Định Hướng Nâng Cao Hiệu Quả Giải Quyết Tranh Chấp Đất Đai


Chương 3


Định hướng và các giải pháp

nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp đất đai



đất đai

3.1. Nhu cầu nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

Nâng cao hiệu quả giải quyết các tranh chấp đất đai là nhu cầu cấp bách trong

giai đoạn hiện nay, bởi lẽ các tranh chấp đất đai có ảnh hưởng rất lớn đến sự ổn định tình hình chính trị, xã hội và kinh tế. Nếu tình hình chính trị - xã hội không ổn định sẽ không tạo ra tiền đề để phát triển kinh tế.

Giải quyết tranh chấp đất đai - 11

Về phương diện chính trị: Các tranh chấp đất đai được giải quyết triệt để sẽ đảm bảo được an ninh, trật tự xã hội, ổn định về mặt tâm lý cho người dân để họ yên tâm làm ăn, sinh sống, đem lại lòng tin của người dân đối với chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Trên thực tế, nhiều trường hợp tranh chấp đất đai phát sinh, giải quyết tranh chấp kéo dài, khiến cho nhiều người dân khiếu nại vượt cấp, khiếu nại tập thể đến các cơ quan Trung ương để khiếu kiện gây mất trật tự, an toàn xã hội

Về phương diện xã hội: Các tranh chấp đất đai được giải quyết có hiệu quả sẽ đảm bảo được sự đoàn kết trong nội bộ nhân dân, không gây thương hại đến tình cảm trong nội bộ gia đình, họ hàng, dòng tộc. Nếu tranh chấp không được giải quyết kịp thời thì những xung đột, xô xát phát sinh giữa các bên sẽ chuyển tính chất từ "dân sự " sẽ chuyển sang thành "hình sự"...

Về phương diện kinh tế: Tranh chấp đất đai được giải quyết sẽ đáp ứng lợi ích kinh tế của các bên, đảm bảo cho các bên yên tâm sản xuất, kinh doanh, giảm chi phí tốn kém trong việc khiếu kiện. Ngược lại nếu tranh chấp đất đai không được giải quyết thì các bên không những không thực hiện được quyền của mình mà còn không thực hiện nghĩa vụ của họ với Nhà nước.

3.2. Định hướng nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp đất đai


3.2.1. Định hướng về hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp đất đai


Trên cơ sở các phân tích, đánh giá trên đây, chúng tôi cho rằng, pháp luật giải quyết tranh chấp đất đai trong điều kiện kinh tế thị trường, cần được sửa đổi, bổ sung hoàn thiện theo hướng:

- Khuyến khích việc hòa giải các tranh chấp đất đai trong nhân dân và đề cao vai trò của chính quyền và các đoàn thể quần chúng ở cơ sở trong việc vận động nhân dân hòa giải các tranh chấp đất đai. Pháp luật cần có những quy định xử lý các bên không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết khi hòa giải nhằm buộc họ phải tôn trọng các cam kết của mình.

- Mở rộng thẩm quyền và nâng cao vai trò của TAND trong việc giải quyết các tranh chấp đất đai, vì các lý do sau:

Thứ nhất, như chúng ta đã biết Tòa án là một cơ quan xét xử với một cơ cấu tổ chức chặt chẽ từ TAND tối cao xuống đến các tòa án cấp quận, huyện. Các cán bộ Tòa án phần lớn được đào tạo về pháp luật một cách cơ bản, có nghiệp vụ xét xử, giải quyết tranh chấp. Mặt khác, pháp luật về tố tụng dân sự cũng đã giao cho Tòa án những thẩm quyền nhất định để họ thực hiện nhiệm vụ của mình. Vì vậy có thể nói, đây là một cơ quan có đủ khả năng, điều kiện nhất để giải quyết tốt các tranh chấp dân sự nói chung và các tranh chấp đất đai nói riêng.

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định hiện hành giao cho TAND và UBND song trong thời gian tới sẽ do TAND giải quyết vì khi đó mọi người sử dụng đất đai sẽ được Nhà nước cấp giấy CNQSDĐ.

Thứ hai, thực trạng hiện nay, năng lực của cán bộ làm công tác giải quyết tranh chấp đất đai thuộc hệ thống UBND còn hạn chế. Vụ việc tranh chấp đất chưa có GCNQSDĐ thường rất phức tạp. Chính vì vậy, công tác giải quyết khiếu nại, tranh chấp đất đai do UBND giải quyết đạt hiệu quả chưa cao, dẫn đến tình trạng tranh chấp kéo dài, giải quyết nhiều lần vẫn chưa dứt điểm. Căn cứ pháp lý về thủ tục giải quyết


của UBND hiện nay là Luật khiếu nại, tố cáo nên không phù hợp với việc giải quyết tranh chấp đất đai.

Từ những vướng mắc trong việc giải quyết tranh chấp đất đai nêu trên của UBND, theo chúng tôi nên giao toàn bộ các tranh chấp đất đai cho TAND giải quyết. Đối với những loại đất chưa có GCNQSDĐ, tòa án tiến hành thụ lý, giải quyết, tòa án cần hỏi ý kiến UBND cấp có thẩm quyền về sự hợp pháp của việc sử dụng đất đó. Căn cứ vào pháp luật của Nhà nước cần có sự phối hợp để điều tra, xác minh và tham khảo ý kiến của cơ quan quản lý về đất đai. Có như vậy mới tránh được tình trạng sai sót, thiếu nhất quán trong việc giải quyết tranh chấp đất đai.

- Nhằm nâng cao hiệu quả của công tác giải quyết tranh chấp đất đai, cần chú trọng đến việc bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ cán bộ tham gia giải quyết các tranh chấp đất đai nói chung và đội ngũ thẩm phán nói riêng; đồng thời cải thiện cơ sở vật chất, điều kiện làm việc của đội ngũ thẩm phán.

3.2.2. Định hướng về cơ chế tổ chức thực hiện những quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai

3.2.2.1. Cần tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai cho nhân dân

Đây là việc làm rất cần thiết vì ý thức pháp luật của người sử dụng đất có ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của họ. Khi người dân nắm được các quy định của pháp luật về đất đai họ sẽ không vi phạm, từ đó hạn chế được tranh chấp. Thậm chí, ngay cả khi xảy ra tranh chấp nếu hiểu biết pháp luật thì họ sẽ dễ dàng chấp nhận quyết định giải quyết đúng đắn của cơ quan có thẩm quyền mà không tiếp tục khiếu nại.

3.2.2.2. Cần đẩy mạnh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất


GCNQSDĐ là một trong những căn cứ để phân định thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai giữa TAND và UBND. Do đó trên thực tế nếu người dân chưa được cấp GCNQSDĐ khi xảy ra tranh chấp đất đai việc giải quyết sẽ gặp nhiều khó khăn,


bởi lẽ các loại giấy tờ về nhà đất được cấp trước năm 1993 rất đa dạng (trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay đã cấp GCNQSDĐ nông nghiệp cho các hộ gia đình và cá nhân theo Nghị định 64/ CP đạt 87,7%; đã cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất ở theo Nghị định 60/ CP đạt 78, 87%). Do đó để công tác giải quyết tranh chấp đất đai đạt hiệu quả cao cần phải đẩy nhanh tiến độ cấp giấy CNQSDĐ, phấn đấu đến năm 2005 hoàn thành việc cấp giấy CNQSDĐ trong cả nước.

Đối với trường hợp cấp GCNQSDĐ và quyền sở hữu nhà ở; theo chúng tôi chỉ cấp GCNQSDĐ, còn khi xây dựng nhà trên đất thì thực hiện quy chế đăng ký tài sản trên đất, vì nhà trên đất luôn có biến động, nếu cấp GCNQSDĐ và quyền sở hữu nhà ở thì không phản ánh đúng biến động của nhà trên đất.

3.2.2.3. Cần áp dụng giá đất thống nhất trong việc giải quyết tranh chấp đất

đai


Trong quá trình giải quyết các tranh chấp về quyền sử dụng đất, đòi lại đất,

tranh chấp hợp đồng mua bán nhà, đất, TAND các địa phương gặp rất nhiều lúng túng trong việc áp dụng giá các loại đất, làm cho quá trình giải quyết kéo dài, gây ảnh hưởng không tốt về nhiều mặt. Bởi vì, giá đất thường xuyên biến đổi theo quy luật cung cầu của thị trường, nên bảng giá đất do UBND cấp tỉnh ban hành theo khung giá của Chính phủ thường không phù hợp với giá chuyển quyền sử dụng đất thực tế ở địa phương. Do đó sớm thành lập cơ quan chuyên môn định giá đất ở Trung ương và các tỉnh để TAND áp dụng trong việc giải quyết các tranh chấp đất đai

3.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc giải quyết tranh chấp đất đai

3.3.1. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp đất đai của UBND

Thực tế trong những năm qua, tình hình khiếu kiện về đất đai kéo dài thậm chí ở một số nơi đã nảy sinh các điểm nóng về tranh chấp đất. Một nguyên nhân sâu xa của thực trạng này là chính sách pháp luật về đất đai, về đền bù, giải tỏa, thu hồi đất còn


chưa đồng bộ, và không phù hợp với thực tế cuộc sống. Để khắc phục và hạn chế những yếu kém trên cần phải có giải pháp mang tính tổng thể và toàn diện từ chính sách pháp luật, thiết chế về tổ chức bộ máy, cán bộ... nhanh chóng lập lại kỷ cương trong công tác quản lý và sử dụng đất đai.

Trong thời gian tới, thành phố cần thực hiện các biện pháp sau để nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp đất đai:

- Thường xuyên có chế độ thanh tra, kiểm tra việc quản lý sử dụng đất, xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm pháp luật đất đai.

- Thành phố cần thường xuyên kiểm tra đôn đốc, chấn chỉnh lại công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại về tranh chấp đất đai. Đảm bảo thực hiện nghiêm túc thời hạn giải quyết khiếu nại tố cáo được quy định ở trong Luật khiếu nại tố cáo.

- Đẩy nhanh việc thiết lập hệ thống hồ sơ địa chính đến từng thửa đất, đẩy nhanh việc cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà gắn liền với quyền sử dụng đất tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc giải quyết khiếu nại về đất đai.

- Phân công những cán bộ có trình độ chuyên môn, có kinh nghiệm, dám đấu tranh, không ngại va chạm v.v... đảm nhận công tác giải quyết tranh chấp đất đai của UBND. Tăng cường tập huấn nghiệp vụ kịp thời bổ sung những kiến thức về pháp luật đất đai cho cán bộ trực tiếp giải quyết tranh chấp đất đai của UBND.

- Tăng cường tập huấn nghiệp vụ hòa giải cho cán bộ làm công tác hòa giải ở cơ sở; tổ chức các cuộc thi "hòa giải viên giỏi" để cán bộ hòa giải được trao đổi, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau; quan tâm hỗ trợ kinh phí cho hoạt động hòa giải ở cơ sở nhằm giúp cho các tổ hòa giải hoàn thành tốt nhiệm vụ hòa giải các tranh chấp đất đai trong nội bộ nhân dân.

- Có kế hoạch bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ, trình độ hiểu biết pháp luật đất đai cho đội ngũ làm công tác giải quyết tranh chấp đất đai, tổ chức tốt việc hòa giải tranh chấp đất đai ở cơ sở.


- Huy động sự tham gia tích cực của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể quần chúng ở cơ sở vào việc hòa giải các tranh chấp đất đai, bên cạnh đó, kịp thời biểu dương, động viên khen thưởng các tổ chức, cá nhân thực hiện tốt việc hòa giải tranh chấp đất đai.

- Tiến hành rà soát, kịp thời sửa đổi, bổ sung các quy định về giải quyết tranh chấp đất đai không còn phù hợp đặc biệt là các quy định về giá đất, trình tự, thủ tục giải quyết các tranh chấp đất đai.

- Đẩy nhanh tiến độ cấp GCNQSDĐ phấn đấu đến năm 2005 cấp xong GCNQSDĐ cho mọi đối tượng sử dụng đất trên địa bàn thành phố.

- Thành phố phải tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc giải quyết tranh chấp đất đai hàng tuần thực hiện chế độ giao ban định kỳ báo cáo tình hình giải quyết tranh chấp đất đai và những khó khăn, vướng mắc cũng như hướng tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc đó.

3.3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết các tranh chấp đất đai của TAND

Để nâng cao hiệu quả giải quyết các tranh chấp quyền sử dụng đất tại tòa án thì trước hết cần phải đề cập các yếu tố quyết định hiệu quả của việc giải quyết các tranh chấp

- Các yếu tố thuộc về phương diện lập pháp:


Đây là yếu tố quyết định làm cơ sở pháp lý cho Tòa án giải quyết các tranh chấp về quyền sử dụng đất có hiệu quả. Một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh bao gồm: pháp luật về tố tụng, pháp luật về nội dung cụ thể là pháp luật về đất đai với các quy định đầy đủ, cụ thể là những đảm bảo rất quan trọng để các Tòa án giải quyết nhanh chóng hơn và đúng pháp luật; đồng thời tránh được sự tùy tiện trong quá trình giải quyết các tranh chấp loại này tại TAND.

- Các yếu tố về phương diện bồi dưỡng nghiệp vụ


Thực tiễn giải quyết các vụ án dân sự nói chung và các tranh chấp về quyền sử dụng đất nói riêng đã chỉ rò tính chất ngày càng phức tạp của loại việc này, nhất là trong cơ chế thị trường, đất đai ngày càng có giá và ngày càng trở nên quý hiếm. Tính phức tạp của loại việc này biểu hiện ở: sự gia tăng về số lượng các vụ tranh chấp, hình thức tranh chấp, các chủ thể tham gia vào các vụ tranh chấp, tác động của các tranh chấp đó đối với xã hội.. Bởi vậy, việc giải quyết có hiệu quả và dứt điểm các tranh chấp loại này đòi hỏi các cán bộ Tòa án phải có nghiệp vụ chuyên sâu, nắm vững các quy định của pháp luật về tố tụng dân sự để xây dựng hồ sơ vụ án có chất lượng, thể hiện ở việc: xác định đúng các quan hệ pháp luật đang tranh chấp, tư cách năng lực của người khởi kiện, những người có liên quan, trọng tâm của công tác điều tra, thu thập chứng cứ,… Đây là những công việc rất quan trọng, bảo đảm cho việc Tòa án ra các bản án, quyết định đúng pháp luật. Do đó, việc bồi dưỡng nghiệp vụ về kỹ năng, cập nhật các quy định mới của pháp luật mà trước hết là các quy định mới của pháp luật về đất đai sẽ bảo đảm hiệu quả công tác giải quyết các tranh chấp về quyền sử dụng đất ngày càng cao.

- Các yếu tố thuộc về phương diện người tham gia tố tụng giải quyết các vụ tranh chấp về quyền sử dụng đất.

Những người tham gia vụ án dân sự bao gồm: nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ có liên quan, người đại diện của các đương sự, Viện Kiểm sát nhân dân, các tổ chức xã hội khởi kiện vì lợi ích chung. Những người tham gia khác bao gồm: người làm chứng, người giám định, người phiên dịch.

Trọng tâm nhất phải đề cập đến nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi nghĩa vụ có liên quan (gọi chung là các đương sự). Những người này phải nhận thức rò các quyền và nghĩa vụ của họ đã được quy định tại Điều 20 của Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự, cụ thể là:

Thứ nhất, các đương sự có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ để chứng minh các yêu cầu của mình, thi hành quyết định, thực hiện yêu cầu của tòa án. Tòa án không nên làm thay các đương sự những việc thuộc phận sự của họ. Các đương sự xuất trình cho


tòa án chứng cứ càng đầy đủ, cụ thể bao nhiêu, chứng minh rò ràng, có căn cứ các yêu cầu của họ, thì Tòa án giải quyết nhanh và chính xác vụ án bấy nhiêu. Thực tiễn giải quyết các tranh chấp tại Tòa án cho thấy không phải mọi trường hợp các đương sự đều thực hiện tốt nghĩa vụ của họ. Trong nhiều trường hợp bị đơn cố tình trốn tránh, ngăn cản Tòa án điều tra xác minh hiện trạng đất có tranh chấp, ngăn cản không cho hội đồng định giá nhà đất, kháng cáo, khiếu nại vô căn cứ nhằm kéo dài việc giải quyết của Tòa án thì cần phải giáo dục cho các đương sự hiểu biết về pháp luật, nâng cao ý thức pháp luật cho họ, đồng thời phải có các chế tài nghiêm khắc để buộc họ phải tự nguyện nghiêm chỉnh thực hiện các nghĩa vụ mà pháp luật quy định.

- Các yếu tố thuộc về phương diện hướng dẫn thi hành pháp luật


Để nâng cao hiệu quả công tác giải quyết các tranh chấp về quyền sử dụng đất, phải hết sức chú trọng khâu hướng dẫn thi hành pháp luật. Đây là một trong các khâu rất quan trọng. Kinh nghiệm từ thực tiễn xét xử của TAND đã chỉ rò tầm quan trọng của hoạt động này.

Việc hướng dẫn kịp thời những văn bản pháp luật mới ban hành, việc hướng dẫn giải quyết nhanh các vấn đề vướng mắc mà các TAND địa phương có yêu cầu TANDTC và các cơ quan có liên quan ở trung ương, việc tổng kết kịp thời công tác xét xử, việc uốn nắn kịp thời những sai lầm của các TAND các cấp trong công tác giải quyết các tranh chấp về quyền sử dụng đất... là những điều kiện rất quan trọng bảo đảm cho các TAND xét xử kịp thời, thống nhất và đúng pháp luật, đồng thời cũng là bảo đảm cho pháp luật đi vào cuộc sống.

Từ sự phân tích các yếu tố quyết định hiệu quả công tác giải quyết các tranh chấp về quyền sử dụng đất nói trên, chúng tôi nêu một số giải pháp sau đây, nhằm nâng cao hiệu quả của việc giải quyết các tranh chấp về quyền sử dụng đất tại TAND.

3.3.2.1. Về phương diện lập pháp


Chúng tôi cho rằng, đây là phương diện quan trọng nhất, bởi lẽ khi Nhà nước xây dựng được một hệ thống pháp luật cả về nội dung và hình thức đầy đủ, cụ thể và

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/07/2022