3.3. Khảo nghiệm 82
3.3.1. Mục đích khảo nghiệm 82
3.3.2. Nội dung khảo nghiệm 83
3.3.3. Đối tượng tiến hành khảo nghiệm 83
3.3.4. Phương pháp khảo nghiệm 83
3.3.5. Kết quả khảo nghiệm 83
3.4. Kết luận chương 3 88
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO 93
PHỤ LỤC
Có thể bạn quan tâm!
- Giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trường mầm non - 1
- Giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trường mầm non - 3
- Giáo Dục Hòa Nhập Cho Trẻ Tự Kỷ Lứa Tuổi Mầm Non
- Mục Tiêu Giáo Dục Hòa Nhập Cho Trẻ Tự Kỷ Lứa Tuổi Mầm Non Theo Mô Hình Kết Hợp Giữa Trung Tâm Giáo Dục Trẻ Khuyết Tật Và Trường Mầm Non
Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ADHD Chứng tăng động giảm chú ý
CBQL Cán bộ quản lý
CTXH Công tác xã hội
GDHN Giáo dục hòa nhập
GV Giáo viên
KHGD Khoa học giáo dục
NV Nhân viên
SL Số lượng
TB Trung bình
TX Thường xuyên
ĐK Đôi khi
CBG Chưa bao giờ
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Thống kê khách thể khảo sát tại Trung tâm Phục hồi chức năng Hương Sen và 04 trường mầm non trên địa bàn thành phố Tuyên Quang 39
Bảng 2.2. Thống kê số lượng trẻ khảo sát tại 04 trường mầm non trên địa bàn thành phố Tuyên Quang 39
Bảng 2.3. Thực trạng nhận thức về các khái niệm liên quan đến giáo dục hòa
nhập cho trẻ tự kỷ 42
Bảng 2.4. Nhận thức về vị trí, vai trò của Trường mầm non và Trung tâm
giáo dục trẻ khuyết tật trong giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ 44
Bảng 2.5. Nội dung giáo dục hòa nhập trẻ tự kỷ theo mô hình kết hợp giữa trung
tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trường mầm non 46
Bảng 2.6. Nhận thức về phương pháp giáo dục hòa nhập trẻ tự kỷ theo mô hình
kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trường mầm non 48
Bảng 2.7. Đánh giá việc kết hợp giữa trường mầm non và trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật trong lập kế hoạch giáo dục trẻ tự kỷ 51
Bảng 2.8. Đánh giá khả năng lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch giáo dục cá
nhân cho trẻ tự kỷ 54
Bảng 2.9. Thực trạng nội dung giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ theo mô hình
kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trường mầm non 55
Bảng 2.10. Thực trạng phương pháp giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ theo mô
hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trường mầm non 58
Bảng 2.11. Thực trạng thực hiện quy trình giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và
trường mầm non 63
Bảng 3.1. Đánh giá về mức độ phù hợp của các biện pháp giáo dục hòa nhập trẻ tự kỷ theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết
tật và trường mầm non 84
Bảng 3.2. Đánh giá về mức độ khả thi của các biện pháp giáo dục hòa nhập trẻ tự kỷ theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết
tật và trường mầm non 86
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Hiệu quả giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ theo mô hình kết
hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trường mầm non 66
Biểu đồ 2.2. Thực trạng công tác bồi dưỡng giáo viên về kiến thức, kỹ năng giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ theo mô hình kết hợp giữa trung
tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trường mầm non 68
Sơ đồ 3.1. Quy trình giáo dục hòa nhập trẻ tự kỷ 80
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Xã hội ngày càng phát triển với những thành quả khoa học to lớn, đời sống con người ngày càng được nâng cao, nhiều loại hình chăm sóc sức khỏe mới phù hợp với nhu cầu, lợi ích của con người xuất hiện song con người cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức mới đe dọa trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng. Trong đó, tự kỷ là một dạng hội chứng lan tỏa ngày càng phát triển và ảnh hưởng đến con người trong xã hội hiện đại mà khoa học chưa tìm ra nguyên nhân cụ thể cũng như hạn chế về phương pháp điều trị hữu hiệu. Đồng thời hội chứng này có ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống cá nhân và cộng đồng.
Trẻ tự kỷ cũng như các trẻ em khác phải được hưởng những quyền trẻ em, trong đó có quyền được chăm sóc sức khỏe thế chất, tinh thần và được giáo dục. Việc can thiệp để giúp trẻ hòa nhập với xã hội là một việc quan trọng, có ý nghĩa nhân đạo, là điều kiện hết sức quan trọng giúp trẻ tự kỷ sớm được can thiệp và có cơ hội hòa nhập với cộng đồng. Tuy nhiên công tác giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ vẫn còn chưa được quan tâm đúng mức, vẫn còn nhiều trường không nhận trẻ tự kỷ, hay nhận nhưng trẻ tự kỷ chưa nhận được sự chăm sóc và giáo dục phù hợp, có hiệu quả.
Tuyên Quang là một tỉnh vùng núi phía Bắc còn gặp nhiều khó khăn cả về tài lực, vật lực lẫn nhân lực phục vụ cho giáo dục, đặc biệt là mô hình giáo dục hòa nhập. Nhưng địa phương đã có sự quan tâm, đầu tư cho giáo dục trẻ khuyết tật và có những thành công nhất định.
Trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật mới chỉ đẩy mạnh việc chăm sóc, can thiệp cho những trẻ khuyết tật về thể chất bằng các phương pháp y học nên còn nhiều hạn chế trong can thiệp tâm lý giáo dục. Chính vì vậy, để khắc phục những hạn chế trong giáo dục trẻ tự kỷ cần có sự kết hợp giữa các trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật với các trường mầm non trên địa bàn giúp trẻ phát triển đồng đều và hòa nhập với cộng đồng.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Giáo dục
hòa nhập cho trẻ tự kỷ theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trường mầm non” tại thành phố Tuyên Quang - tỉnh Tuyên Quang.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng và đề xuất biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trường mầm non tại thành phố Tuyên Quang - tỉnh Tuyên Quang.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu: Công tác giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ tuổi mầm non tại thành phố Tuyên Quang.
3.2. Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng và biện pháp giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trường mầm non tại thành phố Tuyên Quang - tỉnh Tuyên Quang.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu đánh giá đúng thực trạng và đề xuất được các biện pháp giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trường mầm non phù hợp với điều kiện, chức năng của trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật, trường mầm non để vận dụng trong tổ chức giáo dục hòa nhập sẽ nâng cao được chất lượng giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ ở thành phố Tuyên Quang hiện nay.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Xây dựng cơ sở lý luận về giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trường mầm non.
5.2. Nghiên cứu thực trạng giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trường mầm non tại thành phố Tuyên Quang - tỉnh Tuyên Quang.
5.3. Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trường mầm non.
6. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng và biện pháp giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ tuổi mẫu giáo từ 3 - 5 tuổi theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trường mầm non tại thành phố Tuyên Quang - tỉnh Tuyên Quang.
Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 05 năm 2014 đến tháng 08 năm 2015.
Địa bàn nghiên cứu: Trung tâm Phục hồi chức năng Hương Sen; Trường Mầm non Phan Thiết; Trường Mầm non Sao Mai; Trường Mầm non Tân Trào và Trường Mầm non Ỷ La, thành phố Tuyên Quang
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu tổng hợp, hệ thống hóa, phân tích và đánh giá những chuyên đề, bài viết, công trình của các tác giả trong và ngoài nước, được đăng trên các sách báo, tạp chí, mạng internet… về tình trạng tự kỷ ở trẻ em, về giáo dục và giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ lứa tuổi mầm non để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Đề tài sử dụng phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi; Phương pháp quan sát; Phương pháp trò chuyện; Phương pháp chuyên gia; Phương pháp nghiên cứu trường hợp; Phương pháp trắc nghiệm tâm lý; Phương pháp thực nghiệm; Phương pháp tổng kết kinh nghiệm để nghiên cứu, đánh giá thực trạng giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ lứa tuổi mầm non theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trường mầm non tại thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang.
7.3. Phương pháp thống kê toán học
Đề tài sử dụng phương pháp thống kê toán học để tính các số liệu nghiên cứu thực trạng; xác định thông số định lượng và định tính về kết quả nghiên cứu.
8. Cấu trúc luận văn
Luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trường mầm non.
Chương 2: Thực trạng giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trường mầm non tại thành phố Tuyên Quang
- tỉnh Tuyên Quang.
Chương 3: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trường mầm non tại thành phố Tuyên Quang - tỉnh Tuyên Quang.
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC HÒA NHẬP
CHO TRẺ TỰ KỶ LỨA TUỔI MẦM NON THEO MÔ HÌNH KẾT HỢP GIỮA TRUNG TÂM GIÁO DỤC TRẺ KHUYẾT TẬT VÀ TRƯỜNG MẦM NON
1.1. Sơ lược về lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Trên thế giới
Ngay từ đầu thế kỷ 19 đã có rất nhiều báo cáo về trường hợp đơn lẻ của những trẻ rất bé mắc các bệnh rối loạn tâm trí nặng có liên quan đến một biến dạng rõ của quá trình phát triển và Mausdley (1876) đã là nhà tâm bệnh học đầu tiên chú ý đến nghiên cứu về những trạng thái này.
Tuy nhiên mãi rất lâu về sau này thì các rối loạn này mới được khoa học thừa nhận. Ban đầu, chúng được xếp vào một dạng tâm thần phân liệt. Đến năm 1911, nhà tâm thần học Bleuler đã là người đầu tiên nói đến các rối loạn này dưới khái niệm “tự kỷ”. Theo ông đó là một trong những triệu chứng tiên phát cơ bản của tâm thần phân liệt người lớn và tính tự kỷ là thể hiện một sự tập trung toàn bộ đời sống tâm lý của một con người vào thế giới bên trong của mình cùng với sự mất đi tiếp xúc, sự cắt rời với thế giới bên ngoài.
Năm 1943, bác sĩ Leo Kanner (người Mỹ gốc Áo) đã công bố nghiên cứu của mình về trẻ tự kỷ, nghiên cứu này đã làm cho mọi người biết đến sự hiện diện của dạng tật này trong xã hội. Sau phát hiện của bác sĩ Kanner, sự quan tâm của giới khoa học về hội chứng tự kỷ ngày càng gia tăng. Đã có nhiều nghiên cứu giải thích về căn nguyên của tự kỷ và mô tả chi tiết những hành vi thực sự của những trẻ này. Sau đó, nhiều phương pháp trị liệu và giáo dục đã ra đời góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống của những trẻ tự kỷ. Các nghiên cứu như: cách tiếp cận D.I.R (Developmental, Individual-Difference, Relationship-based) của tiến sĩ Greenspan và tiến sĩ Wieder, phương pháp ABA, phương pháp Teach,... Những phương pháp này chủ yếu được áp