Đặc Trưng Cơ Bản Trong Văn Hóa Giao Tiếp Của Người Đức

tuân thủ giờ giấc. Hãy gọi điện cho đối tác nếu bạn đến muộn hơn dù chỉ 5 phút so với lịch hẹn.

b. Trang phục kinh doanh

Cách ăn mặc thích hợp nhất của các doanh nhân là quần áo vest hoặc áo sơ mi. Tuy nhiên cần lưu ý những điều sau trong cách ăn mặc (đặc biệt đối với các nam doanh nhân):

+ Không để bút chì, bút hoặc bất cứ thứ gì trong túi áo sơ mi hoặc áo vest.

Tuy nhiên nếu muốn có thể để một chiếc khăn tay lụa trong túi áo vest.

+ Không đeo cravat lòe loẹt, cravat có sọc chéo vì mọi người sẽ nghĩ bạn là thành viên của một tổ chức quân đội.

c. Đàm thoại

Người Anh được coi là kín đáo, dè dặt trong lối cư xử, cách ăn mặc cũng như lời nói. Họ nổi tiếng về thái độ lịch sự, tính nguyên tắc kể cả trong những trường hợp bất lợi. Trong giao tiếp, người Anh rất ít bắt tay, chỉ bắt tay trong trường hợp xa nhau lâu ngày hoặc tỏ ý cảm ơn. Ngoài ra, hôn nhẹ vào má cũng là cách chào nhau của những người bạn thân khi lâu ngày mới gặp nhau.

Trong giao tiếp, người Anh thường giữ thái độ nghiêm nghị, luôn giữ khoảng cách với người nói chuyện. Hầu hết họ nói vừa phải, kiểm soát được giọng nói của mình, không nói to, không khoa chân múa tay và không thích những cuộc thảo luận om sòm, to tiếng.

Người Anh tôn trọng sự riêng tư nên không thích những câu hỏi cá nhân hoặc câu hỏi quá riêng tư. Đề tài nói chuyện hấp dẫn đối với người Anh là thời tiết, thể thao (đặc biệt là bóng đá).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 146 trang tài liệu này.

d. Tặng quà

Tặng quà không là một phần thuộc văn hóa kinh doanh của người Anh. Điều này có nghĩa là các doanh nhân Anh ít khi nhận quà biếu. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể tặng quà có giá trị nhỏ như bút, sách, hoa, rượu,… Đặc biệt tránh tặng những món quà có giá trị lớn như vàng bạc, trang sức, đồ gốm sứ.…

Giao tiếp trong kinh doanh Phần 2 - CĐ Du lịch Hà Nội - 17

Khi tặng hoa, cần tránh tặng những hoa sau: hoa hồng đỏ, hoa ly trắng, hoa cúc và tránh số bông 13.

e. Trong giao dịch

Những người Anh khá nghi thức và đôi khi họ thích làm việc với những người hoặc công ty mà họ biết. Tuy nhiên, những thế hệ trẻ hơn rất khác, họ không cần phải có những mối quan hệ quá thân thiết trước khi bắt tay vào công việc, và cũng không cần một khoảng trung gian để giới thiệu khi làm kinh doanh. Những người Anh sẽ tìm kiếm những mối quan hệ lâu dài với những người kinh doanh cùng họ.

Đối với các doanh nhân Anh, những cuộc họp thường có mục đích rõ ràng và có thể bao gồm cả bản kế hoạch. Sẽ có những cuộc trò chuyện ngắn trước khi

chính thức vào cuộc họp. Cần chuẩn bị những thông tin và số liệu chính xác vì những người Anh tin vào số liệu hơn là tình cảm.

Trong quá trình giao dịch, khi mọi người đều ở vị trí như nhau thì những quan điểm hay ý kiến được nêu ra một cách thoải mái, tự do; còn nếu có người ở vị trí cao hơn thì đó sẽ là người nói chủ yếu.

Khi người Anh quyết định ký kết hợp đồng hợp tác kinh doanh thì họ thường thẳng thắn và không ngần ngại nói ra suy nghĩ của mình. Đồng thời, họ cũng không ngần ngại nói “không” khi quyết định không hợp tác kinh doanh.

6.3.7. Đặc trưng cơ bản trong văn hóa giao tiếp của người Đức

6.3.7.1. Sơ lược vài nét về nước Đức

Đức là một quốc gia liên bang nằm ở Trung Âu và có chung đường biên giới với các nước Đan Mạch (về phía Bắc), Ba Lan và Séc (phía Đông), Áo và Thụy Sĩ (về phía Nam), Pháp, Luxembourg, Bỉ và Hà Lan (về phía Tây), lãnh thổ Đức trải rộng 357.021 km2 và có khí hậu ôn đới. Với 82 triệu người, Đức là nước có dân số lớn nhất trong Liên minh châu Âu và là nước có số dân nhập cư lớn thứ ba trên thế giới.

Đức là một nước cộng hòa đại nghị liên bang bao gồm 16 bang. Thủ đô và thành phố lớn nhất là Berlin. Đức là thành viên của Liên hiệp quốc, NATO, G8, G20, OECD và WTO. Đức là một cường quốc với nền kinh tế có GDP danh nghĩa đứng thứ tư và GDP sức mua tương đương đứng thứ năm trên thế giới. Đức là nước viện trợ phát triển hằng năm nhiều thứ nhì và ngân sách quốc phòng đứng thứ sáu trên thế giới. Quốc gia này có một mức sống cao và hệ thống an sinh xã hội toàn diện. Đức giữ vị trí chính yếu trong quan hệ ở châu Âu cũng như có nhiều liên kết chặt chẽ trên thế giới. Đức được biết đến là dẫn đầu trong nhiều lĩnh vực khoa học kỹ thuật.

Nước Đức giáp biển Bắc tại các bang Niedersachsen và Schleswig - Holstein. Đây là một biển nằm trên thềm lục địa thuộc Đại Tây Dương.

Ngôn ngữ nói và viết chính thức là tiếng Đức. Bên cạnh tiếng Đức là các ngôn ngữ của những dân tộc thiểu số đã sống lâu đời tại Đức mà đã được công nhận là ngôn ngữ chính thức như tiếng Đan Mạch và các tiếng nói của người Sorben và Friesen. Với hai tôn giáo chính là Cơ Đốc giáo và Do Thái giáo.

Đức đã đóng vai trò trung tâm trong lịch sử của châu Âu, và ngày nay là một “người chơi chính” trong các tổ chức kinh tế và chính trị. Sau thống nhất, nước Đức hiện nay là một trong ba nền kinh tế hiệu quả nhất trên thế giới. Nằm ở trung tâm của châu Âu, Đức là một nơi lý tưởng cho mục đích mở rộng vào thị trường châu Âu.

6.3.7.2. Đặc trưng giao tiếp của người Đức

a. Khi hẹn gặp

Người Đức coi trọng việc đúng giờ, đến chậm 5 - 10 phút so với thời gian hẹn đã bị coi là muộn, chậm 15 phút sẽ trở nên nghiêm trọng cho một cuộc gặp mặt đầu tiên.

Người Đức thường cảm thấy không thoải mái khi thảo luận những vấn đề đặc biệt quan trọng lại tỏ ra "bận rộn", vì vậy cần lên kế hoạch hẹn gặp từ trước. Thời gian tốt nhất để hẹn gặp giao dịch kinh doanh là từ 10 giờ sáng, 13 giờ hoặc 15 - 17 giờ. Tránh lên kế hoạch vào chiều thứ sáu, vì một số văn phòng đóng cửa từ 14 giờ hoặc 15 giờ. Khi hẹn gặp cần chú ý thời gian nghỉ phép hoặc lễ hội ở đất nước này.

b. Trang phục kinh doanh

Trang phục trong các giao dịch kinh doanh thường là comple màu sẫm cho cả hai giới. Một bộ comple hay bộ đồng phục để đi giao dịch cùng với caravat cho buổi gặp đầu tiên đối với nam và một bộ đồng phục hay váy đối với nữ là những yêu cầu nhỏ nhất. Người Đức thường có xu hướng ăn mặc theo lối bảo thủ, màu sẫm cho cả hai môi trường kinh doanh và xã hội. Phụ nữ cần tránh trang điểm quá mức với các đồ trang sức hoặc các mặt hàng thể hiện sự giàu có.

c. Đàm thoại

Khi gặp nhau lần đầu, người Đức bắt tay - một cái bắt tay vững chắc, ngắn, nhẹ nhàng và nhìn thẳng vào nhau. Lời chào của người Đức có thể không được hỗ trợ với nụ cười, bởi họ chỉ dành nụ cười cho gia đình và bạn bè, việc cười với người lạ được xem như một sự ngớ ngẩn, khờ khạo. Do đó, người Đức hiếm khi cười với những người lạ.

Người Đức giao tiếp cẩn thận để chắc chắn lời của họ được hiểu đúng. Họ luôn thẳng thắn nói ra suy nghĩ, ý kiến của mình. Nếu người phương Đông coi trọng việc xây dựng các mối quan hệ, thường giao tiếp một cách gián tiếp thì người Đức đánh giá cao ngôn ngữ trực tiếp, thẳng thừng, thậm chí nói thẳng ra, không giữ ý giữ tứ.

Khen ngợi không phải là một phần nghi thức ngoại giao kinh doanh của người Đức nên có thể gây ra lúng túng và vụng về. Trong công việc cũng như trong cuộc sống thường nhật, càng tránh được việc đề cập cụ thể về diện mạo, trang phục,… trong lời khen bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu. Nếu muốn tán dương thì tốt nhất nên đề cập tới những thành tích, ưu điểm tính cách, tinh thần hợp tác của họ.

Các chủ đề nói chuyện ưa thích:

+ Thể thao, đặc biệt là bóng đá (môn thể thao quốc gia);

+ Du lịch và các kỳ nghỉ gần đây;

+ Công việc và nghề nghiệp;

+ Những kinh nghiệm trước đây và những chuyến du lịch ở Đức và một số quốc gia châu Âu (khi bạn hiểu rõ về địa lí);

+ Nói về các loại bia, rượu (nước Đức sản xuất một số loại bia ngon nhất thế giới).

Các chủ đề cần tránh:

+ Chiến tranh thế giới thứ II;

+ Những câu hỏi cá nhân.

d. Tặng quà:

Ở Đức, một món quà nhỏ đã là lịch sự, đặc biệt khi gặp gỡ lần đầu tiên. Tuy nhiên, khi đạt tới thỏa thuận của bản hợp đồng thì không nên tặng quà, bởi sẽ gây hiểu nhầm. Những món quà theo kiểu quà lưu niệm nhằm cảm ơn sự giúp đỡ và sự hiếu khách luôn được đánh giá cao. Nên tránh tặng cá nhân những món quà có giá trị lớn. Người Đức cảm thấy không được thoải mái nếu được tặng những món quà đắt tiền. Nên tặng quà vào những dịp lễ hội đặc biệt để thể hiện sự cảm ơn của bạn sau khi được mời dự bữa tối tại nhà.

Những món quà được đánh giá cao:

+ Bút máy có chất lượng tốt, đồ dùng văn phòng hợp với logo của công ty bạn. rượu nhập khẩu, sôcôla;

+ Tranh ảnh hay đồ vật tượng trưng cho đất nước của bạn;

+ Đặc sản quê hương;

+ Khăn quàng cổ. Quà tặng nên tránh:

+ Hoa hồng đỏ (chỉ dành trong tình yêu), hoa huệ trắng (dùng trong tang lễ), một bó thạch lam (thường trồng trong nghĩa trang);

+ Quần áo, nước hoa và đồ mỹ phẩm;

+ Tránh tặng bia (ở Đức có nhiều loại bia ngon nổi tiếng thế giới).

e. Trong giao dịch:

Người Đức cũng giống như những người châu Âu khác thường ghi tên chức trước tên của họ và nên gọi họ với chức danh ghi trên danh thiếp. Khi giao tiếp lần đầu, các doanh nhân Đức muốn biết càng nhiều càng tốt về xuất thân cũng như trình độ của bạn. Vì vậy, danh thiếp cần có đầy đủ chức danh hay vị trí và những bằng cấp bạn đạt được hoặc các tổ chức chuyên nghiệp mà bạn có tham gia.

Doanh nhân ở Đức rất thoải mái trong việc giao tiếp kinh doanh bằng tiếng Anh với người nước ngoài. Trong những công ty lớn, thường có những người nói tiếng Anh rất giỏi. Tuy nhiên, vì ngôn ngữ của kinh doanh cũng chính là ngôn ngữ của khách hàng nên đối với các nhà xuất khẩu hàng hóa sang Đức, việc biết được tiếng Đức cũng là điều quan trọng.

Người Đức rất có kinh nghiệm, kỹ năng về đàm phán. Vì vậy, trước khi đàm phán với đối tác Đức, cần có sự chuẩn bị thật kỹ về mọi mặt và đưa ra nhiều phương án lựa chọn. Người Đức có khuynh hướng nhấn mạnh vào sự thỏa thuận mua bán hơn là tạo mối quan hệ trong kinh doanh. Họ sẵn sàng đàm phán dựa trên những giá trị nhận được của giao dịch. Họ không cảm thấy cần thiết để phát triển mối quan hệ thân mật với đối tác trước khi nói chuyện kinh doanh. Mối quan hệ kinh doanh thường dựa trên những kết quả đạt được. Thay vào đó, mối quan hệ sẽ được xây dựng trong khi cả hai phía đang thỏa thuận kinh doanh.

Trong quá trình giao tiếp, cần giữ khoảng cách nhất định với người Đức, khoảng cách 60cm được coi là khu vực dành cho bạn bè thân thiết. Khi trao đổi về công chuyện làm ăn, nên đứng cách nhau khoảng 1m nếu chỉ có hai người, nếu đứng thành nhóm thì khoảng cách từ 1- 2m. Để thể hiện sự tin cậy, tốt nhất là sử dụng động tác, cách nói và lựa chọn từ ngữ thích hợp.

Sau khi họp, người Đức thường ăn tối cùng nhau và chủ đề nói chuyện thường vẫn là về việc làm ăn. Trong các buổi tiệc thường được bắt đầu rất đúng giờ, nếu bạn đến muộn thì nên gọi điện thông báo trước với chủ nhà. Theo truyền thống thì đầu bàn là chỗ ngồi danh dự nhất, vị trí đầu tiên ở bên phải hay bên trái đầu bàn là để dành cho những người thực sự quan trọng. Nếu chủ nhà là hai người thì một người sẽ ngồi ở đầu bàn bên này, còn một người sẽ ngồi ở phía bên kia. Khi đến bữa tiệc, hãy đợi cho đến khi nào bạn được chỉ chỗ ngồi hay chủ nhà bảo bạn cứ ngồi bất cứ chỗ nào bạn thích. Trong bữa ăn, người Đức coi việc vừa ăn vừa nói là một hành động thô lỗ.

6.3.8. Đặc trưng cơ bản trong văn hóa giao tiếp của người Mỹ

6.3.8.1. Sơ lược vài nét về nước Mỹ

Nước Mỹ nằm hoàn toàn trong Tây bán cầu, nằm giữa Bắc Mỹ, phía Tây giáp Thái Bình Dương, phía Đông giáp Đại Tây Dương, phía Bắc giáp quốc gia Canada và phía Nam giáp Mexico. Tiểu bang bán đảo Alaska nằm trong vùng Tây Bắc của lục địa Bắc Mỹ, giáp với Canada ở phía Đông; tiểu bang Hawai nằm giữa Thái Bình Dương.

Với tổng diện tích là 9.629.091 km2 chiếm 6,2% diện tích toàn cầu, trong đó diện tích đất đai là 9.158.960 km2 và diện tích mặt nước là 470.131 km2. Diện tích nước Mỹ bằng 1/2 nước Nga, bằng khoảng 3/10 châu Phi, bằng khoảng 1/2 Nam Mỹ, rộng hơn Trung Quốc không đáng kể và lớn hơn Tây Âu khoảng 2,5 lần.

Do địa hình rộng lớn, nên nước Mỹ gần như có tất cả các loại khí hậu. Khí hậu ôn hòa có ở đa số các vùng, khí hậu nhiệt đới có ở Hawai và miền Nam Floria, khí hậu địa cực ở Alaska, khí hậu Địa Trung Hải ở duyên hải California. Miền Tây Mỹ bao gồm các tiểu bang như: California, Oregon, Washington có khí hậu quanh năm mát; miền đông bắc Mỹ bao gồm các tiểu bang như: Massachusette, Connecticut, New York,... có bốn mùa trong năm, mùa đông

thời tiết rất lạnh và có tuyết; miền Trung tây Mỹ bao gồm các tiểu bang như: Michigan, Misouri,... có khí hậu hơi giống miền Đông bắc; miền Nam Mỹ bao gồm các tiểu bang như: Texas, Georgia, Florida,... có khí hậu nóng.

Nước Mỹ có một hệ thống sông lớn bao gồm sông Mississippi phía Đông, sông Columbia phía Tây Bắc và sông Colorado phía Tây Nam. Những con sông này thường bắt nguồn từ những khu vực cao nguyên. Nguồn của con sông Columbia nằm trong khu vực đồng bằng của dãy Rocky thuộc Canada; sông Arkansas - một nhánh của sông Mississippi - bắt nguồn gần Leadville; sông Colorado, trên dãy núi Rocky thuộc Mỹ. Mỗi dòng sông đều chảy qua một khu vực được gọi là lưu vực sông. Lưu vực của sông Mississippi bao trùm 41% tổng diện tích nước Mỹ. Lưu lượng các con sông như San Gabriel ở California bị giảm xuống không đáng kể hoặc không giảm suốt các tháng trong năm. Sông làm thay đổi cảnh vật theo hai cách: xói mòn và bồi tụ.

6.3.8.2. Đặc trưng văn hóa giao tiếp

a. Khi hẹn gặp

Khi giao tiếp với người Mỹ phải có hẹn trước và đến đúng giờ. Trong các cuộc giao dịch, đến muộn được hiểu là thiếu quan tâm, coi thường đối tác hoặc kém cỏi trong sắp xếp thời gian; nhưng đến sớm có thể làm chủ nhà bối rối do chưa sẵn sàng tiếp đón hoặc được hiểu là quá sốt ruột hoặc không có việc gì tốt hơn để làm. Nếu không may bị muộn 10 - 15 phút thì nên gọi điện thoại báo trước để xin lỗi và nếu có thể cho biết lý do.

b. Trang phục kinh doanh

Người Mỹ mặc rất thoải mái, không cầu kỳ và không quan tâm nhiều đến cách ăn mặc của người khác. Trên đường phố, đôi khi rất khó có thể phân biệt đẳng cấp, địa vị xã hội hoặc nghề nghiệp dựa vào trang phục bề ngoài.

Tuy nhiên, trong công sở, tại các hội nghị, hội thảo, tiệc và các cuộc tiếp khách, các doanh nhân Mỹ cũng mặc chỉnh tề, gọn gàng nhưng không kiểu cách. Nam giới thường mặc comple thẫm màu và cravat; nữ giới cũng mặc comple với màu sắc đa dạng hơn so với nam giới. Một số thương nhân dùng chất lượng giày và đồng hồ đeo tay để thể hiện mình. Thứ sáu hàng tuần thường là ngày người Mỹ ăn mặc ít nghi lễ nhất tại các công sở.

c. Đàm thoại

Người Mỹ giao tiếp với một phong cách thoải mái không chỉ trong gia đình mà cả ngoài xã hội, mặc dù có sự khác biệt về tuổi tác hay địa vị xã hội. Người Mỹ thường hay xưng hô bằng tên của mình mà ít khi xưng chức vị, trừ một số trường hợp đặc biệt như các chính trị gia hay các vị giáo sư. Khi gặp nhau, họ thường bắt tay hoặc hôn nhẹ lên má để thể hiện tình cảm; ít giấu giếm tình cảm, không để bụng những lời trách móc của một người nào đó trong cơn giận dữ.

Gặp nhau lần đầu, họ thường đặt một số câu hỏi riêng tư khá thẳng thắn. Việc này xuất phát từ sự quan tâm thật sự, chứ không phải từ sự tọc mạch. Người Mỹ luôn rộng mở và nhiệt tình giải đáp các thắc mắc của đối phương. Chủ đề nên tránh khi giao tiếp với người Mỹ đó là các vấn đề về chính trị, tôn giáo, tình dục.

Mặc dù người Mỹ có phong cách giao tiếp thoải mái nhưng lại ghét va chạm và bị va chạm. Quy tắc “luôn đi bên phải” là một trong những biện pháp để giảm khả năng xảy ra các tiếp xúc với người lạ. Để tránh sự va chạm, người Mỹ thường tạo một khoảng cách nhất định khi giao tiếp, vì như thế giúp họ có cảm giác an toàn. Theo các nhà nghiên cứu, khoảng cách mà họ cảm thấy an toàn nhất là 21 inch (hơn 60cm), họ luôn để ý đến khoảng cách ngay cả khi trong thang máy chật ních người. Đây là một khoảng cách khá xa so với những quốc gia khác.

d. Tặng quà

Nếu ở một số quốc gia tặng quà là một nghi thức trang trọng thì ở nước Mỹ không mấy quan trọng, thậm chí còn có thể gây phiền toái. Tặng quà không phải là một tập quán bình thường ở quốc gia này, nên cũng có thể gây bối rối cho người nhận do họ không chuẩn bị quà để tặng lại hoặc làm bối rối những người khác do họ không mang theo quà để tặng. Đối với các cuộc tiếp các quan chức cấp cao nước ngoài, bên chủ thường hỏi trước xem bên khách có mang quà tặng hay không để họ chuẩn bị quà tặng đáp lễ.

Tuy nhiên, người Mỹ có thể vui vẻ nhận lời mời đi uống tại một quán bar, đi ăn tại một nhà hàng, đi chơi golf; hoặc có thể nhận vé mời đi xem biểu diễn văn nghệ, xem thể thao. Những món quà mang tính kỷ niệm đặc trưng cho nước bạn hoặc công ty bạn hoặc liên quan đến công việc cũng có thể được người Mỹ chấp nhận một cách vui vẻ.

e. Trong giao dịch

Người Mỹ không coi trọng việc sử dụng danh thiếp, cách trao và nhận danh thiếp của họ không trịnh trọng như người châu Á. Trong giao tiếp, họ chỉ nhìn lướt qua hoặc thậm chí không nhìn danh thiếp trước khi cất đi hoặc bỏ vào túi. Thói quen này không có nghĩa là không tôn trọng đối tác, bởi vì họ quan niệm trong giao tiếp nên tập trung vào người đang đối thoại hơn là nhìn vào danh thiếp. Tuy nhiên, danh thiếp của đối tác vẫn được các nhà kinh doanh Mỹ lưu giữ, đặc biệt là đối với những người mà sau cuộc nói chuyện họ thấy cần phải giữ quan hệ.

Trong đàm phán, thương lượng, người Mỹ quan tâm nhiều đến nội dung và hiệu quả công việc hơn là nghi lễ xã giao. Vì vậy, để tiết kiệm thời gian, họ muốn biết trước nội dung cuộc gặp, vai trò và quyền hạn, thậm chí cả thân thế, sự nghiệp của khách. Qua đó, cuộc gặp mặt được định trước thời lượng.

Việc sắp xếp chỗ ngồi giữa khách và chủ chủ yếu phụ thuộc vào tiện nghi trong phòng. Khách đến đàm phán hoặc thảo luận công việc, thường được mời

ngồi theo hình thức đàm phán - khách ngồi đối diện với chủ, trong đó trưởng đoàn hoặc người có chức vụ cao nhất của các bên ngồi ở vị trí chính giữa bên mình.

Khi bàn chuyện làm ăn, người Mỹ thường đi thẳng vào vấn đề. Đối với một số nền văn hóa vừa gặp nhau đã bàn ngay đến chuyện làm ăn thì có thể bị coi là mất lịch sự, trong khi đó người Mỹ lại thích nói chuyện làm ăn trước, sau đó mới nói đến chuyện cá nhân và các chuyện khác. Trong các cuộc họp hoặc gặp gỡ làm việc, người Mỹ có thể cắt ngang lời nhau để hỏi hoặc nêu ý kiến của mình. Họ cũng không ngại ngùng chủ động kết thúc khi hết giờ, nhất là khi họ có việc bận tiếp sau đó hoặc thấy cuộc gặp không mang lại lợi ích gì.

Khách nước ngoài đến làm việc có thể được bên chủ mời ăn sáng, trưa, hoặc tối và vừa ăn vừa làm việc. Tuy nhiên, bên chủ cũng có thể mời khách ăn sau khi kết thúc công việc thành công. Nguời Mỹ có thể thảo luận công việc trước khi ăn. Họ hầu như không dùng đồ uống có cồn khi ăn sáng hoặc ăn trưa vì vẫn còn trong giờ làm việc.

Trong bữa tiệc, khách thường được bố trí trước chỗ ngồi nhằm đảm bảo nghi lễ ngoại giao hoặc tiện cho trao đổi công việc. Phần lớn, khách và chủ đều đi lại để nói chuyện và giới thiệu bản thân. Đàn ông thường bắt tay phụ nữ khi cô ta chìa tay ra, nếu không thì anh ta chỉ gật đầu chào. Người Mỹ không có thói quen ép nhau uống rượu nên bạn có thể từ chối nếu không muốn uống.

6.4. Đặc trưng cơ bản trong văn hóa giao tiếp của người Việt Nam

6.4.1. Đặc trưng văn hóa Việt Nam

Việt Nam nằm ở khu vực Đông Nam Á. Phía Bắc giáp Trung Quốc, phía Tây và tây nam giáp Lào và Campuchia, phía Đông và phía Đông Nam giáp biển Đông với bờ biển dài hơn 3000 km. Do có vị trí và đặc điểm tự nhiên như vậy nên Việt Nam từ xa xưa đã có vị thế của một chiếc cầu nối giữa châu Á và Thái Bình Dương, giữa Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo, là giao điểm giữa các đường giao thông, giữa các “kênh” mua bán, trao đổi hàng hóa giao lưu văn hóa từ Đông sang Tây, từ Bắc xuống Nam và là điểm nút giao thông của nhiều nền văn hóa và văn minh trên thế giới.

Địa hình Việt Nam 3/4 là đồi núi thấp với hệ đất peralit đỏ vàng là chủ yếu. Đây là loại đất thích hợp cho nhiều loại cây trồng khác nhau. Diện tích đất đồng bằng chỉ chiếm 1/4, nhưng hầu hết các đồng bằng của Việt Nam là những đồng bằng châu thổ do các con sông bồi đắp thường xuyên nên rất màu mỡ, là điều kiện thuận lợi để cho con người canh tác nông nghiệp.

Nằm trong vành đai nhiệt đới, lại chịu ảnh hưởng của gió mùa châu Á, nên khí hậu Việt Nam mang tính chất nóng, ẩm phân hóa theo mùa và theo độ cao rõ rệt. Điều kiện đất đai và khí hậu làm cho thiên nhiên Việt Nam rất đa dạng và phong phú.

Việt Nam có hệ thống sông ngòi dày đặc với nhiều con sông lớn như: sông Hồng, sông Mekong hàng năm đã bồi đắp một lượng phù ra rất lớn tạo nên

238

Xem tất cả 146 trang.

Ngày đăng: 22/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí