6.2.2. Đặc trưng văn hóa giao tiếp của người châu Âu
Châu Âu là lục địa nằm ở vùng ôn đới, có khí hậu lạnh và khô, không phù hợp cho thực vật phát triển, chủ yếu là các đồng cỏ. Các dân tộc ở châu Âu gắn với nghề chăn nuôi và lối sống du mục. Với cuộc sống nay đây mai đó đã tạo cho họ một lối sống duy lý và tâm lý thích chinh phục, chế ngự, cải tạo tự nhiên. Khác với người châu Á, người châu Âu có lối sống sôi động, thích hoạt động và di chuyển. Phần lớn, người Châu Âu theo đạo Thiên Chúa (Kitô và Tin Lành) nên họ có thói quen đến nhà thờ vào ngày cuối tuần. Với điều kiện tự nhiên và môi trường xã hội như vậy, đã hình thành một số đặc điểm tâm lý và văn hóa giao tiếp chung của các dân tộc ở châu Âu như sau:
Người châu Âu, với tư duy logic - phân tích, thường lịch sự, chính xác, thực tế, độc lập trong suy nghĩ. Phần lớn, họ chú trọng đến các nghi thức trong giao tiếp. Khi gặp gỡ, họ thường bắt tay, ôm hôn hoặc gật đầu. Chào hỏi, xưng hô thường thể hiện sự trịnh trọng (gọi đúng chức danh, không gọi bằng tên riêng, thích gọi kèm theo chức vụ, học vị). Họ luôn tỏ thái độ tự tin, bình đẳng, ít coi trọng cương vị xã hội.
Trong công việc, họ luôn tỏ rõ bản lĩnh và lòng nhiệt tình của mình, đồng thời cũng đánh giá người khác qua công việc của họ. Cương vị xã hội, trong quan niệm của họ là do mỗi người tự đặt lấy. Họ rất ngưỡng mộ ai bằng năng lực và lòng kiên trì giành được thành công. Họ cũng có sự kính trọng với truyền thống gia đình, dòng họ.
Họ rất có ý thức và coi trọng quyền công dân của mỗi người. Họ luôn tin vào quy định của luật pháp để thực hiện công lý trong xã hội và luôn coi trọng, bảo đảm cho quyền sở hữu cá nhân. Vì thế, những câu hỏi tỏ sự ân cần quá mức về cuộc sống riêng tư không được ưa chuộng như với người châu Á. Tính độc lập này còn thể hiện trong cả sinh hoạt gia đình, họ thường nuôi dạy con cái từ nhỏ theo tinh thần luôn có nguyện vọng, xu hướng và khả năng sống tự lập.
Người châu Âu yêu thích âm nhạc, nhảy, múa, lễ hội ít coi trọng quan hệ láng giềng như người châu Á. Khi rảnh rỗi, họ có thể vui thú với bạn bè hoặc trong câu lạc bộ chứ không nhất thiết thăm hỏi những người xung quanh.
Các dân tộc ở châu Âu rất coi trọng tri thức khoa học và tư duy tuyến tính, nên muốn mọi việc phải được sắp xếp theo kế hoạch và vận động theo một hướng. Với quan niệm, cuộc sống chỉ diễn ra có một lần, nên họ rất quý và coi trọng thời gian. Họ thường sắp đặt công việc theo thời gian chính xác, hoạt động phải đúng giờ và thời gian phải được sử dụng một cách hợp lý, các công việc được giải quyết càng nhanh càng tốt. Đối với họ, thời gian là tiền bạc và cái gì đã trôi qua là thuộc về quá khứ, ít lưu luyến.
6.2.3. Đặc trưng văn hóa giao tiếp của người châu Mỹ
Châu Mỹ là một lục địa rất rộng, trải dài từ Bắc bán cầu tới Nam bán cầu, vì thế giữa Bắc Mỹ và Nam Mỹ có nhiều khác biệt về điều kiện địa lý, kinh tế, văn hóa. Cư dân Bắc Mỹ chủ yếu nhập cư từ Anh và Pháp nên chịu ảnh hưởng
207
Có thể bạn quan tâm!
- Hội Thoại Giao Tiếp Trong Nghiệp Vụ Hướng Dẫn
- Giao Tiếp Khi Đăng Ký Buồng Khách Sạn Cho Khách (Check-In)
- Nguồn Gốc Của Sự Tương Đồng Và Khác Biệt Văn Hóa Giữa Các Dân Tộc
- Đặc Trưng Cơ Bản Trong Văn Hóa Giao Tiếp Của Người Nhật Bản
- Đặc Trưng Cơ Bản Trong Văn Hóa Giao Tiếp Của Người Nga
- Đặc Trưng Cơ Bản Trong Văn Hóa Giao Tiếp Của Người Đức
Xem toàn bộ 146 trang tài liệu này.
rất lớn của nền văn hóa châu Âu. Cư dân Nam Mỹ lại chịu ảnh hưởng nhiều hơn của văn hóa Bồ Đào Nha và văn hóa bản địa của người da đỏ.
Bắc Mỹ có nhiều kiểu khí hậu khác nhau: khí hậu ôn đới bao phủ phần lớn Hoa Kỳ và Canada; tại khu vực ven biển phía Tây, từ 20o vĩ bắc đến 50o bắc, thuộc khí hậu hoang mạc và nửa hoang mạc; song song với khí hậu hoang mạc là khí hậu núi cao, phía nam nước Mỹ thuộc khí hậu cận nhiệt đới, phía bắc thuộc khí hậu hàn đới. Sự đa dạng về khí hậu đã đem lại cho Bắc Mỹ một thảm thực vật phong phú và nhiều loại động vật khác nhau.
Từ các điều kiện tự nhiên trên, đã hình thành các đặc điểm tâm lý và văn hóa giao tiếp của cư dân ở khu vực này. Người Bắc Mỹ có thói quen bắt tay nắm chặt, mắt nhìn thẳng khi giao tiếp nhưng tránh những va chạm, ôm ấp trừ khi là hai người nam đã thân quen. Họ có tính thực tiễn cao, đúng giờ và luôn tiết kiệm thời gian trong sản xuất và kinh doanh. Họ coi trọng việc kiếm tiền. Bữa chính của họ là bữa tối. Họ có thể dùng xen tiếng lóng Mỹ trong khi đàm thoại. Họ nhận quà tặng xong có thể trao lại hoặc trao cho người khác ngay. Họ cũng thích tiếp khách tại nhà. Chủ đề ưa thích là thể thao gia đình, buôn bán, văn hóa; tránh các chủ đề về siêu cường Mỹ, về chiến tranh.
Các nước Nam Mỹ có điều kiện tự nhiên khá ưu đãi, khí hậu tốt lành, các cánh rừng nguyên sinh bao la; các nguồn tài nguyên khoáng sản rất phong phú như: dầu mỏ, vàng, sắt, đồng, nhôm và các nguồn năng lượng tự nhiên có tiềm năng phát triển rất mạnh. Thành phần dân cư ở các nước Nam Mỹ đa sắc tộc nên tôn giáo ở các nước này cũng đa dạng. Chính vì vậy, người dân Nam Mỹ rất tôn trọng các giá trị truyền thống văn hóa, phong tục tập quán của các dân tộc khác.
Ngoài những ảnh hưởng văn hóa chung, người Nam Mỹ còn chịu ảnh hưởng của văn hóa Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Họ trực tính, thực tế, yêu ghét rõ ràng và hay tranh luận; họ đề cao yếu tố vật chất, hình thức và rất thích sự vui vẻ, náo nhiệt. Họ rất tôn trọng thời gian và sở thích cá nhân, tránh các chủ đề về chính trị, tôn giáo.
6.2.4. Đặc trưng văn hóa giao tiếp của người châu Phi
Phần lớn các nước châu Phi có điều kiện khí hậu xích đạo, khí hậu nhiệt đới nóng và ẩm, khá thuận lợi cho việc phát triển trồng lúa nước. Tuy nhiên, một số nước Trung Phi có điều kiện khí hậu khắc nghiệt, khô, nóng đã tạo ra các vùng sa mạc rộng lớn. Đây là khu vực giàu tiềm năng khoáng sản và năng lượng thiên nhiên; đứng đầu thế giới về trữ lượng sắt, đồng, vàng, nhôm và nhiều dầu mỏ, khí đốt.
Người châu Phi nóng nảy, cuồng nhiệt, dễ tự ái dân tộc nhưng chất phác, thẳng thắn. Họ không quá câu nệ đến các nghi thức giao tiếp nhưng lại rất nhạy cảm với sự phân biệt trong giao tiếp.
Khi gặp nhau, họ chào hỏi ngắn gọn và đơn giản, nam giới bắt tay nhau ngắn nhưng chặt; người da đen chào nhau bằng cái bắt tay và hai lần ngửa bàn tay đập vào nhau, nhưng đối với phụ nữ chỉ cần gật đầu chào là đủ. Sau khi chào
hỏi là cuộc trò chuyện ngắn. Chủ đề mà họ ưa thích là thể thao, cảnh quan thiên nhiên, tài nguyên, săn bắn, văn hóa châu Phi; tránh các chủ đề về chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, tôn giáo, chính trị. Trong đàm phán, họ trao đổi làm ăn rất nhanh và tập trung, rất hiếm khi bị ngắt đoạn bởi điện thoại hay bởi ai đó đi ra, đi vào.
Ở châu Phi, việc tiếp khách là của nam giới. Trong lúc trò chuyện không được hỏi và nhìn nữ chủ nhà, nếu quan tâm đến nữ chủ nhà sẽ bị coi là có ẩn ý xấu, mưu đồ tán tỉnh. Đàn ông lạ không nên hỏi đường phụ nữ, trong trường hợp bất đắc dĩ thì nên tìm hỏi những người phụ nữ đứng tuổi.
Một số nước châu Phi cũng có tập quán tặng hoa cho nhau khi gặp mặt. Hoa phải được bó một cách tinh tế, các bông hoa thường là số chẵn. Khi gặp mặt, họ tặng nhau những bó hoa tươi và cầu chúc nhau vui vẻ, hạnh phúc. Tặng quà đắt tiền không phải là thông lệ của họ. Tuy nhiên, tùy theo mức độ quan hệ mà các đối tác có thể tặng quà cho nhau, chủ yếu làm kỷ niệm chứ không vì giá trị sử dụng thực tiễn.
Người châu Phi có sự phân công rõ rệt chức năng của hai tay: tay phải tiếp xúc với những thứ sẽ đưa vào miệng, tay trái tiếp xúc với những vật uế tạp, do đó không được dùng lẫn hai tay. Khi hai người châu Phi gặp nhau, họ đưa hai tay ra trao đổi đồ dùng: hoặc tay trái đỡ tay phải rồi mới được đưa, nhất thiết không dùng tay trái, vì đưa tay trái là có ý coi thường, khinh miệt. Khi nhận đồ của người châu Phi đưa cho cũng phải dùng hai tay hoặc tay phải.
6.3. Đặc trưng văn hóa giao tiếp của một số quốc gia tiêu biểu
6.3.1. Đặc trưng cơ bản trong văn hóa giao tiếp của người Trung Quốc
6.3.1.1. Sơ lược vài nét về nước Trung Quốc
Trung Quốc là một quốc gia lớn của châu Á với tên đầy đủ là Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, đứng thứ nhì trên thế giới xét theo diện tích đất (sau Nga) và là quốc gia lớn thứ ba hoặc bốn về tổng diện tích (sau Nga, Canada và có thể là Hoa Kỳ). Nằm giữa các vĩ độ 18o và 54o Bắc, các kinh độ 73° và 135° Đông, cảnh quan của Trung Quốc biến đổi đáng kể trên lãnh thổ rộng lớn của mình. Phía Đông, dọc theo bờ biển Hoàng Hải và Đông Hải Trung Quốc là các đồng bằng phù sa rộng với mật độ dân cư rất dày đặc; dọc theo bờ Biển Đông (Trung Quốc gọi là Nam Hải) có nhiều núi non và phía Nam đặc trưng bởi đồi và các dãy núi thấp. Trong vùng trung tâm của phía đông là các châu thổ của hai con sông chính Hoàng Hà và Dương Tử. Những con sông lớn khác gồm có Tây Giang, Lan Thương Giang (Mê Kông), Brahmaputra và Hắc Long Giang. Ở phía Tây có các dãy núi lớn, nổi bật nhất là Himalaya. Ở phía Bắc có các cảnh quan khô hạn, như sa mạc Gobi và sa mạc Taklamakan. Đỉnh cao nhất thế giới là núi Everest (8.848m) nằm trên biên giới Trung Quốc - Nepal. Điểm thấp nhất của Trung Quốc và thấp thứ ba trên thế giới là lòng hồ Ngải Đinh (-154m) tại bồn địa Turpan.
Phần lớn khí hậu Trung Quốc bị chi phối bởi mùa khô và gió mùa ẩm, dẫn đến khác biệt nhiệt độ rõ rệt giữa mùa đông và mùa hạ. Trong mùa đông, gió bắc tràn xuống từ các khu vực có vĩ độ cao với đặc điểm là lạnh và khô; trong mùa hạ, gió nam từ các khu vực duyên hải có vĩ độ thấp có đặc điểm là ấm và ẩm. Khí hậu Trung Quốc có sự khác biệt giữa các khu vực do địa hình phức tạp cao độ. Một vấn đề môi trường lớn tại Trung Quốc là việc các hoang mạc tiếp tục mở rộng, đặc biệt là sa mạc Gobi.
Trung Quốc có 56 dân tộc, với dân số lớn nhất thế giới khoảng 1,3 tỉ người. Dân tộc chủ yếu là người Hán chiếm tới 93% số dân cả nước và là dân tộc chính trên một nửa diện tích Trung Quốc. Ngay người Hán cũng là một dân tộc tương đối không đồng nhất về mặt chủng tộc, có thể coi như là sự kết hợp giữa nhiều nhóm dân tộc khác nhau, cùng chia sẻ những đặc điểm văn hóa và ngôn ngữ chung. Người Kinh (người Việt) tạo thành một nhóm nhỏ tập trung ở vùng ven biển Quảng Tây.
6.3.1.2. Đặc trưng giao tiếp của người Trung Quốc
a. Khi hẹn gặp
Người Trung Quốc rất coi trọng sự đúng hẹn, họ cho rằng đến muộn sẽ đem lại kết quả không tốt.
Khi sắp xếp các cuộc hẹn cần lưu ý đến các dịp lễ, tết ở Trung Quốc. Thời gian tốt nhất để lên kế hoạch cho những cuộc gặp mặt là từ tháng 4 đến tháng 6 và từ tháng 9 tới tháng 10. Thời gian làm việc tại Trung Quốc thông thường từ 8 giờ đến 17 giờ, từ thứ hai đến thứ bảy.
b. Trang phục kinh doanh
Trong văn hóa kinh doanh Trung Quốc, trang phục phổ biến của nam giới là những bộ comple truyền thống màu xanh và cravat màu dịu (màu sáng được coi là không phù hợp). Nữ giới nên mặc quần áo có tính truyền thống với màu sắc trang nhã, trang điểm nhẹ nhàng, trang sức tinh tế.
c. Đàm thoại
Khi gặp nhau, người Trung Quốc bắt tay nhưng không nên quá chặt, mà lỏng tay hoặc nhẹ nhàng. Khi gặp gỡ làm quen, có thể hỏi những chuyện liên quan đến cá nhân như: gia đình, tuổi, mức lương. Chủ đề trao đổi khi gặp gỡ làm quen nên là thể thao, tốt nhất là bóng đá, tuyệt đối không nên đề cập tới các chủ đề về chính trị, không nên có lời phê phán.
Trong giao tiếp ứng xử của người Trung Quốc không chỉ đơn thuần là cuộc trao đổi thông tin minh bạch mà còn bao gồm cả giao tiếp không bằng lời. Trong giao tiếp bằng lời với người Trung Quốc, nên ôn hòa và khiêm tốn khi tự giới thiệu về mình. Họ có xu hướng kín đáo hơn người phương Tây khi ở trước công chúng. Họ luôn đánh đồng sự khôn ngoan với sự im lặng như theo một câu tục ngữ: “Người khôn thì không nói nhiều”.
Khi giao tiếp bằng lời không đủ thì một nụ cười nồng nhiệt, một cái bắt tay chặt, mắt nhìn thẳng mắt đối phương có vai trò rất quan trọng. Người Trung Quốc diễn tả một lượng thông tin lớn thông qua các cử chỉ lịch thiệp và ngôn ngữ thân thể. Trong các cuộc đàm thoại, doanh nhân Trung Quốc chú ý nhiều hơn tới giao tiếp không lời. Đối với người Trung Quốc, né tránh giao tiếp bằng mắt cũng bị coi là không đáng tin cậy. Khi thể hiện đúng giao tiếp bằng hành vi sẽ giúp chúng ta xây dựng và duy trì mối quan hệ hữu ích hơn là giao tiếp bằng lời.
Trong giao tiếp, việc từ chối trực tiếp sẽ bị coi là ứng xử thiếu lịch sự. Thay vì trả lời “Không” một cách dứt khoát, bạn nên nhẹ nhàng và tế nhị hơn để giữ thể diện cho đối tác. “Có thể” hay “Tôi sẽ suy nghĩ về điều đó” là cách từ chối thường thấy của người Trung Quốc.
Những chủ đề ưa thích:
+ Phong cảnh và những vùng đất Trung Quốc;
+ Thời tiết, khí hậu và địa lí Trung Quốc;
+ Những chuyến du lịch nước ngoài của bạn;
+ Một vài kỉ niệm thú vị khi đi du lịch ở Trung Quốc;
+ Nghệ thuật Trung Quốc. Những chủ đề nên tránh:
+ Vấn đề chính trị;
+ Vấn đề Đài Loan;
+ Bày tỏ ý kiến về chính sách của Trung Quốc.
d. Tặng quà
Đây là một hành động thông thường và mang tính xã giao trong các ngày kỷ niệm hoặc cảm ơn vì đã giúp đỡ hay thậm chí nhờ cậy giúp đỡ trong tương lai. Tuy nhiên, tặng quà cần phải có lý do hợp lý, bởi vì người Trung Quốc coi suy nghĩ của người tặng quà quan trọng hơn giá trị của món quà mà họ nhận được. Thông thường, người Trung Quốc sẽ khước từ món quà ba lần trước khi chấp nhận món quà này, để không tỏ ra là kẻ tham lam.
Trao tặng một món quà cho toàn bộ cơ quan, hơn là một cá nhân cụ thể là điều có thể chấp nhận trong văn hóa kinh doanh của người Trung Quốc. Khi tặng quà cần tuân thủ những nguyên tắc sau:
+ Chỉ trao đổi quà tặng khi các cuộc thương lượng kinh doanh kết thúc;
+ Quà tặng phải là sản phẩm của công ty mà bạn đại diện; nếu có thể, giải thích ý nghĩa của món quà cho người nhận;
+ Quà tặng được trao cho người đứng đầu nhóm thương lượng;
+ Quà tặng tuyệt đối không dùng tiền mặt.
Những món quà ưa thích:
+ Các loại rượu ngon;
+ Một chiếc bút đẹp (không tặng bút mực đỏ, vì nó biểu hiện cho sự chia cắt mối quan hệ);
+ Máy tính dùng năng lượng mặt trời;
+ Các đồ dùng trong bếp;
+ Những con tem (nếu người nhận có sở thích này);
+ Bật lửa hút thuốc (nếu người nhận hút thuốc);
+ Các đồ thủ công mĩ nghệ hoặc một cuốn sách có tranh minh họa về đất nước của bạn;
+ Một bữa tiệc nhỏ hoặc thức ăn;
+ Những quà tặng hoặc giấy gói màu đỏ, màu hồng, màu vàng, màu bạc; thích số 6, số 8 (thể hiện sự may mắn).
Những món quà nên tránh:
+ Dao, kéo hoặc những vật nhọn (cắt đứt quan hệ hoặc lời cam kết);
+ Cái khóa, khăn tay, đôi xăng đan bằng rơm (gắn liền với tang lễ);
+ Những quà tặng hoặc giấy gói màu trắng, màu đen, màu xanh (dấu hiệu đau buồn, tang tóc, không vui, không may mắn);
Hạn chế tặng hoa vì người Trung Quốc xem đây là một loại quà “giả tạo” không ý nghĩa.
Tuỳ thuộc vào loại quà, hãy tránh việc tặng đơn lẻ một cái gì đó. Người Trung Quốc rất coi trọng sự cân bằng và hài hòa, vì vậy hãy tặng một đôi.
Đừng bao giờ tặng đồng hồ vào ngày sinh nhật của người Trung Quốc vì đồng hồ phát ra âm thanh “zhong” có nghĩa là sự kết thúc.
Nếu được người Trung Quốc tặng quà thì không được mở gói quà trước mặt người tặng, vì đây được đánh giá là hành vi khiếm nhã.
e. Trong giao dịch
Trong các giao dịch với doanh nhân Trung Quốc, danh thiếp nên in một mặt bằng tiếng Anh và một mặt bằng tiếng Trung. Khi nhận danh thiếp hãy đọc cẩn thận các thông tin và đặt thiếp lên trên bàn để thể hiện sự tôn trọng.
Người Trung Quốc đặc biệt chú trọng tính thứ bậc trong tổ chức. Họ nhìn nhận mỗi cá nhân là một thành phần trong hệ thống thang bậc của tổ chức. Do đó, bạn đừng ngồi vào vị trí mà không phải của bạn trong buổi họp và càng không nên vào phòng họp trước người có chức danh cao hơn bạn.
Người Trung Quốc rất coi trọng sự chân thành trong tình bạn. Vì vậy, cần xây dựng mối quan hệ trong hoạt động kinh doanh với họ. Bởi vì, những mối
quan hệ tốt đẹp có thể giúp một doanh nghiệp làm ăn với người Trung Quốc đạt được mục tiêu.
Người Trung Quốc ít khi đặt quan hệ làm ăn với người mà họ không biết rõ ràng. Do đó, hãy giới thiệu thật kỹ bản thân để tạo niềm tin ban đầu khi bắt tay vào kinh doanh với họ.
Quan hệ lâu dài cũng được xem là có giá trị hơn sự giao dịch, giải quyết công việc nhất thời. Vì thế, đừng vội vã “tấn công”, sự tin cậy là điều cần xây dựng trước và khiêm tốn cộng với kiên nhẫn chính là chìa khoá của thành công.
Đàm phán với người Trung Quốc không đơn giản và thường kéo dài. Họ bắt đầu cuộc đàm phán bằng một bữa tiệc, chuyện làm ăn sẽ để đến cuối bữa mới đề cập đến.
Trong thương lượng đàm phán, người Trung Quốc thích tìm điểm yếu của đối tác như: giá cao, sản phẩm kém chất lượng hơn đối thủ cạnh tranh, công ty của đối tác cũng nhỏ hơn, chưa có văn phòng đại diện tại Trung Quốc, v.v… để buộc đối tác giảm giá. Khi thương lượng, nên trình bày ngắn từng vấn đề nhưng đừng ngại phải lặp lại nhiều lần và biết cách tóm lại.
“Giữ thể diện" đối với người Trung Quốc là rất quan trọng. Nó có một tác động mạnh mẽ đến các cuộc thương lượng trong kinh doanh. Làm mất thể diện của đối tác là sự xúc phạm cá nhân có thể gây tổn thương nghiêm trọng đến các mối quan hệ và cơ hội kinh doanh, nếu trong tổ chức có thể sẽ gây ra một sự bất đồng nghiêm trọng. Ngược lại, việc khen ai đó trước mặt các đồng nghiệp khác là một hình thức "đem lại thể diện” và có thể tạo ra sự tôn trọng, sự trung thành của cấp dưới. Do đó, việc giữ thể diện quan trọng đến mức đôi khi buộc người ta phải nói dối, tuy nhiên đây là lời nói dối vô hại.
Người Trung Quốc kinh doanh dựa trên niềm tin, coi trọng chữ tín. Đây là điểm khác biệt lớn nhất giữa doanh nghiệp Trung Quốc và doanh nghiệp ở phương Tây. Nếu các doanh nghiệp phương Tây coi trọng hợp đồng pháp lý, thì doanh nghiệp Trung Quốc thường dựa trên quan hệ, niềm tin tuyệt đối và nghĩa vụ cả hai bên. Với người Trung Quốc, sử dụng hợp đồng pháp lý được xem như sự nghi ngờ hay lo sợ của đối tác.
6.3.2. Đặc trưng cơ bản trong văn hóa giao tiếp của người Hàn Quốc
6.3.2.1. Sơ lược vài nét về nước Hàn Quốc
Hàn Quốc là một quốc gia thuộc Đông Á, nằm ở nửa phía Nam của bán đảo Triều Tiên, phía Bắc giáp với Bắc Triều Tiên, phía Đông Hàn Quốc giáp với Nhật Bản, phía Tây là Hoàng Hải. Thủ đô Hàn Quốc là Seoul, một trung tâm đô thị thứ hai trên thế giới và là thành phố toàn cầu quan trọng. Hàn Quốc có khí hậu ôn đới và địa hình chủ yếu là đồi núi. Lãnh thổ Hàn Quốc trải rộng 100,032 km2. Với dân số 48 triệu người, Hàn Quốc là quốc gia có mật độ dân số cao thứ ba trên thế giới (sau Bangladesh và Đài Loan).
Hàn Quốc từng được ví như một “con rồng” đang phát triển mạnh mẽ và có quan hệ hợp tác kinh tế - văn hóa sâu rộng với các nước, trong đó có Việt Nam.
Nằm trên bán đảo Triều Tiên, trải dài 1100 km từ Bắc tới Nam, bán đảo Hàn Quốc nằm ở phần Đông Bắc của lục địa châu Á và lượng nước trên bán đảo này có pha trộn với lượng nước ở phía Tây của Thái Bình Dương. Biên giới phía Bắc của bán đảo tiếp giáp với Trung Quốc và Nga. Phía Đông của bán đảo là biển Đông, cùng với nước láng giềng là Nhật Bản. Ngoài bán đảo chính, Hàn Quốc còn có hơn 3000 đảo nhỏ.
Với diện tích 222.154 km2, Hàn Quốc có khoảng 99.000 km2 diện tích nông nghiệp, trong đó có cả diện tích khai hoang. Diện tích khu vực núi chiếm 2/3 diện tích toàn lãnh thổ.
Hàn Quốc có số lượng sông suối tương đối lớn, đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của người dân và trong quá trình công nghiệp hóa đất nước, đặc biệt đóng góp vào sự phát triển của ngành công nghiệp đóng tàu và kỹ thuật hàng hải. Hai con sông dài nhất là Amnokgang (790 km) và Tuman - gang (512 km), bắt nguồn từ ngọn núi Paektusan rồi đổ xuống miền Tây và miền Đông tạo nên biên giới phía Bắc của bán đảo.
Khí hậu Hàn Quốc có bốn mùa rõ rệt, mùa xuân và mùa thu khá ngắn, mùa hè nóng và ẩm ướt, mùa đông lạnh khô và có tuyết rơi nhiều. Với không khí khô lạnh và bầu trời trong xanh như pha lê, mùa thu là mùa mà tất cả người Hàn Quốc đều yêu thích. Phong cảnh nông thôn đẹp khác thường và đa dạng màu sắc. Mùa thu là mùa gặt hái, đồng thời là mùa của lễ hội dân gian bắt nguồn từ phong tục tập quán của nhà nông từ thời xa xưa.
Tất cả người Hàn Quốc đều nói chung một ngôn ngữ, đây được coi là nhân tố quyết định trong việc tạo nên bản sắc dân tộc mạnh mẽ của họ.Với đặc tính riêng về thể chất, người Hàn được coi là con cháu của một vài bộ lạc Mông Cổ từ Trung Á di cư đến bán đảo Triều Tiên. Vào thế kỉ VII, nhiều quốc gia của bán đảo đầu tiên đã được thống nhất dưới thời vương quốc Silla (57 tr.CN - 935 s.CN). Sự thống nhất như vậy đã làm cho người Hàn Quốc hầu như không bị vướng vào những vấn đề dân tộc và duy trì được tình đoàn kết vững chắc.
6.3.2.2. Đặc trưng trong văn hóa giao tiếp
a. Khi hẹn gặp
Người làm kinh doanh tại Hàn Quốc, đặc biệt là những người đứng đầu ban lãnh đạo công ty thường rất bận rộn và có lịch làm việc dày đặc, vì vậy đôi khi họ sẽ chậm trễ vài phút trong buổi hẹn công việc. Nhưng nếu bạn là một nhà kinh doanh nước ngoài, bạn nên đến đúng giờ.
Thời gian thích hợp nhất để gặp mặt đối tác là từ 10 giờ đến 12 giờ hoặc từ 14 giờ đến 16 giờ. Bạn nên đặt cuộc hẹn trước và có thể sắp xếp cuộc hẹn vào bữa ăn nhẹ hoặc bữa trưa tại những cửa hàng cà phê hoặc nhà hàng ăn.