Đặc Trưng Cơ Bản Trong Văn Hóa Giao Tiếp Của Người Nhật Bản

Khi xếp lịch hẹn cần chú ý đến các kỳ nghỉ trong năm của người Hàn Quốc. Thời gian làm việc của họ thường từ 9 giờ đến 17 giờ, từ thứ 2 đến thứ 6.

b. Trang phục kinh doanh

Khi đi giao dịch kinh doanh, người Hàn Quốc chuộng những loại quần áo gọn gàng, vừa vặn và có màu sắc nhã nhặn cho buổi gặp mặt đầu tiên. Sau khi đã xây dựng được mối quan hệ và sự tín nhiệm của họ, thì hãy nghĩ đến những trang phục sáng màu khi đi giao dịch.

Trong giao dịch, nam giới thích hợp nhất với trang phục comple tối màu, sơ mi trắng và cravat màu dịu. Trang phục nữ phổ biến nhất thường là chân váy kết hợp với áo cánh nữ. Không nên mặc váy quá chật, bởi theo phong tục Hàn Quốc, mọi người thường ngồi trên sàn nhà khi dùng bữa.

c. Đàm thoại

Người Hàn Quốc coi trọng danh dự, lòng tự trọng của mình. Họ cảm thấy hãnh diện khi lòng tự trọng được đánh giá cao. Ngoài ra, họ đề cao tính tôn ti trật tự, phân biệt ngôi thứ một cách rõ ràng giữa cấp trên - cấp dưới, giữa ông bà

- cha mẹ - con cháu. Những người lớn tuổi, người có quyền lực, người có địa vị xã hội sẽ được mọi người kính trọng và đối thoại bằng ngôn ngữ trang trọng. Khi muốn bắt chuyện với một người Hàn Quốc, phải đoán biết địa vị xã hội, tuổi tác của họ để giao tiếp cho đúng nguyên tắc, luật lệ.

Giống như một số nước châu Á, trong giao tiếp xã giao người Hàn Quốc tránh đụng chạm vào người khác trừ bắt tay. Khi gặp nhau, nam giới thường cúi đầu chào hoặc đôi khi bắt tay nhẹ, ánh mắt nhìn thẳng vào người đối diện; những người phụ nữ giỏi giang và có địa vị cũng có tác phong bắt tay chào hỏi.

Người Hàn Quốc rất coi trọng chức danh, tước hiệu và địa vị xã hội, thường để ý đến cách thức làm quen và xưng hô. Trong xưng hô, họ thường không sử dụng tên gọi và muốn được nhắc đến chức tước hay phẩm hàm mà họ có. Trong các công sở Hàn Quốc, người ta gọi nhau bằng các chức vụ nghề nghiệp.

Trong giao tiếp, người Hàn Quốc không tỏ thái độ vồn vã hay quá thân thiết, nhất là những người họ chưa thật sự tin tưởng. Tuy nhiên, khi đã tạo lập được mối quan hệ gắn bó thì họ đối với nhau rất thân tình, nồng hậu.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 146 trang tài liệu này.

Người Hàn Quốc thường trao đổi với giọng nói rất nhỏ nhẹ và giữ im lặng một vài lần. Tuy nhiên, sự im lặng này không có nghĩa là họ không hiểu ý bạn.

Trong lần đầu gặp gỡ, người Hàn thường hỏi những chuyện riêng tư như: tuổi, lương, học vấn, tôn giáo hay cuộc sống gia đình. Việc tìm hiểu các thông tin này nhằm mục đích tìm điểm giống nhau giữa hai người để có thể thiết lập mối kinh doanh.

Giao tiếp trong kinh doanh Phần 2 - CĐ Du lịch Hà Nội - 15

Những chủ đề được ưa thích:

+ Kế thừa văn hóa của Hàn Quốc;

+ Thành công trong kinh tế;

+ Thể thao (nhất là các giải Olympic);

+ Sức khỏe gia đình của họ;

+ Sở thích.

Những chủ đề nên tránh:

+ Chính trị;

+ Chiến tranh Triều Tiên;

+ Chế độ cộng sản.

d. Tặng quà

Trao và nhận quà tặng cũng là một phần quan trọng trong văn hóa của người Hàn Quốc, điều này giúp gìn giữ mối thiện cảm với đối tác và tạo dựng những mối quan hệ mới.

Người Hàn Quốc thích nhận quà tặng là vật phẩm truyền thống từ quốc gia của người tặng. Thực phẩm cũng là quà tặng được đánh giá cao. Tránh tặng những món quà quá đắt tiền, vì điều này sẽ khiến người nhận phải chuẩn bị một món quà giá trị tương đương để đáp trả bạn.

Quà tặng bằng tiền có thể để trong phong bì. Quà tặng bằng tiền mặt rất phổ biến trong các đám cưới, ngày lễ (dành cho trẻ em), sinh nhật, đám tang,...

Trong buổi tiếp xúc lần đầu với đối tác, món quà thích hợp nhất bạn nên tặng đó là những vật dụng bày bàn làm việc, có thể kèm theo logo công ty bạn trên món quà đó. Những món quà sau đó có thể là những tặng phẩm đẹp đẽ và tinh xảo hơn.

Khi định tặng quà cho nhiều người trong cùng một tổ chức, hãy chắc chắn việc tặng quà giá trị hơn cho những người ở vị trí lãnh đạo. Quà tặng cho nhân viên cấp dưới có thể tương tự miễn là có giá trị thấp hơn so với giá trị của món quà tặng cho người cấp trên. Hoặc bạn có thể tặng một món quà cho tất cả mọi người trong tổ chức đó.

Họ kiêng kị những quà tặng là dao, kéo và không mở món quà ngay trước mặt người tặng. Tuy nhiên bạn cũng nên hỏi xem liệu họ có muốn bạn mở quà ngay không. Một điều lưu ý khi được người Hàn Quốc tặng quà, lúc đầu tốt nhất nên từ chối, chỉ khi người tặng nhất định tặng thì mới nên nhận.

e. Trong giao dịch

Người Hàn luôn muốn cộng tác làm ăn với những người họ quen biết, vì vậy, bạn nên có một người trung gian giới thiệu. Vị trí trong xã hội của người trung gian càng cao thì cơ hội kết giao làm ăn của bạn với đối tác càng lớn.

Tại Hàn Quốc, những mối quan hệ cá nhân sẽ mang lại những ưu tiên. Vì vậy, trong buổi gặp đầu tiên bạn nên tìm hiểu về đối tác và tạo dựng mối quan hệ với họ. Người Hàn Quốc thường để tình cảm và lý trí chi phối lẫn nhau.

Trong giao tiếp kinh doanh, người Hàn có thói quen trao danh thiếp khi lần đầu gặp mặt. Một mặt của thiếp nên để nội dung bằng tiếng Hàn và hãy chú ý đến chức danh in trên thiếp, chức danh này phải đi kèm với những bằng cấp, điều này sẽ giúp nói lên trình độ của bạn.

Khi nhận danh thiếp, trước khi cất nó vào hộp hoặc túi đựng danh thiếp, hãy đọc và đưa ra một vài lời bình luận về danh thiếp. Trao danh thiếp cũng được xem là một việc rất quan trọng, nó giúp người đối tác biết được tên, vị trí và chức danh của người trao thiếp.

Trong quá trình đàm phán, một số người Hàn Quốc sẽ liên tục chuyển chủ đề, tốt nhất bạn nên chú ý đến những điểm quan trọng. Những người giao dịch khác nhau trong cuộc đàm phán sẽ đưa ra rất nhiều câu hỏi, vì vậy điều quan trọng là phải kiên nhẫn lắng nghe. Nếu bạn bị lẫn lộn về những điều khoản trong đàm phán, bạn có thể hỏi lại họ.

Tại Hàn Quốc, sự kính trọng lẫn nhau chính là nền tảng cho quan hệ kinh doanh đi đến thành công. Bạn hãy biết cách biểu lộ sự chân thành và thành thực của mình trong quan hệ làm ăn.

Người Hàn Quốc đề cao cuộc sống gia đình, hiếu nghĩa với tổ tiên, cha mẹ, phục tùng người lãnh đạo. Trong bữa cơm, thứ tự chỗ ngồi không được lẫn. Người đàn ông cao tuổi nhất sẽ ngồi ở vị trí trung tâm và là người mời khách hoặc bắt đầu bữa tối. Theo truyền thống, người lớn tuổi nhất trong nhà cầm đũa bắt đầu bữa ăn thì những người khác mới lần lượt làm theo. Khi ăn, phải ngồi ngay ngắn, nhai từ tốn, kín đáo và không nhấc bát lên khỏi bàn.

Khi ăn trưa hoặc ăn tối tại nhà hàng, bạn nên giữ tốc độ giao tiếp ở mức vừa phải. Tuy nhiên, người Hàn Quốc cũng rất thích trò chuyện với những ai có hiểu biết xã hội rộng. Họ uống rất nhiều rượu, nhưng không làm phiền nếu khách mời không uống được. Trong các câu chuyện, họ ít đề cập đến vấn đề chính trị. Tại những buổi tiệc rượu, bữa ăn là nơi thuận lợi cho việc tạo dựng mối quan hệ thân thiết.

6.3.3. Đặc trưng cơ bản trong văn hóa giao tiếp của người Nhật Bản

6.3.3.1. Sơ lược vài nét về nước Nhật Bản

Nhật Bản nằm ở phía Đông của Hàn Quốc, Nga, Trung Quốc và trải từ biển Okhotsk ở phía Bắc đến biển Đông Trung Quốc ở phía Nam. Với diện tích tổng cộng là 377.834 km², đất đai của Nhật Bản là một dãy hải đảo trải theo hình vòng cung bên cạnh phía đông của lục địa châu Á, dài 3.800 km. Địa hình chủ yếu là đồi núi (71%). Có nhiều núi nguồn gốc núi lửa, một số ngọn vẫn còn hoạt động, tiêu biểu là núi Phú Sĩ (Fuji) (3.776 m).

Nước Nhật có hơn 3.900 hòn đảo nhỏ và 4 đảo lớn, chiếm khoảng 60% toàn thể diện tích là: Hokkaido (Bắc Hải Đạo), Honshu (Bản Châu), Shikoku (Tứ Quốc) và Kyushu (Cửu Châu). Sóng thần, động đất, núi lửa, bão nhiệt đới khá phổ biến ở Nhật Bản. Đặc biệt, do thuộc vành đai lửa Thái Bình Dương, Nhật Bản là một trong những vùng có nhiều động đất nhất thế giới. Mỗi năm có

hàng trăm dư chấn, có những trận động đất gây tổn thất nặng nề. Với khí hậu ôn đới, nước Nhật có bốn mùa rõ rệt trong năm.

Là một nước nghèo nàn về tài nguyên ngoại trừ gỗ và hải sản, trong khi dân số thì quá đông, phần lớn nguyên nhiên liệu phải nhập khẩu, kinh tế bị tàn phá kiệt quệ trong chiến tranh, nhưng với các chính sách phù hợp, kinh tế Nhật Bản đã nhanh chóng phục hồi (1945-1954), phát triển cao độ (1955-1973). Từ năm 1974 đến nay, tốc độ phát triển tuy chậm lại, song Nhật Bản tiếp tục là một nước có nền kinh tế đứng thứ hai trên thế giới (chỉ đứng sau Hoa Kỳ), đứng thứ năm trong lĩnh vực đầu tư cho quốc phòng, đứng thứ tư trong xuất khẩu và đứng thứ sáu trong nhập khẩu trên thế giới.

Ở xứ sở này, hoa anh đào không chỉ tượng trưng cho vẻ đẹp thanh cao mà còn là nỗi buồn về sự ngắn ngủi, phù du và tính khiêm nhường, nhẫn nhịn. Mỗi khi mùa xuân đến, hoa anh đào ôm trọn lấy núi đồi, lan tỏa khắp phố phường, tượng trưng cho một mùa lãng mạn và đẹp nhất của nước Nhật. Cây hoa anh đào đem tặng được xem như biểu tượng hòa bình của Nhật Bản với các nước khác trên thế giới.

6.3.3.2. Đặc trưng trong văn hóa giao tiếp

a. Khi hẹn gặp

Khi hẹn gặp với người Nhật, nếu không gặp được trực tiếp thì tốt nhất nên gọi điện thoại cá nhân, nó sẽ có hiệu quả hơn nhiều so với việc gửi thư mời. Người Nhật rất coi trọng thời gian, đến muộn là hành động khiếm nhã và thiếu lịch sự.

Khi lập kế hoạch cho các cuộc hẹn cần chú ý các kỳ nghỉ trong năm của người Nhật. Thời gian làm việc của họ thường bắt đầu từ 9 giờ đến 17 giờ hoặc 17h30 trong ngày.

b. Trang phục kinh doanh

Trong giao dịch kinh doanh, trang phục phổ biến của nam giới là bộ comple truyền thống với màu xanh hoặc xám đi cùng với áo sơ mi trắng và cravat tối màu; nữ giới nên mặc quần áo có tính truyền thống, dùng đồ trang sức, nước hoa và chỉ trang điểm một cách nhẹ nhàng.

c. Đàm thoại

Trong giao tiếp truyền thống của người Nhật có những quy tắc và lễ nghi buộc mọi người phải tuân theo không chỉ trong quan hệ gia đình mà còn trong cả các quan hệ xã hội. Các mối quan hệ ở Nhật theo khuynh hướng người trên và kẻ dưới.

Không giống như người dân phương Tây, người Nhật Bản khi gặp nhau không bắt tay hay ôm hôn mà thay vào đó là cúi chào. Đây là một nghi thức khá phức tạp nhưng quan trọng trong giao tiếp. Việc cúi chào đúng cách thể hiện sự tôn trọng đối với người Nhật.

Người Nhật khi chào bao giờ cũng phải cúi mình và kiểu cúi chào như thế nào tùy thuộc vào địa vị, mối quan hệ xã hội của từng người khi tham gia giao tiếp. Họ cúi chào nhau vài lần trong ngày nhưng chào lần đầu thì phải theo lễ, còn những lần sau thì chỉ khẽ cúi đầu chào.

Một quy tắc bất thành văn đó là những người ít tuổi, người có địa vị xã hội thấp sẽ chào những người cao tuổi và người có địa vị xã hội cao trước. Họ sử dụng ba kiểu cúi chào sau:

+ Kiểu Saikeirei: cúi xuống từ từ và rất thấp. Đây là hình thức cao nhất, biểu hiện sự kính trọng sâu sắc và thường được sử dụng trước bàn thờ trong các đền của Thần đạo, chùa của Phật giáo, trước Quốc kì, trước Thiên Hoàng.

+ Kiểu cúi đầu bình thường: thân mình cúi xuống 20 - 30o và giữ nguyên 2 - 3 giây. Nếu đang ngồi trên sàn nhà mà muốn chào thì đặt hai tay xuống sàn, lòng bàn tay úp sấp cách nhau 10 - 20cm, đầu cúi thấp cách sàn nhà 10 - 15cm.

+ Kiểu khẽ cúi chào: thân mình và đầu hơi cúi khoảng một giây, hai tay để bên hông.

Có thể thấy, cúi chào là một nghi thức xã giao phổ biến nhất ở đất nước Phù Tang. Nhưng nếu một người Nhật thiện chí đưa tay ra trước thì bạn cũng đáp lại bằng việc bắt tay để thể hiện thiện chí của mình. Tuy nhiên, khi bắt tay thì không nên giao tiếp mắt và siết mạnh, thường thì các vị cao cấp bắt tay trước khi ra về và hãy để cho người khách quan trọng nhất bước ra khỏi phòng trước.

Trong những câu hỏi xã giao, người Nhật thường hay hỏi những câu hỏi rất riêng tư về lương, học bổng hay về cuộc sống gia đình. Nếu không muốn trả lời hãy giữ lịch sự và khéo léo chuyển sang câu hỏi tiếp.

Sau những lời chào hỏi xã giao, người Nhật thường chủ động đi vào vấn đề cần bàn bạc trước. Lúc câu hỏi được đưa ra, nghĩa là công việc đã chính thức bắt đầu. Người Nhật khi đang thực hiện nhiệm vụ hoặc đang suy nghĩ thì không nên đưa ý kiến chệch vấn đề đang bàn, nói những câu thiếu thông tin, hỏi về đời tư. Điều này sẽ bị đánh giá là thiếu nghiêm túc, thậm chí gây ác cảm với họ.

Trong giao tiếp, người Nhật thường tránh nhìn trực diện vào người đối thoại, vì ánh mắt đó bị xem là thiếu lịch sự, khiếm nhã và không đúng mực.

Người Nhật có khuynh hướng nghi ngờ lời nói và quan tâm nhiều đến hành động. Họ tin rằng nói ít thì tốt hơn nói quá nhiều, nên sử dụng sự im lặng như một cách để giao tiếp. Với họ, im lặng cũng là cách để không làm mất lòng người khác.Trong buổi thương thảo, người có vị trí cao nhất thường ít lời nhất và những gì anh ta nói ra là quyết định sau cùng.

Người Nhật có ý thức tự trọng cao nên mọi lời nói, cử chỉ kể cả sự thúc giục hay từ chối cũng đều mang dấu ấn của sự lịch thiệp, nhã nhặn. Họ luôn chủ động hạn chế những tình huống đối đầu, vì thế, lời nói và phép tắc giao tiếp được sử dụng một cách khéo léo để tránh gây hiềm khích cho đồng nghiệp hay đối tác. Thay vì đi thẳng vào vấn đề, người Nhật thường gợi ý nhẹ nhàng, nói

bóng gió. Họ không bao giờ nói “không” và cũng chẳng nói cho đối phương biết rằng họ không hiểu. Nếu cảm thấy bất đồng hoặc không thể làm những yêu cầu của người khác họ thường nói “điều này khó”.

Người Nhật không quen với việc tranh luận, bởi vì họ không tách mình ra khỏi tập thể. Tỏ thái độ bất đồng được xem là thô thiển, họ thích nói nhẹ nhàng, lịch sự. Người Nhật rất chú trọng cách làm cho người đối thoại cảm thấy dễ chịu. Họ không bao giờ muốn làm phiền người khác bởi những cảm xúc riêng của mình. Cho dù trong lòng họ đang có sự buồn đau, nhưng khi giao tiếp với người khác họ vẫn mỉm cười.

Các chủ đề được ưa thích:

+ Gia đình;

+ Ca ngợi bệnh viện đang điều trị cho bạn;

+ Lịch sử Nhật Bản;

+ Những thành tích của các nghệ sĩ Nhật Bản;

+ Những nhận xét tích cực về nền kinh tế Nhật Bản;

+ Các loại hình thể thao như golf và nhảy ván. Các chủ đề nên tránh:

+ Chiến tranh Thế giới thứ II;

+ Nói đùa (trừ khi họ rất hiểu mình hoặc không phải mối quan hệ trong kinh doanh).

d. Tặng quà

Tặng quà cũng là một trong những nghi thức của người Nhật. Họ thích tặng quà trong các dịp lễ tết, khi có tin vui hoặc thăng quan tiến chức và người nhận thì không nên mở quà trước mặt người tặng.

Trong văn hóa kinh doanh của người Nhật, họ cọi trọng nghi thức tặng quà hơn là quà tặng. Thời điểm tốt nhất để tặng quà là cuối buổi gặp gỡ.

Khi tặng quà cho người Nhật, cần chú ý giấy gói phải phù hợp (màu trắng, đỏ thắm cho gặp mặt thông thường; màu vàng, bạc cho đám cưới; màu đen, xám cho chuyện buồn và tang lễ). Màu dây buộc có thể là 3, 5, 7, 9 nhưng không được là số chẵn, nút buộc cuối cùng phải giống như con ngài tằm. Không nên tặng quà có số lượng 4 và 9, không tặng những vật nhọn hoặc trà uống vì chúng tượng trưng cho điều kém may mắn ở Nhật.

Những món quà nên tặng:

+ Những đồ mang nhãn hiệu có tiếng hay nhãn hiệu của nước ngoài;

+ Các loại rượu có chất lượng hàng đầu về chất lượng;

+ Thịt bò bit tết động lạnh;

+ Thức ăn, hoa quả loại ngon đặc biệt;

+ Đồ chơi điện tử (tặng trẻ em);

+ Những chiếc khuy măng séc;

+ Những thứ đồ mà người nhận thích hoặc phù hợp với họ;

+ Một tấm ảnh chụp rất tình cờ. Những món quà nên tránh:

+ Các loại hoa màu trắng và hoa loa kèn, hoa huệ tây, hoa sen, hoa trà là (thường gắn với tang lễ);

+ Người Nhật không thích số 4 và số 9 (số không may mắn);

+ Không tặng thiệp Giáng sinh màu đỏ (trong thông báo tang lễ được in màu này).

e. Trong giao dịch

Để bắt đầu một cuộc gặp mặt bạn nên gọi điện trước hoặc tốt nhất là nhờ một người trung gian nếu hai bên chưa từng gặp mặt nhau. Doanh nhân Nhật rất coi trọng ứng xử qua điện thoại. Khi điện thoại, cần xưng hô rõ ràng tên cá nhân, tên công ty và nói ngắn gọn nội dung công việc để không làm mất thời gian của đối tác. Người Nhật rất quan tâm đến vấn đề thời gian trong các cuộc hẹn. Họ tỏ ra khó chịu khi phải đợi và mất cảm tình với người sai hẹn.

Khi gặp nhau, sau khi kết thúc câu chào hỏi đầu tiên, người Nhật sẽ trao danh thiếp, đây là điều quan trọng nhất khi giao tiếp. Thông thường, danh thiếp sẽ được in cả bằng tiếng Anh và tiếng Nhật bao gồm đầy đủ thông tin về công việc, công ty và các khả năng khác của người trao danh thiếp. Người Nhật luôn trông đợi tấm danh thiếp của mình được người khác xem và ngắm nghía ngay khi nhận. Trong suốt cuộc gặp gỡ, danh thiếp nên được để trên bàn, sau khi gặp xong phải được cất một cách trân trọng.

Trường hợp nhận được nhiều danh thiếp một lúc, hãy đặt danh thiếp mà đoàn doanh nhân Nhật Bản vừa trao cho bạn lên mặt bàn theo đúng thứ tự của doanh nhân Nhật ngồi đối diện với bạn. Người Nhật cũng sắp xếp danh thiếp mà đoàn của bạn trao cho họ lên bàn theo thứ tự của người ngồi đối diện tương tự như vậy. Bạn có thể nhìn vào đó để nhớ tên của từng người.

Trong kinh doanh, giai đoạn làm quen không được quá hấp tấp. Chỗ ngồi với người Nhật phải theo cấp bậc và có thể trao đổi những vấn đề chung như thời tiết, gia đình, du lịch,… Nên giới thiệu từng thành viên trong buổi gặp mặt cùng với cấp bậc và vị trí từ cao đến thấp. Sau lần gặp này, họ thường mời bạn dùng cơm tối và đây cũng là cách để xây dựng mối quan hệ thân mật hơn.

Khi người cấp cao nhất hoặc trợ lý của ông ta đề cập đến mục đích của cuộc gặp mặt, đây là dấu hiệu cuộc thương thảo sắp bắt đầu. Mục đích của cuộc gặp gỡ là thu thập thông tin từ đối tác, nên bạn phải chuẩn bị thật chi tiết những đề nghị của bạn. Hãy sẵn sàng trả lời rất nhiều câu hỏi từ phía họ và người Nhật thường không ra quyết định cho lần gặp gỡ này.

Người Nhật rất nghiêm túc trong công việc, nên họ không bao giờ đùa giỡn khi chưa chứng tỏ được năng lực của mình. Trong thương lượng, người Nhật tin vào thỏa thuận bằng miệng hơn những hợp đồng về mặt pháp lý. Họ thích linh động, thiện chí, có thể điều chỉnh trong thương thảo.

Trong giao tiếp, người Nhật không muốn có sự đối đầu, họ cho rằng sự tranh chấp có thể làm giảm đi sự hòa thuận. Họ tin tưởng tuyệt đối vào quyết định của tập thể, ưu tiên cho những quyết định có kết quả. Họ sẽ nói ra cảm xúc thật sự của họ, bởi vì muốn duy trì sự hòa thuận.

6.3.4. Đặc trưng cơ bản trong văn hóa giao tiếp của người Pháp

6.3.4.1. Sơ lược vài nét về nước Pháp

Pháp là một quốc gia rộng lớn, nằm trên bán đảo Balkan phía tây châu Âu, giáp với nhiều quốc gia lớn như; Bỉ, Luxembourg, Đức, Thụy Sĩ, Ý, Monaco, Andorra và Tây Ban Nha.

Ngoài ngôn ngữ chính thức là tiếng Pháp, còn nhiều ngôn ngữ địa phương và thổ ngữ khác được người Pháp sử dụng trên nhiều vùng khác nhau như: tiếng Đức, Ý, Bồ Đào Nha, các thổ ngữ Oil (như Picard và Poitevin-Saitongeais),...

Nước Pháp có nhiều đặc điểm địa lí khác nhau, từ những đồng bằng ven biển, những cánh rừng bạt ngàn, đến những đồi núi nhấp nhô hay những dải núi cao ngất trời. Không chỉ đa dạng về địa lí, nước Pháp còn được xem là một trong những trung tâm văn hóa - nghệ thuật của cả châu Âu với những lâu đài, thành phố cổ và kho tàng văn hóa đồ sộ được để lại từ thời La Mã cổ đại hay thời kỳ Phục Hưng thịnh vượng.

Bên cạnh nước Pháp cổ kính, mang đậm dấu ấn lịch sử của nhân loại, những ai từng đặt chân đến đây còn choáng ngợp trước một đất nước hiện đại và sang trọng bậc nhất châu Âu. Nước Pháp không chỉ được biết đến bởi vẻ đẹp độc đáo và phong phú của phong cảnh mà còn được biết đến như là thế giới của thời trang, nước hoa, rượu vang và những món Tây Âu đặc trưng.

Với diện tích 551.500 km2 và gần 700 triệu năm hình thành địa lí, nước Pháp đã có những dáng vẻ khác nhau về mặt địa hình. Bên cạnh những dãy núi cao lớn nhất châu Âu như Pyrenées, Alpes và Jura còn có những điểm thấp nhất châu Âu như vùng đồng bằng Rhone, thấp hơn mực nước biển đến 5m (-15 ft). Không những thế, nước Pháp còn được bao bọc bởi hệ thống sông ngòi dày đặc tạo nên hàng ngàn nhánh sông nhỏ và các sông lớn như: sông Loire (1010 km), sông Seine, sông Garonne (525 km), sông Rhône (520 km) và sông Rhin (195 km).

Nằm giữa vùng ôn đới, vì vậy Pháp được thừa hưởng một nền khí hậu ôn hòa với bốn mùa rõ rệt. Mùa đông nhiệt độ trung bình từ 0 - 80C, mùa hè nhiệt độ trung bình từ 16 - 240C, mùa thu và mùa xuân trời mát. Do địa lí mỗi vùng có sự khác nhau, nên khí hậu cũng có phân biệt rõ rệt ở mỗi vùng: khí hậu miền địa trung hải, khí hậu miền đại dương và khí hậu lục địa.

Xem tất cả 146 trang.

Ngày đăng: 22/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí