sách phù hợp đối với phụ nữ dân tộc ít người, phụ nữ tôn giáo, phụ nữ nghèo, phụ nữ đơn thân, phụ nữ tàn tật… Để từng bước hoàn thiện hê ̣thống văn bản pháp luật về giáo dục pháp luật cho phụ nữ cần thực hiện một số việc sau:
- Hoàn thiện và sớm ban hành Luật phổ biến, giáo dục pháp luật trong đó có những quy định cụ thể liên quan đến vấn đề giáo dục pháp luật cho phụ nữ.
- Hoàn thiện các quy định của Pháp luật liên quan đến quyền và nghĩa vụ của phụ nữ, đảm bảo tính thực thi cao.
- Có chính sách động viên, khuyến khích cán bộ nữ tham gia làm công tác giáo dục pháp luật.
- Tăng cường việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật trong nhân dân, nhà trường, cơ quan, nhà máy… tạo thành một hệ thống đồng bộ.
3.3.2. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho phụ nữ
Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục kiến thức pháp luật là phương thức cung cấp kiến thức pháp luật, đầy đủ, có hệ thống nhất, phù hợp nhất với đối tượng phụ nữ đặc biệt là phụ nữ nông thôn, vùng sâu, vùng xa, nữ công nhân lao động, nữ tiểu thương, nữ làm công việc tự do ở thành phố. Với hình thức này, kiến thức pháp luật được truyền đạt từ các khái niệm cơ bản của pháp luật, những quy định chung đến ngành luật, các chế định và quy định cụ thể của pháp luật.
Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho phụ nữ ngày càng có vai trò ngày càng quan trọng. Nhu cầu pháp luật trong đời sống xã hội ngày càng đa dạng thì hơn 50% dân số của đất nước phải được tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật ngày càng cần thiết, yêu cầu về kiến thức pháp luật ngày càng cao để đáp ứng với yêu cầu hội nhập và phát triển của đất nước..
Để thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho phụ nữ trong cả nước cần:
Một là: Tiếp tục thực hiện chương trình, đề án tổng thể của Chính phủ về tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho nhân dân trong đó đặc biệt chú trọng đến việc giáo dục pháp luật cho phụ nữ.
Có thể bạn quan tâm!
- Các Quyền Và Chính Sách Đối Với Phụ Nữ Theo Pháp Luật Nam
- Nội Dung Pháp Luật Đã Được Tuyên Truyền, Giáo Dục
- Nhu Cầu Về Nội Dung Pháp Luật Cần Được Giáo Dục
- Giáo dục pháp luật cho phụ nữ ở nước ta hiện nay - 12
- Giáo dục pháp luật cho phụ nữ ở nước ta hiện nay - 13
Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.
Hai là: Lựa chọn nội dung giáo dục pháp luật phù hợp cho từng đối tượng, từng địa bàn, khu vực khác nhau: phụ nữ là nông dân; Phụ nữ là doanh nhân; Phụ nữ là trí thức, phụ nữ là công nhân lao động.
Ba là: Xây dựng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên về pháp luật hội tụ đủ các tiêu chuẩn theo quy định của Bộ Tư pháp, đặc biệt am hiểu về các vấn đề phụ nữ.
Bốn là: Đẩy mạnh công tác phối kết hợp giữa Hội và các đoàn thể, chính quyền địa phương từ Trung ương xuống địa phương.
3.3.3. Kết hợp giáo dục pháp luật với các lĩnh vực giáo dục đào tạo khác đặc biệt là giáo dục phẩm chất đạo đức cho phụ nữ
Thời hiện đại, kinh tế thị trường, hội nhập, xây dựng nhà nước pháp quyền và xã hội công dân, pháp luật tuy được coi là phương tiện điều chỉnh hàng đầu trong xã hội hiện đại, song điều chỉnh đó cũng không có nghĩa là đạo đức tụt xuống hàng thứ yếu. Trong lịch sử và mãi mãi, pháp luật chưa bao giờ lấn át được đạo đức. Trong trường hợp thiếu quy định pháp luật cụ thể hoặc có mâu thuẫn giữa pháp luật với đạo đức truyền thống, đạo đức tiến bộ của nhân loại thì phải lấy đạo đức ra để áp dụng. Về nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức luôn là tiêu chí tác động đến nội dung của các quy định pháp luật, được tính đến khi xem xét các vấn đề pháp lý và ngược lại, trong từng vấn đề của đạo đức đều phải xem xét cả phương diện pháp lý. Luật pháp theo đúng ý nghĩa của mình về bản chất mang tính hữu hạn, là một sự đòi hỏi đạo đức ở mức nhất định, mức tối thiểu so với đòi hỏi thường trực của đạo đức nhất là đạo đức lý tưởng. ví dụ về lòng hiếu hảo của con cháu đối với cha mẹ,
ông bà rộng hơn nhiều so với phạm trù cấp dưỡng mà pháp luật quy định và tất nhiên trong phạm trù hiếu thảo cũng bao hàm cả cấp dưỡng. Hay như sự dũng cảm, lòng bao dung, độ lượng của con người thì làm sao có thứ pháp luật nào điều chỉnh và kiểm soát được. Cho dù xã hội phát triển đến đâu, cũng không thể đạt đến sự xóa nhòa đường biên, ranh giới giữa đạo đức và pháp luật 46].
Như chúng ta đã biết "giáo dục một người đàn ông, chúng ta được một người đàn ông, giáo dục một người phụ nữ chúng ta được một gia đình…" mà mỗi một gia đình hạnh phúc và nền tảng cho một xã hội văn minh, tiến bộ. Xác định được tầm quan trọng trong việc bảo tồn và kế thừa có chọn lọc truyền thống tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam đã xây dựng Đề án "Tuyên truyền, giáo dục phẩm chất đạo đức cho phụ nữ Việt Nam giai đoạn 2012 -2015" và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2010. Với đề án này Hội bên cạnh việc tuyên truyền về đường lối, chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước Hội sẽ tuyên truyền giáo dục những phẩm chất đạo đức đã được cả xã hội thừa nhận và tôn vinh của người phụ nữ Việt Nam. Trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữa nước của dân tộc, hình ảnh người phụ nữ Việt Nam với 8 chữ vàng được Bác Hồ trao tặng "anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang" đã và đang được các thế hệ phụ nữ tiếp tục gìn giữ và phát huy với những tiêu chí mới trong thời kỳ hội nhập.
3.3.4. Tăng cường, đa dạng các hình thức giáo dục pháp luật cho phụ nữ thông qua các phương tiện thông tin đại chúng và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan tham gia giáo dục pháp luật cho phụ nữ
Mỗi đối tượng phụ nữ lại có những điều kiện thuận lợi khác nhau trong việc tiếp cận các phương tiện thông tin đại chúng:
- Phụ nữ là cán bộ, công chức có điều kiện tiếp cận với rất nhiều tuần báo, các tạp chí chuyên ngành về Nhà nước - pháp luật như: Tạp chí Nhà nước -pháp luật của Viện nghiên cứu Nhà nước và pháp luật; tạp chí Luật học
của Trường Đại học Luật Hà Nội; tạp chí Quản lý Nhà nước của Học viện Hành chính Quốc gia, tạp chí Nghiên cứu lập pháp của Văn phòng Quốc hội, tạp chí Tòa án nhân dân của Tòa án nhân dân tối cao, tạp chí Dân chủ và pháp luật của Bộ Tư pháp, báo Pháp luật Thủ đô, Báo An ninh nhân dân v.v... Các tạp chí nói trên là nguồn kiến thức pháp luật rất phong phú. Nhiều chuyên mục được các nhà Luật học phân tích, bình luận thường xuyên, dưới nhiều góc độ thuộc nhiều ngành luật.
- Phụ nữ là nông dân, nông thôn miền núi thường được tiếp cận các thông tin về pháp luật thông qua: báo Phụ nữ Việt Nam, tờ Thông tin phụ nữ, loa truyền thanh của thôn, của xã, qua ti vi, tuyên truyền viên, báo cáo viên về pháp luật…
- Phụ nữ là công nhân được tiếp cận với các tạp chí, tuần báo và qua Công đoàn, đặc biệt là qua các buổi tập huấn, truyền thông của Ban nữ công của các công đoàn Công ty, nhà máy…
- Phụ nữ là doanh nhân thì rất thuận tiện trong việc cập nhật thông tin liên quan đến pháp luật, đặc biệt là những quy định của pháp luật liên quan trực tiếp đến lĩnh vực, ngành nghề đang kinh doanh: qua internet, qua Văn phòng luật sư, Các Trung tâm trợ giúp pháp lý, qua báo chí, phát thanh truyền hình.
Có thể nói có rất nhiều cách để tiếp cận được các thông tin về pháp luật tuy nhiên thông qua phương tiện thông tin đại chúng là một biện pháp hữu hiện. Đối với phụ nữ là cán bộ, công chức thì các cơ quan, đơn vị cần có các tạp chí nói trên để liên tục bổ sung kiến thức pháp luật trong các tủ sách pháp luật của cơ quan, đơn vị mình. Cũng cần phải phổ biến, tuyên truyền, giới thiệu để cán bộ, công chức tìm đọc những bài, những chuyên mục, những nội dung cần thiết trong báo chí để nâng cao kiến thức pháp luật.
Phát thanh, truyền hình là phương tiện thông tin đại chúng có thể nói là phù hợp với mọi đối tượng phụ nữ. Hầu hết phụ nữ được hỏi đã đều cho rằng đã được nghe tuyên truyền pháp luật thông qua Đài phát thanh và truyền
hình (qua các chuyên mục "Pháp luật và đời sống", "Luật sư của bạn", "Tòa Tuyên án", "giới thiệu văn bản pháp luật mới" v.v...).
Bằng các phương tiện đại chúng, phụ nữ được cung cấp những thông tin mới nhất về hoạt động xây dựng, ban hành và chấp hành pháp luật của cả nước và địa phương (qua các báo hàng ngày và phát thanh - truyền hình). Phương tiện thông tin đại chúng còn giúp cho phụ nữ hiểu sâu, rộng những vấn đề về pháp luật, về đạo luật cụ thể dưới nhiều góc độ (qua các tạp chí chuyên ngành về pháp luật).
Mặt khác, thông tin đại chúng góp phần quan trọng vào việc nâng cao ý thức "sống và làm việc theo pháp luật" cho người dân đặc biệt là phụ nữ qua các thông tin về pháp luật đã và đang diễn ra hàng ngày trong cuộc sống được các phương tiện thông tin đại chúng phản ảnh.
Để đạt được những mục đích nói trên của việc giáo dục pháp luật cho phụ nữ qua các phương tiện thông tin đại chúng, cần thực hiện tốt những nội dung sau đây:
- Về mặt nhận thức, cần xác định rằng: Thông tin đại chúng không đơn thuần là hàng hóa mà là sản phẩm có giá trị cao về mặt chính trị và tư tưởng. Do đó, phải coi phương tiện thông tin đại chúng là vũ khí sắc bén của Đảng và Nhà nước để tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, đạo đức, chính trị, tư tưởng cho phụ nữ. Từ đó có sự đầu tư thỏa đáng cho lĩnh vực này.
- Phương tiện thông tin đại chúng tham gia giáo dục pháp luật đồng thời cũng phải là những cơ quan gương mẫu chấp hành pháp luật. Các phóng viên, các cộng tác viên trước hết phải là những người được giáo dục pháp luật tốt nhất hay nói cách khác phải là những người có kiến thức pháp luật sâu, rộng, nhất là các phóng viên viết về chuyên mục pháp luật. Đối với các báo và tạp chí chuyên ngành thì yêu cầu đó lại càng cao hơn đối với tất cả các phóng viên, biên tập viên khác... Có như vậy, tác dụng giáo dục pháp luật của các phương tiện thông tin đại chúng đối với phụ nữ và nhân dân mới đạt hiệu quả cao.
- Thông tin đại chúng phải luôn sáng tạo, bám sát yêu cầu của đời sống pháp luật, tạo sự hấp dẫn để nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật cho công chúng nói chung, trong đó có đối tượng là phụ nữ. Sự hấp dẫn của chuyên mục được quy định bởi nhiều yếu tố, trong đó có các yếu tố cơ bản là: Sự khái quát cao; nhẹ nhàng nhưng sâu sắc; phản ảnh được tính phong phú của đời sống pháp luật; gần gũi với đời sống của người phụ nữ thông qua các tình huống cụ thể có như thế mới để lại ấn tượng sâu sắc cho chị em.
- Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan thông tin đại chúng với cơ quan chức năng bảo vệ pháp luật từ Trung ương xuống địa phương. Sự phối hợp này là rất cần thiết. Có thể khái quát ở một số hình thức cơ bản sau đây:
+ Các cơ quan bảo vệ pháp luật cần cung cấp kịp thời các thông tin về tổ chức thực hiện pháp luật ở các cấp, các ngành và các địa phương trong cả nước nhất là các thông tin về thực thi pháp luật ở các hội nghị sơ kết, tổng kết, hội nghị, hội thảo... để các cơ quan thông tin đại chúng phản ảnh kịp thời với công chúng.
+ Thường xuyên rút kinh nghiệm về giáo dục pháp luật giữa các cơ quan chức năng, các hội đồng giáo dục pháp luật ở địa phương với các cơ quan thông tin đại chúng để có định hướng phù hợp cho công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật phù hợp cho từng thời gian, thời điểm... Phối hợp tổ chức cuộc thi tìm hiểu pháp luật trong ngành, khu vực hay trong phạm vi lãnh thổ (để phụ nữ theo dõi và tìm hiểu).
+ Tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho đội ngũ phóng viên, cộng tác viên, biên tập viên phụ trách các chuyên mục liên quan đến pháp luật trong cả nước.
- Để phụ nữ trong cả nước vừa được trang bị những kiến thức cơ bản về pháp luật, vừa được cập nhật những văn bản pháp luật mới ban hành, thì Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam cần sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, tổ chức xây dựng, thực thi pháp luật:
+ Theo Hội Luật gia Việt Nam, "số lượng hội viên của Hội đã lên tới
40.500 hội viên, sinh hoạt tại Hội Luật gia của 62/63 tỉnh thành và 57 đơn vị trực thuộc" 36]. Đây sẽ là một lực lượng quan trọng trong công tác giáo dục pháp luật nói chung và giáo dục pháp luật cho phụ nữ nói riêng.
Hội Luật gia Việt Nam nỗ lực phấn đấu để trở thành lực lượng nòng cốt trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý, coi trọng hơn nữa công tác giám sát việc thi hành pháp luật và cải cách tư pháp; tham gia tích cực và có hiệu quả công tác hòa giải, góp phần giải quyết tranh chấp, khiếu kiện ngay từ cơ sở 36].
+ Liên đoàn luật sư Việt Nam là một tổ chức có đội ngũ chuyên gia pháp luật có nhiều ưu thế, vững về lý luận, giàu về thực tiễn pháp luật. Sự phối hợp tốt giữa Hội Liên hiệp Phụ nữ với Hội đồng giáo dục pháp luật các cấp và Liên Đoàn Luật sư Việt Nam và Đoàn Luật sư các tỉnh/thành sẽ góp phần xây dựng đội ngũ báo cáo viên pháp luật mạnh hơn, phục vụ tốt cho công tác giáo dục pháp luật nói chung và giáo dục pháp luật cho phụ nữ nói riêng trong cả nước. Ngoài ra các hoạt động bào chữa trước tòa, tư vấn pháp lý của các luật sư cũng đã góp phần giáo dục pháp luật cho phụ nữ và nhân dân.
+ Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân các cấp những cơ quan thực hiện quyền tư pháp. Sự phối hợp giữa Hội Liên hiệp phụ nữ các cấp với các cơ quan tư pháp có vai trò quan trọng trong công tác giáo dục pháp luật cho phụ nữ. Xã hội có được ổn định hay không, kỷ cương có được giữ vững hay không... một phần quan trọng phụ thuộc vào hoạt động của các cơ quan tư pháp. Việc khởi tố, điều tra, xét xử nghiêm minh, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật không chỉ nhằm mục đích trừng trị đúng người phạm tội mà quan trọng hơn là để giáo dục, cải tạo họ thành người lương thiện.
Cùng với sự phát triển của đời sống kinh tế, xã hội thì các loại tội phạm cũng gia tăng đáng kể trong đó có nhiều tội phạm là phụ nữ. Với quan
điểm cơ bản của Đảng và Nhà nước ta về công tác xét xử: "Kết hợp biện pháp giáo dục phòng ngừa là cơ bản với trấn áp, trừng trị các loại tội phạm" do đó quá trình giáo dục pháp luật tại phiên tòa là quá trình tác động có tổ chức, có chủ định, có định hướng trước lên ý thức và hành vi không những của người phạm pháp mà còn đối với đông đảo những người tham dự và quan tâm đến phiên tòa nhằm hình thành ở họ ý thức pháp luật, các giá trị đạo đức, thói quen và hành vi hợp pháp của công dân đặc biệt là phụ nữ.
Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam cần phối hợp chặt chẽ với Mặt trận Tổ quốc và các thành viên (Hội Nông dân, Hội Cựu Chiến binh, Đoàn Thanh niên, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Liên hiệp phụ nữ) các cấp trong việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho phụ nữ. Bởi một phụ nữ vừa là hội viên của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam đồng thời cũng là hội viên của nhiều tổ chức đoàn thể, chính trị khác, do đó nếu có sự phối hợp chặt chẽ về cả nội dung, hình thức giáo dục thì hiệu quả của việc giáo dục sẽ cao hơn.
Nhìn chung, sự phối hợp giữa các cơ quan thông tin đại chúng và các cơ quan, các tổ chức trong công tác giáo dục pháp luật cho phụ nữ sẽ giúp cho phụ nữ trong cả nước có nhiều cơ hội tiếp cận với pháp luật, góp phần nâng cao ý thức pháp luật cho phụ nữ hiện nay.
3.3.5. Thành lập các trung tâm tư vấn pháp luật cho phụ nữ
- Xây dựng và ký kết chương trình phối hợp thực hiện trợ giúp pháp lý với các tổ chức chính trị xã hội, trong đó có Chương trình phối hợp số 14/2002/CTPH-TP-PN ngày 02/10/2002 giữa Bộ Tư pháp và Trung ương Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam về trợ giúp pháp lý và phổ biến giáo dục cho phụ nữ. Chỉ đạo các cơ quan tư pháp ở địa phương ký kết chương trình phối hợp với Hội phụ nữ các cấp ở địa phương về phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý cho phụ nữ; phối hợp với Văn phòng tư vấn pháp luật và bình đẳng giới của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam trong việc thực hiện các vụ việc trợ giúp pháp lý cho phụ nữ.