Giáo dục pháp luật cho phạm nhân trong các trại giam ở Việt Nam - 20

147


nơi mà quan hệ mệnh lệnh - chấp hành được phục tùng gần như tuyệt đối và dựa trên các quy định nghiêm ngặt của pháp luật. Bên cạnh đó, GDPL cho PN là hoạt động khó khăn, phức tạp bởi PN thuộc nhiều thành phần, có nhiều khác biệt về giới tính, lửa tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp, dân tộc, phạm phải những tội khác nhau và có mức án cũng rất khác nhau. Do đó, việc duy trì, giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương, khen thưởng kịp thời, kỷ luật nghiêm minh đối với PN trong quá trình tham dự hoạt động GDPL là một biện pháp quan trọng nhằm bảo đảm chất lượng, hiệu quả của công tác này.

Về phía PN, mỗi PN phải tôn trọng và thực hiện nghiêm túc nội quy, quy chế tổ chức lớp học do Giám thị TG, CBGDPL đề ra: chuẩn bị bài nghiêm túc, chu đáo trước khi đến lớp học; đi học đầy đủ, đúng giờ; có thái độ tôn trọng giảng viên và những PN khác; giữ trật tự trong lớp học, chú ý lắng nghe khi CBGDPL giảng bài, nếu có gì chưa rõ thì xin phép hỏi lại; chủ động, tích cực tham gia phát biểu ý kiến xây dựng bài, trả lời câu hỏi do giảng viên đưa ra; tích cực tham gia thảo luận theo nhóm, tổ, đội; thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các bài tập được CBGDPL giao; hăng hái, nhiệt tình tham gia các hình thức GDPL khác do TG tổ chức; tham dự các kỳ thi, kiểm tra môn học nếu TG tổ chức... Việc PN duy trì, giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương trong quá trình tham gia học tập pháp luật có tác dụng: một mặt, thể hiện thái độ nghiêm túc, ý thức tự giác chấp hành quy chế trại giam, nội quy học tập - một trong những tiêu chuẩn thi đua, xếp loại PN; mặt khác, giúp PN có sự tập trung cao nhất vào việc học tập pháp luật nhằm tiếp thu bài giảng một cách hiệu quả.

Về phía Giám thị TG, CBGDPL, cần phải xây dựng được chế tài khen thưởng kịp thời, kỷ luật nghiêm minh đối với PN trong quá trình tham dự hoạt động GDPL. Do tính chất phức tạp của thành phần PN trong một TG nên sẽ khó tránh khỏi tình trạng PN này thì chấp hành tốt, PN khác thì vi phạm kỷ luật học tập nên việc đặt ra chế tài khen thưởng - kỷ luật là rất cần thiết. Đối với những PN có ý thức tự giác và chấp hành tốt nội quy học tập, đạt kết quả, thành tích cao trong học tập pháp luật thì cần được biểu dương, khen thưởng kịp thời cả bằng vật chất lẫn tinh thần nhằm động viên, khích lệ chính họ và cổ vũ những PN khác noi theo. Đối với những PN vi phạm kỷ luật học tập thì phải có biện pháp kỷ luật nghiêm minh để chấn chỉnh họ và ngăn ngừa những PN khác vi phạm. Việc khen thưởng - kỷ luật phải công bằng, công khai, thì mới bảo đảm tác dụng nâng cao kết quả học tập pháp luật của PN tại TG.

148


Kết luận chương 4


Trên cơ sở các quan điểm có tính chất chỉ đạo, để bảo đảm GDPL cho PN trong các TG ở Việt Nam trong những năm tới cần tập trung thực hiện tốt các nhóm giải pháp sau đây:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 256 trang tài liệu này.

1) Nhóm giải pháp bảo đảm từ phía cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an, gồm các giải pháp cụ thể sau: Xây dựng, hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp quy hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác GDPL cho PN; Tăng cường hơn nữa công tác lãnh đạo, chỉ đạo, giám sát, kiểm tra công tác GDPL cho PN trong các TG; Bảo đảm các điều kiện cần thiết về cơ sở vật chất, nguồn nhân lực phục vụ công tác GDPL cho PN trong các TG.

2) Nhóm giải pháp bảo đảm từ phía các cơ quan thi hành án hình sự (các TG) với tư cách chủ thể GDPL cho PN, tập trung vào các nội dung: Phát huy hơn nữa vai trò lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện của Đảng ủy, Ban Giám thị, cán bộ chỉ huy đối với công tác GDPL cho PN; Nâng cao trình độ kiến thức pháp luật, kỹ năng nghiệp vụ sư phạm của CBGDPL; Thực hiện nghiêm túc nội dung, đổi mới phương pháp, đa dạng hóa hình thức GDPL cho PN.

Giáo dục pháp luật cho phạm nhân trong các trại giam ở Việt Nam - 20

3) Nhóm giải pháp bảo đảm tác động tới PN trong các TG - đối tượng tiếp nhận GDPL, gồm các giải pháp cụ thể: Phát huy vai trò của Ban tự quản PN trong việc động viên, giúp đỡ PN tham gia học tập pháp luật; Nâng cao ý thức tự giác, chủ động, tích cực của PN trong quá trình tham gia hoạt động GDPL; Giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương, có chế tài khen thưởng kịp thời, kỷ luật nghiêm minh đối với PN trong quá trình GDPL.

149


KẾT LUẬN


Kết quả nghiên cứu vấn đề GDPL cho PN trong các TG ở Việt Nam cho phép rút ra một số kết luận sau:

Thứ nhất, dựa trên hệ thống các khái niệm cơ bản của khoa học Lý luận và Lịch sử Nhà nước và Pháp luật nói chung, lý luận về GDPL nói riêng, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của Tổng cục Cảnh sát thi hành án hình sự, Bộ Công an trong công tác GDPL cho PN trong các TG, luận án đã tập trung xây dựng, phân tích, làm rõ cơ sở lý luận của hoạt động GDPL cho phạm nhân trong các TG ở Việt Nam, như khái niệm, vai trò, đặc trưng của GDPL cho PN; các yếu tố cấu thành hoạt động GDPL cho PN, gồm mục tiêu, chủ thể, đối tượng, nội dung, phương pháp và hình thức GDPL cho PN. Luận án cũng tập trung làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động GDPL cho phạm nhân trong các TG, gồm các yếu tố chủ quan (ý thức trách nhiệm, năng lực tổ chức, thực hiện của chủ thể GDPL cho PN và trình độ học vấn, khả năng tiếp nhận thông tin, kiến thức pháp luật của PN) và các yếu tố khách quan (điều kiện kinh tế; môi trường giáo dục, lao động, học tập, sinh hoạt trong TG; chính sách và tổ chức thực hiện chính sách của Nhà nước đối với PN). Trên cơ sở khảo sát, đánh giá chế độ lao động, GDPL, chuẩn bị tài hòa nhập cộng đồng cho tù nhân ở một số nước, khu vực trên thế giới, luận án đã đưa ra những nhận xét và rút ra một số bài học kinh nghiệm mà Việt Nam có thể cân nhắc, tham khảo.

Thứ hai, từ cơ sở lý luận, luận án đã đi sâu phân tích, đánh giá toàn diện cơ cấu tình hình PN theo các tiêu chí: diễn biến tăng, giảm PN trong các TG, giới tính, lứa tuổi, thành phần dân tộc, nghề nghiệp trước khi phạm tội, trình độ văn hóa/học vấn, trình độ đào tạo nghề - chuyên môn, tội danh và mức án đang chấp hành trong TG. Dựa trên kết quả xử lý các phiếu thu thập ý kiến được phát ra - thu về tại 24 trại giam do Bộ Công an quản lý, đứng chân trên địa bàn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam, luận án đã phân tích, đánh giá, chỉ ra những thành công, kết quả đạt được và những hạn chế, bất cập trong GDPL cho PN trong các TG ở Việt Nam; làm rõ nguyên nhân của những thành công cũng như hạn chế đó. Từ sự đánh giá cơ cấu tình hình PN và thực trạng công tác GDPL cho PN trong các TG ở Việt Nam, luận án đã nhận diện, chỉ rõ một số vấn đề cơ bản, cấp thiết đang được đặt ra trong công tác GDPL cho PN ở Việt Nam hiện nay; lấy đó

150


làm luận cứ thực tiễn để đề xuất và luận giải các giải pháp khả thi bảo đảm nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác này.

Thứ ba, luận án đã nêu lên sáu quan điểm có tính chất chỉ đạo công tác GDPL cho PN trong các TG ở Việt Nam: 1) Quán triệt sâu sắc quan điểm, đường lối của Đảng về công tác phổ biến, GDPL cho các đối tượng xã hội; 2) Thực hiện nghiêm túc các quy định pháp luật về GDPL nói chung, GDPL cho PN trong các TG nói riêng; 3) Tuân thủ các nguyên tắc cơ bản trong quá trình GDPL cho PN; 4) Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng ủy cơ quan quản lý thi hành án hình sự và sự chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo các cơ quan thi hành án hình sự; 5) Bảo đảm lựa chọn nội dung, phương pháp và hình thức GDPL phù hợp với đặc điểm tình hình PN trong các TG; 6) Kết hợp chặt chẽ giữa GDPL cho PN với giáo dục công dân, dạy văn hóa và dạy nghề cho PN.

Thứ tư, từ các quan điểm có tính chất chỉ đạo, luận án đề xuất, luận chứng tính khả thi của ba nhóm giải pháp bảo đảm nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác GDPL cho PN trong các TG ở Việt Nam, gồm: 1) Nhóm giải pháp bảo đảm từ phía cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an; 2) Nhóm giải pháp bảo đảm từ phía các cơ quan thi hành án hình sự (các TG) với tư cách chủ thể giáo dục pháp luật cho PN; 3) Nhóm giải pháp bảo đảm tác động tới PN trong các TG - đối tượng tiếp nhận GDPL.

151


DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Ngô Văn Trù (2013), “Tăng cường giáo dục pháp luật cho phạm nhân trong các trại giam”, Tạp chí Công an nhân dân, (1), tr.79-83.

2. Ngô Văn Trù (2013), Giáo dục pháp luật cho phạm nhân trong các trại giam ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam (Sách chuyên khảo), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

3. Ngô Văn Trù (2014), “Một số ý kiến qua nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục pháp luật cho phạm nhân trong các trại giam”, Tạp chí Công an nhân dân, (1), tr.86-89.

4. Ngô Văn Trù (2015), “Vai trò của giáo dục pháp luật cho phạm nhân trong các trại giam ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Công an nhân dân, (1), tr.105-108.

5. Ngô Văn Trù (2015), “Xây dựng, hoàn thiện pháp luật thi hành án hình sự về “tạm tha có điều kiện”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, (2), tr.51-56.

6. Ngô Văn Trù (2015), “Đặc trưng của hoạt động giáo dục pháp luật cho phạm nhân trong các trại giam ở Việt Nam”, Tạp chí Pháp luật và Phát triển, (2), tr.70-74.

7. Ngô Văn Trù (2015), “Một số ý kiến về xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo dục, cải tạo phạm nhân đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp”, Tạp chí Công an nhân dân, (2), tr.84-87.

8. Ngô Văn Trù (2015), “Nâng cao trình độ kiến thức pháp luật, kỹ năng nghiệp vụ sư phạm của đội ngũ cán bộ làm công tác giáo dục pháp luật cho phạm nhân trong các trại giam”, Tạp chí Khoa học quản lý giáo dục tội phạm, (16), tr.59-61.

9. Ngô Văn Trù (2015), “Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục pháp luật cho phạm nhân trong các trại giam thuộc Bộ Công an quản lý”, Tạp chí Công an nhân dân, (1), tr.101-104.

152


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


* Tài liệu tiếng Việt

1. Huỳnh Thị Kim Ánh (2010), Thi hành án phạt tù có thời hạn - giải pháp nâng cao hiệu quả thì hành án phạt tù có thời hạn ở Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh.

2. Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa IX) (2003), Chỉ thị số 32/CT/TW ngày 09/12/2003 Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân, Hà Nội, 2003.

3. Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XI) (2011), Kết luận số 04-KL/TW ngày 19/4/2011 Về kết quả thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa IX) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân từ năm 2012 đến năm 2016, Hà Nội.

4. Lê Văn Bền (1997), Giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc Khmer Nam Bộ, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

5. Mai Ngọc Bích (2013), Vai trò của tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong việc giáo dục ý thức pháp luật cho thanh niên đô thị, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

6. Bộ Công an - Cục V26 (2007), Hội nghị các cán bộ lãnh đạo quản lý trại giam khu vực Châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 27 (APCCA 27), Hà Nội.

7. Bộ Công an - Cục V26 (2007), Tài liệu tổ chức cho phạm nhân học tập, Hà Nội.

8. Bộ Công an (2009), Quyết định số 4051/QĐ-BCA ngày 11/12/2009 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Tổng cục Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp, Hà Nội.

9. Bộ Công an (2010), Quyết định số 35/QĐ-BCA ngày 5/012010 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Cục Giáo dục cải tạo và hòa nhập cộng đồng, Hà Nội.

10. Bộ Công an (2011), Thông tư số 40/2011/TT-BCA ngày 27/6/2011 Quy định tiêu chuẩn thi đua chấp hành án phạt tù và xếp loại chấp hành án phạt tù, Hà Nội.

153


11. Bộ Công an - Bộ Quốc phòng - Bộ Tư pháp - Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), Thông tư liên tịch số 02/2012/TTLT-BCA-BQP-BTP-BGDĐT ngày 06/02/2012 Hướng dẫn việc tổ chức dạy văn hóa, giáo dục pháp luật, giáo dục công dân, phổ biến thông tin thời sự, chính sách và thực hiện chế độ sinh hoạt, giải trí cho phạm nhân, Hà Nội.

12. Bộ Công an - Tổng cục Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp (2012), Tài liệu tập huấn chuyên sâu Luật Thi hành án hình sự và các văn bản pháp luật có liên quan, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

13. Bộ Công an (2013), Công văn số 148/C81-C86 ngày 30/01/2013 Hướng dẫn việc dạy văn hóa, giáo dục pháp luật, giáo dục công dân cho phạm nhân, Hà Nội.

14. Bộ Công an (2013), Thông tư số 39/2013/TT-BCA ngày 25/9/2013 của Bộ trưởng Bộ Công an Quy định về giáo dục và tư vấn cho phạm nhân sắp chấp hành án phạt tù, Hà Nội.

15. Chính phủ (2008), Nghị định số 113/2008/NĐ-CP ngày 28/10/2008 Về việc ban hành Quy chế trại giam, Hà Nội.

16. Chính phủ (2009), Nghị định số 77/2009/NĐ-CP ngày 15/9/2009 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an, Hà Nội.

17. Chính phủ (2011), Nghị định số 117/2011/NĐ-CP ngày 15/12/2011 Quy định về tổ chức quản lý phạm nhân và chế độ ăn, mặc, ở, sinh hoạt, chăm sóc y tế đối với phạm nhân, Hà Nội.

18. Cục C86 (2012), Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác, Hà Nội.

19. Hồ Quốc Dũng (1997), Công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật ở nước ta - thực trạng và giải pháp, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

20. Trần Ngọc Dũng (2010), “Hoàn thiện hệ thống giáo dục pháp luật ở Việt Nam nhằm thi hành Hiến chương ASEAN”, Tạp chí Luật học, 1(116).

21. Đại Hội đồng Liên Hợp quốc (1999), Phụ lục Nghị quyết số 45/111 ngày 1412/1999 Về những nguyên tác cơ bản cho việc đối xử với tù nhân, Hà Nội.

22. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội.

154


23. Đảng Cộng sản Việt Nam (1994), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

24. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

25. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

26. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

27. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

28. Đảng Cộng sản Việt Nam (2007), Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tập 53, Hà Nội.

29. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

30. Đảng ủy Tổng cục VIII (2012), Nghị quyết số 02/NQ-ĐU ngày 26/3/2012 của Đảng ủy Tổng cục VIII Về tăng cường lãnh đạo công tác giáo dục phạm nhân, trại viên, học sinh giai đoạn 2012 - 2016, Hà Nội.

31. Đảng ủy Tổng cục VIII (2013), Thông báo kết luận số 302/KL-ĐU(C86UBKT) của Đảng ủy Tổng cục VIII kiểm tra việc quán triệt, thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-ĐU ngày 26/3/2012 của Đảng ủy Tổng cục VIII về tăng cường lãnh đạo công tác giáo dục phạm nhân, trại viên, học sinh giai đoạn 2012 - 2016 đối với Đảng bộ cơ sở Trại giam Kênh 7, Hà Nội.

32. Lưu Đức Đạo, Thạc Tinh Thẩm (1986), Giáo trình tu dưỡng nhân tài, Nxb Nhân dân Hà Nam, Trung Quốc (người dịch: Bùi Đức Thiệp).

33. Lê Văn Đạo (dịch và tổng hợp) (2014), “Một số sáng kiến huy động sự tham gia và liên lạc với cộng đồng của Cục Trại giam Hồng Kông”, Tham luận tại Hội nghị các cán bộ lãnh đạo quản lý trại giam khu vực châu Á - Thái Bình Dương (APCCA), 2011, Tokyo, Nhật Bản.

34. Trần Ngọc Đường (1990), Giáo dục pháp luật cho người lao động trong điều kiện đổi mới của Việt Nam, Luận án Phó tiến sĩ Luật học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

Xem tất cả 256 trang.

Ngày đăng: 10/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí