luận được trình bày trong 3 chương.

-Chương I: Khái quát về du lịch và loại hình du lịch nông thôn

-Chương II: Thực trạng khai thác tour du lịch du khảo đồng quê tại Hải Phòng

-Chương III: Một số giải pháp phát triển tour du lịch du khảo đồng quê Hải Phòng.


CHƯƠNG II: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DU LỊCH VÀ LOẠI HÌNH DU LỊCH NÔNG THÔN


1.1. Những vấn đề chung

1.1.1. Du lịch

1.1.1.1. Một số khái niệm

a) Du lịch

Ngày nay, trên phạm vi toàn thế giới du lịch đã trở thành nhu cầu cần thiết trong đời sống văn hoá - xã hội, hoạt động du lịch đang phát triển mạnh mẽ và trở thành một ngành kinh tế quan trọng của nhiều nước trên thế gi ới. Du lịch là một hoạt động kinh tế xã hội cao, thu hút hàng tỉ người trên thế giới, bản chất kinh tế của du lịch là ở chỗ sản xuất và cung cấp hàng hoá dịch vụ nhằm đáp ứng thoả mãn nhu cầu của vật chất tinh thần của du khách. Du lịch còn tác động đến việc chuyển đổi cơ cấu ngành kinh tế như: giao thông, công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng, thương nghiệp…Theo hướng tích cực là phát triển tỷ trọng của khối dịch vụ trong nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn có nhiều cách hiểu khác nhau về du lịch.

Thuật ngữ du lịch trong ngôn ngữ nhiều nước bắt nguồn từ tiếng Hy lạp với ý nghĩa đi một vòng, thuật ngữ này được Latinh hoá thành Tournus và sau đó thành tiếng Pháp Tourisme dịch qua Tiếng Hán “ Du” có nghĩa là đi chơi “ Lịch” có nghĩa là từng trải. Tuy nhiên, người Trung Quốc gọi Tourism là “ du lãm” với nghĩa là đi chơi để nâng cao nhận thức.

Các nhà kinh tế du lịch thuộc truờng Đại học Kinh tế Praha, mà đại diện là Mariot coi tất cả các hoạt động, tổ chức, kỹ thuật và kinh tế phục vụ các cuộc hành trình và lưu trú của con nguời ngoài nơi cư trú với nhiều mục đích kiếm việc làm và thăm nguời thân là “du lịch”.[ 13;12 ]

Năm 1963 với mục đích quốc tế hoá tại hội nghị Liên hợp quốc về du lịch ở Rôma các chuyên gia các định nghĩa: “ Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cộc hành trình

Xem tất cả 104 trang.

Ngày đăng: 18/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí