Phân Loại Theo Tính Chất Thật Ảo Của Siêu Thị

được tự do lựa chọn, ngắm nghía, so sánh hàng hoá mà không cảm thấy bị ngăn trở từ phía người bán. Do áp dụng phương thức tự phục vụ, giá cả trong các siêu thị được niêm yết rõ ràng để người mua không phải tốn công mặc cả, tiết kiệm được thời gian. Ngoài ra, phương thức thanh toán tại các siêu thị rất thuận tiện. Hàng hoá được gắn mã vạch và hoá đơn được tự động in trong quá trình thanh toán. Hình ảnh các quầy tính tiền tự động luôn là biểu tượng cho các cửa hàng tự phục vụ. Đây chính là tính chất “siêu” của các siêu thị, đem đến cho khách hàng cảm giác thoải mái, hài lòng.

Thứ ba, siêu thị gắn liền với nghệ thuật trưng bầy hàng hoá. Ngoài việc sáng tạo ra phương thức bán hàng tự phục vụ, đóng góp của siêu thị cho hệ thống bán lẻ còn là nghệ thuật trưng bầy hàng hoá. Các siêu thị cũng là những nhà bán lẻ đầu tiên nghĩ đến tầm quan trọng của nghệ thuật trưng bầy hàng hoá và nghiên cứu cách thức vận động của người mua khi vào siêu thị. Do người bán không có mặt tại các quầy hàng nên hàng hoá phải có khả năng “tự quảng cáo”, lôi cuốn người mua. Siêu thị làm được điều này thông qua các nguyên tắc sắp xếp, trưng bầy hàng hoá. Chẳng hạn, hàng có tỷ suất lợi nhuận cao được xếp ở những vị trí dễ nhìn nhất, được trưng bầy với diện tích lớn; những hàng hoá liên quan đến nhau được xếp gần nhau; hàng có trọng lượng lớn phải xếp ở dưới để khách hàng dễ lấy…

Thứ tư, hàng hoá trong siêu thị chủ yếu là hàng tiêu dùng thường ngày như thực phẩm, quần áo, bột giặt, đồ gia dụng điện tử với chủng loại phong phú, đa dạng. Điều này thể hiện đúng tính chất “chợ” của siêu thị. Theo quan niệm của nhiều nước, siêu thị phải là nơi mà người mua có thể tìm thấy mọi thứ đồ mà họ cần “dưới một mái nhà” với mức giá “ngày nào cũng thấp”. Chủng loại hàng hoá của siêu thị có thể lên tới hàng nghìn, thậm chí hàng chục nghìn mặt hàng. Thông thường, siêu thị đáp ứng được 70-80% nhu cầu hàng hoá của người tiêu dùng về ăn uống, trang phục, mỹ phẩm, đồ làm bếp, chất tẩy rửa, vệ sinh. Chưa bàn đến vấn đề chất lượng sản phẩm, ta có

thể thấy siêu thị là loại cửa hàng tự phục vụ cho quảng đại quần chúng nhân dân và chủ yếu là tầng lớp bình dân có thu nhập thấp và trung bình trở lên.6


4. Phân loại siêu thị

4.1. Phân loại siêu thị theo quy mô

Việc phân loại siêu thị theo quy mô được hầu hết các nước trên thế giới áp dụng và họ dựa trên hai tiêu chí cơ bản để xác định, đó là diện tích mặt bằng bán hàng và tập hợp hàng hóa của siêu thị. Với căn cứ này, có thể chia siêu thị ra thành các loại:

Siêu thị nhỏ: là siêu thị có diện tích bán hàng từ 100 đến dưới 1.000 m2. Theo quy định của từng nước thì tiêu chuẩn để một siêu thị là siêu thị nhỏ là khác nhau. Ví dụ ở Pháp, quy định siêu thị nhỏ có diện tích từ 120 đến 400 m2, các siêu thị nhỏ thường nằm giữa các đô thị đông dân cư hay các thị trấn nhỏ.

Siêu thị: là siêu thị có diện tích khoảng từ 1.000 đến dưới 10.000 m2 và tuỳ từng nước có quy định cụ thể khác nhau.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.

Đại siêu thị: là các cửa hàng thương mại bán lẻ khối lượng lớn tại một địa điểm, dựa trên nguyên tắc bán hàng tự phục vụ và quy mô lớn hơn rất nhiều so với siêu thị, thường nằm ở vùng ngoại ô thành phố, có bãi đỗ xe rộng. Đại siêu thị là khái niệm ra đời đầu tiên ở Pháp.

Ngoài ra căn cứ theo quy mô còn có tiêu chí khác để phân loại siêu thị là vị trí đặt siêu thị. Theo đó các siêu thị nhỏ và siêu thị thường được đặt trong khu dân cư đô thị như thị trấn, thị xã hay thành phố; còn các đại siêu thị thì đươc đặt ở ngoại vi thành phố.

Hệ thống siêu thị của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập - thực trạng và các đề xuất phát triển - 3

4.2. Phân loại theo hàng hoá kinh doanh


6 TS Nguyễn Thị Nhiễu, Viện nghiên cứu thương mại, “Những giải pháp phát triển hệ thống siêu thị Việt Nam tới năm 2010”

Theo truyền thống thì hàng hoá kinh doanh trong siêu thị là hàng thực phẩm. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của kinh doanh siêu thị nói riêng và ngành bán lẻ nói chung, siêu thị ngày nay là những cửa hàng bán lẻ tổng hợp, bán hàng hoá phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng phổ biến của người dân từ thực phẩm đến các vật dụng gia đình, áo quần, giầy dép, chất tẩy rửa...Vì vậy nếu hiểu theo nghĩa hẹp thì hệ thống siêu thị trên thế giới không bao gồm các cửa hàng chuyên doanh các loại hàng hoá không phải là thực phẩm.

Tuy nhiên, theo cách hiểu thông thường, siêu thị gồm mọi dạng cửa hàng bán lẻ áp dụng phương thức kinh doanh hiện đại thì có thể chia siêu thị thành 2 loại:

Siêu thị tổng hợp: là siêu thị bán nhiều loại hàng hoá cho nhiều loại khách hàng. Hiện nay, siêu thị tổng hợp đang ngày càng phát triển. Có những siêu thị có tập hợp hàng hoá vừa rộng vừa sâu lên tới hàng chục ngàn loại hàng. Ở những siêu thị lớn như vậy, người tiêu dùng có thể mua hầu như tất cả mọi hàng hoá phục vụ sinh hoạt và cuộc sống mà không phải ra khỏi cửa hàng.

Siêu thị chuyên doanh: Theo nghĩa hẹp thì các siêu thị chuyên doanh chỉ có thể là siêu thị bán hàng thực phẩm. Nhưng theo cách hiểu thông thường thì siêu thị chuyên doanh chính là các cửa hàng chuyên doanh áp dụng phương thức bán hàng tự phục vụ. Siêu thị chuyên doanh cung cấp tập hợp hàng hoá hẹp nhưng sâu. Chẳng hạn như: siêu thị quần áo, siêu thị điện máy, siêu thị vật liệu xây dưng...

4.3. Phân loại theo tính chất thật ảo của siêu thị

Ngày nay cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, đăc biệt là sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin, Internet đã trở nên phổ biến trên toàn thế giới và là công cụ đắc lực giúp cho mọi ngành nghề, lĩnh vực hoạt động và phát triển. Thời đại công nghệ thông tin bùng nổ khiến cho mọi hoạt động của cuộc sống thay đổi và chuyển sang một bước ngoặt khác. Tất cả các hoạt động giờ đây đều có thể được thực hiện thông qua mạng Internet.

Kinh doanh siêu thị cũng không phải là ngoại lệ. Người ta có thể tận dụng tiện ích của Internet để xây dựng cho mình một phương thức kinh doanh mới. Đó là kinh doanh trên mạng.

Theo tiêu chí này, siêu thị có thể được chia làm 2 loại:

Siêu thị truyền thống: là các siêu thị được xây dựng thực sự và các yếu tố của siêu thị như mặt bằng cửa hàng, quầy hàng...đều là thực sự. Người mua muốn mua hàng phải đến siêu thị, nhìn tận mắt hàng hoá, chọn lựa và quyết định mua hàng.

Siêu thị điện tử: là siêu thị được thiết lập trên một website. Nếu điều kiện để siêu thị truyền thống được xây dựng là cần phải có mặt bằng, có cơ sở, có quầy hàng và hàng hoá phải được trưng bày sẵn thì siêu thị điện tử chỉ cần có một website là đủ. Có nghĩa là mọi thứ của siêu thị điện tử đều được đưa lên một trang website bằng các công cụ điện tử. Tất cả đều mang tính chất “ảo”. Do đó, khách hàng thay vì phải đi đến các siêu thị truyền thống để mua hàng thì nay họ có thể ở nhà, truy cập vào một website xem hàng hoá, so sánh, lựa chọn và quyết định mua sản phẩm nào. Tất cả quá trình mua hàng chỉ là những thao tác đơn giản trên máy tính.‌

II. LÝ LUẬN CHUNG VỀ SIÊU THỊ Ở VIỆT NAM

1. Khái niệm

* Theo “Quy chế siêu thị và trung tâm thương mại” ban hành kèm theo quyết định số 1371/2004/QĐ/BTM ngày 24/09/2004 của Bộ trưởng Bộ Thương mại Việt Nam (nay là Bộ Công thươngViệt Nam):

“Siêu thị là loại cửa hàng hiện đại; kinh doanh tổng hợp hoặc chuyên doanh; có cơ cấu chủng loại hàng hóa phong phú, đa dạng, bảo đảm chất lượng; đáp ứng các tiêu chuẩn về diện tích kinh doanh, trang bị kỹ thuật và trình độ quản lý, tổ chức kinh doanh; có các phương tiện phục vụ văn minh, thuận tiện nhằm thoả mãn nhu cầu mua sắm hàng hoá của khách hàng”

* Theo từ điển kinh tế thị trường từ A đến Z của Trần Bá Tước (1994):

“Siêu thị là cửa hàng tự phục vụ bày bán nhiều mặt hàng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của người tiêu dùng như thực phẩm, đồ uống, đồ dùng gia đình và các vật phẩm cần thiết khác”

* Theo bách khoa toàn thư của Việt Nam:

“Siêu thị là một loại cửa hàng tổng hợp bán lẻ với diện tích bán hàng quy mô lớn và nhiều ngành khác nhau có từ vài nghìn đến vài vạn mặt hàng, được trang bị các phương tiện hiện đại để chuyển tải hàng, tổ chức di chuyển hàng và người trong phạm vi cửa hàng, thỏa mãn việc thanh toán nhanh cho hàng nghìn lượt khách mua trong một giờ. Siêu thị là sản phẩm của một giai đoạn phát triển của quá trình đô thị hóa, khi nhu cầu tiêu thụ tăng cao mà người tiêu thụ không thể có nhiều thời gian để đi từ cửa hàng này đến cửa hàng khác để mua sắm hàng dự trữ cho nhiều ngày trong tuần. Siêu thị thường được xây dựng ở ven ngoại ô thành phố, gần tuyến giao thông hành khách lớn, thuận tiện cho người đi tới bằng phương tiện công cộng, có bãi để xe cá nhân cho khách tới mua hàng”.

2. Quá trình hình thành và phát triển

Ở các nước phát triển thì siêu thị đã xuất hiện từ rất lâu và là một phần không thể thiếu trong hệ thống bán lẻ hàng hoá. Trên thế giới, bản chất của loại hình kinh doanh siêu thị và vị trí của siêu thị trong mạng lưới bán lẻ được nêu rất rõ ràng. Cụ thể:

Siêu thị là một loại cửa hàng riêng nằm trong hệ thống mạng lưới bán lẻ hàng hóa và dịch vụ, với mặt hàng kinh doanh chủ yếu là hàng hoá thiết yếu hàng ngày.

Tự phục vụ là một phương thức kinh doanh trọng yếu nhưng không phải bất cứ nơi đâu có phương thức bán hàng tự phục vụ đều là siêu thị.

Siêu thị có mức giá bán lẻ thấp nhất trong hệ thống mạng lưới bán lẻ hàng hoá thông thường.

Ngày nay, ở các nước phát triển, người ta lồng ghép nhiều phương thức bán hàng trong cùng một cửa hàng quy mô lớn và ngay trong một siêu thị. Nhiều khi vẫn có những quầy bán hàng theo phương thức truyền thống, nhất là một số mặt hàng nhỏ lẻ, giá trị cao, những mặt hàng đòi hỏi phải được hướng dẫn sử dụng một cách chi tiết, mặt hàng phải bao gói như hải sản tươi sống, hoa quả tươi.

Trong những năm 60 của thế kỷ XX, tại Sài Gòn, dưới chế độ Mỹ ngụy, nhằm đáp ứng nhu cầu của lính Mỹ và một bộ phận nhỏ dân cư, một vài siêu thị nhỏ đã mọc lên. Sau khi đất nước hoàn toàn thống nhất vào năm 1975, các siêu thị này đều phải đóng cửa hoặc chuyển quyền sở hữu sang sở hữu tập thể hoặc sở hữu Nhà nước cũng như chuyển loại hình hoạt động từ mô hình siêu thị sang cửa hàng bách hoá mậu dịch.

Thực hiện đường lối đổi mới tổ chức và vận hành kinh doanh do Đại hội VI của Đảng cộng sản Việt Nam năm 1986 đề ra, chuyển cơ chế quản lý kinh tế từ tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế – xã hội của Việt Nam đã có nhiều khởi sắc: đời sống của nhân dân được cải thiện từng bước, năm sau cao hơn năm trước, thu nhập của người lao động tăng rõ rệt.

Chúng ta có thể khái quát những nét chính về sự phát triển của siêu thị Việt Nam trong hơn 10 năm qua như sau:

Giai đoạn 1993 – 1994: Siêu thị đầu tiên xuất hiện ở nước ta là Minimart của Công ty xuất nhập khẩu nông sản và tiểu thủ công nghiệp Vũng Tàu (Vũng Tàu – Sinhanco), khai trương vào tháng 10/1993, với quy mô nhỏ và chủ yếu phục vụ cho đối tượng khách nước ngoài. Những năm sau đó, một

số siêu thị lớn hơn đã xuất hiện ở khu vực trung tâm và dần lan ra các vùng ven đô của thành phố Hồ Chí Minh như Gò Vấp, Tân Bình…

Giai đoạn 1995 – 1997: Siêu thị bắt đầu phát triển đến các tỉnh, thành phố khác trong phạm vi cả nước. Hai siêu thị đầu tiên được khai trương ở Hà Nội là siêu thị thuộc Trung tâm thương mại Đinh Tiên Hoàng (01/1995) và siêu thị Minimart Hà Nội tại tầng 2 chợ Hôm (03/1995). Tuy nhiên, vào thời điểm cuối năm 1995 đầu năm 1996, ở thành phố Hồ Chí Minh đã xuất hiện những siêu thị có quy mô lớn hơn về diện tích và chủng loại hàng hoá như Co.opMart, Maximart…,được tổ chức theo hình thức liên hợp bao gồm các khu vực bán hàng hoá, ăn uống, giải trí... Hàng hoá cũng bắt đầu đa dạng hơn, một số siêu thị đã có 5000 – 6000 mặt hàng, diện tích kinh doanh lớn tới 3000 – 4000

m2 như Maximart, Vinamart... Trong khi đó, các siêu thị ở Hà Nội đua nhau ra

mắt nhưng quy mô nhỏ hơn, các mặt hàng đơn điệu, số lượng cũng ít hơn.

Giai đoạn 1998 – 2001: Do sự xuất hiện ồ ạt và kinh doanh không bài bản, thiếu kiến thức nghiệp vụ kinh doanh siêu thị, môi trường hạ tầng kinh tế còn nhiều bất cập và phải cạnh tranh với các hình thức bán lẻ truyền thống như chợ, cửa hàng, hàng rong và phải cạnh tranh lẫn nhau nên rất nhiều địa điểm phân phối được coi là “siêu thị” đã vỡ nợ, phá sản, làm ăn thua lỗ và mấp mé bên bờ phá sản. Ở Hà Nội, siêu thị 63 Hàm Long phá sản, mất khả năng thanh toán; các siêu thị Thành Hưng, Dream, Thủ Đô thì tuyên bố giải thể. Những siêu thị còn tồn tại và phát triển là nhờ những nhà quản lý tỉnh táo hơn, biết hướng siêu thị của mình đi đúng quỹ đạo và biết thích nghi với những đặc điểm tâm lý của người tiêu dùng Việt Nam như Sài Gòn Superbowl (liên doanh giữa Việt Nam và Singapore), siêu thị Miền Đông

(tổng diện tích 10.000 m2, có đầy đủ các khu kinh doanh hàng hóa, nhà hàng,

giải trí, bãi để xe), đại siêu thị Cora (tổng diện tích 20.000 m2, vốn đầu tư 20

triệu USD tại khu công nghiệp Biên Hoà, có 20.000 mặt hàng trưng bày theo tiêu chuẩn hệ thống siêu thị trên thế giới của tập đoàn Bourbon (Pháp)...Ở Hà Nội, hoạt động kinh doanh siêu thị cũng bắt đầu có những nét mới. Nhiều siêu thị mới ra đời và được đặt trong tổng thể các mô hình trung tâm thương mại lớn: Hà Nội Tower, Starbowl, Fivimart, Tràng Tiền Plaza...7


7 TS Nguyễn Thị Nhiễu, Viện nghiên cứu thương mại, “Những giải pháp phát triển hệ thống siêu thị Việt Nam tới năm 2010”

Xem tất cả 106 trang.

Ngày đăng: 03/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí