Theo “Quy Chế Siêu Thị Và Trung Tâm Thương Mại” Bộ Thương Mại Việt Nam (Nay Là Bộ Công Thương Việt Nam)

3. Phân loại siêu thị ở Việt Nam

3.1 Theo “Quy chế siêu thị và trung tâm thương mại” Bộ Thương mại Việt Nam (nay là Bộ Công thương Việt Nam)

Điều 3: Tiêu chuẩn Siêu thị

Được gọi là Siêu thị và phân hạng Siêu thị nếu cơ sở kinh doanh thương mại có địa điểm kinh doanh phù hợp với Quy hoạch phát triển mạng lưới thương mại của tỉnh, thành phố và có quy mô, trình độ tổ chức kinh doanh đáp ứng các tiêu chuẩn cơ bản của một trong ba hạng Siêu thị theo quy định dưới đây:

a. Siêu thị hạng I:

* Áp dụng đối với Siêu thị kinh doanh tổng hợp:

Có diện tích kinh doanh từ 5.000 m2 trở lên.

Có danh mục hàng hóa kinh doanh từ 20.000 tên hàng trở lên.

Công trình kiến trúc được xây dựng vững chắc, có tính thẩm mỹ cao, có thiết kế và trang bị kỹ thuật tiên tiến, hiện đại, đảm bảo các yêu cầu phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, an toàn và thuận tiện cho mọi đối tượng khách hàng; có bố trí nơi trông giữ xe và khu vệ sinh cho khách hàng phù hợp với quy mô kinh doanh của Siêu thị.

Có hệ thống kho lạnh và các thiết bị bảo quản, sơ chế, đóng gói, bán hàng, thanh toán và quản lý kinh doanh tiên tiến, hiện đại.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.

Tổ chức, bố trí hàng hoá theo ngành hàng, nhóm hàng một cách văn minh, khoa học để phục vụ khách hàng lựa chọn, mua sắm, thanh toán thuận tiện, nhanh chóng; có nơi bảo quản hành lý cá nhân; có các dịch vụ ăn uống, giải trí, phục vụ người khuyết tật, phục vụ trẻ em, giao hàng tận nhà, bán hàng qua mạng, qua bưu điện, điện thoại.

* Áp dụng với Siêu thị chuyên doanh:

Có diện tích kinh doanh từ 1.000 m2 trở lên.

Có danh mục hàng hoá kinh doanh từ 2.000 tên hàng trở lên.

Các tiêu chuẩn khác như Siêu thị kinh doanh tổng hợp.

b. Siêu thị hạng II:

* Áp dụng với Siêu thị kinh doanh tổng hợp:

Có diện tích kinh doanh từ 2.000 m2 trở lên.

Có danh mục hàng hoá kinh doanh từ 10.000 tên hàng trở lên.

Công trình kiến trúc được xây dựng vững chắc, có tính thẩm mỹ cao, có thiết kế và trang bị kỹ thuật tiên tiến, hiện đại, đảm bảo các yêu cầu phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, an toàn và thuận tiện cho mọi đối tượng khách hàng; có bố trí nơi trông giữ xe và khu vệ sinh cho khách hàng phù hợp với quy mô kinh doanh của Siêu thị.

Có hệ thống kho lạnh và các thiết bị bảo quản, sơ chế, đóng gói, bán hàng, thanh toán và quản lý kinh doanh tiên tiến, hiện đại.

Tổ chức, bố trí hàng hoá theo ngành hàng, nhóm hàng một cách văn minh, khoa học để phục vụ khách hàng lựa chọn, mua sắm, thanh toán thuận tiện, nhanh chóng; có nơi bảo quản hành lý cá nhân; có các dịch vụ ăn uống, giải trí, phục vụ người khuyết tật, phục vụ trẻ em, giao hàng tận nhà, bán hàng qua mạng, qua bưu điện, điện thoại.

* Áp dụng với Siêu thị chuyên doanh:

Có diện tích kinh doanh từ 500 m2 trở lên.

Có danh mục hàng hoá kinh doanh từ 1.000 tên hàng trở lên.

Các tiêu chuẩn khác như Siêu thị kinh doanh tổng hợp.

c. Siêu thị hạng III:

* Áp dụng đối với Siêu thị kinh doanh tổng hợp:

Có diện tích kinh doanh từ 500 m2 trở lên.

Có danh mục hàng hóa kinh doanh từ 4.000 tên hàng trở lên.

Công trình kiến trúc được xây dựng vững chắc, có tính thẩm mỹ cao, có thiết kế và trang bị kỹ thuật tiên tiến, hiện đại, đảm bảo các yêu cầu

phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, an toàn và thuận tiện cho mọi đối tượng khách hàng; có bố trí nơi trông giữ xe và khu vệ sinh cho khách hàng phù hợp với quy mô kinh doanh của Siêu thị.

Có hệ thống kho lạnh và các thiết bị bảo quản, sơ chế, đóng gói, bán hàng, thanh toán và quản lý kinh doanh tiên tiến, hiện đại.

Tổ chức, bố trí hàng hoá theo ngành hàng, nhóm hàng một cách văn minh, khoa học để phục vụ khách hàng lựa chọn, mua sắm, thanh toán thuận tiện, nhanh chóng; có nơi bảo quản hành lý cá nhân; có các dịch vụ ăn uống, giải trí, phục vụ người khuyết tật, phục vụ trẻ em, giao hàng tận nhà, bán hàng qua mạng, qua bưu điện, điện thoại.

* Áp dụng với Siêu thị chuyên doanh:

Có diện tích kinh doanh từ 250 m2 trở lên.

Có danh mục hàng hoá kinh doanh từ 500 tên hàng trở lên.

Các tiêu chuẩn khác như Siêu thị kinh doanh tổng hợp.

3.2. Theo đặc điểm kinh doanh

3.2.1. Các siêu thị kinh doanh tổng hợp

Các siêu thị này thường tập hợp hàng hoá rộng và độ sâu của tập hợp tuỳ thuộc vào quy mô siêu thị. Hàng hoá bán trong các siêu thị kinh doanh tổng hợp của Việt Nam ít cũng phải vài ngàn mặt hàng (siêu thị loại III cũng có tập hợp tối thiểu là 4.000 mặt hàng), nhiều thì có thể lên tới vài chục đến cả vài trăm ngàn loại hàng (siêu thị loại I có tập hợp hàng hoá tối thiểu là

20.000 mặt hàng)

Hàng hoá trong các siêu thị tổng hợp đa số là hàng tiêu dùng thông thường và hàng thiết yếu như thực phẩm, quần áo, giầy dép, đồ gia dụng...có chất lượng đảm bảo và mức giá bán hợp lý trong tương quan với chất lượng.

Đa phần các siêu thị loại I và loại II ở Việt Nam hiện nay là siêu thị kinh doanh tổng hợp, nằm trong tay các nhà phân phối nước ngoài hoặc các

nhà phân phối lớn của Việt Nam như Saigon Co.opMart, Alfonco.... Ngoài ra, còn có rất nhiều siêu thị kinh doanh tổng hợp thuộc tiêu chuẩn loại III trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.

3.2.2. Siêu thị chuyên doanh

Ngoài siêu thị kinh doanh tổng hợp, ở Việt Nam còn rất phổ biến loại siêu thị chuyên doanh. Thực ra ở nước ngoài, đây là hệ thống cửa hàng chuyên doanh (không gọi là siêu thị). Điển hình có thể kể tới chuỗi 10 siêu thị của Tổng công ty dệt may Vinatex trên phạm vi cả nước, chuyên bán hàng may và thời trang. Những siêu thị chuyên doanh khác có thể là siêu thị sách, siêu thị nội thất, siêu thị hàng điện máy, siêu thị hoa quả....

* Hiện nay cùng với sự phát triển của thương mại điện tử, ở Việt Nam cũng đã xuất hiện các siêu thị điện tử hay siêu thị ảo. Siêu thị Cyber-Mall là siêu thị ảo trên mạng điện tử Vietnamnet do Trung tâm dịch vụ giá trị gia tăng (VASC) của công ty Điện toán và truyền số liệu xây dựng. Trong siêu thị điện tử này có khoảng 500 mặt hàng trong và ngoài nước đã đặt mua thiết bị viễn thông, tin học, ôtô, sách báo, hàng tiêu dùng...Ngoài ra, còn một số siêu thị ảo khác như: siêu thị ảo Golmart của Công ty Uy tín – GOL (www.golmart.com.vn), siêu thị VDC của Công ty Điện toán và Truyền số liệu (www.vdcsieuthi.vnn.vn), siêu thị ảo của Công ty Rồng Thái Bình Dương (www.vietnamshop.com)...

III. NHỮNG CAM KẾT CỦA VIỆT NAM TRONG LĨNH VỰC PHÂN PHỐI HÀNG HÓA KHI GIA NHẬP WTO

Năm 1995, Việt Nam nộp đơn xin gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade Organisation – WTO). Ngày 07/11/2006, sau 11 năm với hơn 200 cuộc đàm phán song phương và đa phương đầy khó khăn, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO. Theo đó, Việt Nam đồng ý tuân thủ toàn bộ các hiệp định ràng buộc phức tạp của WTO bắt đầu ngay thời điểm chính thức gia nhập. Trong lĩnh vực phân phối, Việt Nam cam kết:

“ Trước ngày 01/01/2008, các nhà phân phối nước ngoài muốn hoạt động kinh doanh tại Việt Nam phải thành lập liên doanh với đối tác Việt Nam và tỉ lệ vốn góp không vượt quá 49%. Kể từ ngày 01/01/2008 trở đi, hạn chế vốn góp 49% sẽ được bãi bỏ và kể từ ngày 01/01/2009 không hạn chế các doanh nghiệp vào thị trường.

Kể từ ngày gia nhập, công ty có vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực phân phối sẽ được cấp phép cung cấp dịch vụ hoa hồng, bán buôn, bán lẻ tất cả các sản phẩm sản xuất tại Việt Nam và các sản phẩm nhập khẩu hợp pháp vào Việt Nam ngoại trừ: xi măng, clinke, lốp (trừ lốp máy bay), giấy, máy kéo, phương tiện cơ giới, ô tô con và xe máy, sắt thép, thiết bị nghe nhìn, rượu, phân bón.

Kể từ ngày 01/01/2009, công ty có vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực phân phối sẽ được phép cung cấp dịch vụ đại lý hoa hồng, bán buôn, bán lẻ máy kéo, phương tiện cơ giới, ô tô con và xe máy.

Trong vòng 3 năm kể từ ngày gia nhập, công ty có vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực phân phối sẽ được phép cung cấp dịch vụ đại lý hoa hồng, bán buôn, bán lẻ tất cả các sản phẩm sản xuất tại Việt Nam và nhập khẩu hợp pháp vào Việt Nam.

Việc thành lập các cơ sở bán lẻ (ngoài cơ sở thứ nhất) sẽ được xem xét trên cơ sở kiểm tra nhu cầu kinh tế. Việc xin phép thành lập nhiều hơn một cơ sở bán lẻ phải tuân thủ qui trình đã có và được công bố công khai, việc cấp giấy phép phải dựa trên các tiêu chí khách quan. Các tiêu chí để kiểm tra nhu cầu kinh tế là số lượng các nhà cung cấp dịch vụ hiện diện trên một khu vực địa lý, sự ổn định của thị trường và quy mô địa lý”.

Như vậy, trong lĩnh vực phân phối, Việt Nam cam kết mở cửa cho phía nước ngoài tham gia cả 4 loại hình phân phối: bán lẻ, bán buôn, đại lý hoa hồng và nhượng quyền thương mại.

01/01/2008: cho phép liên doanh không hạn chế vốn góp từ phía nước ngoài.

01/01/2009: thị trường bán lẻ Việt Nam hoàn toàn mở cửa, cho phép thành lập doanh nghiệp bán lẻ 100% vốn nước ngoài. Việc thành lập cơ sở bán lẻ (ngoài cơ sở thứ nhất) chỉ được xem xét tùy theo từng trường hợp cụ thể.

01/01/2010: các doanh nghiệp FDI được phép cung cấp dịch vụ bán buôn, bán lẻ tất cả các mặt hàng xuất khẩu tại Việt Nam và nhập khẩu hợp pháp vào Việt Nam.

Phân phối luôn là một lĩnh vực được xem là khá nhạy cảm và đây thường là vấn đề khá căng thẳng trên bàn đàm phán. Nhiều nước đã có một số biện pháp hạn chế các nhà đầu tư nước ngoài thâm nhập vào thị trường phân phối. Ví dụ như Thái Lan, Nga... có chủ trương cấm các nhà đầu tư nước ngoài buôn bán ở chợ. Cùng trong khu vực Đông Nam Á, khi cấp phép cho Metro, Philippines quy định khoảng cách từ trung tâm thành phố đến siêu thị của tập đoàn này phải là 40 km. Tương tự, ở Ấn Độ, một thị trường lớn như vậy nhưng chính phủ nước này chỉ cho phép Metro mở 2 siêu thị tổng hợp với tổng vốn đầu tư là 40 triệu USD.

Tuy nhiên, Việt Nam không thể ngăn cấm được bởi dịch vụ phân phối là một trong những nội dung cam kết khi gia nhập WTO. Thực ra, cam kết dịch vụ nói chung không vượt quá mức cam kết trong Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ mà nước ta đã ký trước đây. Sau một lộ trình rất dài, 9 năm kể từ khi ký Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ, nước ta mới cho phép các nhà phân phối Hoa Kỳ hoạt động tại Việt Nam. Còn đối với WTO, là tháng 01/2009. Như vậy, đã có một khoảng thời gian báo trước cho các doanh nghiệp trong nước là đến một lúc nào đó thì thị trường bán lẻ trong nước sẽ có những đối thủ tầm cỡ tham gia, tạo nên sự cạnh tranh mạnh mẽ cho các nhà phân phối nội địa.

Khi đàm phán gia nhập WTO, Việt Nam bảo lưu được một điều khoản rất quan trọng, đó là “cấp giấy phép dựa trên nhu cầu kinh tế”, tức là cấp theo từng trường hợp cụ thể. Các nhà phân phối nước ngoài muốn lập cơ sở bán lẻ thứ hai thì phải xin phép, không được tự động doanh nghiệp nào muốn lập điểm phân phối ở đâu cũng được. Các cơ quan chức năng sẽ xem xét tình hình phát triển của doanh nghiệp và nhu cầu thị trường như thế nào mới quyết định mở thêm các cơ sở tiếp theo. Theo đó, Việt Nam hoàn toàn có thể đề ra những quy định về qui mô dân số, cự ly...để hạn chế tốc độ mở các điểm bán lẻ của các tập đoàn bán lẻ nước ngoài.

Việt Nam mạnh dạn mở cửa cho các nhà bán lẻ vào nhưng không nên cấp phép ào ạt, không nên tập trung vào một nhà bán lẻ, không nên để họ hình thành những chuỗi lớn khống chế thị trường (Metro thành lập điểm thứ 8 là một ví dụ). Việt Nam có thể mở cửa cho nhiều nhà bán lẻ, nhưng mỗi nhà bán lẻ chỉ có thể có 2 hoặc 3 điểm phân phối. Tất nhiên, bên cạnh đó, nước ta phải đưa ra các tiêu chí để đảm bảo tính minh bạch, không được tùy tiện. Tùy tiện rất dễ xảy ra không công bằng và cũng dễ xảy ra tham nhũng. Thứ nhất, cần phải xem xét nhu cầu bán lẻ trên địa bàn doanh nghiệp đề xuất mở địa điểm mới đó có thực sự cần thiết nữa không? Thứ hai là số doanh nghiệp hoạt động ở đó là bao nhiêu để đảm bảo phân phối nguồn nhân lực cho hợp lý, tránh việc trên một địa điểm có rất nhiều nhà bán lẻ, gây lãng phí, không cần thiết.

Cạnh tranh tạo nên áp lực cho các nhà bán lẻ để cải tiến chất lượng. Nếu như các nhà bán lẻ có trình độ tổ chức phân phối tốt như là Metro chẳng hạn thì họ có thể liên kết rất tốt với sản xuất để giúp nông dân cách thức nuôi trồng, bảo quản. Đây chính là mặt tốt của họ. Cần phải nhìn nhận cạnh tranh ở cả mặt tích cực của nó, chứ không phải chỉ nhìn ở khía cạnh là gây áp lực cho các nhà bán lẻ trong nước. Nếu các nhà phân phối Việt Nam chỉ quen bảo hộ, không vươn lên thì đó là lỗi của họ.

CHƯƠNG II‌

THỰC TRẠNG HỆ THỐNG SIÊU THỊ VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP


I. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ VIỆT NAM NÓI CHUNG VÀ SIÊU THỊ VIỆT NAM NÓI RIÊNG SAU GẦN 2 NĂM HỘI NHẬP

1 Quy mô hệ thống siêu thị cả nước trong giai đoạn 2005 2008 Việt Nam là một 1


1. Quy mô hệ thống siêu thị cả nước trong giai đoạn 2005-2008

Việt Nam là một thị trường khá lớn với gần 84 triệu dân, trong đó 65% là dân số trẻ. Việt Nam cũng là cửa ngõ dẫn đến một số thị trường như Ấn Độ, Trung Quốc, Campuchia, Lào...,nằm trong khu vực được xem là có hoạt động kinh tế năng động nhất thế giới. Nước ta có mức tăng trưởng GDP cao và khá ổn định, theo đó nhu cầu tiêu dùng cũng ngày một tăng lên, dần hình thành thế hệ khách hàng “thích shopping, hàng hiệu”. Vì thế, không khó hiểu khi suốt mấy năm qua, nước ta luôn nằm trong top những “thị trường bán lẻ” hấp dẫn nhất thế giới.

Xem tất cả 106 trang.

Ngày đăng: 03/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí