Tâm trạng tôi rất vui vẻ, bởi những điều cầu xin được bày tỏ với Chúa, dang lên Chúa mọi việc mình làm, mọi thành quả của cuộc sống hàng ngày. Cùng với đó là cầu xin những điều khác từ chính Thiên Chúa.
Câu 18: Xin Ông/Bà cho biết những yếu tố chủ quan nào tác động đến hành động cầu nguyện của Ông/Bà?
Đó là niềm tin của chúng tôi, đức tin càng lớn thì chúng tôi cầu nguyện nhiều, rồi các công việc của gia đình nữa, khi có công việc thì cầu nguyện. Gia đình cầu nguyện nhiều cũng thành quen.
Câu 19: Khi Ông/Bà cầu xin điều gì mà không đạt được, Ông/Bà có suy nghĩ
gì?
Không phải điều gì cầu xin cũng đạt được, do đó khi cầu nguyện mà không đạt
được cũng là điều bình thường. Niềm tin của chúng tôi là chỉ biết cầu nguyện trong mọi việc. Còn đạt được phần nào là do ý của Chúa và sự nỗ lực của bản thân.
Câu 20: Xin Ông/Bà cho biết những yếu tố khách quan nào tác động đến hành động cầu nguyện của Ông/Bà?
Cầu nguyện là trách nhiệm, làn bổn phận của tín đồ. Các điều Giáo hội quy định thì chúng tôi thực hiện. Cầu nguyện cũng làm cho con người thanh thản, vơi bớt những sầu não, cầu nguyện tập thể tại gia đình và nhà thờ làm cho mọi người có cơ hội gắn kết với nhau hơn.
Câu 21: Thông tin người trả lời phỏng vấn
Có thể bạn quan tâm!
- Hành vi cầu nguyện của tín đồ đạo Công giáo - 23
- Ông/bà Có Tin Vào Các Vị Chức Sắc Tôn Giáo Không? Tại Sao?
- Hành vi cầu nguyện của tín đồ đạo Công giáo - 25
Xem toàn bộ 211 trang tài liệu này.
Họ và tên người được phỏng vấn: Trần Xuân B.
1. Giới tính: Nam
2. Trình độ học vấn: Đại học
3. Tuổi: 27 tuổi
4. Mức sống: Khá
5. Địa bàn sinh sống: Ngoại thành
PHIẾU PHỎNG VẤN SÂU SỐ 4
I. Nhận thức của tín đồ
Câu 1: Xin Ông/Bà cho biết trong suy nghĩ của mình Đức Chúa Trời là ai?
Đức Chúa Trời là đấng có phép tắc có tạo dựng vũ trụ và con người, tạo ra vạn vật trên thế giới này.
- Theo Ông/Bà thì Đức Chúa Trời có vai trò gì?
Chúa có vai trò: Chúa tạo dụng nên con người và vạn vật, điều khiển vũ trụ, ban cho con người và vạn vật sự sống.
- Theo Ông/Bà thì Đức Chúa Trời hiện diện ở đâu?
Chúa có mặt và hiện diện khắp mọi nơi, trên trời dưới đất và địa ngục, ở những nơi thờ tự và hiện diện trong tâm trí những người tin Chúa.
Câu 2: Xin Ông/Bà cho biết Thiên Đàng là thế giới như thế nào?
Là một thế giới tốt đẹp. Nơi con người không còn đau khổ, không tranh chấp, mọi người đều bình đẳng với nhau, nơi không còn khóc lóc, than thở, con người được sống mãi mãi. Nơi con người được về với Chúa, được sống bên Chúa.
Trong suy nghĩ của Ông/Bà thì Thiên đàng như thế nào?
Là thế giới vô cùng tốt đẹp, nơi có hoa nở, chim chóc hót líu lo, cảm thấy như những vườn cây trái ngọt ngào và mát mẻ, con người rất hạnh phúc; Nơi con người không có ốm đau bệnh tật;
Theo Ông/Bà thì Thiên đàng tồn tại ở đâu?
Thiên đàng tồn tại ở trên trời. Nơi nào thực sự sung sướng và đầy đủ nhất.
Xin Ông/Bà cho biết vì sao sau khi chết mọi người lại mong muốn lên Thiên đàng?
Những người có niềm tin theo Chúa, và trong niềm tin của tôi, con người có hai phần, phần linh hồn và thể xác. Thể xác thì sau khi chết trở về với cát bụi, còn linh hồn sẽ có một nơi để đến, chúng tôi tin có Thiên đàng để linh hồn chúng tôi về nơi đó.
Câu 3: Xin Ông/Bà cho biết suy nghĩ của mình về Kinh thánh?
- Theo hiểu biết của Ông/Bà thì Kinh thánh gồm bao nhiêu cuốn?
Kinh thánh gồm 73 cuốn được chia làm hai bộ Tân ước và Cực ước. Kinh thánh là tài liệu ghi lại Lời Chúa và lịch sử của Giáo hội. Ghi chép lại những công việc Chúa làm.
- Kinh thánh có ảnh hưởng như thế nào đến đời sống tôn giáo của tín đồ?
Bởi vì Kinh thánh là lời Chúa, do đó Kinh thánh hướng dẫn và dạy dỗ con người hành động tốt, giáo dục đức tin Công giáo. Giúp con người học tập theo gương Chúa và thực thi theo ý Chúa.
- Theo Ông/Bà thì Kinh thánh có nguồn gốc từ đâu?
Nguồn gốc của Kinh thánh là từ người Do Thái và các môn đệ của Chúa Giêsu, các ông đã ghi chép lại cuộc đời của Chúa và những lời Chúa phán.
Câu 4: Xin Ông/Bà cho biết suy nghĩ của mình về những điều răn dạy của Chúa?
- Theo Ông/Bà thì Thiên Chúa dạy bao nhiêu điều?
Chúa dạy 10 răn cơ bản, nhưng tập trung vào hai nội dung cốt lõi đó là kính mến Chúa và yêu thương con người. Chỉ cần hiểu và thực hành hai nội dung này là chúng ta đã làm được rất nhiều việc.
- Theo Ông/Bà, những điều răn của Chúa có ý nghĩa gì trong đời sống tôn giáo, gia đình và xã hội?
Những điều răn dạy của Thiên Chúa giúp chúng ta biết cách sống, giữ đạo và yêu thương mọi người. Trong đạo thì Kính mến Chúa, trong gia đình thì yêu thương đùm bọc, trong cộng đồng xã hội thì giúp đỡ tương trợ lẫn nhau, chia sẻ với nhau. Mỗi công việc khi chúng ta nghĩ đến những điều răn dạy của Chúa thì sẽ giúp chúng ta hành động theo ý Chúa, hành động đúng. Ai giữ và làm theo lời Chúa thì yêu thương kính trọng mọi người, sẵn sang giúp đỡ nhau.
Câu 5: Xin Ông/Bà thì Giáo hội có bao nhiêu cấp, xin ghi cụ thể?
Tổ chức Giáo hội có ảnh hưởng như thế nào đến đời sống của Ông/Bà và những tín đồ?
Giáo hội có cấp Tòa Thánh, ở mỗi nước có Tổng giáo phận, giáo phận, đến các giáo xứ, giáo họ. Các tổ chức Giáo hội là giúp đỡ, cầu nguyện cho nhau, tại các giáo hội cơ sở như nhà thờ giáo xứ thì diễn thực hiện bí tích về đạo, sinh hoạt
tôn giáo và xã là nơi học tập về đạo, truyền đạo, liên đới mọi người trong tinh thần yêu thương của Chúa.
Câu 6: Theo Ông/Bà thì tín đồ Công giáo có những bổn phận gì?
Bổn phận người tôn giáo phải có bổn phận kính Chúa, yêu người; Tuân giữ các quy định của Giáo hội, thực hành giáo luật và các quy định mà cộng đồng đề ra; Phải giáo dục con cái trong gia đình; Xây dựng đời sống gia đình hạnh phúc và tham gia các hoạt động của đạo Công giáo, làm cho Giáo hội ngày càng phát triển, thực hành tôn giáo giữa đời sống hàng ngày.
Câu 7: Theo Ông/Bà thì tín đồ Công giáo nghĩa vụ gì?
Thực hiện các quy định, giới răn của Chúa. Yêu thương và giúp đỡ mọi người, chăm sóc gia đình hạnh phúc và nuôi dạy con cái, chăm lo đời sống tôn giáo và xã hội, chấp hành các quy định pháp luật của Nhà nước. Phát triển Giáo hội, làm cho tổ chức tôn giáo vững mạnh. Đóng góp xây dựng cơ sở xã hội và Giáo hội.
II. Niềm tin của tín đồ
Câu 8: Là một tín đồ Công giáo, xin Ông/Bà vui lòng cho biết niềm tin của mình về những ý sau:
1. Ông/Bà có tin vào Thiên Chúa không? Tại sao?
Tôi tin có Chúa, tin vào các điều Chúa dạy bảo. Tin con người sau khi chết mà sống tốt thì được lên Thiên đàng. Tin Thiên Chúa nâng đỡ và giúp con người khi có niềm tin và thực lòng cầu xin.
2. Ông/Bà có tin vào Kinh thánh không? Tại sao?
Tôi tin vì Kinh thánh là Lời của Chúa, là chuẩn mực cho mọi hành động của con người.
3. Ông/Bà có tin vào Thiên đàng không? Tại sao?
Có tin vì trong Kinh thánh, giáo lý có nói tới,
4. Ông/Bà có tin vào các vị Chức sắc tôn giáo không? Tại sao?
Có tin vì những linh mục vì họ là những tông đồ của Chúa. Là người truyền dạy những điều về Thiên Chúa, đời sống của các linh mục, tu sĩ là gương mẫu. Mặt khác, chức sắc người được đào tạo và được Thiên Chúa tuyển chọn.
Câu 9: Ông/Bà có tin vào sự hiện diện của Chúa không? Tại sao?
Có tin, vì đó là tín điều mà mỗi tín đồ phải tin. Khi theo đạo, thì tín đồ phải tin có Thiên Chúa. Niềm tin này không cần giải thích, Đã là tín đồ thì của Chúa thì phải tín Chúa. Tôi tin Chúa hiện diện trong mọi lời cầu nguyện và giúp đỡ tôi khi cầu xin Chúa.
Theo Ông/Bà thì Thiên Chúa hiện diện ở đâu?
Thiên Chúa hiện diện ở khắp mọi nơi, ngay cả trong tâm trí con người, mỗi khi cầu nguyện, nhắc đến tên Chúa thì như có Chúa hiện diện, Chúa hiện diện ở nơi thờ tự đến những con người bé nhỏ quanh chúng ta.
Câu 10: Theo Ông/Bà thì Thiên Chúa có những sức mạnh gì?
Thiên Chúa có sức mạnh tạo dựng lên trời đất, muôn vật. Giúp đỡ con người khi gặp khó khăn. Tha tội cho con người, và nâng đỡ con người khi đau khổ.
III. Tình cảm của tín đồ
Câu 11: Xin Ông/Bà cho biết tín đồ có tình cảm gì đối với đạo Công giáo?
Bản thân tôi có tình cảm sâu sắc đối với đạo, mỗi khi đến nhà thờ, được gặp Chúa trong giờ cầu nguyện thì cảm xúc thấy nhẹ nhàng, trút bỏ lo lắng của cuộc sống, thấy yêu mến mọi người trong gia đình và xung quanh.
Câu 12: Xin Ông/Bà cho biết tín đồ có tình cảm gì đối với các chức sắc của đạo? Các chức sắc có ảnh hưởng như thế nào đến đời sống của tín đồ?
Tôi rất tôn trọng các vị chức sắc vì chức sắc là tông đồ của Chúa, là người làm công việc truyền giáo, giúp đỡ tôi trong đời sống đức tin Công giáo, động viên chia sẻ với chúng tôi khó khăn trong cuộc sống. Các chức sắc gần gũi, sống giản dị, gương mẫu, có trình độ học vấn cao. Chức sắc còn làm cầu nối để mọi người gần gũi với nhau. Khuyên bảo mọi người, tham gia vào quá trình dạy dỗ cho con cái chúng tôi sống đạo.
Câu 13: Xin Ông/Bà cho biết khi cầu nguyện Ông/Bà thường có cảm xúc gì?
Khi cầu nguyện, chúng tôi có cảm giác gần gũi với Chúa, cảm xúc nhẹ nhàng, trút bỏ được những lo lắng trong cuộc sống, khi cầu nguyện làm cho mọi người gần gũi và yêu thương nhau. Đôi lúc nghĩ đến Chúa tôi thấy rất xúc động.
Câu 14: Xin Ông/Bà cho biết khi cầu nguyện tín đồ thường chuẩn bị những
gì?
Mỗi tín đồ chuẩn bị tâm hồn là quan trọng nhất, chuẩn bị trang phục gọn gàng, gạt bỏ những lo toan của cuộc sống, xóa bỏ mọi hận thù ghen ghét, làm hòa cùng mọi người.
Câu 15: Xin Ông/Bà cho biết khi cầu nguyện Ông/Bà cầu xin những điều gì?
Điều đầu tiên khi bắt đầu cầu nguyện tôi nghĩ tới là cảm tạ Chúa, dâng lên Chúa tâm hồn và gia đình tôi, tiếp đó là cầu xin Chúa ban gia đình được bằng an, công việc thuận lợi, con cái ngoan ngoãn, giữ đạo trọn vẹn và có niềm tin vào Thiên Chúa. Nhớ đến Chúa và cầu nguyện cùng Chúa khi gặp những khó khăn thử thách, xin Chúa giúp tôi vững vàng để đón nhận những thử thách trong cuộc sống.
Câu 16: Xin Ông/Bà cho biết mức độ thực hiện hành động cầu nguyện của Ông/Bà? (cầu nguyện ở nhà thờ, ở tại gia đình...)
Tôi và các thành viên trong gia đình thường đi lễ vào ngày Chúa nhật, chúng tôi cầu nguyện trong thánh lễ. Khi cầu nguyện thì thành tâm, thỉnh thoảng gia đình chúng tôi còn đi hành hương, tham dự các buổi cầu nguyện riêng.
Tại gia đình thì tôi cầu nguyện buổi sáng khi thức dậy, cầu nguyện để cảm tạ Chúa đã cho gia đình tôi một đêm an lành. Khi có công việc gì quan trong cũng cầu nguyện, cầu nguyện cho ông bà tổ tiên.
Câu 17: Xin Ông/Bà cho biết khi cầu nguyện tâm trạng của Ông/Bà như thế
nào?
Trước khi cầu nguyện thì tâm trạng có một chút lo lắng, chưa tập trung được
tâm trí, nhất là khi bắt đầu cầu nguyện, nhưng khi cầu nguyện xong thì tâm trạng lo lắng dần mất đi, tâm hồn thấy vui vẻ, và đặc biệt là mình nói ra được những điều trong suy nghĩ của mình, nói ra những điều cầu xin với Chúa.
Câu 18: Xin Ông/Bà cho biết những yếu tố chủ quan nào tác động đến hành động cầu nguyện của Ông/Bà?
Theo tôi, điều quan trọng nhất là niềm tin vào Chúa, khi tin Chúa thì tôi cầu nguyện càng nhiều, hơn nữa, có những điều chúng tôi cầu xin thì được như ý cầu xin, điều đó làm cho bản thân tôi ý thức tuân thủ những điều Chúa truyền dạy, công việc của gia đình cũng tác động đến hành vi cầu nguyện, khi gặp sự gì khó khăn thì cầu nguyện. Các thành viên trong gia đình cùng nhau cầu nguyện cũng tạo thành thói quen.
gì?
Câu 19: Khi Ông/Bà cầu xin điều gì mà không đạt được, Ông/Bà có suy nghĩ
Bản thân tôi thì cầu xin nhiều điều, và đạt được như ý cầu xin cũng nhiều. Khi
cầu xin được như ý mình xin thì chúng tôi rất tin, cảm tạ và luôn nghĩ đến những điều Chúa ban cho chúng tôi, tuy nhiên không phải điều gì cầu xin cũng đạt được, khi cầu nguyện mà chưa đạt được cũng là điều bình thường. Chúng tôi vẫn tiếp tục cầu nguyện. Còn Chúa có ban cho hay không là tuy vào điều mình xin và ý Chúa, còn bản thân thì luôn nỗ lực.
Câu 20: Xin Ông/Bà cho biết những yếu tố khách quan nào tác động đến hành động cầu nguyện của Ông/Bà?
Cầu nguyện là bổn phận và trách nhiệm của tín đồ. Tôn giáo nào cũng cầu nguyện. Khi tham dự các buổi lễ thì chúng tôi cầu nguyện, vì trong các buổi lễ các tín đồ thường cầu nguyện nhiều. Cầu nguyện cũng làm cho con người thanh thản, vơi bớt những điều buồn tủi, bổn phận của tín đồ còn cầu nguyện cho nhau khi sống và khi chết, cầu nguyện cho những người không tôn giáo, những người đau khổ gặp những bất trắc trong cuộc sống. Cầu nguyện giúp tín đồ đồng đạo gắn bó với nhau hơn.
Câu 21: Thông tin người trả lời phỏng vấn
Họ và tên người được phỏng vấn: Nguyễn Văn N.
1. Giới tính: Nam
2. Trình độ học vấn: Đại học
3. Tuổi: 55 tuổi
4. Mức sống: Giàu có
5. Địa bàn sinh sống: Nội thành